. MỤC TIÊU :
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 5. Học sinh biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng.
- Một số quy định về nội qui, yêu cầu luyện tập. Học sinh biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các bài học thể dục.
- Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn.
Ngày giảng : ...../...../2010 Thể dục : bài 1 Giới thiệu chương trình - Tổ chức lớp Đội hình đội ngũ - trò chơi ( Kết bạn) I. Mục tiêu : - Giới thiệu chương trình thể dục lớp 5. Học sinh biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng. - Một số quy định về nội qui, yêu cầu luyện tập. Học sinh biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các bài học thể dục. - Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn. - Ôn đội hình đội ngũ: cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra, vào lớp. Học sinh thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to, rõ, đủ nội dung. - Học sinh nắm được cách chơi và nội qui chơi, hứng thú trong khi chơi trò chơi “ kết bạn ”. II. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn tập luyện. - 1 chiếc còi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút). - Tập hợp lớp 3 hàng ngang phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2 phút). - Học sinh hát và vỗ tay bài: Lớp chúng mình (1-2 phút). Hoạt động 2: ND cơ bản (18-22 phút) a. Giới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 5: 2-3 phút. - Giáo viên giới thiệu, học sinh lắng nghe. Chú ý: Tinh thần học tậo và tính kỷ luật trong giờ học. b. Phổ biến nội qui yêu cầu tập luyện: 1-2 phút. - Trang phục gọn gàng, không đi dép lê, phải đi dép quai hậu hoặc giầy. Khi nghỉ tập phải xin phép thầy cô giáo. - Trong giờ học muốn ra, vào lớp phải được thầy cô cho phép. c. Biên chế tổ luyện tập: 1-2 phút. Chia theo tổ: đồng đều về nam - nữ và trình độ sức khoẻ. Tổ trưởng là học sinh có sức khoẻ, nhanh nhẹn, thông minh, được cả tổ tín nhiệm bầu ra. d. Chọn cán sự thể dục cho lớp: 1-2 phút. Giáo viên dự kiến nêu tên để học sinh cả lớp quyết định. Tiêu chuẩn: có sức khoẻ tốt, nhanh nhẹn, tháo vát, thông minh. e. Ôn đội hình đội ngũ: 5-6 phút. - Cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc. Cách xin phép ra vào lớp. - Giáo viên làm mẫu, sau đó hướng dẫn cho cán sự và cả lớp cùng làm. - Học sinh ôn theo nhóm. Hoạt động 3: Trò chơi “ Kết bạn”:: 4-5 phút. Giáo viên nêu tên trò chơi, học sinh nhắc lại cách chơi có kết hợp một nhóm học sinh làm mẫu, sau đó cả lớp chơi thử 1, 2 lần. - Học sinh chơi chính thức 2, 3 lần có phạt những em phạm qui. Hoạt động 4: Kết thúc: 4-6 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1-2 phút. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà: 2-3 phút. Ngày giảng : / / 2010 Thể dục : Bài 2: Đội hình đội ngũ - trò chơi ( chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau và lò cò tiếp sức) I. Mục tiêu : - Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp. - Học sinh thực hiện thuần thục các động tác và cách báo cáo (to, rõ, đủ nội dung báo cáo). - Biết chơi đúng luật, hào hứng khi chơi trò chơi “ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”. II. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn tập luyện. - 1 chiếc còi; 2-4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút). Giáo viên: Tập hợp lớp 3 hàng ngang phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. Nhắc lại nội qui tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện (1-2 phút). Học sinh: - Lắng nghe và thực hiện. - Hát và vỗ tay bài: (1-2 phút). - Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy ” (2-3 phút). Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ: 7-8 phút. - Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp. + Lần 1-2 giáo viên điều khiển lớp tập, nhận xét và sửa động tác sai. + Học sinh luyện tập theo tổ, do tổ trưởng điều khiển (2-3 lần). + Giáo viên quan sát nhận xét và sửa chữa sai sót cho học sinh các tổ. + Tập hợp lớp cho các tổ thi đua trình diễn. Giáo viên cùng học sinh quan sát và nhận xét, biểu dương thi đua 2 lần. Hoạt động 3: Trò chơi vận động: 10-12 phút. - Chơi trò chơi “ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”: 4-6 phút và trò chơi “ Lò cò tiếp sức”: 4-6 phút. - Học sinh khởi động chạy tại chỗ hò to theo nhịp 1,2,3,4.... - Tập hợp học sinh theo đội hình chơi. Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi. Cả lớp thi đua ( mỗi trò chơi 2-3 lần). Giáo viên quan sát, nhận xét, biểu dương tổ và học sinh thắng cuộc, đúng luật. Hoạt động 4 : Kết thúc: 4-6 phút. - Giáo viên cho học sinh thực hiện động tác thả lỏng: 1-2 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1-2 phút. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà: 1-2 phút. IV. Rút kinh nghiệm : ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày giảng : ...../...../2009 Thể dục : Bài 3: Đội hình đội ngũ trò chơi “ chạy tiếp sức” I. Mục tiêu : - Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học. Cách xin phép ra, vào lớp, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau. - Học sinh báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh, đúng thành thạo đẹp các động tác quay. - Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức ” đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi. II. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường sạch sẽ, an toàn. - 1 chiếc còi; 2-4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút). - Học sinh tập hợp lớp, điểm số báo cáo. - Giáo viên phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học, nhắc lại nội qui tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục. - Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay và hát bài hát “.....................................”. Hoạt động 2:. Đội hình đội ngũ: 10-12 phút. - Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau. - Giáo viên điều khiển lớp tập có sửa chữa những sai sót của học sinh(1-2 lần). - Tổ trưởng điều khiển tổ tập 3-4 lần. Giáo viên quan sát nhận xét sửa chữa. - Các tổ thi đua trình diễn: Giáo viên cùng học sinh quan sát nhận xét, biểu dương thi đua, giữa các tổ 2 lần. - Cả lớp cùng tập do cán sự lớp điều khiển: 2 lần. Hoạt động 3 : Trò chơi vận động: 8-10 phút “ Chạy tiếp sức ”. - Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình hàng dọc. - Giải thích cách chơi và qui định chơi. - Cả lớp chơi thử 2 lần. - Cả lớp thi đua chơi 2,3 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc. Hoạt động 4: Kết thúc: 4-6 phút. - Các tổ học sinh đi nối nhau thành 1 vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, sau khép lại thành vòng tròn nhỏ đứng quay mặt vào tâm vòng tròn. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà. IV. Rút kinh nghiệm : ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày giảng : ...../...../2009 Thể dục : Bài 4: Đội hình đội ngũ - trò chơi “ kết bạn ” I. Mục tiêu : - Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, đằng sau. - Học sinh thực hiện nhanh, đúng, đều, đẹp. - Chơi trò chơi “ Kết bạn” đúng luật, hào hứng, nhiệt tình. Tập trung chú ý, phản xạ nhanh. II. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường. - 1 chiếc còi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút). - Học sinh tập hợp 3 hàng dọc, điểm số báo cáo (1-2 phút). - Giáo viên nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập. - Chơi trò chơi “ Thi đua xếp hàng ” (1-2 phút). - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp: 1-2, 1-2 (1-2 phút). Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ: 10-12 phút. Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau. - Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập 1,2 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét và sửa chữa động tác sai cho học sinh. - Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển (2-3 phút). Giáo viên quan sát và nhận xét. - Tập hợp lớp: các tổ thi đua trình diễn 2-3 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét, đánh giá biểu dương thi đua các tổ tập tốt. - Cả lớp tập dưới sự điều khiển của giáo viên để củng cố 1-2 lần. Hoạt động 3 :Trò chơi vận động: 8-10 phút. Trò chơi “ Kết bạn ”. - Giáo viên nêu tên trò chơi. Tập hợp học sinh theo đội hình vòng tròn, giải thích cách chơi và qui định luật chơi. Cả lớp cùng chơi, giáo viên quan sát, nhận xét, xử lý các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi. Hoạt động 4 : Kết thúc: 4-6 phút. - Học sinh hát bài “ Tìm bạn ” vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà. IV. Rút kinh nghiệm : ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn : ...../...../2009 Ngày giảng : ...../...../2009 Thể dục : Bài 5: Đội hình đội ngũ - trò chơi “ bỏ khăn ” I. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ. - Học sinh tập hợp dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, quay phải, trái, đằng sau đúng hướng, đều, đẹp, đúng khẩu lệnh. - Học sinh tập trung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi trò chơi “ Kết bạn”. II. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường. - 1 chiếc còi, 1-2 chiếc khăn tay. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút). - Giáo viên nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện (1-2 phút). - Chơi trò chơi “ Diệt các con vật có hại ” (2-3 phút). - Đứng tại chỗ hát 1 bài h ... Chơi hai trò chơi "Nhảy ô tiếp sức" và "Dẫn bóng". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, tích cực. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Giáo viên và cán sự mỗi người 1 còi, 4 quả bóng rổ số 5, kẻ sân để tổ chức trò chơi. III- các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Mở đầu: 6 - 10 phút. - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút. - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 200 - 250m. - Đi theo vòng tròn, hít thở sâu: 1 phút * Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút. - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do giáo viên soạn: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do giáo viên hoặc cán sự điều khiển). Hoạt động 2: Kiểm tra những học sinh chưa hoàn thành bài kiểm tra giờ trước. Trò chơi "Nhảy ô tiếp sức": 9- 10 phút. Đội hình chơi do giáo viên sáng tạo hoặc tổ chức theo 2- 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, những học sinh đến lượt tiến vào vị trí xuất phát (theo sân đã chuẩn bị) thực hiện tư thế chuẩn bị chờ lệnh mới bắt đầu trò chơi. Giáo viên nêutên trò chơi, cùng học sinh nhắc lại (tóm tắt) cách chơi, cho 1 - 2 học sinh làm mẫu, cho cả lớp chơi thử 1 -2 lần trước khi chơi chính thức có sử dụng phương pháp thi đua trong trò chơi. Giáo viên nêu thêm các yêu cầu trên cơ sở cách chơi quy định để tạo sự cố gắng của học sinh hoặc có thể thay thế một trò chơi khác có cùng mục đích phát triển sức mạnh chân (Điều này áp dụng cho tất cả những trò chơi của các bài 67, 68, và 69). - Trò chơi "Dẫn bóng": 9 - 10 phút. Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo hoặc tương tự như cách nêu ở trên. Hoạt động3: Kết thúc: 4 - 6 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút. - Đi thường theo 2 - 4 hàng dọc trên sân trường và hát: 2 phút. * Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 - 2 phút. * Trò chơi hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 phút. - Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích. IV. Rút kinh nghiệm : ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn : ...../...../2009 Ngày giảng : ...../...../2009 Thể dục : Bài 68 trò chơi "nhảy đúng, nhảy nhanh " và "ai kéo khoẻ" I- Mục tiêu: Chơi hai trò chơi "Nhảy đúng, nhảy nhanh" và "Ai kéo khoẻ". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, tích cực. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Giáo viên và cán sự mỗi người 1 còi, kẻ sân để tổ chức trò chơi. III- các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Mở đầu: 6 - 10 phút. - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút. - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 200 - 250m. - Đi theo vòng tròn, hít thở sâu: 1 phút * Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút. - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do giáo viên soạn: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do giáo viên hoặc cán sự điều khiển). * Kiểm tra những học sinh có những nội dung chưa hoàn thành. Hoạt động 2: 18 - 22 phút. Trò chơi "Nhảy đúng, nhảy nhanh": 9- 10 phút. Đội hình chơi do giáo viên sáng tạo hoặc tổ chức theo 2- 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị trước ô nhảy của mỗi hàng, những học sinh đến lượt tiến vào vị trí xuất phát thực hiện tư thế chuẩn bị để chờ lệnh bắt đầu trò chơi. Giáo viên nêu tên trò chơi, cùng học sinh nhắc lại (tóm tắt) cách chơi, cho 1 - 2 học sinh làm mẫu, cho cả lớp chơi thử 2 - 3 lần trước khi chơi chính thức có sử dụng phương pháp thi đua trong trò chơi. Có thể tăng thêm số ô nhảy hoặc tổ chức chơi theo hình thức tiếp sức: Từng em nhảy lượt đi hết số ô quy định, sau đó quay lại nhảy lượt về, đưa tay chạm tay bạn tiếp theo ... hoặc cách chơi do giáo viên sáng tạo. - Trò chơi "Ai kéo khoẻ": 9 - 10 phút. Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo hoặc tương tự như cách nêu ở trên. Để đảm bảo an toàn chi học sinh, trước mỗi lần cho học sinh chơi, giáo viên cần kiểm tra và chỉnh sửa cho các em nắm tay nhau dúng theo quy định, sau đó mới tiến hành trò chơi. Có thể tổ chức thi giữa các tổ, xem tổ nào có nhiều người kéo khoẻ hoặc cách chơi do giáo viên sáng tạo. Giáo viên tham khảo trang 32 - 33 và 35 - 36 sách Thể dục 3 của NXBGD từ năm 2004 đến nay. Hoạt động3: Kết thúc: 4 - 6 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút. - Đi thường theo 2 - 4 hàng dọc trên sân trường và hát 1 bài (do giáo viên chọn): 2 - 3 phút. * Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 - 2 phút. * Trò chơi hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 phút. - Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích. IV. Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn : ...../...../2009 Ngày giảng : ...../...../2009 Thể dục : Bài 69 trò chơi "lò cò tiếp sức" và "lăn bóng" I- Mục tiêu: Chơi hai trò chơi "Lò cò tiếp sức" và "Lăn bóng". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, tích cực. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Giáo viên và cán sự mỗi người 1 còi, 4 quả bóng rổ số 5, kẻ sân để tổ chức trò chơi. III- các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Mở đầu: 6 - 10 phút. - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút. - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 200 - 250m. - Đi theo vòng tròn, hít thở sâu: 1 phút * Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút. - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do giáo viên soạn: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do giáo viên hoặc cán sự điều khiển). Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn): 1- 2 phút. Hoạt động 2: 18 - 22 phút. Trò chơi "Lò cò tiếp sức": 9- 10 phút. Giáo viên nêu tên trò chơi, cùng học sinh nhắc lại (tóm tắt) cách chơi, cho 1 - 2 học sinh làm mẫu trước khi chơi chính thức. Có thể tổ chức 1- 3 lần chơi chính thức (tuỳ theo sức khoẻ học sinh và thời gian cho phép), nhưng giáo viên cần có những yêu cầu mới cho những lần chơi tiếp theo. Ví dụ: Đội ít phạm quy và lò cò về nhanh nhất, nhưng hàng ngũ lộn xộn, mất trật tự chưa chắc đã được nhất. Ví dụ: Tăng khoảng cách để học sinh lò, cò ... - Trò chơi "Lăn bóng": 9 - 10 phút. Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo hoặc tương tự như cách nêu ở trên. Hoạt động3: Kết thúc: 4 - 6 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút. - Chạy nhẹ nhành thành một vòng tròn trên sân: 1 phút. - Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 - 2 phút. * Trò chơi hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 phút. - Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích. IV. Rút kinh nghiệm : ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn : ...../...../2009 Ngày giảng : ...../...../2009 Thể dục : Bài 70 tổng kết môn học I- Mục tiêu: Tổng kết môn học.Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học trong năm, đánh giá được sự cố gắng và những điểm còn hạn chế, kết hợp có tuyên dương, khen thưởng những học sinh xuất sắc. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trong lớp học hoặc nhà tập. - Phương tiện: + Chuẩn bị nơi học sinh trình diễn và phương tiện (giáo viên cần sự kiến trước) + Kẻ bảng dưới đây. Hệ thống kiến thức kỹ năng Đội hình đội ngũ Bài thể dục phát triển chung Bài tập RLTTKNCB Môn thể thao tự chọn Trò chơi vận động Ôn: - - - - - Các động tác: - - - - - Ôn: - - 2. Học mới - - Ôn: - - 2. Học mới - - Ôn: - - 2. Học mới - - III- các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Mở đầu: 4 - 5 phút. - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút. - Vỗ tay, hát (nếu ngồi trong lớp) hoặc đi đều, hát: 2 - 3 phút. - Một số động tác khởi động (do giáo viên chọn): 1-2 phút. - Trò chơi (do giáo viên chọn): 1- 2 phút. Hoạt động 2: 22 - 24 phút. Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại các nội dung đã học trong năm học (theo từng chương) bằng hình thức cùng nhớ lại và sau đó giáo viên hoặc học sinh ghi lên bảng (theo bảng đã chuẩn bị). - Cho một số học sinh thực hành động tác (xen kẽ các nội dung trên) - Giáo viên đánh giá kết quả học tập và tinh thần thái độ của học sinh trong năm đối với môn thể dục. - Tuyên dương một số tổ, cá nhân Hoạt động 3: Kết thúc: 4 - 6 phút. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát : 2 - 3 phút. - Trò chơi (do giáo viên chọn): 1 - 2 phút - Giáo viên dặn dò học sinh tự ôn tập trong dịp hè, giữ vệ sinh và đảm bảo an toàn trong tập luyện. IV. Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: