Giáo án lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 28

Giáo án lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 28

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 -5 bài thơ (đoạn thơ) đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo để điền đúng bảng tổng kết (BT2)

II. đồ dùng dạy học

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.

- Phiếu kẻ sẵn bảng bài 2, trang 100 SGK

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 43 trang Người đăng huong21 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28: Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013
Tiết 1: Chào cờ
-----------------------------------
Tiết 2: Tiếng Việt
Ôn tập (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu: 	
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 -5 bài thơ (đoạn thơ) đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo để điền đúng bảng tổng kết (BT2)
II. đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.
- Phiếu kẻ sẵn bảng bài 2, trang 100 SGK
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích tiết học và cách gắp thăm bài đọc.
2. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Kết hợp củng cố các kiểu cấu tạo câu.
 - Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt theo thứ tự.
+ Câu đơn
+ Câu ghép không dùng từ nối
+ Câu ghép dùng quan hệ từ
+ Câu ghép dùng cặp từ hô ứng.
4. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu những HS đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Dặn HS về nhà ôn lại nội dung chính của từng bài tập đọc
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Bài tập yêu cầu tìm ví dụ minh họa cho từng kiểu câu cụ thể.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
+ Câu đơn: Tôi rất thích những bức tranh làng Hồ.
+ Câu ghép không dùng từ nối:
 Lòng sông rộng, nước trong xanh.
+ Câu ghép dùng quan hệ từ:
 Vì trời nắng nên cây héo rũ.
+ Câu ghép dùng cặp từ hô ứng:
 Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
- Chuẩn bị bài sau.
----------------------------------
Tiết 3: Toán
Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian
II. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Củng cố kiến thức:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài( trực tiếp)
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: VBT - Tr 69
- GV mời 1 HS đọc đề toán trước lớp.
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài cho HS và ghi điểm.
Bài 2 VBT - Tr 69:
- GV mời HS đọc đề bài
 - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 VBT - Tr 69: HS K,G
- GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tương tự bài tập 2, cũng có thể cho HS tính vận tốc theo đơn vị km/giờ sau đó mới đổi về đơn vị m/phút.
Bài 4VBT - Tr 69:HS K,G
- GV gọi HS đọc đề toán.
 - GV yêu cầu HS làm bài.
GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Đổi 14,8 km= 14800m
3 giờ 20phút= 200 phút
Vận tốc của người đi bộ với đv m/p là:
14800 : 200 = 74(m/phút)
Đáp số:74 m/phút
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đề bài 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Đổi 2 giờ 15 phút= 2,25 giờ
Quảng đường của ô tô đã đi là:
2,25 x 54 = 121,5 (km)
Quãng đường của xe máy đã đi là:
2,25 x 38 = 85,5 (km)
Quãng đường đó dài là:
85,5 + 121,5 = 207 km
Đáp số : 207 km
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
 - HS làm được tương tự như sau: 
Bài giải
2giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Quãng đường AB dài là: 
4,2 x 2,5 = 10,5(km)
 Vận tốc của xe đạp là:
 4,2 x 5 = 10,5(km/giờ)
 2
Thời gian đi hết quãng đường đó bằng xe đạp là:
 10,5 : 10,5 = 1 (giờ)
 Đáp số : 1 giờ
- 1 HS đọc đề bài 
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
 Thời gian ô tô đi và nghỉ từ A đến B là:
15giờ57phút – 10giờ35phút=5giờ22phút 
Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
5 gi 22 phút – 1 giờ 22 phút = 4 giờ
Vận tốc ô tô là:
 180 : 4 = 45(km/giờ)
 Đáp số : 45 km/giờ
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
 - HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
---------------------------------
Tiết 4: Đạo đức
Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt : 
- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta
II. Đồ dùng dạy học: 
	 Phiếu thảo luận nhóm.
	III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 
 -Nêu những việc làm thể hiện lòng yêu chuộng hoà bình chống chiến tranh?
 - GV đánh giá, nhận xét .
B.Bài mới *Giới thiệu bài 
 HĐ1: Tìm hiểu thông tin về LHQ và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận nhóm .
- Yêu cầu 1 nhóm làm vào bảng phụ trình bày kết quả.
+ Các hoạt động của Liên Hợp Quốc có ý nghĩa gì ?
+ Việt Nam có liên quan gì với tổ chức Liên Hợp Quốc ?
+ Là thành viên của Liên Hợp Quốc chúng ta phải có tháI độ như thế nào với các cơ quan và hoạt động của Liên Hợp Quốc tạiViệt Nam ?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ2: Bày tỏ thái độ:
- GV tổ chức cho HS làm BT1(SGK)
 - GV đọc từng ý kiến trong BT 1 – Yêu cầu HS giơ thẻ bày tỏ thái độ.
+Các ý kiến (c),(d) là đúng
+các ý kiến (a), (b), đ) là sai
HĐ 3: Xử lí tình huống:
GV đưa ra 3 tình huống – Yêu cầu HS thảo luận theo bàn, tìm cách hợp lí để xử lý tình huống.
TH 1: Khi có người nước ngoài đại diện cho tổ chức Liên Hợp Quốc đến địa phương em làm việc, bạn An tỏ thái độ không vui và cho là: Người nước ngoài thì không nên làm việc của người Việt Nam. Nếu có mặt ở đó, em sẽ nói gì với bạn An ?
TH 2: Trong một buổi thảo luận về công ước quốc tế về quỳên trẻ em, bạn Hoa phát biểu: Đây là quy định của Liên Hợp Quốc đặt ra, nước ta không cần phảI thực hiện. Em có tán thành không ? Nếu không tán thành, em sẽ nói gì với bạn ?
TH3: Có một người nước ngoài là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc nhờ em đưa đến UBND xã, phường. Em sẽ làm gì ? 
Chúng ta phải có thái độ như thế nào với các hoạt động của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam ?
C .Củng cố dặn dò 
+ Qua bài học, em biết gì về Liên Hợp Quốc ? 
Em biết những tổ chức nào của Liên Hợp Quốc đang hoạt động ở Việt Nam ?
Dặn HS:
+ Tìm hiểu tên một vài cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
+ Sưu tầm tranh ảnh, báo về hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc .
 HS trả lời .
- HS nhận xét, bổ sung .
- HS mở SGK trang 40.
- 1 HS đọc thông tin trang 40-41 kết hợp với hiểu biết của mình, thảo luận theo nhóm 4, hoàn thành phiéu học tập. 
- 1 nhóm trình bày kết quả.
Các nhóm khác nhận xét – bổ sung.
+ Các hoạt động của Liên Hợp Quốc nhằm bảo vệ hoà bình công bằng và tiến bộ xã hội.
+ Việt Nam là 1 thành viên của Liên Hợp Quốc.
+ Chúng ta phải tôn trọng, hợp tác, giúp dỡ các co quan Liên Hợp Quốc thực hiện các hoạt động. 
+ 3 – 4 HS đọc.
- HS làm việc cá nhân.
+ Cả lớp lắng nghe và giơ thẻ.
- Tán thành : Thẻ đỏ.
- Không tán thành: Thẻ xanh
- Phân vân: Thẻ vàng.
HS thảo luận - đưa ra cách giải quyết hợp lý
+ Em sẽ giải thích cho An rằng: Những người nước ngoài đó đến với mong muốn sẽ gíp địa phương và đất nước ta những điều tốt đẹp. Họ sẽ chỉ giúp đỡ những gì chúng ta cần chứ không xâm phạm vào công việc riêng của người Việt Nam. 
+ Em không tán thành. Em sẽ nói với bạn rằng: Công ước là một quy định đem lại niềm vui, hhạnh phúc cho trẻ em hơn. Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc và đã ký thực hiện công ước nên cần thực hiện theo quy định chung này. Như thế mới tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc.
+ Em sẽ nhiệt tình giúp họ hoặc đi cùng tới nơi. Nừu không biết ngoại ngữ, em sẽ cố gắng tìm cách giao tiếp phù hợp để giúp được ho.
+ Phải tôn trọng, giúp đỡ họ đồng thời tuân theo những quy định chung cuỉa Liên Hợp Quốc.
+ Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế lớn hiện nay. Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ Việt Nam. 
+ Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, Tổ chức y tế thế giới, Quỹ tiền tệ, ......
------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập chung
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết cách giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn đề bài 1a.
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Củng cố kiến thức
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 4 của tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài( trực tiếp)
- 2.2. Hướng dẫn giải bài toán về hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian
- GV yêu cầu HS đọc bài 1a.
- GV vẽ sơ đồ như SGK và hướng dẫn HS phân tích bài toán:
+ Quãng đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét ?
+ Ô tô đi từ đâu đến đâu ?
+ Xe máy đi từ đâu đến đâu ?
+ Như vậy theo bài toán, trên cùng đoạn đường AB có mấy xe đang đi, theo chiều như thế nào ?
+ Em hãy nêu vận tốc của hai xe.
+ Khi nào thì ô tô và xe máy gặp nhau ?
+ Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được là quãng đường là bao nhiêu ki-lô-mét ?
+ Sau bao lâu thì ô tô và xe máy đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược nhau ?
- GV nêu: Thời gian để ô tô và xe máy đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược nhau chính là thời gian đi để ô tô gặp xe máy.
- GV: Em hãy nêu lại các bước tính thời gian để ô tô gặp xe máy.
+ Nêu ý nghĩa của 180km và 90km trong bài toán.
2.3. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: VBt - tr71
- GV mời HS đọc bài 
- GV hỏi: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu em tính gì ?
+ Làm thế nào để tính được quãng đường đi từ A đến B?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài cho HS và ghi điểm.
Bài 2: VBt - tr71
- GV mời HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: VBT - 71 KK HS K,G:
- GV mời HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em đổi đơn vị đo phù hợp.
- Gọi HS đọc bài trước lớp để chữa bài, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: VBT - 72 KK HS K,G:
- GV gọi HS đọc đề toán.
 - GV yêu cầu HS làm bài.
GV mời HS nhận xét ... niềm tự hào về đất nước tự do.
- Giáo dục học sinh tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.
- Học thuộc lòng 3 khổ thơ cuối. 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 94 SGK
- Bảng phụ ghi sẵn 3 khổ thơ cuối.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Y/c HS đọc một đoạn yêu thích nhất trong bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi:Em có nhận xét gì về cảnh vật và màu sắc trong tranh?
- Giới thiệu: Bức tranh gợi cho ta nghĩ đến cuộc sống vui vẻ, tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó cũng chính là niềm vui, cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Đình Thi khi đất nước toàn thắng. Trong giờ hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hơn về cảm xúc này của tác giả.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc xuất xứ bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc Chú giải để hiểu nghĩa một số từ mới.
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trong bài. ( lần 1).GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trong bài. ( lần 2).
- Chú ý cách ngắt nhịp các câu khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài.
* HDHS tìm hiểu hai khổ thơ đầu:
- Y/c HS đọc thầm hai khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi:
+ "Những ngày thu đã xa" được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó.
- Từ ngữ: xao xác ( cảnh phố xá hoang tàn, buồn tẻ)
- Y/c HS nêu ý 1.
- Giảng: Đây là những câu thơ viết về mùa Hà Nội năm 1946. Năm những người con của Thủ đô tạm biệt Hà Nội đi kháng chiến, để lại phố phường trong tay giặc, tâm trạng của họ rất lưu luyến, ngậm ngùi. Họ ra đi đầu không ngoảnh lại mà vẫn thấy thềm nắng sau lưng lá rơi đầy. Vì vậy cảnh đẹp nhưng đượm buồn.
* HDHS tìm hiểu hai khổ thơ thứ ba:
-Y/c HS đọc to khổ thơ thứ ba- TLCH:
+ Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả ở khổ thơ thứ ba như thế nào?
- Từ ngữ: thay áo mới
+ Em hãy nêu ý 2 của bài?
* Kháng chiến thắng lợi, cảnh đẹp , người vui, dâng trào lòng tự hào dân tộc.Điều đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này.
 + Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng tự hào về đất nước tự do.
+ Những từ ngữ, hình ảnh nào ở hai khổ thơ cuối thể hiện lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc ta?
- Từ ngữ: chưa bao giờ khuất
- Y/c HS nêu ý 3.
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3, 4, 5.
+ Treo bảng phụ có đoạn thơ.
+ Đọc mẫu và yêu cầu HS theo dõi để tìm cách đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng .
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.( dành cho HS khá, giỏi)
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố - Dặn dò
- Qua bài thơ giúp em cảm nhận được điều gì?
- Giáo dục học sinh tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ và luyện đọc các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.
1 HS đọc bài.
1 HS nêu nội dung bài.
- Quan sát, trả lời: Cảnh vật trong tranh rất sống động, vui tươi. Màu vàng, xanh của bức tranh tạo nên sự giàu có, ấm cúng.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc xuất xứ bài thơ.( chú giải sgk)
- 1HS đọc chú giải.( sgk)
- 5 HS đọc, mỗi em một khổ thơ.
- Luyện đọc từ dễ sai.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trong bài. ( lần 2).
- HS đọc thành tiếng các câu sau:
+ Sau lưng/ thềm nắng/ lá rơi đầy.
+ Trời xanh đây/ là của chúng ta
 Núi rừng đây/ là của chúng ta.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng khổ thơ.
- Đại diện 5 nhóm đọc thành tiếng từng khổ thơ trước lớp.
- Theo dõi.
- HS đọc thầm hai khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi:
+ Những ngày thu đã xa đẹp:sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới, sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại.
- Giải nghĩa từ: xao xác( HS đặt câu có từ “ xao xác”)
ý 1: Cảnh đất nước trong mùa thu xưa đẹp mà đượm buồn.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc to khổ thơ thứ ba- Lớp theo dõi đọc thầm - TLCH
+ Cảnh đất nước trong mùa thu mới rất đẹp: rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc. Cảnh đất nước trong mùa thu mới còn rất vui: rừng tre phấp phới, trời thu nói cười thiết tha.
G/N từ: “ thay áo mới” 
+Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá để thể hiện sự thay đổi cảnh sắc của mùa thu ,niềm vui phơi phới, rộn ràng của con người, thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến.
ý 2: Cảnh đất nước trong mùa thu mới đẹp và vui.
+ Lòng tự hào về đất nước tự do được thể hiện qua:
Các điệp từ, điệp ngữ: đây, những, của chúng ta.
- Hình ảnh: Trời xanh, núi rừng, cánh đồng thơm mát, ngả đường bát ngát, dòng sông đỏ nặng phù sa.
+ Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ: chưa bao giờ khuất, rì rầm trong tiếng đất, vọng nói về.
- 1 HS nêu chú giải.
ý 3: Lòng tự hào dân tộc.
Đại ý: Bài thơ thể hiện niềm vui và tự hào về đất nước tự do.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- 5 HS đọc bài, cả lớp thei dõi và tìm cách đọc.
5 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay:
+ Toàn bài đọc vụựi gioùng ca ngụùi , tửù haứo.
+ Khổ 1,2 : giọng tha thiết, bâng khuâng.
+ Khổ 3,4: giọng nhanh hơn, vui tự hào.
+ Khổ 5: Giọng chậm rãi, trầm lắng, thành kính.
+ Theo dõi và tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
- 2 đến 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Học thuộc 3 khổ thơ cuối.
- Mỗi HS đọc thuộc 1 khổ.
- 1 – 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- 2 HS nêu cảm nghĩ.
- Lắng nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
Kế hoạch bài học
thao giảng giáo viên giỏi tuyến trường
Giáo viên dạy: Hoàng Thị Diễn
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010
 Phân môn : Toán
Bài dạy: Luyện tập
 I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Luyện tập về tính quãng đường trong toán chuyển động đều.
- Bieỏt tớnh quaừng ủửụứng ủi ủửụùc cuỷa moọt chuyeồn ủoọng ủeàu.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học
GV: - Bảng phụ chép sẵn bài tập 1
 - Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn bài cũ.
- GV mời HS lên bảng làm các bài tập1 ( VBT – Trang 63) của tiết học trước.
- GV gọi HS đứng tại chỗ nêu quy tắc và công thức tính quãng đường.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Giới thiệu bài ( Trực tiếp)
 Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1( sgk – trang 144) hay PHT.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán và hỏi: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp đổi chéo vở tự kiểm tra bài, theo dõi nhận xét.
Bài giải
Quãng đường ô tô đó đã đi là:
46,5 x 3 = 139,5( km)
Đáp số : 139,5 km
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS bài tập yêu cầu chúng ta: Tính quãng đường với đơn vị là km rồi viết vào ô trống.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào phiếu học tập.
- HS nhận xét, giải thích cách làm (nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng).
v
32,5 km/giờ
 210m/phút
36km/giờ
t
 4 giờ
 7 phút
40 phút
s
130 km
1,47km
24km
GV nhận xét cho điểm HS.
GV lưu ý cho HS : Để tính quãng đường của một chuyển động ta lấy vận tốc nhân với thời gian đi.
Bài 2(sgk – trang 141) hay PHT.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- HDHS tìm hiểu đề.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3( sgk- trang 142) KKHS khá giỏi tự làm.
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4( sgk- trang 142) KKHS khá giỏi tự làm.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, làm bài
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại và làm các bài tập trong SGK.
.
- 1 HS đọc đề toán 
- Tìm hiểu đề.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào phiếu học tập.
- HS nhận xét, (nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng).
Bài giải
Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
12giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút( hay 4,75 giờ)
Độ dài quãng đường AB là: 
46 x 4,75 = 218,5( km)
 Đáp số : 218,5km.
HS khá giỏi tự làm bài vào vở. . 
 - 1 HS đọc đề toán trước lớp.
1 HS nêu miệng bài giải: 
Bài giải
Đổi 15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường ong mật bay được là:
 8 x 0,25 = 2 (km)
Đáp số : 2 km
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS đọc đề bài.
- HS khá, giỏi làm bài vào vở.
1 HS nêu miệng bài giải: 
Bài giải
Đổi 1 phút 15 giây = 75 giây
Quãng đường kăng – gu – ru di chuyển được là: 
14 x 75 = 1050(m)
 Đáp số : 1050 m
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Phiếu học tập
Họ và tên:..............................
Lớp: 5A
Môn : Toán
Bài : Luyện tập( tiết133)
Bài 1: Tính độ dài quãng đường với đơn vị là ki-lô-mét rồi viết vào ô trống:
v
32,5 km/giờ
 210m/phút
36km/giờ
t
 4 giờ
 7 phút
40 phút
s
Bài 2: Một ô tô đi từ A lúc 7 giờ 30 phút, đến B lúc 12 giờ 15 phút với vận tốc 46 km/ giờ. Tính độ dài quãng đường AB.
Bài giải
Kĩ thuật:
 Lắp Máy bay trực thăng ( Tiết 2)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng 
- Lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II. đồ dùng dạy học
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 3: Học sinh thực hành lắp máy bay trực thăng:
a, Chọn chi tiết:
- Gọi học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết trong bản và xếp từng loại và nắp hộp.
- Gv kiểm tra học sinh chọn chi tiết.
b, Lắp từng bộ phận.
- Gọi một học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk.
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ các hình trong sgk.
- GV theo dõi uốn nắn nếu học sinh lắp sai.
- 2 học sinh chọn chi tiết.
- Học sinh để các chi tiết lên bàn.
- 3 học sinh đọc ghi nhớ.
- Học sinh thực hành
IV Nhận xét - dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị của học sinh, tinh thần thái đọ học tập;
- GV nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để hoàn thành máy bay trực thăng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc