I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.
2. Kĩ năng: Hiểu từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện. Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
Tuần 7. T2. 05 / 10/ 2009 Tập đọc Tiết 13: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện. 2. Kĩ năng: Hiểu từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện. Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. II. Chuẩn bị: Thầy: Truyện, tranh ảnh về cá heo. III. Các hoạt động: 1. Bài cũ: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít. 2. Giới thiệu bài mới: “Những người bạn tốt” * Hoạt động 1: Luyện đọc - 1 Học sinh đọc toàn bài - Luyện đọc những từ phiên âm. - Bài văn chia làm mấy đoạn? 4 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu... trở về đất liền Đoạn 2: Những tên cướp... giam ông lại. Đoạn 3: Hai hôm sau... A-ri-ôn Đoạn 4: Còn lại - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn? - Học sinh đọc thầm chú giải sau bài đọc. - 1 học sinh đọc thành tiếng * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 - Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? - Vì bọn thủy thủ cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông. * Nhóm 1: - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? - đàn cá heo bơi đến vây quanh, say sưa thưởng thức tiếng hát ® cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển, đưa ông trở về đất liền. * Nhóm 2: - Yêu cầu học sinh đọc toàn bài - Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? - Biết thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ. - Biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. * Nhóm 3:- Yêu cầu học sinh đọc cả bài - Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? - Đám thủy thủ, tham lam, độc ác, không có tính người. - Cá heo: thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. * Nhóm 4: Yêu cầu học sinh đọc cả bài - Nêu nội dung chính của câu chuyện? Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. * Hoạt động 3: L. đọc diễn cảm - Nêu giọng đọc? - Học sinh đọc toàn bài - Giọng kể phù hợp với tình tiết bất ngờ của câu chuyện. * Hoạt động 4: Củng cố - Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. - Học sinh đọc diễn cảm (mỗi dãy cử 3 bạn). Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” - Nhận xét tiết học. Toán Tiết 31: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm được quan hệ giữa 1 và 1/10 ; 1/10 và 1/100 ;1/100 và 1/1000 - Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số ; Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm đúng, chính xác. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, trình bày khoa học. II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Các hoạt động: 2. Bài cũ: Luyện tập chung 3. Giới thiệu bài mới: Để củng cố khắc sâu hơn các kiến thức tìm phần chưa biết, giải toán liên quan đến trung bình cộng, tỉ số, tỉ lệ. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết “Luyện tập chung”. * Hoạt động 1: Bài 1: - Yêu cầu học sinh mở SGK và đọc bài. Học sinh đọc thầm bài 1. - Để làm được bài 1 ta cần nắm vững các kiến thức nào? - 1 : = 1 x = 10 ( lần ) .. Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc bài 2- Học sinh đọc đề - lớp đọc thầm. - Học sinh làm bài - HS sửa bài - Ở bài 2 ôn tập về nội dung gì? - Tìm thành phần chưa biết . - Nêu cách tìm số hạng? Số bị trừ? Thừ số? Số bị chia chưa biết? - Học sinh tự nêu * Hoạt động 2: HDHS giải toán. Bài 3: học sinh đọc đề - lớp đọc thầm. -Trong 2 giờ vòi chảy được bao nhiêu bể ? ( 2/15 + 1/5 ) - HS nêu cách cộng 2 phân số khác mẫu số - Để biết trung bình 1 giờ vòi chảy được bao nhiêu ta áp dụng dạng toán nào ? Dạng trung bình cộng. - Học sinh làm bài - HS sửa bảng -Giáo viên nhận xét * Hoạt động 3: Củng cố - Giáo viên phát cho mỗi nhóm bảng từ có ghi sẵn đề. - Học sinh giải, cử đại diện gắn bảng. Giáo viên nhận xét, tuyên dương 4. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: Khái niệm số thập phân - Nhận xét tiết học. T3. 6/ 10/ 2009 Chính tả Tiết 7: DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nghe - viết đúng một đoạn của bài “Dòng kinh quê hương”. 2. Kĩ năng: Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: * Hoạt động 1: HDHS nghe – viết. - Giáo viên đọc lần 1 đoạn văn viết chính tả. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khó viết. Giáo viên nhận xét. - Giáo viên đọc bài đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho học sinh biết. - Học sinh viết bài. - Giáo viên đọc lại toàn bài . - Học sinh soát lỗi- Từng cặp học sinh đổi tập dò lỗi - Giáo viên chấm vở . * Hoạt động 2: HDSH làm luyện tập Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 - 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm. - Giáo viên lưu ý cho học sinh tìm một vần thích hợp với cả ba chỗ trống trong bài thơ. - Học sinh nêu qui tắc đánh dấu thanh. Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3( hs khá, giỏi làm đầy đủ BT3) - 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm - Học sinh sửa bài - lớp nhận xét cách điền tiếng có chứa ia hoặc iê trong các thành ngữ . - 1 học sinh đọc các thành ngữ đã hoàn thành. Giáo viên nhận xét . * Hoạt động 3: Củng cố - Nêu qui tắc viết dấu thanh ở các tiếng iê, ia. - Học sinh thảo luận nhanh đại diện báo cáo. GV nhận xét - Tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: Kì diệu rừng xanh. - Nhận xét tiết học. Toán Tiết 32: KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN 1. Kiến thức: - Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản). - Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản. 2. Kĩ năng: Rèn học sinh nhận biết, đọc, viết số thập phân nhanh, chính xác. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, thích tìm tòi, học hỏi, thực hành giải toán về số thập phân. II. Chuẩn bị: Bảng phụ kẻ sẵn các bảng trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: “Khái niệm số thập phân”. * Hoạt động 1: Giúp học sinh nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản) a) Hướng dẫn học sinh tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần (a) để nhận ra: 1dm bằng phần mấy của mét? - Học sinh nêu 0m1dm là 1dm: 1dm hay m viết thành 0,1m 1dm = m (ghi bảng con) - 1dm bằng phần mấy của mét? - Học sinh nêu 0m0dm1cm là 1cm: 1cm hay m viết thành 0,01m 1cm = m 1dm bằng phần mấy của mét? - Học sinh nêu 0m0dm0cm1mm là 1mm: 1mm hay m viết thành 0,001m 1mm = m - Các phân số thập phân , , được viết thành những số nào? - Các phân số thập phân được viết thành 0,1; 0,01; 0,001. - Giáo viên giới thiệu cách đọc vừa viết, vừa nêu: 0,1 đọc là không phẩy một. - Vậy 0,1 còn viết dưới dạng phân số thập phân nào? 0,1 = ; 0,01; 0,001 giới thiệu tương tự . - Giáo viên chỉ vào 0,1 ; 0,01 ; 0,001 đọc lần lượt từng số. - Giáo viên giới thiệu 0,1 ; 0,01 ; 0,001 gọi là số thập phân. - Giáo viên làm tương tự với bảng ở phần b. - Học sinh nhận ra được 0,5 ; 0,07 ; 0,007 là các số thập phân. * Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Giáo viên gợi ý cho học sinh tự giải các bài tập. - Học sinh làm bài. - Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa miệng- Mỗi học sinh đọc 1 bài Bài 2: Giáo viên yêu cầu HS đọc đề. - Giáo viên yêu cầu HS làm bài - Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa miệng. * Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị: Khái niệm số thập phân ( tt) - Nhận xét tiết học . Luyện từ và câu Tiết 13: TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa: nghĩa gốc và nghĩa chuyểntrong từ nhiều nghĩa. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn - Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu các nét nghĩa khác nhau của từ để sử dụng cho đúng. II. Chuẩn bị: Bảng từ - Giấy - Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: “Dùng từ đồng âm để chơi chữ” 2. Giới thiệu bài mới: * Hoạt động 1: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Bài 1: Học sinh đọc bài 1, đọc cả mẫu - Học sinh làm bài. - Giáo viên nhấn mạnh : Các từ răng, mũi, tai là nghĩa gốc của mỗi từ. - Trong quá trình sử dụng, các từ này còn được gọi tên cho nhiều sự vật khác và mang thêm những nét nghĩa mới ® nghĩa chuyển Bài 2: Học sinh đọc bài 2 - Từng cặp học sinh bàn bạc- Học sinh lần lượt nêu. - Dự kiến: Răng cào ® răng không dùng để cắn - so lại BT1 - Mũi thuyền ® mũi thuyển nhọn, dùng để rẽ nước, không dùng để thở, ngửi; Tai ấm ® giúp dùng để rót nước, không dùng để nghe Þ Nghĩa đã chuyển: từ mang những nét nghĩa mới ... Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài 3. - Từng cặp học sinh bàn bạc - Lần lượt nêu giống: Răng: chỉ vật nhọn, sắc- Mũi: chỉ bộ phận đầu nhọn -Tai: chỉ bộ phận ở bên chìa ra. Giáo viên chốt lại bài 2, 3 giúp cho ta thấy mối quan hệ của từ nhiều ... ện lần 2 - Minh họa, giới thiệu tranh và giải nghĩa từ. * Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào bộ tranh. - Giáo viên cho học sinh kể từng đoạn. - Nhóm trưởng phân công trao đổi với các bạn kể từng đoạn của câu chuyện. - Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện kể dưới hình thức thi đua. - Học sinh thi đua kể từng đoạn - Đại diện nhóm thi đua kể toàn bộ câu chuyện. - Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì? - Thảo luận nhóm: Ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã biết yêu quý những cây cỏ trên đất nước, hiểu giá trị của chúng, biết dùng chúng để chữa bệnh. - Em hãy nêu tên những loại cây nào dùng để làm thuốc? + ăn cháo hành giải cảm + lá tía tô giải cảm + nghệ trị đau bao tử * Hoạt động 3: Củng cố - Bình chọn nhóm kể chuyện hay nhất. - Nhóm thảo luận chọn một số bạn sắm vai các nhân vật trong chuyện. - Nhóm kể chuyện . Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. - Nhận xét tiết học . Khoa học Tiết 13 : PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết, nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt . 2. Kĩ năng: Hình thành cho HS ý thức ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt mọi người. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tự bảo vệ mình, tránh không bị muỗi đốt. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Phòng bệnh sốt rét 2. Giới thiệu bài mới: Phòng bệnh sốt xuất huyết 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Làm việc với SGK Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm . Bước 2: Làm việc theo nhóm- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn trên. Bước 3: Làm việc cả lớp: 1) Do một loại vi rút gây ra 2) Muỗi vằn 3) Trong nhà 4) Các chum, vại, bể nước 5) Tránh bị muỗi vằn đốt - Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao? Nguy hiểm vì gây chết người, chưa có thuốc đặc trị. - Giáo viên kết luận: - Do vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh - Có diễn biến ngắn, nặng có thể gây chết người trong 3 đến 5 ngày, chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh. * Hoạt động 2: Quan sát Bước 1: Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2 , 3, 4 trang 29 trong SGK và trả lời câu hỏi. - Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết? - Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nam đang khơi thông cống rãnh ( để ngăn không cho muỗi đẻ trứng) - Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày ( để ngăn không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt người cả ban ngày và ban đêm ) - Hình 4: Chum nước có nắp đậy (ngăn không cho muỗi đẻ trứng) Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi : + Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết ? + Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy ? - Kể tên các cách diệt muỗi và bọ gậy (tổ chức phun hóa chất, xử lý các nơi chứa nước...) - Giáo viên kết luận: Cách phòng bệnh số xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngử màn, kể cả ban ngày . - Ở nhà bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy? * Hoạt động 3: Củng cố - Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ? Do 1 loại vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh - Cách phòng bệnh tốt nhất?Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy, chống muỗi đốt... 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: Phòng bệnh viêm não. - Nhận xét tiết học. Toán Tiết 35 : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. 2. Kĩ năng: Củng cố về tính giá trị biểu thức số có phép tính nhân và chia. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ . III. Các hoạt động: 1. Bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: * Hoạt động 1: HDHS biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. Bài 1: - Những em học sinh yếu cho thực hành lại cách viết thành hỗn số từ phép chia. - GV hướng dẫn HS làm theo 2 bước: + Lấy tử số chia cho mẫu số + Thương tìm được là phần nguyên (của hỗn số) ; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, - Học sinh đọc yêu cầu đề và đọc lại bài mẫu. - Học sinh làm bài - Học sinh thực hành chuyển các phân số thập phân trong bài mẫu số là số dư. = 16 = 16,2 Giáo viên nhận xét * Hoạt động 2: HDHS biết cách chuyển một phân số thập phân thành số thập phân rồi đọc số thập phân đó. Bài 2 : làm 3 phân số thứ 2, 3, 4 - Yêu cầu học sinh viết từ phân số thập phân thành số thập phân. - Học sinh đọc yêu cầu đề bài, nhận dạng từ số lớn hơn mẫu số. - Học sinh làm bài: = 83, 4 - Yêu cầu học sinh kết luận. Bài 3 : HS làm bảng nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. 2,1m = 21 dm ; 8,3m = 830 cm; 5,27m = 527cm; 3,15m = 315 cm * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm - Học sinh nhắc lại kiến thức vừa luyện tập. - Tổ chức thi đua Bài tập: Đổi thành số thập phân: = ... ? ; = ... ? 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: Số thập phân bằng nhau - Nhận xét tiết học. Tập làm văn Tiết 14 : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Dựa trên kết quả quan sát tả cảnh sông nước và dàn ý đã lập - Học sinh biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn. Thể hiện rõ đối tượng tả (đặc điểm hoặc bộ phận của cảnh), trình tự miêu tả - nét nổi bật của cảnh - Cảm xúc của người tả cảnh. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dựng đoạn văn. 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: * Hoạt động 1: HDHS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn . - HS đọc đề bài: Dựa theo dàn y mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước. - HS đọc gợi ý sgk/74. - Yêu cầu học sinh đọc lại bài Vịnh Hạ Long xác định đoạn văn. - Mỗi đoạn văn trong bài đều tập trung tả một bộ phận của cảnh. - Học sinh lần lượt đọc dàn ý. - Chọn một phần trong dàn ý viết đoạn văn. Giáo viên chốt lại: Phần thân bài gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc tả một bộ phận của cảnh. Trong mỗi đoạn gồm có một câu nêu ý bao trùm của cả đoạn - Các câu trong đoạn phải cùng làm nổibật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc của người viết. - HS tiếp nối đọc đoạn văn. - HS nhận xét các đoạn văn. - GV nhận xét, chấm điểm. - Cả lớp bình chọn đoạn văn hay . * Hoạt động 2: Củng cố - Nêu những hình ảnh em đã từng quan sát về một cảnh đẹp ở địa phương em. - Hs nêu cảnh đẹp ở địa phương. - VD: núi Bà Đen; Tòa thánh Tây Ninh; .. 5. Tổng kết - dặn dò: - Về nhà viết lại đoạn văn vào vở. - Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh. - Nhận xét tiết học. Khoa học Tiết 14 : PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não, nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm não. 2. Kĩ năng: Học sinh thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không bị muỗi đốt. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt mọi người. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ:i “Phòng bệnh sốt xuất huyết” 2. Giới thiệu bài mới: “Phòng bệnh viêm não” * Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?” + Bước 1: GV phổ biến luật chơi: - HS đọc câu hỏi và trả lời Tr 30 SGK và nối vào ý đúng. - HS lắc chuông để báo hiệu nhóm đã làm xong. + Bước 2: Làm việc theo nhóm. + Bước 3: Làm việc cả lớp. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày. - Các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn trên. - HS trình bày kết quả : 1 – c ; 2 – d ; 3 – b ; 4 – a * Hoạt động 2: Quan sát: + Bước 1: - Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1 , 2, 3, 4 trang 30 , 31 SGK và trả lời câu hỏi: + Chỉ và nói về nội dung của từng hình. + Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não. - H 1 : Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt) - H 2 : Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não - H 3 : Chuồng gia súc được làm cách xa nhà - H 4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước + Bước 2: - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi : + Chúng ta có thể làm gì để đề phòng bệnh viêm não ? * Giáo viên kết luận: - Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh, giải quyết ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. - Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. - Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo chỉ dẫn của bác sĩ. * Hoạt động 3: Củng cố - Đọc mục bạn cần biết - Nêu nguyên nhân cách lây truyền? 3. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “Phòng bệnh viêm gan A” - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: