Giáo án lớp 5 - Môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 7

Giáo án lớp 5 - Môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 7

TẬP ĐỌC

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.

- Hiểu nội dung câu chuyện. Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.

- Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

II. Chuẩn bị: Truyện, tranh ảnh về cá heo

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13 : TẬP ĐỌC 	
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT 
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện. 
- Hiểu nội dung câu chuyện. Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. 
- Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. 
II. Chuẩn bị: Truyện, tranh ảnh về cá heo
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít. – HS đọc bài 
- Giáo viên hỏi về nội dung 
- Học sinh trả lời câu hỏi 2,3/59
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Những người bạn tốt” 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Gọi 1 hs khá, giỏi đọc bài – GV chia đoạn
- 1 Học sinh đọc toàn bài 
* 4 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu... trở về đất liền 
Đoạn 2: Những tên cướp... giam ông lại.
Đoạn 3: Hai hôm sau... A-ri-ôn 
Đoạn 4: Còn lại 
- Rèn đọc những từ khó: A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu...
- Luyện đọc những từ phiên âm
- GV hd ngắt câu dài theo từng đoạn ( nếu cĩ)
- hs luyện đọc từng đoạn – lần 1
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn- lần 2.- hd giải nghĩa từ 
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp 
- Học sinh đọc thầm chú giải sau bài đọc.
- Học sinh tìm thêm từ ngữ, chi tiết chưa hiểu (nếu có).
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
- Học sinh nghe
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Học sinh đọc đoạn 1
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? 
- Vì bọn thủy thủ cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông. 
- Ý đoạn 1 nói gì ?
- A – ri – ôn gặp nguy hiểm .
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2
- Học sinh đọc đoạn 2
- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 
- Đàn cá heo bơi đến vây quanh, say sưa thưởng thức tiếng hát ® cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển, đưa ông trở về đất liền. 
- Ý đoạn 2 nói gì ?
- A – ri – ôn được cá heo cứu .
- Gọi hs đọc đoạn 3
- 1 hs đọc thành tiếng 
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? 
- Biết thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ. 
- Biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. 
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? 
- Đám thủy thủ, tham lam, độc ác, không có tính người. 
- Cá heo: thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. 
và 
- Ý đoạn 3 nói gì ?
- Bọn cướp bị trừng phạt
- hs đọc đoạn 4- TLCH: 
- 1 hs đọc 
- Ở thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng cĩ ý nghĩa gì?
- GDTT cho hs .
- Để ghi lại tình cảm yêu quý con người của lồi cá thơng minh.
- Ý đoạn 3 nói gì ?
Tình cảm gắn bó của con người với loài cá voi .
- Nêu nội dung chính của câu chuyện? 
- Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. 
* Hoạt động 3: L. đọc lại và đọc diễn cảm 
- Hoạt động cá nhân, lớp
GV nêu giọng đọc- Gọi hs đọc lại bài và TLCH – ghi điểm .
- hs nối tiếp đọc 
- HD đọc diễn cảm đoạn đoạn 2 - Nêu giọng đọc? 
- GV đọc mẫu – hs đọc lại
- Nhấn giọng từ: đã nhầm,đàn cá heo, say sưa thưởng thức,nhanh hơn, không tin.
- hs đọc theo đơi bạn – gv theo dõi 
- hs luyện đọc 
 - Đọc kiểm tra trước lớp 
- 3 hs đọc 
*Củng cố
- Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. 
- Học sinh đọc diễn cảm (mỗi dãy cử 1 bạn). 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Rèn đọc diễn cảm bài văn 
-Cbị:“Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” - Nhận xét tiết học
Tiết 31 : TOÁN	 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- HS nắm được quan hệ giữa 1 và 1/10 ; 1/10 và 1/100 ; 1/100 và 1/100
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số .
- Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng 
- Rèn kĩ năng làm đúng, chính xác. 
II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập chung 
- Nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số? VD? 
- Học sinh nêu 
- Học sinh nhận xét 
- Nêu cách so sánh 2 phân số cùng tử số? VD? 
 1 HS làm bài 4/32 SGK
- Muốn cộng hoặc trừ nhiều phân số khác mẫu ta làm sao? 
3. Giới thiệu bài mới: 
Để củng cố khắc sâu hơn các kiến thức tìm phần chưa biết, giải toán liên quan đến trung bình cộng, tỉ số, tỉ lệ. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết “Luyện tập chung”. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh mở SGK và đọc bài. 
- Học sinh đọc thầm bài 1 /32
=>trao đổi theo cặp
a/ 1 gấp bao nhiêu lần 1/10 ?
- Để làm được bài 1 ta cần nắm vững các kiến thức nào? 
 1 : 1 = 1 x 10 = 10 ( lần ) .
 10 1
=> Tương tự làm câu b,c
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Học sinh nhắc lại
Ÿ Bài 2: Tìm x
- Yêu cầu học sinh đọc bài 2
- Học sinh đọc đề - lớp đọc thầm 
GV lưu ý HS cách trình bày
- Học sinh làm bài
Ÿ Giáo viên nhận xét 
HS sửa bài
- Ở bài 2 ôn tập về nội dung gì? 
- Tìm thành phần chưa biết 
- Nêu cách tìm số hạng?
- Tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào ?
- Tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ .
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ?
- Tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia .
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào ?
- Tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia .
* Hoạt động 2: HDHS giải toán có lời văn
Ÿ Bài 3:
- 1 học sinh đọc đề - lớp đọc thầm 
- Bài tốn cho biết gì ? Yêu cầu tính gì ? 
Hs nêu 
-Để biết trung bình 1 giờ vòi chảy được bao nhiêu phần bể ta áp dụng dạng toán nào ?
- Dạng trung bình cộng 
- Gọi 1 hs lên bảng lớp làm bài – hs cả lớp làm bài vào vở .
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét- sửa bài 
- Lớp kiểm tra bài chéo nhau 
* Bài 4 
- Bài tốn cho biết gì ? Yêu cầu tính gì ?
- hs nêu cách làm bài 
- - Gọi 1 hs lên bảng lớp làm bài – hs cả lớp làm bài vào vở .
-Tìm số tiền mua 1 m vải trước đây
- Tìm số tiền mua 1 m vải khi đã giảm giá 2000 đồng một mét.
- Tìm số m vải mua được.
- hs làm bài 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài 1,5
- Chuẩn bị: Khái niệm số thập phân
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
***
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 32 : TOÁN	 
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản). 
- Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản. 
- Rèn học sinh nhận biết, đọc, viết số thập phân nhanh, chính xác. 
II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H S
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên chấm vở 
 1 HS làm bài 4/43-VBT
Ÿ Giáo viên nhận xét 
HS chấm bài
3. Giới thiệu bài mới: 
 Hôm nay, chúng ta tìm hiểu thêm 1 kiến thức mới qua bài “Khái niệm số thập phân”.
* Hoạt động 1: Giúp học sinh nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản)
- Hoạt động cá nhân 
a) Hướng dẫn học sinh tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần (a) để nhận ra:
1dm bằng phần mấy của mét?
 1 dm = 1/10 m
1dm hay m viết thành 0,1m
1dm = m (ghi bảng con)
- Giáo viên ghi bảng
1cm bằng phần mấy của mét?
- Học sinh nêu 0m0dm1cm là 1cm
1cm hay m viết thành 0,01m
1cm = m
- Giáo viên ghi bảng 
1dm bằng phần mấy của mét?
- Học sinh nêu 0m0dm0cm1mm là 1mm
1mm hay m viết thành 0,001m
1mm = m
- Các phân số thập phân , , được viết thành những số nào?
- Các phân số thập phân được viết thành 0,1; 0,01; 0,001
- Giáo viên giới thiệu cách đọc vừa viết, vừa nêu: 0,1 đọc là không phẩy một
- Lần lượt học sinh đọc
- Vậy 0,1 còn viết dưới dạng phân số thập phân nào? 
