Giáo án lớp 5 Trung Tâm - Năm học 2013 – 2014

Giáo án lớp 5 Trung Tâm - Năm học 2013 – 2014

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng,thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch

- Hiểu nội dung,ý nghĩa: Ca ngợi Dì Năm dũng cảm , mưu trí lừa giặc,cứu cán bộ cách mạng (trả lời câu hỏi 1,2,3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch.

2.HS: dụng cụ học tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 Trung Tâm - Năm học 2013 – 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 3
Thứ hai ngày 2 tháng 09 năm 2013 
NGHỈ 2 / 9/ 2013
BUỔI SÁNG:
Thứ ba ngày 03 tháng 09 năm 2013
Ngày soạn: 31 / 08 / 2013
Ngày giảng: 03 / 09 / 2013 
Tiết 1: 
TẬP ĐỌC
LÒNG DÂN (Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 - Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng,thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch
- Hiểu nội dung,ý nghĩa: Ca ngợi Dì Năm dũng cảm , mưu trí lừa giặc,cứu cán bộ cách mạng (trả lời câu hỏi 1,2,3) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.GV:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch.
2.HS: dụng cụ học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
2 . Bài mới : Giới thiệu bài.
HĐ 1 : Luyện đọc
- Cho HS đọc lời mở đầu.
- Gv đọc diễn cảm màn kịch.
+ Giọng đọc rõ ràng, rành mạch.
+ Chú ý đổi giọng, hạ giọng khi đọc những chữ trong ngoặc đơn nói về hành động, thái độ của nhân vật.
+ Giọng của cai lính:hống hách, xấc xược.
+ Giọng di Năm : tự nhiên ở đoạn đầu, nghẹn ngào ở đoạn sau.
-GV chia làm 3 đoạn.
- Đ1: Từ đầu đến lời dì Năm.
- Đ2:Từ lời cai đến lời lính.
- Đ3: Còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp.
- Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó: cai , hổng thấy , thiệt quẹo vô , lẹ , ráng , xẵng giọng.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- Gọi một , hai HS đọc lại đoạn kịch .
HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giao việc : Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp thảo luận câu hỏi 1,2 trong SGK.
+Lớp trưởng lên bảng đọc câu hỏi.
H: Chú cán bộ gặp nguy hiểm gì?
H : Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
-GV cho cả lớp đọc thầm lại bài một lượt và lớp phó lên điều khiển lớp thảo luận câu hỏi 3,4.
-Lớp phó đọc câu hỏi.
H: Dì Năm đấu trí với địch khôn khéo như thế nào?
H: tình huống nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? vì sao?
-GV chốt lại: trong bài tình huống kết thúc màn 1 là hấp dẫn nhất vì dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng dì sắp khai ..
HĐ 3 : Đọc diễn cảm .
-GV đọc diễn cảm đoạn 1.
-Nhấn giọng ở những từ ngữ có: Thấy, hổng thấy, lâu mau
+Nghỉ 2 nhịp ở chỗ ngăn cách giữa nhân vật và lời nói của nhân vật ở cuối câu.
+Nghỉ 1 nhịp ở chỗ dấu phâỷ.
-Cho HS đọc phân vai: GV chia HS thành nhóm 6 em, mỗi em sắm một vai. GV nhắc học sinh em đóng vai người dẫn chuyện.
-Cho HS thi đọc.
-GV nhận xét và khen nhóm đọc hay.
- 2-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 HS đọc phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí thời gian.
- HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch .
-HS dùng viết chì đánh dấu.
- Hs lần lượt đọc đoạn.
- HS đọc từ theo sự hướng dẫn của GV.
- Hs đọc bài theo nhóm đôi .
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS đọc lại đoạn kịch .
- 1 HS đọc phần giới thiệu về nhân vật, cảnh trí, thời gian.
- Lớp trưởng lên bảng.
-Cả lớp trao đổi, thảo luận: Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào dì Năm.
+ Dì đưa chú một chiếc áo khác để thay.
-Cả lớp đọc thầm lại bài.
-Lớp phó lên bảng.
+Dì Năm bình tĩnh trả lời các câu hỏi của tên cai. Dì nhận chú cán bộ là chồng. .
-HS tự do lựa chọn tình huống mình thích.
-Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm theo cách ngắt nhịp, nhấn giọng được đánh dấu trên bảng phụ.
-HS chia nhóm và từng nhóm được phân vai.
-2 nhóm lên thi.
-Lớp nhận xét.
3 . Củng cố , dặn dò :
-Gv nhận xét tiết học và biểu dương những học sinh đọc tốt.
-Yêu cầu HS các nhóm về tập đóng kịch trên.
-Dặn các em về nhà chuẩn bị bài tập đọc sắp tới, đọc trước màn 2 của vở kịch lòng dân.
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh:biết cộng , trừ , nhân , chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số 
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
1,GV: Đồ dùng dạy học.
2,HS: Dụng cụ học tập.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
-Chấm một số vở HS.
-Nhận xét chung.
3. Bài mới :
Hướng dẫn HS làm các bài tập .
Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Chuyển các hỗn số thành phân số.
-Gọi HS nhắc lại cách làm.
- Gọi 2 HS lên bảng làm .
Bài 2 : So sánh các hỗn số
H : Nêu yêu cầu của bài ? 
H : Muốn so sánh hai hỗn số; 3 ta làm thế nào?
-Yêu cầu HS thực hiện cách 1 về nhà tự làm cách 2.
Bài 3 : Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính .
H : Bài toán yêu cầu làm gì ?
-Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
-Nhận xét chấm bài.
-Nhận xét chung.
-Hát
-HS thực hiện.
-Nhận xét.
-1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở: 
-1-2HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
- 2 HS lên bảng làm .
- HS trả lời 
-C1: Đổi sang phân số rồi so sánh hai phân số vừa tìm được
C2: So sánh phần nguyên rồi so sánh phân số.
a)3 
d)
- HS trả lời
-HS tự làm bài vào vở.
a) =
b) =
c,
d,
-Một số HS đọc kết quả.
-Nhận xét sửa bài.
-1-2HS nhắc lại kiến thức
3. Củng cố, dặn dò :
-Hệ thống kiến thức.
-Dặn HS làm bài ở nhà.
Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3:
ĐẠO ĐỨC
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM 
CỦA MÌNH ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận ra và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1, GV: Đồ dùng dạy học.
2, HS: Dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Nêu những việc làm trong tuần để xứng đáng là HS lớp 5 ?
H : Nêu những việc làm giúp đỡ các hs các lớp nhỏ ?
* Nhận xét chung.
3.Bài mới: GT bài:
HĐ1:Tìm hiểu truyện : Chuyện của Đức
MT:HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức ; biết phân tích đưa ra quyết định đúng.
* Cho HS quan sát tranh SGK để GT bài- Ghi đầu bài .
* Cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện.
- Yêu cầu 1,2 HS đọc to câu chuyện.
- Yêu cầu HS thảo luận theo lớp theo 3 câu hỏi SGK.
- Yêu cầu 4,5 HS trả lời câu hỏi 
* Nhận xét rút kết luận: 
-Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhấtCác em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí, vừa có tình .
HĐ2:Làm bài tập 1 SGK
MT:HS xác điïnh được những việc nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
* Chia lớp thanøh các nhóm nhỏ .
- Gọi HS nhắc lại yêu cầu của bài tập.
- Thảo luận theo nhóm, yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả.
* Nhận xét rút kết luận :
- a, b,d,g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm ; c, d, e không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
- Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sữa lỗi ; làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn  là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập.
HĐ3:Bày tỏ thái độ ( BT 2,SGK)
MT:HS tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
* Lần lượt nêu các ý kiến ở bài tập 2 :
- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến: tán thành hay không tán thành ( Theo qui ước )
- Yêu cầu một vài HS giaiû thích tại sao tán thàh hoặc phản đối ý kiến đó.
* Nhận xét rút kết luận : Tán thành ý kiến đó : a, d.
- Không tán thành ý kiến : b, c, d.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
* HS quan sát tranh và nêu đầu bài.
* Đọc thầm cả lớp.
- 1,2 HS đọc to câu chuyện.
- 1 HS đọc 3 câu hỏi SGK.
- Ghi ý kiến của bản thân vào giấy.
- Trình bày ý kiến của mình với các bạn
- 3,4 HS trình bày trước lớp.
- Tổng hợp ý kiến, rút kết luận .
* 1,2 HS đọc bài học SGK.
* Làm việc theo nhóm, dưới sự điều khiển cuả nhóm trưởng.
- 2 HS nêu lại yêu cầu bài.
- Ghi kết quả các ý thảo luận .
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
* Nhận xét các nhóm rút kết luận.
+ 3,4 HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ.
- Liên hệ những việc làm thiết thực của cá nhân.
* Làm việc cá nhân .
- Giơ thẻ bày tỏ ý kiến.
- Mỗi ý 1,2 HS giải thích.
+ Nêu nhận xét chug.
* Nêu lại toàn bộ bài tập bài tỏ ý kiến.
* Phân công các vai chuẩn bị cho bài học tuần sau.
- 3,4 HS nêu lại nội dung bài.
- Thực hiện các việc đã học trong tuần.
3.Củng cố ,dặn dò: 
* HD HS chuẩn bị trò chơi cho tuần sau.
- Nêu lại ND bài học.
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: 	 MĨ THUẬT
(Giáo viên chuyên soạn giảng)
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1. 
TẬP ĐỌC
ÔN LUYỆN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Ôn bài tập đọc: Lòng dân
- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài mới
*.Ôn bài tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HD đọc
- GV đọc mẫu - HD cách đọc
- HD - HS luyện đọc
- H ... viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
H : Nêu tên các bài toán điển hình em đã học ở lớp 4?
- Nhắc lại các loại toán điển hình
- Nhận xét chung.
3. Bài mới : GTB
HĐ 1: Củng cố lại dạng toán tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và cách giải.
*GV nêu bài toán 1:
+ Gọi HS đọc lại bài toán 1.
 H : Bài toán cho biết gì ? 
H :Bài toán hỏi gì ?
- GV nêu : Nếu coi số thứ nhất là 5 phần thì số thứ hai có bao nhiêu phần như thế ?
- Gọi 1 HS lên vẽ sơ đồ và tóm tắt . 
H : Bài toán thuộc dạng nào?
- Yêu cầu xác định yếu tố đặc trương của dạng toán.
- Gọi HS lên bảng làm.
-Nhận xét đánh giá.
H : Giải bài toán thực hiện mấy bước? Nêu các bước?
-Nhận xét chốt ý:
*GV nêu bài toán 2
- Hướng dẫn tương tự như bài toán 1
-Yêu cầu xác định yếu tố đặc trương của dạng toán.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Nhận xét đánh giá.
H : Giải bài toán thực hiện mấy bước? Nêu các bước?
HĐ 2: Luyện tập.
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1 trang 18.
H : Em hãy xác định dạng toán cho từng phần ?
- Chia lớp thành 2 nhóm ( dãy bàn ) mỗi nhóm làm 1 phần .
- Gọi 2 HS đại diện 2 nhóm lên bảng làm 
- Khuyến khích học sinh nêu lên các cách giải hai (trả lời đúng và gọn).
- Nhận xét - tuyên dương nhóm nhiều em làm đúng
-Hát
-Nối tiếp nêu.
-Nghe.
- 1-2 HS đọc .
+ Tổng của hai số là 121; tỉ số của hai số là .
+ Tìm 2 số đó .
+ Số thứ hai có 6 phần.
 ?
Số be ù : |—|—|—|—|—|	121
Số bé :|—|—|—|—|—|—|
 ?
+ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Tổng 121, tỉ số
- 1HS lên bảng thực hiện. Lớp làm bào vở nháp.
Bài giải
Theo sơ đồ , tổng số phần bằng nhau là :
5 + 6 = 11 ( phần )
 Số bế là : 
121 : 11 x 5 = 55
 Số lớn là : 
121 – 55 = 66 
Đáp số : 55 và 66
-Lớp nhận xét bài làm trên bảng và sửa bài của mình.
-Trả lời:
Bước 1:Xác định tổng, .
Bước 2: Tìm tổng số 
Bước 3: Tìm giá trị 
Bước 4: Tìm số lớn hoặc 
-Một số HS nhắc lại.
-HS đọc bài toán 2
- HS tìm hiểu và phân tích , tóm tắt bài toán . ?
Số bé : |——|——|——| 192
Số lớn : |——|——|——|——|——|
 ?
Bài giải 
Theo sơ đồ , hiệu số phần bằng nhau là :
5 - 3 = 2 ( phần )
Số bé là : 
192 : 2 x 3 = 288
Số lớn là :
+ 192 = 480
Đáp số : 288 và 480
- HS trả lời .
- 1HS đọc đề bài.
- HS trả lời .
?
+ HS 1 làm câu a
84
Số bé:
?
Số lớn	 0
Lời giải :
Tổng số phần bằng nhau là:
+ 9 = 16 ( phần )
 Số bé là : 80 : 16 x 7 = 35
Số lớn là: 80 - 35 = 45
Đáp số : 35 và 45
+ HS 2: làm câu b
 55
?
Số lớn:
Số bé:
Lời giải :
Hiệu số phần bằng nhau là:
- 4 = 5 ( phần )
 Số bé là : 55 : 5 x 4 = 44
Số lớn là: 55 + 44 = 99
Đáp số : 44 và 99
- Nhận xét bài làm trên bảng.
HS nh¾c l¹i néi dung bµi
4 . Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn HS về nhà làm bài tập.
Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3:
LỊCH SỬ
CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ.
I. MỤC TIÊU: 
- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại tổ chức:
+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai pháI :chủ chiến và chủ hoà (đại diện là Tôn Thất Thuyết )
+ Đêm mùng 4 rạng sáng 05/07/1885 pháI chủ chiến là Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Trước thế mạnh của giặc ,nghĩa quân phảI rút quân lên vùng rừng núi Quảng Trị.
+ Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.
- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: Phạm Bành- ĐInh Công Tráng ( Khởi nghĩa Ba Đình ), Nguyễn Thiện Thuật ( BãI Sậy), Phan Đình Phùng ( Hương Khê).
- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội TNTP,ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885, có các vị trí kinh thành Huế, đồn Mang Cá, toà Khâm sứ nếu có.
- Bản đồ hành chính VN.
- Hình minh hoạ tronng SGK.
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi một số HS lên bảng kiêm tra bài.
- Nhận xét cho điểm HS.
3.Bài mới :
GV giới thiệu bài cho HS.
HĐ1:Người đại diện phía chủ chiến.
- GV nêu vấn đề: 1884, triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân pháp trên toàn đất nước ta. Sau hiệp ước này, tình hình nước ta có những nét chính nào? Em hãy đọc SGK và trả lời câu hỏi.
H : Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào?
H : Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân pháp?
- GV nêu từng câu hỏi trên và gọi HS trả lời trước lớp.
- GV nhận xét câu trả lời của HS sau đó nêu KL.
HĐ2: Nguyên nhân diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản cônng ở kinh thành Huế.
- GV chia HS thành cacù nhóm, yêu cầu thảo luận để trả lời các câu hỏi.
H :Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?
H : Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra khi nào? Ai là người lãnh đạo? Tinh thần phản công của quân ta như thế nào?
Vì sao cuộc phản công thất bại?
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét về kết quả thảo luận của HS.
HĐ3: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương.
-GV yêu cầu HS trả lời:
H : Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại. Tôn Thất Thuyết đã làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, chia sẻ với các bạn trong nhóm những thông tin, hình ảnh mình sưu tầm được về Hàm Nghi và chiếu Cần Vương.
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu HS các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến khi cần thiết.
- GV có thể giới thiêu thêm về vua Hàm nghi.
- GV nêu câu hỏi.
H :Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương?.
- GV tóm tắt nôi dung hoạt động 3.
-Hát
- 2-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Nghe.
- Nghe và nêu để xác định vấn đề, sau đó tự đọc SGK và tìm câu trả lời cho các câu hỏi.
+ Quan lại nhà Nguyễn chia thành 2 phái. Chủ hoà và chủ chiến.
- Chủ hoà chủ trương thuyết phục thực dân pháp.
- Chủ chiến. Đại diện là Tôn Thất Thuyết, cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu..
+ Không chịu khuất phục thực dân pháp.
- 2 HS lần lượt trả lời, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4-6 HS, cùng thảo luận và ghi các câu trả lời vào phiếu.
+ Tôn Thất Thuyết đã tích cực chuẩn bị để chống giặc Pháp. Giặc Pháp lập mưu bắt ông nhưng không thành. Trước sự uy hiếp của kẻ thù ông quyết định nổ súng trước để giành thế chủ công.
+ Đêm mông 5-7 -1885, cuộc phản công bắt đầu bằng tiếng nổ rầm trời cảu súng “ thần công” quân ta do Tôn Thất Thuyết chỉ huy đã tấn cônng và đồn Mạng Cá và toà Khâm sứ pháp
- 3 nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
- Đã đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến. Tại đây ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương kể gọi nhân dân cả nước giúp vua.
-HS làm việc trong nhóm theo yêu cầu của GV.
- 3 HS lần lượt trình bày kết quả chia sẻ kiến thức trước lớp.
+ Phạm Bành, Đình Công Tráng (Ba đình- Thanh hoá)
+ Phan đình Phùng (Hương khê- hà tĩnh).
4. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các HS còn chưa cố gắng.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4:	 THỂ DỤC
(GV chuyên soạn giảng)
Tiết 5:	 HOẠT ĐỘNG CUỐI TUẦN
 HOẠT ĐỘNG CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
- Tổng kết, đánh giá các mặt hoạt động để các em thấy được ưu, nhược điểm của bản thân , từ đó có hướng phấn đấu, sửa chữa.
- Tổng kết việc thực hiện nội quy ra vào lớp của học sinh.
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua và đề ra công tác tuần tới (tuần 3).
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
1. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động trong tuần:
* Lớp trưởng nhận xét chung:
- Đạo đức: duy trì nề nếp: chào hỏi mọi người; nề nếp ra, vào lớp, ý thức tu dưỡng đạo đức của bản thân, việc đón xuân
- Học tập: học bài và làm bài đầy đủ, ghi chép bài đúng quy định, ý thức xây dựng bài trong các tiết học.
 - Các hoạt động Đội: duy trì và thực hiện tốt các mặt hoạt động theo đúng quy định của Đội đề ra.
* GV nhận xét đánh giá chung
- Việc thực hiện nội quy ra vào lớp của học sinh.
- Kết quả việc chuẩn bị ôn tập thi học sinh năng khiếu.
2. Rút kinh nghiệm chung trong tuần- Đề ra công tác tuần tới:
- Nhắc nhở HS rút kinh nghiệm những nhược điểm mắc phải trong tuần và duy trì tốt các mặt hoạt động: Đạo đức, học tập và các hoạt động của đội
- Yêu cầu HS thực hiện tốt với ý thức tự giác, nghiêm túc.
- GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhân:Tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng giám sát các thành viên trong lớp thực hiện tốt các mặt hoạt động. 
- Kiểm tra sách vở của học sinh.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(4).doc