Giáo án lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 8

Giáo án lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 8

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,4)

II. Đồ dùng DH:

- Tranh minh hoạ (SGK)

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ
----------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
I. Mục đích yêu cầu:	 
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,4)
II. Đồ dùng DH: 	
- Tranh minh hoạ (SGK)
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ 
- Gọi HS đọc bài thuộc lòng bài thơ “ Tiếng đàn sông Đà” 
- Nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài
HĐ1: Luyện đọc 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt ) 
Khi HS đọc GV có thể kết hợp khen những hs đọc đúng và sửa lỗi phát âm sai.
- Gọi hs đọc phần chú giải 
- Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp 
- Gọi hs đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu, lưu ý hs cách đọc 
HĐ2: Tìm hiểu bài 
- Tổ chức cho hs đọc thầm, trao đổi trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (sgk) theo nhóm đôi 
- Tác gỉa đã miêu tả những sự vật nào của rừng ? 
-Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ? 
- Những liên tưởng về cây nấm của tác giả làm cho rừng đẹp lên như thế nào?
-Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào ? 
- Sự có mặt của các loài muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng ? 
- Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rượi" 
- Hãy nêu cảm nghĩ của em khi đọc bài văn này ? 
 * Nội dung của bài là gì ? 
HĐ3: Luyện đọc 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn 
- Thầy đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng.
- Nhận xét cho điểm 
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- dặn dò hs
- 3hs đọc bài và nêu nội dung của bài 
- HS nhận xét bạn đọc 
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc bài theo thứ tự :
+ Loanh quanh .lúp xúp dưới chân
+ Nắng trưa.nhìn theo
+ Sau một hồi..thế giới thần bí 
- 1 HS đọc chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 1 em đọc lại toàn bài
- HS theo dõi 
- HS cùng đọc thầm, trao đổi trả lời câu hỏi tìm hiểu bài 
- nấm rừng, cây rừng, nắngcác con thú, màu sắc, âm thanh của rừng 
- Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm ; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.
-cảnh rừng thêm đẹp, sinh động, lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích 
- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo...
- làm cho cánh rừng trở nên sinh động, đầy những điều bất ngờ 
- Vì có sự phối hợp của rất nhiều màu vàng trong một không gian rộng lớn.: lá vàng, con mang vàng, nắng vàng, ... 
- HS trả lời. VD:
+ Cảnh rừng rất đẹp và muốn đi tham quan rừng.
+ Tác giả thật khéo léo khi miêu tả vẻ đẹp của rừng.
+ Tác giả là người yêu rừng đến kì lạ thì mới có thể quan sát và miêu tả như vậy. 
* Vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. 
- 3 em đọc 3 đoạn (đọc 2 lần)
- HS luyện đọc diễn cảm 
- HS thi đọc diễn cảm.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay
- 1 hs đọc toàn bài 
- Về nhà đọc diễn cảm lại cả bài văn, chuẩn bị bài sau 
...................................... * * * ......................................
Tiết 3: Toán
Số thập phân bằng nhau
I. Mục tiêu:	 Biết:
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi 
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ 
 Gọi 2 hs làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm của tiết trước 
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:* Giới thiệu và ghi đầu bài 
HĐ1:Đặc điểm của số TP khi viết thêm (hay xoá bớt) chữ số 0 ở bên phải phần TP 
Hướng dẫn hs làm ví dụ:
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm 
9 dm = . cm
 - Yêu cầu HS đổi 9 dm và 90 cm thành số thập phân có đơn vị là m
- Yêu cầu hs so sánh 0,9m và 0,90m
Ghi bảng: 0,9 = 0,90 (1)
Vậy 0,90 có bằng 0,900 không ? Vì sao ?
Ghi bảng: 0,900 = 0,9 (2)
+ Từ (1) và (2) em có nhận xét gì về việc thêm (hoặc bớt) các chữ số không ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân đã cho ?
- HD hs dựa vào kết luận tìm các số TP bằng với : 8,75; 12 
HĐ2:Luyện tập 
- Giao BT:1, 2 trang 48 - VBT.
Bài 1 : HS yếu làm câu a
Yêu cầu bài toán?
Lưu ý HS chỉ bỏ các chữ số 0 ở bên phải phần thập phân.
Gọi 3 HS lên bảng làm.
Bài 2: : HS làm 
Yêu cầu bài toán ?
Yêu cầu HS làm bài 
Gọi 2 HS lên bảng
Baì 3 : HSK
GV nêu yêu cầu bài toán rồi gọi HS trả lời và giải thích..
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- 2HS chữa bài
- Lớp nhận xét .
Theo dõi, mở SGK
- HS đọc ví dụ 
- HS điền và nêu kết quả
 9dm = 90cm
+ 9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m
+ 0,9 m = 0,90 m hay 0,9 = 0,90
+ 0,90 = 0,900 Vì nếu xoá chữ số 0 ở bên phải phần Tp của số 0,900 thì được số 0,90 
+ Nếu viết thêm (hoặc bớt) các chữ số 0..thì ta được một số TP bằng nó 
+ 8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
 12 = 12,0 = 12,00 = 12,000
- Làm BT vào vở:
+ Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn.
- 2 em lên chữa bài:
a)19,100=19,1; 5,200=5,2
b) 17,0300=17,03; 800,400=800,4
 0,010=0,01
c) 20,0600=20,06; 203,7000=203,7
 100,100=100,1
+ Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân sau đây để các phần thập phân của chúng có số chữ số bằng nhau.
- 3 em lên chữa bài :
a) 7,5 = 7,500 
 2,1 = 2,100 
 4,36 = 4,360
b) 60,3 = 60,300
 1,04 = 1,040
 72 = 72,000
- HS làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau
...........................................* * * .............................................
Tiết 4: Đạo đức
 Nhớ ơn tổ tiên (tiết 2 )
I. Mục tiêu:	
- Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. 
 - HS khá: Biết tự hào về truyền thống gia đình dòng họ.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ:
- Nêu những việc cần làm để nhớ ơn tổ tiên ?
-T. nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài
HĐ1:Tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 
- YC các nhóm lên giới thiệu tranh, ảnh, thông tin về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 
- Việc ND ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm thể hiện điều gì?
HĐ2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. (BT2- SGK).
-Gọi một số hs lên giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình .
+ Em có tự hào về truyền thống đó không ? 
+ Em cần làm gì để xứng đáng với.? 
- KL: Mỗi gia đình, dòng họ đều có .Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó .
 HĐ3: Củng cố bài học 
- Tổ chức cho hs đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề Biết ơn tổ tiên 
- Nhận xét tiết học – Dặn về nhà thực hành theo bài học và Cb bài sau.
- 2HS nêu và liên hệ thực tế bản thân
- Lớp theo dõi và nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện các nhóm lên giới thiệu tranh, ảnh, thông tin về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 
- Nhớ ơn tổ tiên, biết ơn các vua Hùng đã có công dựng nước.
- HS làm vệc cá nhân 
- HS tự giới thiệu 
- HS trả lời 
- HS nhắc lại 
- Một số hs đại diện trình bày 
- Cả lớp trao đổi nhận xét 
- 1 hs đọc phần ghi nhớ sgk
- HS chuẩn bị bài sau 
...................................... * * * ......................................
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán
So sánh hai số thập phân
I. Mục tiêu:	 Biết:
- So sánh 2 số thập phân.
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ:
 - Tìm 5 số TP bằng số TP 75,2
 - T. nhận xét cho điểm 
B. Bài mới 
HĐ1: So sánh 2 STP có phần nguyên khác nhau 
- Nêu VD (SGK): 
- So sánh 8,1m và 7,9m
Để so sánh 2 STP này ta phải làm cách nào để đưa về việc so sánh 2 STN đã biết (hoặc phân số)
+ Em hãy nêu cách so sánh 2 phân số 8,1 và 7,9
+ Vậy muốn so sánh 2 STP có phần nguyên khác nhau ta làm thế nào ? 
- Yêu cầu HS lấy VD về so sánh STP có phần nguyên khác nhau. 
HĐ2: So sánh 2 S TP có phần nguyên bằng nhau 
- Nêu ví dụ 2: So sánh 35,7 và 35,698 
- Yêu cầu HS nhận xét phần nguyên? 
- So sánh phần TP ?
+ Phần TP của 35,7 là bao nhiêu ? 
+ Phần TP của 35,698 là bao nhiêu ? 
Hãy so sánh và 
Do đó: 35,7m > 35,698m
+ Vậy em có kết quả so sánh 2 STP như thế nào ?
- Em hãy rút ra cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau.
* Để so sánh 2 STP bất kì người ta thực hiện dựa vào quy tắc nào ? (Yêu cầu HS đọc quy tắc trang 42)
- GV nêu ví dụ:
+ So sánh 2001,2 và 1999,7
+ So sánh 78,469 và 78,5
+ So sánh 630,72 và 630,70
HĐ2: Luyện tập - thực hành 
Giao BT 1,2 trang 48 VBT
 Bài1 
- Gọi HS nêu yc bài tập .
- Yêu cầu hs tự làm bài 
* GV củng cố cách so sánh 2 số thập phân.
Bài 2.
- Gọi HS nêu yc bài tập
+ Muốn viết được các STP theo yêu cầu thì ta phải làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi 1 em lên bảng.
*GV củng cố cách so sánh các số thập phân.
Bài 3-4: HSK
- Gọi HS nêu yc bài tập
*GV củng cố cách so sánh các số thập phân
C . Củng cố- dặn dò 
Nhắc lạị cách so sánh hai số TP
Nhận xét tiết học – Dặn CB bài sau
- 2HS chữa bài tập 
- lớp nhận xét .
- Theo dõi SGK
- HS chuyển đổi số đo về đơn vị là dm và so sánh 2 STN.
8,1m = 81dm	 81dm >79dm
7,9m = 79dm
Tức là 8,1m >7,9m.
Vậy 8,1 >7,9
+ Hai STP 8,1 và 7m9 có phần nguyên khác nhau và 8>7 nên 8,1>7,9.
+ Ta so sánh phần nguyên của 2 STP. STP nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- HS lấy ví dụ và so sánh.
- Phần nguyên bằng nhau 
- Khác nhau
 HS thảo luận theo cặp và nêu:
 = > 
+ 35,7 > 35,698 ( ở hàng phần mười có 
7 >6)
- Khi so sánh 2 số TP có phần nguyên bằng nhau , STP nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
 - Một số HS đọc.
HS so sánh.
2001,2 > 1999,7 (Vì 2001 > 1999)
78,469 < 78,5 (Vì phần nguyên bằng nhau, ở hàng phần mười có 4 <5 )
630,72 > 630,70 (Vì phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười bằng nhau, ở hàng phần trăm có 2 > 0)
 + So sánh hai số thập phân.
HS làm bài - 2 em lên bảng
69,99 0,36
95,7 > 95,68; 81,01 = 81,010
- HS nêu cách so sánh 2 STP
+ Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Ta phải so sánh các số thập phân
- HS làm bài - 1 HS lên bảng làm
- Các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn là:
5,673; 5,736; 5,763; 6,01; 6,1
- HS nêu cách so sán ...  gì để có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm HIV/AIDS ?
GV nhận xét và KL: HIV là mộy loại vi rút gây suy giảm miễn dịch của cơ thể. Khi bị nhiễm HIV, lượng bach cầu trong máu bị tiêu diệt dần, làm cho sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu và dẫn đến tử vong.
Người bị nhiễm HIV trong (5 – 10 năm) đầu vẫn khoẻ mạnh bình thường, không có biểu hiện bệnh lí nào cả. Vì vậy khả năng truyền bệnh cho người khác là rất cao. HIV phá huỷ dần khả năng miễn dịch. Khi phát bệnh, người nhiễm HIV/AIDS không sống quá 2 năm. Người nhiễm HIV/AIDS thường chết vì những bệnh: Viêm phổi, ỉa chảy, lao, ung thư, .... HIV lây truyền qua đường tình dục, 
HĐ 3 : Cách phòng tránh HIV/AIDS 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 35 và đọc các thông tin.
+ Em biết những biện pháp nào để phòng tranh HIV/AIDS ?
- GV nhận xét, khen HS
* Để không bị nhiễm HIV/AIDS chúng ta phải tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh vì trên thực tế có nhiều trường hợp do sơ xuất đã nhiễm HIV/AIDS. Các em hãy xử lí thông tin, tranh ảnh mình sưu tầm được để tuyên truyền phòng tránh HIV/AIDS?
- GV tổ chức cho HS thi tuyên truyền
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại tác hại của bệnh HIV và cách phòng tránh.
- Nêu cách hiểu của mình.
+ 5 – 7 HS trình bày những điều mình biết, sưu tầm được về bệnh AIDS.
VD: - Bệnh AIDS là do 1 loại vi rút có tên là vi rút HIV gây nên. HIV xâm nhập vào cơ thể qua đường máu
- Người nhiễm HIV giai đoạn cuối bị lở loét, không có khả năng miễn dịch.
- Người nhiễm HIV chỉ có thể sống được từ 8 – 10 năm.
- Khi bị nhiễm HIV, lượng bạch cầu trong máu bị tiêu diệt dần, làm cho sức đề kháng của cơ thể đối với các bênh tật bị suy giảm.
- Người mắc bệnh AIDS thường mắc các bệnh khác như: viêm phổi, ỉa chảy, lao, ung thư, 
-Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ rồi chỉ đạo nhóm mình hoạt động.Các nhóm thảo luận, sắp xếp mỗi câu trả lời tương ứng với một câu hỏi và viết vào giấy khổ to.
- Nhóm nào làm xong thì dán sản phẩm của mình lên bảng. Mỗi nhóm cử một bạn vào BGK.
Các nhóm cử đại diện lên báo cáo:
 Kq đúng: 1 - c ; 2 - b ; 
 3 - d ; 4 - e ; 5 - a
+ HIV/AIDS la hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do vi rút HIV gây nên.
+ Vì nó rất nguy hiểm, khả năng lây lan nhanh. Hiện nay chuă có thuốc đặc trị. Nừu ở giai đoạn AIDS thì chỉ còn đợi chết.
+ Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV/AIDS .
+ HIV có thể lây truyền qua: đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con lúc mang thai, hoặc sinh con.
+Ví dụ: tiêm trích ma tuý, dùng chung bơm kim tiêm, dùng bơm kim tiêm chưa diệt trùng, truyền máu.
+ Để phát hiện ra người bị nhiễm HIV thì phải đưa người đó di xét nghiệm máu.
+ Muỗi đốt không lây nhiễm HIV.
+ Banh có thể học để bảo vệ mình để khỏi bị lây nhiễm HIV. Thực hiện tốt các quy định về truyền máu, sống lành mạnh,
+ Dùng chung bàn chải đánh răng rất có thể bị lây nhiễm HIV.
+ ở lứa tuổi chúng mình, cách bảo vệ tốt nhất là sống lành mạnh, không tham gia các tệ nạn xã hội nhưb ma tuý, khi bị ốm phải làm theo chỉ dẫn của người lớn.
- 4 Hs sinh nối tiếp nhau đọc thông tin
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp:
+ Thực hiện nếp sống lành mạnh chung thuỷ.
+ Không nhiện hút, tiêm chích ma tuý.
+ Dùng bơm kiêm tiêm tiệt trùng, dùng 1 lần rồi bỏ đi.
+ Khi truyền máu phải xét nghiệmu máu trước khi truyền.
+ Phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS không nên sinh con.
2 HS nhắc lại
VN ôn lại bài – CB bài sau
...................................... * * * ......................................
Tiết 4: Kĩ thuật
 Nấu cơm ( tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách nấu cơm. 
- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình. 
- Không yêu cầu học sinh thực hành nấu cơm ở lớp.
II. Đồ dùng: 
 Gạo tẻ, nồi cơm điện, dụng cụ đong gạo, rá chậu để vo gạo, thìa dùng để nấu cơm, xô chứa nước sạch
III. Các HĐ dạy học: 
HĐ của GV
HĐ của HS
1. KT bài cũ: 
2. Bài mới: 
HĐ 3: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu HS đọc nội dung SGK và quan sát H 1,2,3 thảo luận về cách nấu cơm.
GV nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun.
Gọi HS nhắc lại cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập
Yêu cầu HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun.
 - GV nhận xét và củng cố cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
Củng cố dặn dò	
Nhận xét tiết học
1 HS nêu cách nấu cơm bằng soong nồi trên bếp
HS đọc nội dung SGK và quan sát H 1,2,3 thảo luận về cách nấu cơm theo nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Vài HS nhắc lại cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
HS lần lượt nêu ý kiến cá nhân
HS nhắc lại cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
-----------------------------------------------
Lịch sử
Xô viết nghệ tĩnh
I. Mục tiêu:	 
- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An.
Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình.
Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ – Tĩnh.
- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:
+ Trong những năm 1930 – 1931, ở hiều vùng nông thôn Nghệ – Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
+ Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ.
+ Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ:
- Đảng cộng sản VN thành lập khi nào? Do ai lãnh đạo ? 
- GV nhận xét, ghi điểm
- HS thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
B. Bài mới:
HĐ1: Cuộc biểu tình ngày 12- 9- 1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân nghệ tĩnh trong những năm 1930 – 1931.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS tìm và chỉ vị trí hai tình Nghệ An, Hà Tĩnh.
- GT: Đây chính là nơi diễn ra đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1930 – 1931. Nghệ – Tĩnh là tên gọi tắt của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Tại đây, ngày 12 – 9 -1930 đã diễn ra cuộc biểu tình lớn, đi đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ và nội dung SGK, em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12- 9- 1930 ở Nghệ An
- 1 HS lên bảng chỉ vị trí của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe.
* Xô viết Ngệ tĩnh
Ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) với cờ đỏ, búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh. Đoàn người ngày càng đông thêm, vừa đi vừa hô khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc !”; Đả đảo Nam triều !”; “Nhà máy về tay thợ thuyền !”; “Ruộng đất về tay dân cày!” TDP cho binh lính đến đàn áp nhưng không ngăn chặn được bước tiến của đoàn biểu tình. Chúng cho máy bay ném bom vào đoàn người, làm hơn 200 người chết, hàng trăm người bị thương.
 Tức nước vỡ bờ, làn sóng đấu tranh càng lên mạnh. Suốt tháng 9 và tháng 10/1930, nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nhà ga, công sở, Những kẻ đứng đầu chíh quyền thôn xã sợ hải bỏ trốn, hoặc đầu hàng.
+Cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 đã thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An – Hà Tĩnh như thế nào?
KL: Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở một số địa phương. Trong đó, phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao. Phong trào này làm nên những đổi mới ở làng quê Nghệ – Tĩnh những năm 1930- 1931, hãy cùng tìm hiểu điều này.
HĐ2: Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ – Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
- Gv yêu cầu hs quan sát hình minh hoạ 2, trang 18, SGK và hỏi: Hãy nêu nội dung của hình minh hoạ 2.
+ Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng đất không? Họ phải cày ruộng cho ai?
GV nêu: Thế nhưng vào những năm 1930- 1931, ở những nơi nhân dân giành được chính quyền cách mạng, ruộng đất của địa chủ bị tịch thu chia cho nông dân. Ngoài điểm mới này, chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh còn tạo cho làng quê một số nơi ở Nghệ – Tĩnh những điểm mới gì? Em hãy đọc SGK và ghi lại những điểm ở những nơi nhân dân Nghệ – Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930 – 1931.
+ Khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì?
GV: Trước thành công của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, bọn đế quốc, phong kiến vô cùng hoảng sợ, đàn áp phong trào hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống. Mặc dù vậy, phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh đã tạo một dấu ấn to lớn trog lịch sử cách mạng Việt Nam và có ý nghĩa hết sức to lớn. Chúng ta cũng tìm hiểu về ý nghĩa của phong trào này.
HĐ3: ý nghĩa của phong trào 
Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta ? Phong trào có tác động gì đối với phong trào của cả nước ?
GV kết luận vè ý nghĩa của phong trào.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Giới thiệu: Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh là phong trào đấu tranh lớn nhất của nhân dân ta trong những năm 1930 – 1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cổng sản Đông Dương (từ tháng 10/1930, ĐCSVN đổi tên thành ĐCSĐD cho phù hợp với nhiệm vụ mà Quốc tế cộng sản giao cho). Đã có nhiều áng thơ, văn viết về phong trào này.
- Nhận xét đánh giá tiết học
+ Nhân dân có tinh thần đấu tranh cao, quyết tâm đánh đuổi TDP và bè lũ tay sai. Cho dù chúng đàn áp dã man, dùng máy bay ném bom, nhiều người chết, bị thương nhưng không thể làm lụng lạc ý chí chiến đấu của nhân dân.
+ Hình minh hoạ người nông dân Hà Tĩnh được cày trên thửa ruộng do chính quyền Xô viết chia trong những năm 1930 – 1931.
+ Sống dưới ách đô hộ của TDP, người nông dân không có ruộng, họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ, thực dân hay bỏ làng đi làm việc khác.
+ Những năm 1930- 1931, trong các thôn xã ở Nghệ – Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra rất nhiều điều mới như:
- Không hề xảy ra trộm cắp.
- Các thủ tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị bãi bỏ, tệ cờ bạc cũng đã phá.
- Các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ.
- Nhân dân được nghe giải thích chính sách và được bàn bạc công việc chung.
+ Người dân ai cũng cảm thấy phấn khởi, thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người chủ thôn xóm.
+ Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công.
+ Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh đã khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 lop 5b.doc