Giáo án Lớp 5 - Năm học: 2011 - 2012

Giáo án Lớp 5 - Năm học: 2011 - 2012

I/MỤC TIÊU:

- Bít được một số biểu hiện cơ bản của người sớng có ý chí.

+ Cần phải khắc phục , vượt qua những khó khăn bằng ý chí , quyết tâm của chính bản thân mình , biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy .

- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt qua khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội .

- Xác định được những khó khăn , những thuận lợi của mình . Biết giúp đỡ những người có khó khăn hơn mình .

II/ PHƯƠNG TIỆN :

HS chuẩn bị một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó .

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Năm học: 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng:Tuần5
 Từ ngày 12/9/2011 đến ngày 16/9/2011
Ngày
Mơn
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 2
12/9/2011
Chào cờ
Đạo đđức
Tập đọc
Toán
Lịch sử
5
9
21
5
Có chí thì nên (tiết 1)
Một chuyên gia máy xúc
Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
Thứ 3
13/9/2011
TD
Toán
LT&C
Khoa học Aâm nhạc
9
22
9
9
5
ĐHĐN:Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng.
Mở rộng vốn từ: Hòa bình
Thực hành: Nói không với các chất gây nghiện
Thứ 4
14/9/2011
Toán
Tập đđọc 
TLV
Địa lí
Kĩ thuật
23
10
9
5
5
Luyện tập.
Ê-mi- li, con 
Luyện tập làm báo cáo thống kê.
Vùng biển nước ta.
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong giađình.
Thứ 5
15/9/2011
TD
Toán
LT & C 
Khoa học
Kể chuyện
10
24
10
10
5
ĐHĐN-Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh.
Đề ca mét vuông. Héc-tô-mét vuông.
Từ đồng âm
Thực hành: Nói không với các chất gây nghiện.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Thứ 6
16/9/2011
Toán
TLV
MT
Chính tả
SH
25
10
5
5
5
Mi li mét vuông.Bảng đơn vị đo diện tích.
Trả bài văn tả cảnh.
Bài 5. Nặn con vật quen thuộc.
Nghe- viết: Một chuyên gia máy xúc.
Nhận xét tuần 5.
	Thứ hai ngày 1 2 tháng 9 năm 2010
ĐẠO ĐỨC (tiết 5)
 CÓ CHÍ THÌ NÊN 
I/MỤC TIÊU:
- Biết được mợt sớ biểu hiện cơ bản của người sớng có ý chí.
+ Cần phải khắc phục , vượt qua những khó khăn bằng ý chí , quyết tâm của chính bản thân mình , biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy .
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt qua khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội .
- Xác định được những khó khăn , những thuận lợi của mình . Biết giúp đỡ những người có khó khăn hơn mình .
II/ PHƯƠNG TIỆN :
HS chuẩn bị một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1/ Bài cũ (4'): Mỗi người cần suy nghĩ trước khi hành động và có trách nhiệm về việc làm của mình như thế nào?
Giáo viên nhận xét .
2/Daỵ bài mới : (25')
a/Giới thiệu bài :Trong cuộc sống mọi người đều có những khó khăn, khi khó khăn lên chúng ta cần biết khắc phục , vượt qua bằng những ý chí quyết tâm của mình để
vươn lên trong cuộc sống .
b/Giảng bài mới:
* Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin về Trần Bảo Đồng .Cho HS đọc thông tin, TLCH
H:Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập ? 
H:Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn như thế nào ?
H:Em học được điều gì từ tấm gương của anh Trần Bảo Đồng ?
 GVKL: Dù rất khó khăn nhưng Đồng đã biết cách sắp xếp thời gian hợp lý , có phương pháp học tốt nên anh đã vừa giúp đỡ được gia đình , vừa học giỏi . 
* Hoạt động 2 : Xử lý tình huống . 
+ T/h1 : Đang học lớp 5 , tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được . Trong hoàn cảnh đó , Khôi có thể sẽ như thế nào
+T/h2 : Nhà Thiên rất nghèo . Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa , đồ đạc . Theo em , trong hoàn cảnh đó , Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học .
-Cho HS thảo luận nhóm .
-Đại diện nhóm lên trình bày .
-Cả lớp nhận xét , bổ sung . 
GVKL: Trong những tình huống như trên , người ta có thể tuyệt vọng , chán nản , bỏ học ... Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí . 
*Hoạt động3:Bàytỏ ý kiến(Bài 1,2)
Bài 1. Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của người có ý chí?
-GV lần lượt nêu trường hợp 
-GV khen những em biết đánh giá đúng và kết luận.
GVKL: Bài 1: Các ý a,b,d
 Bài 2: Các ý b,d
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong sách. 
HS đọc thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng .TLCH
- Cuộc sống gia đình Trần Bảo Đồng rất khó khăn , anh em đông , nhà nghèo , mẹ lại hay đau ốm . Vì thế ngoài giờ học Bảo Đồng phải giúp mẹ bán bánh mì . 
-Trần Bảo Đồng đã biết sử dụng thời gian một cách hợp lí , có phương pháp học tập tốt vì thế suốt 12 năm học Đồng luôn đạt học sinh giỏi . Năm 2005 , Đồng thi vào trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và đỗ thủ khoa . 
-Dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu nhưng có niềm tin , ý chí quyết tâm phấn đấu thì sẽ vượt qua được hoàn cảnh . 
- Trong hoàn cảnh đó , Khôi sẽ cố gắng khắc phục khó khăn vượt qua để đến trường .
-Trong hoàn cảnh đó , Thiên có thể nhờ lòng hảo tâm của các bạn quyên góp giúp đỡ để được đến trường cùng các bạn .
Trao đởi thảo luận
Đại diện trình bày, nhận xét, bở sung
Học sinh nhắc lại .
Học sinh giơ tayđể thể hiện sự đánh giá của mình 
Học sinh đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí ..
3/Củng cố- dặn dò : (4')
- Gọi HS đọc những mẫu chuyện sưu tầm được về những gương HS” có chí thì nên “.
- Chuẩn bị tiết học hôm sau: Sưu tầm những tấm gương sáng cần noi theo .
- Giáo viên nhận xét tiết học .
---------------§¦&¦§---------------
TẬP ĐỌC (Tiết 9)
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I/ MỤC TIÊU 
-Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu các từ ngữ trong bài , diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài :Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công dân Việt Nam ,qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc .
- Giáo dục HS tình đoàn kết các dân tộc.
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/Bài cũ (5')
:- Kiểm tra 2HS: Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi :
? Hình ảnh trái đất có gì đẹp ? 
? Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất ?
2/ Dạy bài mới (30')
a/Giới thiệu bài : Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm , chúng ta thường xuyên được sự giúp đỡ của các nước bạn . Khi chiến tranh kết thúc, chúng ta bắt tay vào xây dựng đất nước, ta lại nhận được sự giúp đỡ thật tận tình của bè bạn năm châu . Các em sẽ biết được một phần tình cảm tương thân tương ái đó qua bài tập đọc :” Một chuyên gia máy xúc”
b/ luyện đọc :
- Gọi 1 HSk đọc một lượt toàn bài 
- Gợi ý chia đoạn: 4 đoạn ,mỗi lần xuống dòng xem là một đoạn .
- Gọi học sinh đọc đoạn nối tiếp .
- H/d HS luyện đọc từ ngữ khó : loãng , rải, sừng sững , A–lếch -xây , ...
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp lần hai 
- Gọi 1 HS đọc chú giải nghĩa 
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp lần 3
- Cho HS đọc nhóm đôi
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài .
c/ Tìm hiểu bài : Cho HS đọc thầm, lướt suy nghĩ TLCH
H:Anh Thủy gặp A- lếch – xây ở đâu ? 
GVgiới thiệu : A – lếch – xây là một người Nga(Liên Xô trước đây). Nhân dân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với VN, giúp đỡ VN rất nhiều.
H: Tìm những chi tiết miêu tả dáng vẻ của A-lếch –xây .
H: Vì sao A-lếch – xây khiến anh Thủy đặc biệt chú ý ?
H: Tìm những chi tiết miêu tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thủy với A – lếch – xây ? 
Qua cuộc chào hỏi , qua cái bắt tay ta thấy cuộc gặp gỡ của 2 người diễn ra rất thân mật . 
H: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất ? Vì sao ? 
d ) Đọc diễn cảm 
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm . 
chú ý đọc lời của A-lếch-xây với giọng niềm nở , hồ hởi ,chú ý cách nghỉ hơi .
- HS đọc – lớp theo dõi đọc thầm
- Nêu- nhận xét
- HS đọc nối tiếp
-HS luyện đọc các từ 
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc chú giải
-HS đọc nối tiếp 
-HS luyện đọc theo cặp 
- Lắng nghe
Đọc - TLCH
-Anh Thủy gặp A – lếch – xây tại một công truờng xây dựng trên đất nước Việt Nam .
-Vóc người cao lớn dáng đứng sừng sững. Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng.Thân hình chắc khỏe trong bộ quần áo xanh CN. Khuôn mặt to , chất phác .
-Vì : Người ngoại quốc này có vóc dáng cao lớn đặc biệt .
- Người này có vẻ mặt chất phác .
- Người này có dáng dấp của người lao động ... 
-“ A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt màu xanh ”.
“ A- lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay ” đầy dầu mỡ của anh Thủy . 
-HS trả lời tự do miễn là nói rõ được lí do vì sao mình thích .
-HS lắng nghe và luyện đọc 
-Thi đọc diễn cảm, nhận xét, bình chọn
3 / Củng cố - dặn dò :(4')
- HS nhắc lại nội dung bài học,GV liên hệ để HS học tập tấm gương A-lếch-xây 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài vừa học .
- Chuẩn bị bài Ê-mi-li , con ... 
- Giáo viên nhận xét tiết học .
---------------§¦&¦§---------------
TOÁN (Tiết 21)
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I/ MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài .
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán liên quan .
- Giáo dục cho học sinh có kĩ năng tính toán nhanh, đúng, chính xác .
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Bài cũ (4') : Gọi một HS nêu và ghi tên các đơn vị đo độ dài đã học .
Giáo viên nhận xét ghi điểm .
2/ Dạy bài mới : (30')
a/ Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học
b/ Hướng dẫn HS ôn tập : 
Hoạt động 1: Lập bảng đơn vị đo độ dài .
Bài 1: GV kẻ sẵn bảng như trong bài 1 lên bảng phụ, cho HS điền các đơn vị đo độ dài vào bảng . Yêu cầu HS nhận xét về mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền nhau và cho ví dụ ,HS nêu giáo viên ghi vào bảng .
Lớn hơn mét
Mét
Nhỏ hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1km
=10hm
1hm
=10dam
=km
1dam
=10m
=hm
1m
=10dm
=dam
1dm
=10 cm
=m
1cm
=10mm
=dm
1mm
=cm
HS nêu nhận xét : Trong bảng đơn vị đo độ dài hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì hơn kém nhau 10 lần .
Giáo viên gọi 2 - 3 HS nhắc lại .
Hoạt động 2 : học sinh làm bài 2. 
Bài 2: Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ liền kề .
HS tự là ... hống chiến tranh .
-Đọc gợi ý 1,2,3sgk 
- Lần lượt nêu tên câu chuyện mình sẽ kể
- Các nhóm kể chuyện và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện . 
- Đại diện các nhóm lên thi kể và nói ý nghĩa của câu chuyện , phải trả lời 1 câu hỏi do nhóm bạn nêu. 
- Lớp nhận xét, bình chọn 
3/ Củng cố - dặn dò (3')
- Giáo viên nhận xét tiết học- Liên hệ chủ đề giáo dục HS .
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần 6 KC được chứng kiến hoặc 1 việc làm thể hiện tình hữu nghị” 
---------------§¦&¦§---------------
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
TOÁN (tiết 25)
MI- LI- MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH 
I/ MỤC TIÊU: 
- Giúp HS biết tên gọi ,kí hiệu , độ lớn của mm2.quan hệ giữa mm2 và cm2
- Biết tên gọi , kí hiệu , thứ tự , mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích ;biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác 
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tập trung chú ý
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ (5'): Viết phân số thích hợp vào chỗ trống .
1m2 =dam2 ;1dam2 = hm2 .
4m2 = dam2 ; 7dam2 =hm2 .
2/ Dạy bài mới (30') :
a/Giới thiệu bài.: ... ghi đầu bài lên bảng.
b/ Giới thiệu đơn vị đo Mi- li- mét vuông .
Giới thiệu :”Để đo những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị mi- li- mét vuông .”
-Hướng dẫn HS dựa vào những đơn vị đo diện tích đã học nêu khái niệm mm2
-Gọi học sinh nhắc lại .
b) Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích:
-Yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.
Nêu các đơn vị đo diện tích mà em biết theo thứ tự từ lớn đến bé.
-Lắng nghe
- mi- li- mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
Mi- li- mét vuông viết tắt là mm2 .
Hình vuông 1cm2 gồm 100 hình vuông 1mm2
 1cm2 =100mm2 .
 1mm2 =cm2
Lớn hơn mét vuông
Mét vuông
Bé hơn mét vuông
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1km2
= 100hm2
1hm2
=100dam2
=km2
1dam2
=100m2
=hm2
1m2
=100dm2
=dam2
1dm2
=100cm2
=m2
1cm2
=100mm2
=dm2
1mm2
=cm2
-Cho hs nhận xét : đơn vị diện tích nào bé hơn mét vuông (lớn hơn mét vuông)?
+Mỗi đơn vị diện tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền với nó ?
+Mỗi đơn vị diện tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn tiếp liền với nó ?
+Vậy hai đơn vị đo diện tích tiếp liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần 
c/Luyện tập: 
Bài 1 : 
a./ viết các số đo diện tích lên bảng, chỉ số đo bất kỳ cho hs đọc các số .
b./giáo viên đọc các số đo diện tích cho học sinh viết .
Bài 2: Cho HS làm bài vào vở- Gọi 2 HS chữa bài trên bảng
Nhận xét, chữa bài
Tương tự bài 3
Các đơn vị đo diện tích bé hơn mét vuông là : dm2, cm2 , mm2 .
Các đơn vị đo diện tích lớn hơn mét vuông là : dam2, hm2 , km2 .
- Mỗi đơn vị diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền với nó .
- Mỗi đơn vị diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền với nó .
- Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền nhau thì hơn kém nhau 100 lần.
Bài 1 : 
- Đọc số, viết số
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 
 5cm2 = 500mm2 ;12km2 = 1200hm	2 1hm2 = 10000m2
 7hm2 = 70000m2;	12m29dm2= 1209dm2; 37dam224m2 = 3724m2
Bài 3 : Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm 
1mm2 = cm2 	1dm2 = m2 	8mm2 = cm2
7dm2 = m2 29mm2 = cm2 	34dm2 = m2 
3/ Củng cố – dặn dò (4') : 
Giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung chính của bài học :
Mỗi đơn vị diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền với nó .
Mỗi đơn vị diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền với nó .
Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền nhau thì hơn kém nhau 100 lần.
Dặn học sinh học thuộc bảng đơn vị đo diện tích .
---------------§¦&¦§---------------
TẬP LÀM VĂN (Tiết 10)
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I / MỤC TIÊU :
- Nắm được yêu cầu của bài tả cảnh theo những đề đã cho .
- Biết tham gia sửa lỗi chung , biết tự sưả lỗi .
-Nhận thức được ưu- khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn ; viết lại được một đoạn cho hay hơn . 
II/PHƯƠNG TIỆN: - Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1/ Bài cũ (4'): chấm vở của một số HS đã viết lại bảng thống kê của tiết học trước . 
2/ Dạy bài mới:(28')
 a/ Giới thiệu bài :Trong tiết học trước các em đã làm bài viết về văn tả cảnh , tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau nhận xét và sửa chữa một số lỗi mắc phải để làm bài được tốt hơn . 
b/ Nhận xét chung và hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi điển hình .
Kết quả bài làm: K: 2 – TB: 21 - Y: 12
Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp .
Ưu điểm : Đa số các em làm bài đúng với yêu cầu của đề , nắm được trình tự cấu tạo của một bài văn tả cảnh , tả được từng cảnh cụ thể trong cơn mưa , biết chọn tả được
những nét nổi bật của cảnh vật thay đổi theo thứ tự thời gian trong khi mưa và mưa bắt đầu tạnh , 1 số câu văn giàu hình ảnh .
Tồn tại :Nhiều bài làm còn sơ sài ,ý lủng củng , chưa làm rõ được từng cảnh vật trong cơn mưa..
 - Bố cục chưa rõ ràng. Chừ viết trình bày xấu, cẩu thả.
 - Câu văn thiếu chặt chẽ, diễn đạt lủng củng, viết hoa tuỳ tiện..
c)Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt trình tự một bài văn 
*Lỗi chính tả:
 + xấm chớp – sấm chớp . + da vào- ra vào
+Nghiên ngả – nghiêng ngả . + dụt dè – rụt rè
+Ước sũng – ướt sũng . .
*Lỗi về câu chưa đúng ngữ pháp .
 +Tiếng lộp độp trên mái tôn kêu ầm ĩ– Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái tôn mỗi lúc một mạnh thêm .
 + Con gà trước sân gáy ò ó o, mặt trời đã lên cao, các bạn HS đến trường
- Giáo viên nhận xét phần học sinh chữa bài .
d) Trả bài và hướng dẫn học sinh chữa bài .
-Học sinh đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi .
-Giáo viên đọc một số đoạn văn và bài văn hay .
-Học sinh trao đổi dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay , cái đáng học của bài văn đoạn văn .
- Chọn viết lại 1 đoạn 
3/ Củng cố- dặn dò (3'): 
-Chuẩn bị tiết tập làm văn sau – Luyện tập tả cảnh 
-Giáo viên nhận xét tiết học , biểu dương một số học sinh 
---------------§¦&¦§---------------
CHÍNH TẢ (tiết 5) Nghe- viết
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
 I/ MỤC TIÊU:
- Nghe, viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài “ Một chuyên gia máy xúc”
+ Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi .
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp, đảm bảo tốc độ.
- Giáo dục tính cẩn thận, ý thức trình bày chữ viết.
II/ PHƯƠNG TIỆN:
 Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo vần, nội dung bài tập 2 , 3 .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Bài cũ: (3')
Cho 1 HS lên viết trên mô hình cấu tạo vần các tiếng: tiến, mía, biển 
2/Dạy bài mới :(26')
a/Giới thiệu bài : Hôm nay , các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài : “ Một chuyên
gia máy xúc ” và làm một số bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi 
b/Hướng dẫn học sinh nghe- viết 
- GVđọc bài chính tả một lượt .
- Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai : cửa kính, buồng máy , khách tham quan , ngoại quốc , khuôn mặt , chất phác . 
- GV đọc cho HS viết .
-GV đọc lại một lượt toàn bài 
- Chấm chữa bài (16 bài)
- Giáo viên nhận xét chung 
c/Làm bài tập chính tả .
Bài tập 2 .
- Giáo viên giao việc : 
+ Các em đọc đoạn “Anh hùng Núp tại Cu – ba” .
+ Tìm những tiếng chứa uô , ua trong đoạn văn .
+ Giải thích quy tắc đánh dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được . 
- Cho học sinh làm bài .
- Cho HS sinh trình bày kết quả bài làm . 
- Nhận xét và chốt lại kết quả đúng 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 3 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập
-ChoHS trình bày kết quả .
-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
-Giáo viên nêu ý nghĩa của các câu thành ngữ .
- lắng nghe .
- viết giấy nháp- 1 HS lên bảng . 
- viết chính tả .
- soát lỗi .
-HS đổi vở cho nhau , chữa lỗi ra lề . 
- Lắng nghe, tự chữa lỗi
Học sinh đọc to – lớp đọc thầm 
HS làm việc – gọi HS trình bày .
+Các tiếng chứa uô: cuốn , cuộc , buôn, muôn.
+Các tiếng chứa âm ua : của, múa 
-Trong các tiếng có ua ( tiếng không có âm cuối ) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua – chữ u 
-Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối ) dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính uô – chữ ô .
Một học sinh đọc to – cả lớp đọc thầm 
Muôn người như một : Đ/ kết một lòng
Chậm như rùa : Quá chậm chạp .
Ngang như cua : Tính tình ngang bướng khi nói chuyện , khó thống nhất ý kiến .
Cày sâu cuốc bẫm : Chăm chỉ làm việc. 
3/Củng cố - dặn dò: (4')
- Gọi 2 HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có chứa nguyên âm đôi ua / uô . 
- Dặn học sinh về nhà tìm thêm các tiếng chứa uô / ua . 
- Giáo viên nhận xét tiết học .
---------------§¦&¦§---------------
Sinh hoạt – Tuần 5
I Đánh giá tuần 5
1 / Ưu điểm :
- Các em đều ngoan ngỗn, lễ phép với thầy cơ, đồn kết với bạn bè.
Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lớp học gọn gàng, sạch. Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ, tập thể dục đều đặn.
- Mặc đồng phục đúng quy định, cĩ đủ khăn quàng, mũ ca nơ.
Học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp. Chuẩn bị đồ dùng học tập khá tốt, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu xây dựng bài như : Ly, Quỳnh,Dung, Yến, Hoa 
 2/ Tồn tại : 
Chuẩn bị ĐDHT chưa tốt : Hảo, Hồng
Chưa làm bài tập, học bài khi đến lớp : Cảnh, Chức, Thiện.
Viết chữ xấu, lỗi chính tả nhiều, trình bày vở viết chưa sạch đẹp : Hồng, Cảnh, Nguyên.
 II / Phương hướng tuần 6
Duy trì tốt các nề nếp sinh hoạt, học tập.
Chuẩn bị tốt sách, vở, Đ DHT,học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp.
Một số em rèn chữ viết, rèn đọc thêm ở nhà: : Hồng, Cảnh, Nguyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5(17).doc