Giáo án lớp 5 - Môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 4

Giáo án lớp 5 - Môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 4

TẬP ĐỌC

NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài.

- Biết đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-sa-ki. Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn mạnh những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.

- Hiểu được các từ ngữ: bom nguyên tử,phóng xạ, truyền thuyết, sát hại .

II. Chuẩn bị:

- GV: 2 tranh minh họa, bản đồ thế giới - Bảng phụ hướng dẫn HS rèn đoạn văn. - HS : Mỗi nhóm vẽ tranh

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7 : TẬP ĐỌC 	
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài.
- Biết đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-sa-ki. Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn mạnh những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới. 
- Hiểu được các từ ngữ: bom nguyên tử,phóng xạ, truyền thuyết, sát hại ... 
II. Chuẩn bị:
- GV: 2 tranh minh họa, bản đồ thế giới - Bảng phụ hướng dẫn HS rèn đoạn văn. - HS : Mỗi nhóm vẽ tranh 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐTHS 
1. Khởi động: 
- Hát 
- Giáo viên kiểm tra nhóm 6 học sinh 
- Giáo viên hỏi về nội dung à ý nghĩa vở kịch
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm
- Lần lượt 6 học sinh đọc vở kịch (phân vai) phần 1 và 2.
- Học sinh trả lời
Chọn 1 n.v em thích để đọc cùng các bạn.
3. Giới thiệu bài mới: 
"Những con sếu bằng giấy" 
4. Phát triển các hoạt động: 
* HĐ1: HD hs đọc đúng văn bản. 
- Giáo viên gọi 1 hs khá đọc bài văn
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- HS lắng nghe.
- Học sinh chia đoạn (4 đoạn)
+ Đoạn 1:Từ đầu  xuống Nhật Bản
+ Đoạn 2: Tiếp phóng xạ ng tử 
+ Đoạn 3: Tiếp 644 con 
+ Đoạn 4: Còn lại 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- Rèn đọc những từ phiên âm, đọc đúng số liệu
- HS đọc nối tiếp từng đoạn(3lần)
- Học sinh lần lượt đọc từ phiên âm
Đọc đoạn 1 hoặc đọan2
- Giúp học sinh giải nghĩa các từ khó
- Học sinh đọc thầm phần chú giải 
* HĐ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, cá nhân
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn 
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn 
- Sau khi chế tạo được bom nguyên tử Mĩ quyết định điều gì ? 
- Ý đoạn 1 nói gì ? 
HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH : 
+ Năm 1945, chính phủ Mĩ đã thực hiện quyết định gì? 
- Ghi bảng các từ khó
+ Nêu những hậu quả mà Mĩ đã ném 2 quả bom xuống các thành phố của Nhật Bản ? 
_ Ý đoạn 2 nói gì ? 
HS đọc đoạn 3 – Lớp đọc thầm 
-Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản .
Ý 1 : Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản .
- HS nêu 
Ý 2 : Hậu quả do 2 quả bom mà Mĩ gây ra .
- Giải nghĩa từ bom nguyên tử
Nhắc lại câu trả lời đúng của bạn
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
- Dự kiến: Lúc 2 tuổi, mười năm sau bệnh nặng 
+ Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
- Dự kiến: Tin vào truyền thuyết nếu gấp đủ 1.000 con sếu bằng giấy treo xung quanh phòng sẽ khỏi bệnh 
+ Biết chuyện trẻ em toàn nước Nhật làm gì? 
- Dự kiến: gửi tới tấp hàng nghìn con sếu giấy 
+ Xa-da-cô chết vào lúc nào?
- Ý đoạn 3 nói gì ? 
................ gấp đựơc 644 con
Ý 3 : Khát vọng sống của Xa-da-cô, Xa-da-ki
+ Xúc động trước cái chết của bạn T/P Hi-rô-si-ma đã làm gì?
- Dự kiến: xây dựng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh là hình một bé gái giơ cao 2 tay nâng 1 con sếu. Dưới dòng chữ "Tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình"
Nhắc lại câu trả lời đúng của bạn
Ÿ Giáo viên chốt
+ Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
- Ý đoạn 4 nói gì ?
=> Nêu đại ý của bài ? 
- HS tự nêu theo ý cá nhân.
Ý 4 : Ứơc vọng hòa bình của học sinh Thành phố Hi-rô-xi-ma.
+ Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân , nói lên khát vọng sống , khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới
* Hoạt động 3: Rèn luyện học sinh đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn 
- HS nêu cách ngắt, nhấn giọng. 
- Giáo viên đọc diễn cảm : 
Đoạn 3: giọng nhấn mạnh bày tỏ sự xúc động
HS lắng nghe.
HS luyện đọc theo nhóm.
Các nhóm thi đua đọc 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Giáo viên cho học sinh thi đua bàn, thi đọc diễn cảm bài văn
- Thi đua đọc diễn cảm
Ÿ Giáo viên nhận xét - Tuyên dương 
- Học sinh nhận xét
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị :"Bài ca về trái đất" 
- Nhận xét tiết học 
RKN :
..
Tiết 16 : TOÁN	 	 
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN 
I. Mục tiêu: 
- Qua bài toán cụ thể, làm quen một dạng toán quan hệ tIû lệ và biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó. 
- Biết nhận dạng toán, giải toán nhanh, chính xác. 
- Vận dụng kiến thức giải toán vào thực tế, từ đó giáo dục học sinh say mê học toán, thích tìm tòi học hỏi. 
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HSKK
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Ôn tập giải toán 
- Kiểm tra lý thuyết cách giải 2 dạng toán điển hình tổng - tỉ và hiệu - tỉ. 
- 2 học sinh .
- Học sinh sửa bài 3/18 (SGK)
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, chúng ta tiếp tục thực hành giải các bài toán có lời văn (tt). 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu ví dụ 
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1: 
- Học sinh đọc đề 
- Hướng dẫn hs nhận xét chốt lại dạng toán. 
- Phân tích đề - Lập bảng (SGK) 
Ÿ Yêu cầu hs nêu nhận xét về mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường 
- Học sinh nêu nhận xét: - thời gian gấp bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần.
Lưu ý : Chỉ nêu nhận xét như trên, chưa đưa ra khái niệm , thuật ngữ “ tỉ lệ thuận”
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề 
- Học sinh đọc đề 
- Yêu cầu HS phân tích đề
Trong 1 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? Trong 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? 
- Phân tích và tóm tắt 
- Học sinh tìm dạng toán 
- Nêu dạng toán 
- Yêu cầu HS nêu phương pháp giải. 
- Nêu phương pháp giải: “Rút về 1 đơn vị”
Ÿ Giáo viên nhận xét
GV có thể gợi ý để dẫn ra cách 2 “tìm tỉ số”, theo các bước như SGK 
Lưu ý : HS chỉ giải 1 trong 2 cách 
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Ÿ Bài 2: VBT
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề. 
- Học sinh đọc đề 
- yêu cầu HS phân tích đề và tóm tắt. 
- Phân tích và tóm tắt 
- Nêu dạng toán 
- Nêu PP giải: “rút về đơn vị” 
- Học sinh tóm tắt: 
 25 hộp: 100 cái bánh 
 6 hộp : ...... cái bánh ?
Nhắc lại các bước giải của pp rút về đ.vị
Ÿ Giáo viên chốt lại 2 phương pháp 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Bài 3: SGK
- Cho học sinh tóm tắt bài toán 
- Học sinh dựa vào tóm tắt để tìm ra cách giải 
- Giáo viên nhận xét 
- 2 học sinh lên bảng giải 
- GV dựa vào kết quả ở phần a, và phần b để liên hệ giáo dục dân số. 
- Cả lớp giải vào vở 
- Học sinh nhận xét 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Nhắc lại kiến thức vừa ôn 
- Thi đua 2 dãy giải toán nhanh (bảng phụ) 
Ÿ Giáo viên nhận xét - tuyên dương 
- Học sinh nhận xét 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà làm bài 
- Ôn lại các kiến thức vừa học 
- Chuẩn bị: “Luyện tập” 
- Nhận xét tiết học 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
Tiết 17 : TOÁN	 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Học sinh củng cố, rèn kiõ năng giải bài toán liên quan đến tiû lệ 
- Biết xác định dạng toán nhanh, giải đúng, chính xác, khoa học.
- Vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HSKK
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra cách giải dạng toán tỷ lệ
- 2 học sinh
- Lần lượt hs nêu tóm tắt - Sửa bài 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
3. Giới thiệu bài mới: 
"Luyện tập". 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải các bài toán liên quan đến tiû lệ (dạng rút về đơn vị )
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1: VBT
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
Ÿ Giáo viên chốt lại
- HS đọc đề - Nêu tóm tắt và giải.
- HS sửa bài "Rút về đơn vị"
+ Giá tiền 1 quyển vở:
40.000 : 20 = 2.000 (đồng)
+ Số tiền mua 21 quyển vở:
2.000 X 21 = 42.000 (đồng)
Đáp số: 42.000 đồng.
Nhắc lại các bước giải của pp rút về đ.vị
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Hoạt động nhóm đôi 
Ÿ Bài 2: SGK
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Gợi mở để hs phân tích đề, tóm tắt đề, giải.
2 tá bút chì = 24 bút chì.
- Phân tích đề -Nêu tóm tắt
- Học sinh làm bài
- Học sinh sửa bài - Nêu phương pháp giải "Dùng tỉ số"
Nhắc lại các bước giải của pp tìm tỉ số.
Ÿ Giáo viên chốt lại
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề 
- Học sinh đọc đề, tóm tắt.
Giảm bài 3.
* Bài 4: VBT
- GV gợi ý HS cách đổi các đ.vị đo thời gian.
- HS giải bằng cách “ rút về đơn vị “
- Học sinh sửa bài 
- HS đọc đề - Nêu tóm tắt và giải
+1 phút = 60 giây; 1 giờ = 60 phút.
1 ngày = 24 giờ.
- Nêu cách giải:
+ Tìm số em bé ra đời trong 1 phút
+ Tìm số em bé ra đời trong 1 giờ (số em bé ra đời trong 1 phút X 60)
+ Tìm số em bé ra đời trong 1 ngày (số em bé ra đời trong 1 giờ x 24 )
- Học sinh sửa bài
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động cá nhân
- Học sinh nêu lại 2 dạng toán tiû lệ: Rút về đơn vị - Tiû số
- Thi đua giải bài tập nhanh
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Ôn tập và bổ sung về giải toán 
- Nhận xét tiết học 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
Tiết 7: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 	
TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa. 
- Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và tập đặt câu với cặp từ trái nghĩa. 
- Vận dụng cách sử du ...  nhóm đôi 
Ÿ Bài 3: VBT
- HS lần lượt đọc yêu cầu đề bài
- Gợi mở học sinh thảo luận nhóm các yêu cầu sau: Phân tích đề, nêu tóm tắt, cách giải
- Học sinh phân tích. Nêu tóm tắt
- Học sinh giải - 
Ÿ Nhận xét và liên hệ với giáo dục dân số 
- Học sinh sửa bài
Ÿ Giáo viên chốt lại
* Mức thu nhập của 1 người bị giảm 
Ÿ Bài 3: SGK
- Học sinh đọc đề
- Tiếp tục thảo luận nhóm đôi như bài tập số 2
- Học sinh tóm tắt
- Học sinh giải
Dự kiến
10 người : 35 m mương 
Thêm 10 + 20 người
 ? người : ? m mương 
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động cá nhân
Ÿ Bài 4:
- Đặt câu hỏi hs trả lời 
- Học sinh nêu tóm tắt
- Học sinh nêu cách giải
- Học sinh làm bài, sửa bài .
Ÿ Giáo viên chốt ý 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động cá nhân (thi đua ai nhanh hơn)
- Yêu cầu học sinh nhận dạng bài tập qua tóm tắt sau:
+ 4 ngày : 28 m mương
 30 ngày : ? m mương 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà
- Chuẩn bị: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
***
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 7 : TẬP LÀM VĂN 	 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, học sinh biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường. 
- Biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh .
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Giấy khổ to, bút dạ 	
- 	Trò: Những ghi chép của học sinh đã có khi quan sát trường học. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐTHS
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh
- 2 học sinh đọc lại kết quả quan sát tả cảnh trường học
Ÿ Giáo viên nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tự lập dàn ý của bài văn tả ngôi trường 
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh trình bày những điều em đã quan sát được 
- Học sinh tự lập dàn ý chi tiết
Nêu miệng từng ý, sau đó liên kết thành dàn ý
Ÿ Giáo viên nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh dàn ý của học sinh
- Học sinh trình bày trên bảng lớp 
- Học sinh cả lớp bổ sung 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết chuyển một phần của dàn ý chi tiết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
- Hoạt động nhóm đôi
Ÿ Bài 2:
- Nên chọn viết phần thân bài (thân bài có chia thành từng phần nhỏ)
- 2 học sinh đọc bài tham khảo 
- 1, 2 hs nêu phần mà em chọn ở thân bài để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh ( làm nháp )
- Lần lượt đọc lên đv đã hoàn chỉnh
- Gợi ý học sinh yếu có thể chọn :
- Cả lớp nhận xét
- Làm bài theo gợi ý của GV.
+ Viết văn tả cảnh sân trường với cột cờ, những sáng chào cờ, giờ ra chơi, tập thể dục giữa giờ.
+ Viết đoạn văn tả các tòa nhà và phòng học.
+ Viết đoạn văn tả vườn trường và sân chơi
- Chấm điểm, đánh giá 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
- Đánh giá 
- Bình chọn đoạn văn hay 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại các văn đã học 
- Chuẩn bị tiết kiểm tra viết 
- Nhận xét tiết học 
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 20 : TOÁN	 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được cách giải bài toán về “Tìm hai số biết tổng ( hiệu) và tiû số của hai số đó “ và bài toán liên quan đến quan hệ tiû lệ đã học . 
- Biết phân biệt dạng, xác định dạng toán liên quan đến tiû lệ và giải được các bài toán.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế. 
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HSKK
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập 
- Kiểm tra cách giải các dạng toán liên quan đến 
- 2 học sinh 
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hướng dẫn giải các bài toán liên quan đến tỷ số và liên quan đến tỷ lệ ® học sinh nắm được các bước giải của các dạng toán trên 
- Hoạt động nhóm đôi
Ÿ Bài 1:VBT
- 2 học sinh đọc đề
- Gợi ý để hs tìm hiểu các nội dung: 
- Phân tích đề và tóm tắt 
- Tóm tắt đề :
+ Tổng số nam và nữ là 36 HS
+ Tỉ số của số nam và số nữ là 1 / 3
- Phân tích đề
- Học sinh nhận dạng
- Học sinh giải, sửa bài
- HS nêu công thức dạng Tổng và Tỉ
Ÿ GV nhận xét chốt cách giải 
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 2 : VBT
-GV gợi mở để đưa về dạng “Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”
- HS phân tích và nêu cách tóm tắt 
- HS giải
Ÿ Giáo viên nhận xét - chốt lại 
- Lớp nhận xét
* Hoạt động 3:
Ÿ Bài 3 và 4 
- Học sinh đọc đề - Phân tích đề,ø tóm tắt và chọn cách giải
Giảm bài 4 VBT
- Học sinh giải 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại các bước giải của 2 bài 
- Lớp nhận xét
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động cá nhân (thi đua ai nhanh hơn)
- Học sinh nhắc lại cách giải dạng toán vừa học
- Học sinh còn lại giải ra nháp
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà + học bài 
- Chuẩn bị: Ôn bảng đơn vị đo độ dài 
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 8 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 	 
LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA 
I. Mục tiêu: 
- Củng cố những kiến thức đã học về từ trái nghĩa. 
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số từ trái nghĩa tìm được . 
- Vận dụng cách sử dụng từ trái nghĩa khi nói, viết để việc diễn đạt rõ sắc thái hơn. 
II. Chuẩn bị: 
- 	GV: Phiếu photo nội dung bài tập 4/48 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐTHS
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Từ trái nghĩa” 
- Giáo viên cho học sinh sửa bài tập. 
- Học sinh sửa bài 4. 
+ Thế nào là từ trái nghĩa? 
- Hỏi và trả lời 
+ Nêu tác dụng của từ trái nghĩa dùng trong câu? 
- Nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Tiết học hôm nay, các em sẽ vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa”
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm các cặp từ trái nghĩa trong ngữ cảnh. 
- Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh và lưu ý câu có 2 cặp từ trái nghĩa: dùng 1 gạch và 2 gạch. 
Ÿ Giáo viên chốt lại
- HS làm bài cá nhân, các em gạch dưới các từ trái nghĩa có trong bài. 
- Học sinh sửa bài
- Cả lớp nhận xét
Nghe các bạn làm miệng, sau đó mới làm vào VBT.
Ÿ Bài 2:
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài 
- Cả lớp đọc thầm 
- Học sinh làm bài cá nhân 
- Học sinh sửa bài:
a. nhỏ – lớn. b. trẻ – già.
c. dưới – trên. d. chết – sống.
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Cả lớp nhận xét 
Ÿ Bài 3: 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3 
- Giải nghĩa nhanh các thành ngữ, tục ngữ. 
- Cả lớp đọc thầm 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi 
- Học sinh sửa bài dạng tiếp sức 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Cả lớp nhận xét 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs biết tìm một số từ trái nghĩa theo yêu cầu và đặt câu với các từ vừa tìm được. 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Ÿ Bài 4: 
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài 4
- Cả lớp đọc thầm 
- Phát phiếu cho HS trao đổi nhóm. 
- Nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm tìm cặp từ trái nghĩa như SGK, rồi nộp lại cho thư kí tổng hợp
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại từng câu. 
- Cả lớp nhận xét (đúng, nhiều cặp từ) 
Ÿ Bài 5: 
- Lưu ý hình thức, nội dung của câu cần đặt. 
- 1, 2 học sinh đọc đề bài 5 
- Học sinh làm bài 
Giảm bài 5.
- Học sinh sửa bài lần lượt từng em đọc nối tiếp nhau từng câu vừa đặt. 
Ÿ Giáo viên chốt lại. 
- Cả lớp nhận xét 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Giáo viên phát phiếu gồm 20 từ. Yêu cầu xếp thành các nhóm từ trái nghĩa. 
- Thảo luận và xếp vào bảng từ 
- Trình bày, nhận xét 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Hoàn thành tiếp bài 5
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hòa bình” 
- Nhận xét tiết học 
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 8 : TẬP LÀM VĂN	 
KIỂM TRA VIẾT
I. Mục tiêu: 
- Biết dựa trên kết quả những tiết làm văn tả cảnh đã học, viết được bài văn hoàn chỉnh. 
- Rèn kĩ năng viết chân thực, tự nhiên, có sáng tạo. 
- Giáo dục hs lòng yêu quý cảnh vật, say mê sáng tạo. 
II. Chuẩn bị: 
- 	GV: Tranh phóng to minh họa cho các cảnh gợi lên nội dung kiểm tra. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HSKK
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
Nêu cấu tạo 1 bài văn tả cảnh. 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Kiểm tra viết” 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra. 
- Hoạt động lớp 
- Yêu cầu H quan sát tranh minh họa. 
- 1 học sinh đọc đề kiểm tra 
- Giáo viên giới thiệu 4 bức tranh. 
1. Tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong 1 vườn cây. 
2. Tả cảnh buổi sáng trong 1 công viên em biết. 
3. Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng quê hương em. 
4. Tả cảnh buổi sáng trên nương rẫy ở vùng quê em.
5. Tả cảnh buổi sáng trên đường phố em thường đi qua.
6. Tả 1 cơn mưa em từng gặp.
7. Tả ngôi trường của em. 
- Giải đáp những thắc mắc của HS nếu có. 
- HS chọn một trong những đề thể hiện qua tranh và chọn thời gian tả. 
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập báo cáo thống kê” 
- Nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc