Giáo án lớp 5 - Trường TH Long Tân - Tuần 10

Giáo án lớp 5 - Trường TH Long Tân - Tuần 10

I. MỤC TIÊU:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. Yêu cầu đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ, đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm Việt Nam –Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng.

- Bảng phụ + phiếu học tập ghi bài tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Trường TH Long Tân - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai, ngày 06 tháng 11 năm 2006
Tập đọc
Tiết 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1)
MỤC TIÊU: 
- 	Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. Yêu cầu đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ, đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- 	Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm Việt Nam –Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.. 
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 	Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng.
- 	Bảng phụ + phiếu học tập ghi bài tập 1.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Dạy bài mới : 
Giới thiệu bài: 
- 	G.v nêu mục đích, yêu cầu giờ học
1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- 	H.s bốc thăm chọn bài.
- 	H.s đọc bài tập đọc hoặc bài học thupộc lòng theo chỉ định. 
- 	Nhận xét, ghi điểm.
2. Hoạt động 2: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học
- 	G.v phát phiếu học tập cho h.s.
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
- 	Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- 	Nhận xét.
C. Củng cố – dặn dò
- 	G.v nhận xét tiết học.
- 	Dặn h.s tiếp tục ôn những bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
Toán
Tiết 46: LUYỆN TẬP CHUNG
MỤC TIÊU 
Giúp h.s củng cố về:
- 	Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
- 	So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- 	Một số kiến thức chuẩn bị cho cho hình thành vận tốc.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Kiểm tra bài cũ.
Hãy chuyển thành hỗn số và số thập phân theo mẫu:
Mẫu: 
Dạy bài mới:
1. Hoạt động 1: Ôn tập chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
Bài 1: H.s nêu yêu cầu bài.
- 	H.s nêu cách làm bài - H.s làm bài vào vở + bảng phụ.
- 	Nhận xét sửa bài.
2. Hoạt động 2: So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác.
Bài 2: H.s nêu yêu cầu bài - H.s làm bài bảng con – nhận xét sửa bài
- 	H.s giải thích cách làm bài.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài – H.s làm bài bảng con + bảng lớp.
- 	Nhận xét sửa bài.
3. Hoạt động 3: Ôn giải toán tỉ lệ.
Bài 4: H.s đọc đề bài.
- 	Bài toán thuộc dạng toán nào? Có mấy đại lượng? Nêu quan hệ tỉ lệ?
- 	Có thể giải bằng mấy cách là những cách nào?
- 	H.s làm bài vào vở – Một h.s lên bảng làm bài bảng phụ - Nhận xét sửa bài.
C. Củng cố dặn dò.
- 	Nhận xét tiết học, về nhà ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Chính tả
Tiết 10: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 2)
MỤC TIÊU:
- 	Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. Yêu cầu đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ, đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- 	Nghe –viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 	Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: 
- 	G.v nêu mục đích, yêu cầu giờ học
1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- 	H.s bốc thăm chọn bài – H.s đọc bài tập đọc hoặc bài học thuộc lòng theo chỉ địn - Nhận xét, ghi điểm.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả
Bước 1: Tìm hiểu nội dung đoạn viết 
- 	H.s đọc đoạn chính tả sẽ viết Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
+ Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?
+ Vì sao nhửng người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước giữ rừng?
+ Bài văn cho em biết điều gì? Nhận xét, g.v chốt ý chính. 
Bước 2: Hướng dẫn viết từ khó 
-	 Yêu cầu h.s nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. Ví dụ: bột nứa, ngược, giận, nỗi niềm, cầm trịch, đỏ lừ, canh cánh
- 	Yêu cầu h.s đọc viết các từ vừa tìm được vào bảng con, bảng lớp . 
Bước 3: Viết chính tả: 
- 	G.v đọc chậm rãi cho h.s viết vào vở. 
- 	H.s soát lỗi. (H.s gạch chân từ viết sai – viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết ).
- 	Thu bài chấm . G.v nhận xét bài viết của h.s.
C. Củng cố – dặn dò : 
- 	G.v nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Tiết 10: TÌNH BẠN (Tiết 2)
MỤC TIÊU 
- 	Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- 	Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- 	Bảng phụ.
- 	Ngôi sao vàng, đỏ bằng giấy.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động 1: Ứng xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
- 	H.s thảo luận nhóm hoàn thành phiếu bài tập sau.
Phiếu bài tập
Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau? Vì sao em lại làm như vậy?
1. Khi em nhìn thấy bạn em làm việc sai trái.
2. Khi bạn em gặp chuyện vui.
3. Khi bạn em bị bắt nạt. 
4. Khi bạn em bị ốm phải nghỉ học.
5. Khi bạn em bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi không tốt.
6. Bạn phê bình khi em mắc khuyết địểm.
7. Khi bạn gặp chuyện buồn.
Sau khi thảo luận đại diện các nhóm trình bày – Lớp nhận xét bổ sung.
2. Hoạt động 2: Cùng nhau học tập gương sáng.
Mục tiêu: H.s kể lại những tấm gương trong tình bạn mà các em đã chuẩn bị ở nhà.
Cách tiến hành:
- 	H.s thảo luận nhóm lựa chọn một câu chuyện để kể - Các nhóm cử đại diện kể chuyện.
+ Câu chuyện đã kể về những ai?
+ Chúng ta học được gì từ câu chuyện vừa kể?
- 	G.v nhận xét khen ngợi những em kể hay, truyền cảm, khuyến khích những em còn yếu.
3. Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
Mục tiêu: H.s biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
Cách tiến hành:
- 	H.s thảo luận nhóm theo yêu cầu sau:
- 	Những việc nên làm để có một tình bạn đẹp.
- 	Sau thời gian thảo luận các nhóm báo cáo kết quả thảo luận – Lớp nhận xét bổ sung. 
- Nhận xét khen những nhóm có việc làm đúng và tốt cho tình bạn.
C Kết luận: Tình bạn không phải tự nhiên mà có. Mỗi chúng ta cần phải vun đắp, gìn giữ mới có được tình bạn. Tục ngữ có câu: 
Tình bạn là nghĩa tương thân
Khó khăn thuận lợi ân cần bên nhau.
C. Củng cố dặn dò.
- 	Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
Cách tiến hành:
- 	Chia lớp thành hai nhóm (nam và nữ) 
- 	Mỗi nhóm thay phiên nhau đọc những câu ca dao tục ngữ về tình bạn.
- 	Nhận xét khen gợi nhóm dành chiến thắng.
- 	Nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Tiết 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
MỤC TIÊU
Giúp h.s:
- 	Nêu được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ.
- 	Hiểu được những hậu quả nặng nề nếu vi phạm luật giao thông đường bộ.
- 	Luôn có ý thức chấp hành luật giao thông, cẩn thận khi tham gia giao thông và tuyên truyền, vận động, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 	Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các vụ tai nạn giao thông.
- 	Hình minh hoạ trang 40, 41 SGK.
- 	Giấy khổ to bút dạ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Kiểm tra bài cũ.
- 	Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại?
- 	Khi có nguy cơ bị xâm hại em xẽ làm gì?
- 	Tại sao khi bị xâm hại, chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẻ, tâm sự?
B. Bài mới.
Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông và hậu quả của nó
Mục tiêu : Nhận ra được những việc làm vi phạm luật giao thông của những người tham gia giao thông.
- 	Nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.
Cách tiến hành:
- 	H.s quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 40 SGK, thảo luận theo nhóm đôi các nội dung sau.
+ Hãy chỉ ra những sai phạm của người tham gia giao thông.
+Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó?
+ Hậu quả của những vi phạm đó là gì?
-	Sau thời gian thảo luận gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận – Lớp nhận xét bổ sung.
C Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông
2. Hoạt động 2: Những việc làm thực hiện an toàn giao thông
- 	H.s thảo luận theo nhóm.
- 	G.v phát giấy khổ to và bút dạ cho từng nhóm.
- 	Quan sát hình 5, 6, 7 SGK trang 41 và nói rõ ích lợi của việc làm được mô tả trong hình.
- 	Sau thời gian thảo luận các nhóm báo cáo kết quả thảo luận – Lớp nhận xét bổ sung.
? Hãy kể thêm một số việc làm để thực hiện an toàn giao thông.
- 	Nhận xét khen ngợi những h.s có hiểu biết để thực hiện an toàn giao thông.
C. Củng cố dặn do.ø
- 	Trò chơi : Thực hành đi bộ an toàn
Cách tiến hành: Cử 3 h.s làm ban giám khảo để quan sát g.v kê bàn ghế thành lối đi có vỉa hè, có phần kẻ sọc trắng để sang đường, có đèn xanh, đèn đỏ, chỗ rẽ để h.s thực hành.
- 	Chia h.s thành các nhóm và đưa ra các tình huống để h.s xử lí.
+ Em muốn sang phía bên kia đường mà đương không có phần dành cho người đi bộ, em sẽ làm thế nào? Hãy thực hành theo cách em cho là đúng.
+ Em đang đi trên đường không có vỉa hè, em sẽ đi như thế nào?
+ Em đang đi thì nhìn thấy biển báo có chỗ rẽ nguy hiểm, em sẽ làm thế nào?
+ Đường nhỏ mà phía trước lại có hai xe đi tới, em sẽ làm thế nào?
- 	Ban giám khảo tổng kết những bạn biế`t đi bộ an toàn.
- 	Nhận xét h.s thực hành đi bộ.
- 	Nhận xét tiết học, dặn h.s luôn chấp hành luật giao thông đường bộ, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện và ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị ôn tập.
Thứ ba, ngày 07 tháng 11 năm 2006
Thể dục
Bài 19: ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH-TRÒ CHƠI “Ai nhanh và khéo hơn” 
MỤC TIÊU:
- 	Học động tác vặn mình. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. 
- 	Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động, đúng luật và tự giác.
ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIE ... bảng phụ như bài tập 1 SGK trang 50 ghi đủ cột đầu và hai dòng đầu tiên.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ.
- 	Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào? Thực hiện phép tính: 
	3,46 + 12,57
- 	Nêu tính chất giao hoán của phép cộng hai số tự nhiên.
B. Bài mới:
Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân.
Bài 1: G.v đưa bảng phụ vẽ sẵn bài 1 yêu cầu h.s tính giá trị của a +b và b + a.
- 	H.s nhận xét để nêu được phép cộng hai số thập phân có tính chất giao hoán.
C Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
	a + b = b + a	
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
- 	H.s nêu lại tính chất giao hoán.
- 	H.s làm bài bảng con + bảng lớp – nhận xét sửa bài.
2. Hoạt động 2: Ôn tập giải toán hình học và tìm số trung bình cộng.
Bài 3: H.s đọc đề bài.
- 	Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu ta tìm gì? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta cần biết gì?
- 	Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- 	H.s làm bài vào vở – Một h.s làm bài bảng phụ - Nhận xét chữa bài.
Bài 4: H.s đọc đề bài.
- 	Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu ta tìm gì? Muốn tìm trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải ta làm như thế nào?
- 	H.s làm bài vào vở – Một h.s làm bài bảng phụ - Nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò.
- 	Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- 	Muốn tìm trung bình cộng của hai hay nhiều số ta làm như thế nào?
- 	Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
- 	Nhận xét tiết học về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
 Tiết 20: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 7)
Khoa học
Tiết 20: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- 	Xác định được giai đoạn tuổi dậy thì ở con trai và co gái trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh. Khắc sâu đặc điểm của tuổi dậy thì.
- 	Ôn tập các kiến thức về sự sinh sản ở con người và thiên chức của người phụ nữ.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 	Phiếu học tập.
- 	Giấy khổ to, bút dạ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ.
- 	Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
- 	Tai nạn giao thông để lại những haậu quả như thế nào?
B. Bài mới
Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: Ôn tập về con người
Mục tiêu :
- 	Ôn lại cho h.s một số liến thức trong các bài: Nam hay nữ; Từ lúc mới sinh đến tuổi dạy thì.
Cách tiến hành:
- 	H.s làm việc cá nhân hoàn thành phiếu bài tập
Phiếu bài tập
Họ và tên:.
1. Vẽ sơ đồ thể hiện lứa tuổi dậy thì ở con trai và con gái.
a/ Con trai:	
b/ Con gái: 	
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: Tuổi dậy thì làgì?
a. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất.
b. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tinh thần.
c. Là tuổi mà cơ thể có nhiềi mặt biến đổi về mặt tình cảm và mối quan hệ xã hội.
d. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được?
a. Làm bếp giỏi.
b. Chăm sóc con cái.
c. Mang thai và cho con bú.
d. Thêu, may giỏi.
- 	Sau khi làm bài nhận xét chữa chấm một số bài của h.s.
2. Hoạt động 2: H.s thảo luận đôi bạn các yêu cầu sau:
- 	Nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới?
- 	Nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ?
- 	Nêu sự hình thành một cơ thể người?
- 	Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ?
Sau thời gian thảo luận các đôi bạn báo cáo kết quả thảo luận – Lớp nhận xét bổ sung.
C. 	 Củng cố dặn dò.
- 	Nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau tiếp tục ôn tập.
Thứ sáu, ngày 10 tháng 11 năm 2006
Mĩ thuật
Tiết 10: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
MỤC TIÊU.
-	H.s nắm được cách trang trí đối xứng qua trục. 
- 	H.s biết cách vẽ và vẽ được bài trang trí đối xứng qua trục. 
- 	H.s yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí . 
CHUẨN BỊ.
Giáo viên: SGK, SGV.
- 	Một số bài trang trí đối xứng: hình vuông, hình tròn, tam giác, chữ nhật.
- 	Bài vẽ của h.s lớp trước - Hộp màu, bảng pha màu, giấy vẽ. 
Học sinh: - SGK - Vở thực hành, bút chì, tẩy,màu vẽ. 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài.
1.Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét :
- 	H.s quan sát hình vẽ trang trí đối xứng có dạng hình tròn, hình vuông để thấy được:
+ Các phần của họa tiết ở hai bên trục giống nhau, bằng nhau và được vẽ cùng màu.
+ Có thể trang trí đối xứng qua một, hai hoặc nhiều trục.
2. Hoạt động 2: Cách trang trí đối xứng 
- 	G.v vẽ phác lên bảng để HS nhận ra các bước trang trí đối xứng.
- 	H.s phát biểu các bước trang trí đối xứng.
3. Hoạt động 3: Thực hành – Đánh giá 
- 	H.s làm bài vào vở – GV gợi ý: 
+ Kẻ các đường trục.
+ Tìm các hình mảng và hoạ tiết.
+ Vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục. 
- 	H.s vẽ bài , GV quan sát lớp, giúp đỡ HS yếu. 
- 	H.s trình bày sản phẩm, nhận xét. 
C. Củng cố – dặn dò.
- G.v nhận xét tiết học. Khen ngợi h.s tích cực phát biểu.
Toán
Tiết 50: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
MỤC TIÊU 
Giúp h.s:
- 	Biết tính tổng nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân)
- 	Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu cách cộng hai số thập phân và thực hành tính: 316,7 + 23,75
- Nêu tính chất giao hoán của phép cộng để nêu ngay kết quả của 23,75 + 316,7 
B. Dạy bài mới:
1. Hoạt động 1: Tổng nhiều số thập phân. 
- 	H.s đọc ví dụ 1 SGK: 
- 	Để biết cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu ta làm như thế nào?
- 	Hướng dẫn h.s đặt tính tương tự như cộng nhiều số tự nhiên
- 	H.s làm bảng con, một h.s lên bảng làm bài. 27,5 + 36,75 + 14,5	
- 	Nhận xét bài làm của h.s ð Quy tắc cộng nhiều số thập phân
- 	H.s nêu lại quy tắc.
2. Hoạt động 2: Thực hành luyện tập.
Mục tiêu 
- 	Rèn kĩ năng tính tổng nhiểu số thập phân.
- 	Nắm và vận dụng tính chất kết hợp của phéo cộng số thập phân.
- 	Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp 
Bài 1: H.s nêu yêu cầu bài.
- 	Nêu lại quy tắc cộng nhiều số thập phân.
- 	H.s làm bài vào vở + bảng phụ - Nhận xét sửa bài.
Bài 2: H.s nêu yêu cầu bài - H.s làm bài vở + bảng phụ.
- 	Nhận xét so sánh kết quả của hai cột. ð Tính chất kết hợp của phép của phép cộng số thập phân.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài. 
- 	H.s thảo luận nhóm làm bài và giải thích cách vận dụng các tính chất giao hoán và kết hợp để tính được kết quả nhanh nhất.
- 	Các nhóm trình bày kết quả thảo luận – Lớp nhận xét bổ sung.
C. Củng cố dặn dò.
- Muốn cộng nhiều số thập phân ta làm như thế nào?
- Nêu tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- Nhận xét tiết học, về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
 Tiết 20: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Thứ bảy, ngày 11 tháng 11 năm 2006
Thể dục
 Bài 20: TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ” 
MỤC TIÊU. 
- Trò chơi ”Chạy nhanh theo số”. Yêu cầu h.s nắm được cách chơi.
- Ôn 4 động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
- 	Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- 	Phương tiện: một cái còi, kẻ sân chơi trò chơi. 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu
- G.v nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 
- Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông. 
- Chạy theo địa hình tự nhiên. 
- Trò chơi “Làm heo hiệu lệnh”
2. Phần cơ bản
a. Trò chơi “Chạy nhanh theo số” 
- G.v làm mẫu cách và phổ biến luật chơi. H.s chơi thử sau đó cho h.s chính thức chơi có phân thắng thua và đưa ra hình thức thưởng phạt.
b. Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình.
- G.v cho h.s ôn lại 4 động tác đã học.
- Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp tập- G.v quan sát và sửa sai cho h.s.
- G.v chia tổ cho h.s tập luyện.
3. Phần kết thúc.
- H.s chạy nối thành 1 vòng tròn lớn rồi khép thành vòng tròn nhỏ, quay mặt vào tâm.
- Thả lỏng. 
- G.v nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
10’
3’
3
2
2
20
10
10
2L
2L
3L
- Cán sự lớp tập hợp lớp thành 4 hàng dọc sau đó chuyển hàng ngang, báo cáo sĩ số.
- H.s đứng theo đội hình vòng tròn. 
- H.s đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
- H.s xếp thành 4 ngang. 
- Mỗi tổ một góc sân. 
- H.s xếp đội hình vòng tròn. 
- H.s xếp thành 4 hàng ngang. 
SINH HOẠT LỚP
1.Kiểm điểm công tác tuần 10: 
* Lớp trưởng báo cáo: 
- Những h.s vi phạm nội quy trường lớp: 
+ Nghỉ học không phép.
+ Đi học trễ. 
+ Quên đeo khăn quàng. 
- Những h.s không học bài, làm bài: Nam, Thành, Hiệp. 
	- