Giáo án lớp 5 năm 2012 - Trường Tiểu học An Tảo - Tuần 27

Giáo án lớp 5 năm 2012 - Trường Tiểu học An Tảo - Tuần 27

I. Mục tiêu

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài:

 - Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.

- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài văn thể hiện được giọng đọc vui, tự hào, trân trọng

II- Đồ dùng dạy học

- GV: - Tranh minh họa SGK; bảng phụ - HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 năm 2012 - Trường Tiểu học An Tảo - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
 Thứ hai, ngày 11 thỏng 3 năm 2013
CHÀO CỜ
Tuần 27
TẬP ĐỌC
Tranh làng Hồ
 (Nguyễn Tuân)
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào. 
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài:
 - Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. 
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài văn thể hiện được giọng đọc vui, tự hào, trân trọng 
II- Đồ dùng dạy học 
- GV : - Tranh minh họa SGK ; bảng phụ - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn 1 bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Cho mỗi tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam ?
+ Kĩ thuật tạo hình của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
+ Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ?
+ Bài văn muốn cho chúng ta biết điều gì ?
c. Đọc diễn cảm
- GV cho HS nêu giọng đọc toàn bài.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
C. Củng cố- dặn dò:
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
- Chuẩn bị bài Đất nước.
- HS đọc bài.
- HS khá, giỏi đọc bài.
- Luyện đọc từ, câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
+ Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
+ Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.
+ Vì những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
- 1-2 HS nêu nội dung bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
 TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS : - Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
BT4 dành cho HS khá, giỏi.
II- Đồ dùng dạy học 
- GV: Bảng phụ
- HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành
* Bài 1:
- GV gọi HS đọc đề toán
+ Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV treo bảng phụ.
- Cho HS lên bảng làm. 
- Cả lớp làm vở.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 3:
- GV cho HS đọc đề bài toán.
- GV dẫn dắt để HS tìm được cách giải.
- Cho HS lên bảng làm .
- Cả lớp làm vào vở, 2 HS đổi chéo vở để kiểm tra.
* Bài 4 ( Dành cho học sinh khá, giỏi)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
+ Để tính được vận tốc của ca nô chúng ta làm như thế nào?
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
C. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS trả lời.
- HS đọc to đề bài cho cả lớp cùng nghe.
+ Ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó.
Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
Đáp số: 1050 m/phút
+ Bài tập cho quãng đường và thời gian, yêu cầu chúng ta tìm vận tốc.
S
130km
147km
210m
1014m
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
13 phút
V
32,5km/giờ
49km/giờ
35m/giây
78m/phút
- HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc lại đề bài trong SGK . Bài giải
Quãng dường người đó đi bằng ô tô là:
25 – 5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Đáp số: 40km/giờ
- HS đọc bài.
+ Chúng ta cần: Tính thời gian ca nô đi, tính vận tốc của ca nô.
Bài giải
Thời gian đi của ca nô là:
7 giờ 45 phút- 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là:
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
Đáp số: 24 km/giờ
THỂ DỤC
( Đồng chớ Đức soạn và dạy)
CHIỀU
LUYỆN TOÁN
Luyện tập
I, Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố cách tính vận tốc của chuyển động đều.
II, Các hoạt động dạy- học:
1, Giới thiệu bài.
2, Hướng dẫn HS ôn tập và làm bài tập trong vở BT trắc nghiệm.
- Nêu cách tính vận tốc của chuyển động đều?
- Viết công thức tính vận tốc của chuyển động đều khi biết quãng đường đi và thời gian đi.
- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập.
- HS làm bài nhân.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- HS dưới lớp nhận xét .
3, Củng cố – dặn dò :
 GV nhận xét tiết học.
Bài 1. 
Bài giải
1 giờ 40 phút = 100 phút
25 km = 25000 m
 Vận tốc của người đi xe đạp đó là:
25000 : 100 = 250 ( m/ phút )
Đáp số : 250 m/ phút.
 Bài 2 .
Bài giải 
1,2 km = 1200m
Vận tốc của bạn Minh là:
1200 : 15 = 80 ( m/ phút )
Đáp số : 80m / phút.
Bài 3 . 
Đáp án đúng là C ( 52 km/ Giờ )
b. Đáp án đúng là B ( 720 km/ giờ )
MĨ THUẬT
( Đồng chớ Lõm soạn và dạy)
KĨ THUẬT
 Lắp máy bay trực thăng (Tiết 1)
I Mục tiêu: 
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
 - Biết cách lắp và lắp ráp máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
 - Đối với HS khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
II. Đồ dùng dạy - học
 - GV mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn . GV+ HS bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy - học.
A.KTBC:
-Nêu các bước lắp xe ben?
-KT sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Giảng bài :
 *HĐ:Quan sát , nhận xét mẫu: 
-?Để lắp được máy bay trực thăng theo em cần phải lắp mấy bộ phận.Hãy kể tên những bộ phận đó.
- H S q/s mẫu máy bay trực thăng .
 HĐ2Hng dẫn thao tác kĩ thuật: 
a.Hướng dẫn chọn các chi tiết:HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết xếp vào hộp
b.Lắp từng bộ phận:
*Lắp thân và đuôi máy bay trực thăng (H2-Sgk)
 - Để lắp được thân và đuôi máy bay , cần phải chọn những chi tiết nào , số lượng bao nhiêu .
-GV hướng dẫn lắp thân và đuôi máy bay trực thăng.
-GV thao tác chậm và cho HS phân biệt mặt phải , mặt trái của thân và đuôi máy bay .
- HS trả lời câu hỏi.
 *Lắp sàn ca bin và giá đỡ(H3-Sgk )
- Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ em cần chọn các chi tiết nào.
-GV lắp tấm chữ L vào đầu của 2 thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài .
- HS trả lời ,và thực hiện bước lắp ở hàng lỗ thứ 2 của tấm nhỏ.
*Lắp ca bin (H4-Sgk)
-Đây là nội dung đã được thực hành nhiều ,GV gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện.
-HS thực hiện , HS khác n/x .
*Lắp cánh quạt (H5-Sgk)
-Phải dùng mấy vòng hãm ở bộ phận này
-GV h/d lắp cánh quạt như Sgv-tr 90 .
-HS quan sát H5 và trả lời.
*Lắp càng máy bay
-GV h/d lắp 1 càng máy bay.Yêu cầu HS quan sát và TLCH trong Sgk.
c.Lắp ráp máy bay trực thăng
-GV h/d lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong Sgk, kiểm tra các mối ghép .
d.Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp :Như các tiết trước.
3.Củng cố--dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép một số bộ phận của máy bay trực thăng
- H/d HS tiết sau tiếp tục thực hành .
 Thứ ba, ngày 12 thỏng 3 năm 2013
SÁNG
KHOA HỌC
Cây con mọc lên từ hạt
I. mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Quan sát mô tả cấu tạo của hạt.
- Nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt.
- Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
II- Đồ dùng dạy học 
- GV: Hình trang 108, 109
- HS : SGK
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A.Kiểm tra bài cũ
- Cho HS nêu sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành quả và hạt.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- Phát cho mỗi nhóm 1 hạt lạc hoặc hạt đậu đã ngâm qua một đêm
- GV đi giúp đỡ từng nhóm
- Gọi HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy từng bộ phận của hạt
- Gọi HS phát biểu, HS khác bổ sung
* Hoạt động 2: Quá trình phát triển tành cây của hạt
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm
- GV đi giúp đỡ từng nhóm
- Gọi HS trình bày kết quả
- GV nhận xét khen ngợi các nhóm tích cực làm việc
* Hoạt động 3: Điều kiện nảy mầm của hạt
- GV yêu cầu HS giới thiệu về cách gieo hạt của mình
- Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt
- Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà
- GV tuyên dương nhóm có nhiều HS thành công
- GVKL: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp( không quá nóng, không quá lạnh)
C. Củng cố: 
- GV chốt lại bài
 D. Dặn dò: 
- HS chuẩn bị bài sau
- HS trả lời
- HS làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình cẩn thận tách hạt lạc( hoặc đậu xanh, đậu đen,) đã ươm làm đôi. Từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
- HS quan sát các hình 2,3,4,5,6 và đọc thông tin các khung chữ trang 108,109 SGK để làm bài tập
Đáp án: 2-b,3-a, 4-e, 5-c, 6-d
- HS quan sát hình minh họa 7, trang 109 SGK và nói về sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây, ra hoa, kết quả.
* Đáp án:
+ Hình a: Hạt múp khi bắt đầu gieo hạt
+ Hình b: Sau vài ngày, rễ mầm đã mọc nhiều, thân mầm chui lên khỏi mặt đất với 2 lá mầm.
+ Hình c: 2 lá mầm chưa rụng, cây đã bắt đầu đâm chồi, mọc thêm nhiều lá mới..
- Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình. Trao đổi kinh nghiệm với nhau
- Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp
CHÍNH TẢ
Cửa sông
I. Mục tiêu
1. Nhớ - viết đúng, trình bày đúng 4 khổ cuối bài thơ Cửa sông.
2. Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài BT2.
II- Đồ dùng dạy học 
a. GV:- ảnh minh hoạ trong SGK
 - Bút dạ + một số tờ giấy khổ to để HS các nhóm làm BT 3.
b. HS : - SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- GV nhắc HS chú ý cách viết các tên riêng.
- Hết thời gian quy định GV yêu cầu HS soát lại bài.
- GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể tự đối chiếu SGK để tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
- GV mời 3, 4 HS lên nêu tên riêng có trong bài và giải thích cách viết, viết đúng; sau đó nói lại quy tắc.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận người thắng cuộc.
* GV giải thích thêm: Trái Đất – tên hành tinh của chúng ta đang sống, không thuộc nhóm tên riêng nước ngoài.
C. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, biểu dương những HS học tốt trong tiết họ ... âu chuyện, HS trao đổi, thảo luận về ý nghĩa chuyện. Có thể nêu câu hỏi cho người kể.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua; bình chọn câu chuyện hay nhất trong tiết học.
TOÁN
 Luyện tập
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
- Biết tính thời gian của chuyển động đều.
- Biết mối quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.( BT4 dành cho HS khá, giỏi)
II. Đồ dùng dạy học:
phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS nhắc lại biểu thức tính thời gian của một chuyển động. Cho HS rút ra biểu thức tính vận tốc, quãng đường từ biểu thức tính thời gian.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành
* Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống :
- GV treo bảng phụ.
- HS lên bảng làm..
- Rèn kĩ năng tính thời gian.
- Y/C HS mỗi truờng hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường. 
 * Bài 2 :
- HS nêu Y/C tóm tắt và giải.
- HS làm bài vào vở .
-GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 
* Bài3 : 
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn về tính quãng đường
- 1 HS lên bảng làm bài, đổi vở rồi chữa bài.
- GV có thể giúp đỡ HS yếu kém trong quá trình giải bài toán này.
* Bài 4:( Dành cho học sinh khá, giỏi)
- HS tự tóm tắt và nêu cách làm.
- HS lên bảng làm .
- GV cùng cả lớp nhận xét.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nêu công thức tính s, v, t ?
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS trả lời
S (km)
261
165
165
96
V(km/giờ)
60
39
27,5
40
t (giờ)
4,35
2
6
2,4
Giải :
Đổi 1,08m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là :
108 : 12= 9 (giờ)
Đáp số : 9 giờ
Bài giải
Thời gian để con đại bàng bay hết quãng đường là :
72 : 96 = 3/4 (giờ)
3/4 giờ = 45 phút
Đáp số : 45 phút
Bài giải
420m/phút = 0,42km/phút
Thời gian để rái cá bơi hết quãng đường là :
10,5 : 0,42 = 25 (phút)
Đáp số : 25 phút
CHIỀU
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Tả cây cối ( Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
- Thực hành viết bài văn tả cây cối.
- HS viết được bài văn tả cây cối có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu đề bài , dùng từ , đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
II- Đồ dùng dạy học 
- Vở Luyện tiếng Việt.
- Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số cây cối.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- GV chấm vở của 2, 3 HS về nhà đã viết lại vào vở một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây ( lá, hoa, quả, rễ, thân).
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài .
- HS chọn một loài hoa hoặc một trái cây để tả.
GV nhận xét nhanh.
3. HS làm bài
- G quan sát uốn nắn tư thế ngồi của HS
C. Củng cố
- GV nhận xét tiết làm bài của HS.
D. Hướng dẫn học ở nhà
- Yêu cầu HS về nhà đọc truớc nội dung tiết 1 của tuần Ôn tập và kiểm tra Tuần 28.
*Kiểm tra ,đánh giá.
- GV kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
* Luyện tập ,thực hành
- 1 HS đọc đề bài trong vở luyện tiếng Việt. Cả lớp đọc thầm.
- Nhiều HS nói về đề văn em chọn.
- 1 HS khá, giỏi đọc dàn ý đã lập.
- HS làm bài dựa trên dàn ý đã lập.
- Cả lớp làm bài vào vở.
LUYỆN TOÁN
Ôn tập
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
- Củng cố cách tính thời gian của chuyển động đều.
- Biết mối quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS nhắc lại biểu thức tính thời gian của một chuyển động. Cho HS rút ra biểu thức tính vận tốc, quãng đường từ biểu thức tính thời gian.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành
* Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống :
- GV treo bảng phụ
- HS lên bảng làm
- Rèn kĩ năng tính thời gian
- Y/C HS mỗi truờng hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thờng 
 * Bài 2 :
- HS nêu Y/C tóm tắt và giải
- HS làm bài vào vở 
-GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 
* Bài3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- HS tự tóm tắt và nêu cách làm
- HS lên bảng làm 
- GV cùng cả lớp nhận xét
C. Củng cố – dặn dò:
- Nêu công thức tính s, v, t ?
- Chuẩn bị tiết sau
- HS trả lời
S (km)
37,2
2835
3010
6,84
V(km/giờ)
15,5
4,5
860
51
t (giờ)
2,4
630
3,5
1giờ20phút
Giải :
Đổi 2400m = 2,4km ; 3000m = 3km
Bạn Huyền đến trước và đến trước và đến trước số thời gian là :
( 3 – 2,4) : 12= 0,05 (giờ)
0,05 giờ = 3 phút
Đáp số : 3 phút
Đáp án:
B
 b. A
SINH HOẠT TẬP THỂ
Tuần 27
I . Kiểm diện :
II . Nội dung :
1-Nhận xét các nề nếp hoạt động trong tuần: Lớp trưởng điều khiển.
	Các tổ trưởng lần lượt lên báo cáo tình hình tổ mình
 - Nề nếp 
 - Học tập 
 - Vệ sinh 
* GV nhận xét chung, khen chê cụ thể.
- Nêu rõ những việc đẫ làm tốt cần phát huy.
- Những việc còn tồn tại, cá nhân thực hiện chưa tốt cần khắc phục ở tuần tiếp theo.
2- Phổ biến nhiệm vụ tuần 28:
 - Phát động thi đua lớn chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3.
	 - Phát động thi đua học tập tốt, lao động chăm.
 - Duy trì các nề nếp học tập tốt.
 - Phát động thi đua “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”.
 - Thi đua học tập trong các tổ nhóm, xây dựng gương điển hình.
	 - Nêu gương tiêu biểu trong các phong trào để H học tập.
3 - Cả lớp sinh hoạt văn nghệ:
	- Các tổ, nhóm cử đại diện lên biểu diễn văn nghệ, kể chuyện, đọc thơ về Bà, mẹ và cô giáo.
 Ngày ........... tháng ........... năm 2013
T/M BGH	Tổ trưởng chuyên môn
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Tranh làng Hồ
I, Mục tiêu:
 Giúp HS luyện đọc diễn cảm bài Tranh làng Hồ và làm bài tập tìm hiểu nội dung bài.
II, Các hoạt động dạy - học:
1, Giới thiệu bài.
2, Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- GV yêu cầu HS đọc cả bài ( 2 HS ).
- Đọc nối tiếp đoạn. ( 3 HS - đọc 2 lượt )
- Thi đọc diễn cảm đoạn.
- Thi đọc diễn cảm cả bài.( 2 HS )
- Nêu nội dung bài.( 1- 2 HS )
3, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1. Tác giả yêu mến tranh làng Hồ từ lúc nào ?
Bài 2. Tranh làng Hồ thường lấy đề tài từ đâu?
Bài 3. Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
4, Củng cố – Dặn dò :
 GV nhận xét tiết học .	
- ... Từ khi còn rất nhỏ.
-  Cuộc sống hằng ngày của làng quê.
-  Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt : Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn”. 
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nốtừ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được yêu cầu của các bài tập 1,2 và 3. 
II- Đồ dùng dạy học 
- GV:- Bảng phụ; Bút dạ và 3, 4 tờ phiếu khổ to.
- HS : Vở Luyện tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A.Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra vở của HS về BT2.
-GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẵn HS làm bài tập
*Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.( Điền tiếp vào chỗ trống từ ngữ thích hợp.
- Cả lớp và GV nhận xét nhanh, kết luận lời giải đúng.
* Bài 2
- GV mở bảng phụ hoặc dán lên bảng các tờ giấy khổ to đã viết sẵn BT2
- HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp nhận xét.GV kết luận.
*Bài 3.
C.Củng cố- dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt
- Yêu cầu HS về nhà làm lại bài tập 1, 2; chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- HS khác nhận xét .
- 1HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp.
“ Để thể hiện mqh về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bàng quan hệ từ hoặc một số từ nối có tác dụng kết nối như: hoặc, vì vậy, tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời,...
Bài 2.
Lời giải:Các từ có tác dụng nối câu trong đoạn văn là:
 từ nhưng nối câu 2 với câu 1
 từ nó là nối câu 3 với câu 2 .
Bài 3.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân
* Lời giải:
+ Dùng từ nhưng, và, nhưng, thậm chí để nối ...
LUYỆN TOÁN
Luyện tập 
I, Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố cách tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian.
II, Các hoạt động dạy- học:
1, Giới thiệu bài.
2, Hướng dẫn HS ôn tập và làm bài tập trong vở trắc nghiệm Toán.
- Muốn tính được quãng đường đi ta cần phải biết gì ?
- Muốn tính quãng đường đi được ta làm như thế nào ?
Bài 1 . viết độ dài quãng đường với đơn vị là ki- lô- mét vào ô trống:
- Muốn biết ...ta cần phải biết thời gian đi và vận tốc.
- Muốn tính quãng đường đi ta lấy vận tốc nhân với thời gian. 
Vận tốc
30km/giờ
17 km/ giờ
68km/giờ
Thời gian
1,2 giờ
2giờ 30 phút
48 phút
Quãng đường
...(36 km)
...(42,5 km)
...( 54,4 km)
Bài 2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Bài 3 . 
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
Bài 2. 
a. Đáp án B
Đáp án B
Bài 3 . Bài giải
2giờ 15 phút = 2,25 giờ 
2giờ 15 phút đầu ô tô đi được là:
2,25 x 50 = 112,5 (km)
1giờ 30 phút = 1,5 giờ
1giờ 30 phút sau xe đi được là:
1,5 x 60 = 90 (km)
Quãng đường từ A đến B là :
112,5 + 90 = 202,5 (km)
Đáp số: 202,5km
 LUYỆN TOÁN
 Thời gian
I. Mục tiêu
- Tính thời gian của một chuyển động.
- GV:Nội dung cần ôn tập.
- HS : Vở luyện Toán
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập về nhà.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Thực hành
 Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Quãng đường
62km
12,6km
111,6km
Vận tốc
15,5
km/giờ
4,2
km/giờ
46,5
Km/giờ
Thời gian
Đáp án
Quãng đường
62km
12,6km
111,6km
Vận tốc
15,5
km/giờ
4,2
km/giờ
46,5
Km/giờ
Thời gian
4km
3km
2,4km
Bài 2: Một con ong mật bay với vận tốc 8,5km/giờ, từ tổ đến vườn hoa, quãng đường bay đượclà 2125m. Tính thời gian con ong bay từ tổ đến vườn hoa.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh lên bảng làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Đổi: 2125m = 2,125 km
Thời gian ong bay từ tổ đến vườn hoa là:
2,125 : 8,5 = 0.25 ( giờ)
Đáp số: 0.25 giờ
Bài 3: Một người đi xe đạp trên quãng đường 28,8km với vận tốc 12 km/giờ. Tính thời gian người đó đi.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi học sinh lên bảng làm bài.
- Họ sinh lên bảng làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài giải:
Thời gian người đó đi là:
28,8 : 12 = 2.4 ( giờ)
Đáp số: 2.4 giờ
Bài 4: Trên quãng đường 9000 m, một ô tô đi với vận tốc 48km/giờ. Tính thời gian ô tô đó đã đi.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi học sinh lên bảng làm bài.
- Họ sinh lên bảng làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài giải:
Đổi 9000m = 9 km
Thời gian người đó đi là:
9 : 48 = 0.1875 ( giờ)
Đáp số: 0.1875 giờ
4. Củng cố- Dặn dò
- GV củng cố nội dung ôn tập.
- Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docDung 5 - tuan 27 - X.doc