0,1 = 
- 0,01; 0,001 giới thiệu tương tự 
- Giáo viên chỉ vào 0,1 ; 0,01 ; 0,001 đọc lần lượt từng số. 
- Học sinh đọc 
- Giáo viên giới thiệu 0,1 ; 0,01 ; 0,001 gọi là số thập phân. 
- Học sinh nhắc lại 
- Giáo viên làm tương tự với bảng ở phần b. 
- Học sinh nhận ra được 0,5 ; 0,07 ; 0,007 là các số thập phân. 
* Hoạt động 2: Thực hành 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 1: Đọc các PSTP và các STP trên tia số
- Giáo viên gợi ý cho học sinh đđọc các bài tập a và b. 
- Học sinh làm bài miệng
- Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa miệng. 
- Mỗi học sinh đọc 1 bài
Ÿ Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS làm bài 
- Học sinh làm vở 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa . 
- Mỗi bạn đọc 1 bài
Ÿ Bài 3: Viết PSTP và số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- Giáo viên kẻ bảng này lên bảng của lớp để chữa bài. 
- Học sinh làm vào vở 
- Tổ chức sửa bài trò chơi bốc số 
- Học sinh làm trên bảng kẻ sẵn bảng phụ. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà : sô’2/35-SGK
- Chuẩn bị: Khái niệm số thập phân (t t )
- Nhận xét tiết học 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
Tiết 13 Luyện từ và câu
 TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa: nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa( Nội dung ghi nhớ).
- Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn cĩ dùng từ nhiều nghĩa 
- Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật. 
- Có ý thức tìm hiểu các nét nghĩa khác nhau của từ để sử dụng cho đúng. 
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bảng từ - Giấy - Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt 
III. Các hoạt động:
HOẠT ... 
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh 
- 2 hs trình bày lại dàn ý hoàn chỉnh của bài văn miêu tả cảnh sông nước 
Nghe ®Ĩ ®iỊu
 chØnh
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát cảnh sông nước và chọn lọc chi tiết tả cảnh sông nước 
- Hoạt động c¸ nh©n
Phương pháp: Đàm thoại
Ÿ Bài 1: §äc bµi VÞnh H¹ Long vµ tr¶ lêi c©u hái
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1
 1a: Xác định các phần MB, TB, KB cđa bµI VÞnh H¹ Long
Ÿ Mở bài: Câu Vịnh Hạ Long...... có một không hai
Ÿ Thân bài: 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm của mình 
Ÿ Kết bài: Núi non .....giữ gìn 
1 b/ PhÇn th©n bµi gåm mÊy ®o¹n? Mçi ®o¹n miªu t¶ nh÷ng g×?
- Dự kiến: Gồm 3 đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm. Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn 
+ Đoạn 1: Tả sự kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long - Với sự phân bố đặc biệt của hàng nghìn hòn đảo 
Nh¾c l¹i ý
 ®ĩng
+ Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của Vịnh Hạ Long, tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời
+ Đoạn 3: Những nét riêng biệt hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa 
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Học sinh nghe
 1c: Nh÷ng c©u v¨n in ®Ëm cã vai trß g× trong mçi ®o¹n v¨n vµ trong c¶ bµI ? 
- Dự kiến: ý chính của đoạn
- Câu mở đoạn: ý bao trùm cả đoạn 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập viết câu mở đoạn, hiểu quan hệ liên kết giữa các câu trong đoạn văn
- Hoạt động nhóm đôi
Ÿ Bài 2:D­íi ®©y lµ phÇn th©n bµI cđa mét bµI v¨n t¶ c¶nh T©y Nguyªn . Em h·y lùa chän c©u më ®o¹n thÝch hỵp nhÊt tõ nh÷ng c©u cho s½n d­íi mçi ®o¹n.
- Học sinh đọc yêu cÇuà đề bài
- Học sinh trả lời, có thể giải thích cách chọn của mình:
+ Đoạn 1: câu b
+ Đoạn 2: câu c
Ÿ Giáo viên chốt lại cách chọn:
+ Đoạn 1: Giới thiệu 2 đặc điểm của Tây Nguyên: núi cao, rừng dày
+ Đoạn 2: Vừa có quan hệ từ, vừa tiếp tục giới thiệu đặc điểm của Tây Nguyên - vùng đất của Thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc
Nh¾c l¹i
BµI 3: H·y viÕt c©u më ®o¹n cho mét trong hai ®o¹n v¨n ë bµI tËp 2 theo ý cđa riªng em.
- Học sinh tù viÕt vµo VBT råi nối tiếp nhau đọc các câu mở đoạn em võa viết 
GV giĩp ®ì
trùc tiÕp
- Lớp nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Thi đua
- Bình chọn đoạn văn hay
HS tù ®¸nh gi¸ lÉn nhau
Nghe ®Ĩ ®iỊu
 chØnh
Ÿ Giáo viên nhận xét - Chấm điểm
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà hoàn chỉnh bài tập 3
- ChuÈn bÞ bài: Luyện tập tả cảnh 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 35 : TOÁN 	 
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. 
- Thực hiện thành thạo chuyển đổi giữa PSTP và phân số, đổi số đo độ dài.
II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HS gặp khó
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
Nêu cách đọc và viết số thập phân.
Đọc số TP :
0,82; 36,504
- Học sinh làm bài 3/38- SGK
 1 HS làm bài
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
- Lớp sửa bài
3. Giới thiệu bài mới: 
- “Luyện tập”. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: HDHS biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. 
- Hoạt động cá nhân, cặp
Ÿ Bài 1: Chuyển các PSTP thành hỗn số rồi thành số thập phân
- Học sinh đọc yêu cầu đề và đọc lại bài mẫu.
_GV hướng dẫn HS làm theo 2 bước 
+ Lấy tử số chia cho mẫu số
+ Thương tìm được là phần nguyên (của hỗn số) ; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số giữ nguyên
- Học sinh thực hành chuyển các phân số thập phân trong bài 
- Những em
 học sinh yếu cho thực hành lại cách viết thành hỗn số từ phép chia.
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Học sinh trình bày bài làm ( có thể giải thích chuyển phân số thập phân ® hỗn số ® số thập phân) 
* Hoạt động 2: HDHS biết cách chuyển một phân số thập phân thành số thập phân rồi đọc số thập phân đó. 
Bài 2:Chuyển các PSTP sau thành số thập phân rồi đọc các số TP đó
Thực hiện bảng con và nêu miệng
Chỉ làm câu a
- Yêu cầu học sinh viết từ phân số thập phân thành số thập phân (bước hỗn số làm nháp). 
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài, nhận dạng từ số lớn hơn mẫu số. 
- Học sinh làm bài 
GV lưu ý HS phân số 
- Học sinh chú ý các phân số ở phần b có tử số < mẫu số: 
 = 0, 2020
- Yêu cầu học sinh nêu miệng
*Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cá nhân làm vởBT/47
( dạng bài: Đổi số đo độ dài từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ở số thập phân )
Giúp đỡ các em biết cách chuyển dời dấu phẩy
- Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
9/10=0,9; 90/100=0,90. Ta thấy:
0,9=0,90 vì-------------------------
- Tổ chức thi đua trao đổi cặp
Cùng tham gia
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà : sô 2/39
- Chuẩn bị: Số thập phân bằng nhau
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 14 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU 	 
LUYỆN TẬP TỪ NHIỀU NGHĨA 
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết nét khác biệt về nghĩa của từ nhiều nghĩa. Hiểu mqh giữa chúng. 
- Biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong câu văn có dùng từ nhiều nghĩa. Biết đặt câu phân biệt nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa là động từ. 
- Có ý thức dùng từ đúng nghĩa và hay. 
* HSKK : Nắm được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ.
II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐTHS 
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Từ nhiều nghĩa” 
- Thế nào là từ nhiều nghĩa? Nêu vd
- Học sinh sửa bài 2
Kiểm tra bài về nhà
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nhận biết nét khác biệt về nghĩa của từ nhiều nghĩa. Hiểu mối quan hệ giữa chúng. 
- Hoạt động nhóm 
Ÿ Bài 1: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỡi câu ở cột A
 Dự kiến:
A(1)=> B(4); A(2)=>B(3)
A(3)=> B(1); A(4)=> B(2)
GV chốt
- Cả lớp nghe
Ÿ Bài 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chungcủa từ chạy có tất cả các câu trên?
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Học sinh suy nghĩ trả lời 
- Các nghĩa của từ “chạy” có mối quan hệ thế nào với nhau? 
- Dự kiến: học sinh chọn dòng b giải thích: tất cả các hành động trên đều nêu lên sự vận động rất nhanh - học sinh chọn dòng a:di chuyển ® đi, dời có vẻ hành động không nhanh. 
- Lần lượt học sinh trả lời 
* Hoạt động 2: Phân biệt nghĩa gốc và chuyển trong câu văn có dùng từ nhiều nghĩa. 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Ÿ Bài 3:Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài 3 
- Học sinh làm bài Vào VBT
Ÿ Giáo viên chốt 
- Học sinh sửa bài - Nêu nghĩa của từ “ăn”
Nhắc lại nghĩa 
Của từng từ
Ÿ Bài 4:Chọn một trong hai từ đi , đứng dưới đây và đặt câu để phân biệtcác nghĩa của từ ấy
HS làm VBT/46
- Giáo viên yêu cầu học sinh khá làm mẫu: từ “đi” hoặc “ đứng”
 + Em đứng lại nghe mẹ nói. 
 +Trời hôm nay đứng gió	 
Nghe để học hỏi
GV chốt
- Cả lớp sửa bài
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động nhóm 
Phương pháp: Trò chơi : Nhóm nào giỏi thế ?
- Thi tìm từ nhiều nghĩa và nêu nghĩa của từ đó
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Hoàn thành tiếp bài 4
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” 
- Nhận xét tiết học 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 14 : TẬP LÀM VĂN	 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
- Dựa trên kết quả quan sát tả cảnh sông nước và dàn ý đã lập
 => Học sinh biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn tả cảnh sông nước.
. HSKK: Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu ( hoặc đặt 10 câu ) nói về cảnh sông nước
II. Chuẩn bị: 
- GV: Đoạn - câu - bài văn tả cảnh sông nước 
- Trò: Dàn ý tả cảnh sông nước 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐTHS 
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra bài học sinh 
- HS đọc lại câu mở đoạn tả cảnh Tây Nguyên
Nghe và chép lại câu hay
GV chốt
 HS điều chỉnh
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: HDHS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn 
- Hoạt động nhóm đôi 
Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cành sông nước 
Ÿ Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 
- Cả lớp đọc thầm 
* Bước 2: Hướng dẫn gợi ý
- 1 học sinh đọc mục gợi ý ( 5 mục ) 
- Cả lớp đọc thầm 
Đọc lại gợi ý
Yêu cầu HS chọn phầncần tả
- Học sinh nêu nội dung cần tả của mình
- Chọn một phần trong dàn ý viết đoạn văn
Ÿ Giáo viên nhắc HS chú ý: Phần thân bài gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc tả một bộ phận của cảnh. Trong mỗi đoạn gồm có một câu nêu ý bao trùm của cả đoạn - Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc của người viết.
Cả lớp lắng nghe
Giúp HS làm bài
Cả lớp làm VBT/47
-HS tiếp nối đọc đoạn văn
Chỉ viết khoảng 5 câu
(hoặc đặt câu)
 _GV nhận xét, chấm điểm
 _ Cả lớp bình chọn đoạn văn hay 
Bình chọn câu 
văn hay
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Thi đua
- Nêu những hình ảnh em đã từng quan sát về một cảnh sông nước ở địa phương em. 
Nêu cảnh đẹp sông nước em biết
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà viết lại đoạn văn hoàn chỉnh
- Chuẩn bị : Quan sát cảnh đẹp ở địa phương em.
- Nhận xét tiết học 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc