Giáo án lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 9

Giáo án lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 9

I. Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được câu hỏi 1,2,3)

II. Chuẩn bị đồ dùng:

- Tranh minh họa trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: chào cờ
--------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
Cái gì quý nhất?
I. Mục tiêu:	 
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được câu hỏi 1,2,3)
II. Chuẩn bị đồ dùng: 
- Tranh minh họa trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ 
- Gọi HS đọc bài “Trước cổng trời” và nêu nội dung bài .
- T. nhận xét cho điểm 
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài
 HĐ1: Hướng dẫn đọc: 
- Gọi HS đọc từng đoạn
Khi HS đọc GV có thể kết hợp khen những HS đọc đúng. GV sửa lỗi phát âm sai.
- Gọi hs đọc chú giải 
- T. y/c HS đọc theo cặp
- T. gọi 1 em đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm lại bài lưu ý cách đọc 
 HĐ2: Tìm hiểu bài: 
- Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý trên đời là gì?
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
- T. nhận xét, tiểu kết 
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
* Rút ra nội dung bài học 
HĐ3 Luyện đọc diễn cảm: 
- T. đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng.
- T. hướng dẫn về giọng đọc.
- T. tổ chức cho hs đọc diễn cảm 
C. Củng cố, dặn dò: 
- Em hãy đặt lại tên cho câu truyện.
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- 2HS đọc bài và nêu nội dung 
- Lớp theo dõi và nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn 
+ Đoạn 1: Một hômsống được không 
+ Đoạn 2: Tiếpphân giải 
+ Đoạn 3: Còn lại 
- 1hs đọc chú giải sgk
- HS đọc theo cặp (từng bàn)
- 1 em đọc lại bài
- HS theo dõi
- HS đọc thầm trao đổi, trả lời câu hỏi :
+ Hùng: lúa gạo; Quý là vàng; Nam là thì giờ
Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua...
Nam: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo 
Không có người lao động thì không có vàng bạc, lúa gạo,...
- Vì không có người lao động thì không có lúa gạo 
* Người lao động là đáng quý nhất 
- HS nêu giọng đọc toàn bài .
- 3 em đọc 3 phần (đọc 2 lần)
- HS luyện đọc phân vai 
- HS thi đọc diễn cảm.
- Vài HS nêu
- Về nhà đọc diễn cảm lại cả bài văn, chuẩn bị phần tiếp theo.
.. * * * .
Tiết 3: Toán
luyện tập
I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân 
- HSK làm thêm BT 4
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
Bài cũ 
Gọi hs chữa bài tập 2 sgk .
- T. củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng số TP
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới 
Giao BT 1,2,3,4 trang 51 – 52 VBT
Bài 1: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài – gọi 4 HS lên bảng
- GV gọi HS nhận xét 
* Củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng số TP
Bài 2 
+ Gọi HS đọc yêu cầu 
- GVnêu bài mẫu.
217cm =2,17m 
- Yêu cầu HS làm bài – gọi 3 HS lên bảng
Bài 3: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài – gọi HS lên bảng
* Củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng số TP
Bài 4: HSK
+ Gọi HS đọc yêu cầu
- GV gợi ý cách làm: 
C. Củng cố, dặn dò: 
- T. hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- 2HS chữa bài 
- Lớp nhận xét .
+ Viết STP thích hợp vào chỗ chấm 
- 4hs làm trên bảng hs dưới lớp làm vào vở bài tập.
a) 71m3cm = 71,03m
b) 24dm8cm = 24,8dm
c) 45m37mm = 45,037m
d) 7m5mm = 7,005m
- HS nhận xét bài làm của bạn 
- HS nêu cách làm
+ Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm 
( theo mẫu)
 HS quan sát và làm bài theo mẫu.
- hs làm trên bảng làm.
- Kq:a) 4,32 m ; b) 8,06 m ;
 c) 2,4 m; d) 7,5 dm
- HS nhận xét.
- HS nêu cách làm
- Viết các số đo dưới dạng số TP có đơn vị là km .
- HS tự làm bài 3 HS lên bảng 
Kq: 8,417 km; 4,028 km; 
 7,005 km; 0,216 km
 - HS khác nhận xét.
- HS nêu cách làm 
+Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- HS theo dõi.
- Hs làm trên bảng hs dưới lớp làm vào vở bài tập.
Kq: 21dm43cm; 8dm2cm; 7620m; 39500m.
-HS nhận xét .
- HS nêu cách làm 
- HS học bài và làm bài tập về nhà
- Chuẩn bị bài sau 
.. * * * .
Tiết 4: Đạo đức
Tình bạn
I. Mục tiêu:	 
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
HS khá: Biết được ý nghĩa của tình bạn
* GDKNS: KN tư duy phê phán; KN giao tiếp, ứng sử.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ:
Tại sao cần phải biết nhớ ơn tổ tiên ? Liên hệ bản thân .
- T. nhận xét cho điểm 
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài
 HĐ1: Thảo luận cả lớp 
- Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết
+ Bài hát nói lên điều gì? 
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không? 
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ? 
+Trẻ em có quyền tự do kết bạn không? 
- KL: Ai cũng cần có bạn bè.Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
HĐ2:Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn 
- Gọi 1 em đọc truyện một lần truyện Đôi bạn
- Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện ?
- Qua câu truyện trên, em có thể rút ra được điều gì về cách đối xử với bạn bè?
KL: Bạn bè cần phải yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau nhất là những khó khăn, hoạn nạn.
- GV mời một số HS lên đóng vai
HĐ3: Làm bài tập 2, SGK 
- GV mời một số hs trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống ,
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp :
* Củng cố- dặn dò 
- Nêu biểu hiện của tình bạn đẹp?
- Cần đối xử với bạn bè như thế nào ?
- Nhận xét tiết học 
- HS nêu và liên hệ thực tế bản thân - Lớp theo dõi và nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS thảo luận.theo câu hỏi gợi ý 
- HS thảo luận và cử đại diện trả lời 
- HS lắng nghe.
- 1 hs đọc lại câu truyện 1 lần 
- Làm như bạn là không tốt, vì bạn bè hoạn nạn phải có nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
- Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
- HS lên đóng vai theo nội dung truyện
- Cả lớp thảo luận theo câu hỏi SGK
- HS làm việc cá nhân 
a) Chúc mừng bạn 
b) An ủi động viên giúp đỡ bạn
c) Bênh vực bạn ..
d) Khuyên ngăn bạn.
Nhận khuyết điểm và sửa chữa 
e) Nhờ bạn bè, thầy cô khuyên ngăn 
- 2,3 hs trả lời: tôn trọng, chân thành, biết quan tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ.
- Đối xử tốt với bạn bè xung quanh 
- 1HS đọc Ghi nhớ trong SGK
- HS sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát. về chủ đề tình bạn	
.. * * * .
Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu:	 
- Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn, để trống một số ô bên trong.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ:
 Gọi hs chữa bài tập 3 sgk
T. nhận xét cho điểm 
B. Bài mới: 
HĐ1: Ôn tập về các đơn vị đo khối lượng 
- Kể tên các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ lớn đến bé?
- Gọi 1 hs lên bảng viết các đơn vị đo kl vào bảng các đơn vị đo đã kẽ sẳn 
- Yêu cầu hs nêu mqh giữa kg và hg, giữa kg và yến 
- Yêu cầu hs nêu mqh giữa 2 đơn vị đo khối lượng liền kề nhau 
HĐ2:HD hs viết các số đo khối lượng dưới dang STP 
+ GV nêu ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 5tấn 132kg =tấn.
HĐ 3: Luyện tập - thực hành 
Giao BT 1,2, 3 VBT trang 52 – 53 
Bài 1.
Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu hs tự làm bài 
* Củng cố cách viết số đo khối lượng dưới dạng STP 
Bài 2: HSK làm cả bài
Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- HD hs làm tương tự bài tập 1
* GV củng cố về cách viết số đo khối lượng dưới dạng STP 
Bài 3: 
- Yêu cầu hs làm bài
C. Củng cố, dặn dò: 
- T. hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học, giao bài tập về nhà .
HS chữa bài , lớp nhận xét .
Kết quả: a) 3,245km
 b) 5,034km 
- 1 hs kể trước lớp 
- Lớp theo dõi bổ sung 
- HS viết để hoàn thành vào bảng 
- HS nêu miệng và lấy ví dụ
- .gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền nó và bằng (0,1) đơn vị lớn hơn liền nó 
Ví dụ: 1 tấn = 10 tạ 
 1 tạ = tấn = 0,1 tấn 
- HS thảo luận tìm STP thích hợp điền vào chỗ chấm
- Lớp theo dõi nhận xét và thống nhất cách làm 
5tấn 132kg =5tấn = 5,132tấn.
Vậy: 5tấn 132kg = 5,132tấn.
+Viết số thập phân thích hợp vào chỗ 
HS tự làm bài - 4 em lên chữa bài: 
3 tấn 218 kg = 3,218 tấn;
4 tấn 6 kg = 4,006 tấn;
17 tấn 605 kg = 17,605 tấn;
10 tấn 15 kg = 10,015 tấn
- HS nêu cách làm.
+ 1 em nêu rõ yêu cầu BT.
- Một số HS lên chữa bài:
8 kg 532 g = 8,532 kg ; 
27 kg 59g = 27,059kg 
 20 kg 6 g= 20,006 kg; 
 372g = 0,372 kg
- HS trình bày cách làm.
+ HS đọc và nêu y/cầu bài tóan 
Khối lượng
Tên con vật
Đv đo
 là tấn
Đv đo 
là tạ
Đv đo 
là kg
Khủng long
60 tấn
600 tạ
60000 kg
Cá voi
150 tấn
1500 tạ
150000 kg
Voi
5,4 tấn
54 tạ
5400 kg
Hà mã
2,5 tấn
25 tạ
2500 kg
Gấu
0,8 tấn
8 tạ
800 kg
- Hs học bài và làm BT về nhà SGK
.. * * * .
Tiết 2: Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
I. Mục tiêu:	
- Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá trong mẩu chuyện "Bầu trời mùa thu" (BT1, BT2)
- Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
II.Các hoạt động dạy học
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ:
Kiểm tra bài tập 3a,3b.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
Giới thiệu và ghi đầu bài
HD HS làm BT
 Bài1: 
Gọi hs nêu y/c bài tập .
Bài 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và hoàn thành BT
+ Những từ ngữ thể hiện sự so sánh 
+ Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá 
+Những từ ngữ khác tả bầu trời:
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu hs tự làm bài 
- Gọi HS đứng tại ch đọc đoạn văn của mình.
GV cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học . 
- Dặn dò hs
Về học bài , chuẩn bị bài sau
- 2HS chữa bài 
 - Lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK.
 HS nêu.
2 em đọc mẩu chuyện “Bầu trời mùa thu”. Cả lớp đọc thầm theo bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS làm bài theo nhóm đôi 
- 1 nhóm ghi kết quả vào giấy khổ to, dán lên bảng lớp.
+ Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao 
+Mệt mỏi trong ao được rửa mặt sau cơn mưa/dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm/ ghé sát mặt đất/ cúi xuống lắng nghe
+ Rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/xanh biếc/ cao hơn 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
-Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp ở quê em
- 1-2 hs đọc bài làm của mình 
- Lớp theo dõi nhận xét .
- HS học bài và chuẩn bị bài sau
.. * * * .
Tiết 3: thể duc
.. * * * .
Tiết 4: Chính tả
Tuần 9
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chính tả (Tiếng đàn ba- lai- ca trên sông Đà), trìn ... i cao, các em trai có thể bị xâm hại về thể chất: bị đánh đập hoặc bị xâm hại về tinh thần doạ nạt. Đặc biệt các em gái có nguy cơ bị xâm hại tình dục: sự đụng chạm gây bối dói, khó chịu, thậm chí sợ hãi. 
- Vậy chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị xâm hại ?
KL: Để đảm bảo an toàn cá nhân, chúng ta cần đề cao cảnh giác để phòng tránh bị xâm hại.
 HĐ2: Đóng vai “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại"
- Chia nhóm – yêu cầu các nhóm đóng vai các tình huống sau:
+Phải làm gì khi có người lạ tặng quà mình?
+Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
+ Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây rối ..với mình ? 
KL: Trong trường hợp bị xâm hại, tùy trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn các cách ứng xử phù hợp .
HĐ 3 :Những việc cần làm khi bị xâm hại 
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại , chúng ta phải làm gì ?
KL: Trẻ em là đối tượng rất dễ bị xâm hại. Các em hãy biết cách để phòng tránh.
+ Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta sẽ phải làm gì ?
+ Theo em, chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ với ai khi bị xâm hại ?
KL: Xung quanh các em có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ các em trong lúc khó khăn. Các em có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chiu, 
C. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách phòng tránh bị xâm hại như thế nào ?
- Nhận xét, đánh giá giờ học 
HS nêu, 
Lớp theo dõi nhận xét.
HS đọc, quan sát tranh 
+ 3 HS nối tiếp nhau trả lời:
H1: Nếu đi đường vắng hai bạn có thể gặp kẻ xấu cướp đồ, dụ dô dùng các chất gây nghiện
H2: Đi một mình vào buổi tối đêm, đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, khi gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ
H3: Bạn gái có thể bị bắt cóc, bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ
+ HS nối tiếp nhau nêu:
- Đi một mình ở nơi vắng vẻ.
- Đi một mình vào ban đêm, khi đã quá muộn.
- ở trong phòng một mình với người lạ
- Đi nhờ xe người lạ
- Đi chơi xa cùng bạn mới quen
- Nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ của người lạ. .
- Để phòng tránh bị xâm hại cần:
+ Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
+ Không ra đường một mình khi đã muộn.
+ Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
+ Không đi nhờ xe người lạ.
+ Không nhận tiền, quà của người khác mà không rõ lí do. 
- HS đóng vai thảo luận nhóm ,
- Các nhóm trình bày từng tình huống 
- Nhóm khác nhận xét 
+ HS tiếp nối nhau trả lời:
- Đứng dậy đi ngay
- Lùi ra xa để người đo không chạm được vào người mình
- Hét to lên để được mọi người giúp đỡ.
+ Khi bị xâm hại, chúng ta phải nói ngay với người lớn để được chia sẻ và hướng dẫn cách giải quyết, ứng phó.
+ Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo, 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 4: Kĩ thuật
Luộc rau
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện công việc chuẩn bị và các bước luộc rau. 
- Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình. 
- Không yêu cầu học sinh thực hành luộc rau ở lớp.
II. Đồ dùng: 
 Rau muống, rau cải, đậu quả ... Nồi, soong cỡ vừa, đĩa. Bếp ga du lịch, 2 cái rổ, chậu, đũa nấu.
III. Các HĐ dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
1. KT bài cũ: 
2. Bài mới: 
HĐ 1: Các công việc chuẩn bị luộc rau 
GV y/c HS nêu những công việc chuẩn bị luộc rau
- Quan sát hình 1 SGK kể tên các nguyên liệu và dụng cụ chuẩn bị luộc rau.
- Quan sát hình 1 SGK nêu cách sơ chế rau trước khi luộc
- Gọi HS thực hiện các thao tác sơ chế rau
HĐ 2: Tìm hiểu cách luộc rau 
- Yêu cầu HS đọc ND SGK và quan sát hình 3 nêu cách luộc rau. Tổ chức thảo luận theo nhóm bàn.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS cách luộc rau: Lưu ý: Nên cho nhiều nước cho rau 
chín đều và xanh, đun to và đều lửa...
HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập 
- Nêu các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau
- GV nhận xét đánh giá kết quả tiết học.
Củng cố dặn dò: 
- Củng cố các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
 Nhận xét tiết học.
HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
- Lần lượt HS nêu những công việc chuẩn bị luộc rau.
- HS quan sát hình 1 SGK nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ chuẩn bị luộc rau.
- HS nêu cách sơ chế rau trước khi luộc: Ngắt bỏ đoạn già, nhạt lá sâu, .
- Vài HS thực hiện các thao tác sơ chế rau
- HS thảo luận theo nhóm bàn
- Đại diện nhóm nêu kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Lần lượt từng HS nêu các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau
- Các HS khác nghe và nhận xét
HS nêu các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
------------------------------------------------------------------------
 Lịch sử
CáCH MạNG MùA THU
I. Mục tiêu:	
 - Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19 – 8 – 1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng mà mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, Chiều ngày 19 – 8 – 1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- Biết cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:
+ Tháng 8 – 1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà nội, Huế, Sài Gòn.
+ Ngày 19- 8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.
HS khá, giỏi:
 + Biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội.
 + Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương.
- HSKT: Biết cách mạng tháng 8 diễn ra vào thời gian nào, kết quả của cách mạng tháng 8.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ:
Tình hình đất nước ta trước phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
* Giới thiệu và ghi đầu bài 
HĐ1: Thời cơ cách mạng: 
- GV yêu cầu hs đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu.
- Nêu: Tháng 3- 1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. Giữa tháng 8 – 1945, quân phiệt Nhật ở châu á đầu hàng quân Đồng minh. Đảng ta xác định đây chính là thời cơ để chúng ta tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. 
+ Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam?
HS trả lời.
Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc.
+ Đảng ta xác định đây là thời cơ cách mạng ngàn năm có một vì: Từ năm 1940, Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3- 1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta. Tháng 8 – 1945, quân Nhật ở châu á thua trận và đầu hàng quân Đồng minh, thế lực của chúng phải chớp thời cơ này làm cách mạng.
Chốt: Nhận thấy thời cơ đến, Đảng ta nhanh chóng phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Để động viên quyết tâm của toàn dân tộc, Bác Hồ đã nói “ Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng cương quyết giành cho được độc lập”. Hưởng ứng lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng, lời kêu gọi của Bác, nhân dân khắp nơi đã nổi dậy, trong đó tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Chúng ta cùng tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa này
HĐ2: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945 
- GV yêu cầu hs làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
- GV yêu cầu 1 hs trình bày trước lớp
+ HS thuật lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
- 2 HS trình bày trước lớp.
* Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945:
- Ngày 18-8-1945, cả Hà Nội xuất hiện cờ đỏ sao vàng, tràn ngập khí thế cách mạng.
 Sáng 19-9-1945, hàng chục vạn nhân dân nội thành, ngoại thành và các tỉnh lân cận khí thô sơ như giáo, mác, mã tấu,.. tiến về quảng tường Nhà hát lớn thành phố. Đến trưa, đại diện Uỷ ban khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa giành chính quyền. Ngay sau đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang cứop chính quyền. Quần chúng cách mạng có sự hô trợ của các đội tự vệ chiến đấu xông vào chiếm các cơ quan đầu nãocủa kẻ thừ như Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, Sở Cảnh sát, Trại Bảo an binh,
 Khi đoàn biểu tình kéo đến Phủ Khâm sai, lính bảo an ở đây được lệnh sẵn sàng nổ súng. Quần chúng nhất tề hô vang khẩu hiệu, đập cửa, đồng thời thuyết phục lính bảo an đừng bắn, nhiều người vượt hàng rào sắt nhảy vào Phủ.
Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng
HĐ3: Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với cuộc khởi nghiã giành chính quyền ở các địa phương. 
+ Nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
GV nêu: Nếu cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao?
- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước?
+ Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền?
* Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương ta năm 1945?
GV kể về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương năm 1945, dựa theo lịch sử địa phương.
HĐ4: Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng 8. 
+ Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng 8? 
( Gợi ý: Nhân dân ta có truyền thống gì? Ai là người lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thắng lợi)
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào?
KL: Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợị của Cách mạng tháng Tám.
C. Củng cố, dặn dò: 
+ Vì sao mùa thu năm 1945 được gọi là mùa thu cách mạng ?
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn dò hs 
+ Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
+ HS trao đổi: Hà Nội là nơi có cơ quan đầu não của giặc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quyền các địa phương khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
+ Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
+ Tiếp sau Hà Nội đến lượt Huế ( 23- 8) rồi Sài Gòn ( 25- 8) và đến 28-8-1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước.
- Một hs nêu trước lớp.
+ Nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám là vì nhân dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo, Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng và chớp được thời cơ ngàn năm có một.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta đã gìanh được độc lập dân tộc, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân, phong kiến.
+ Vì mùa thu này, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ nhân dân ta đã đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Từ mùa thu này, dân tộc ta từ một dân tộc bị nô lệ hơn 80 năm trở thành dân tộc độc lập tự do.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 lop5.doc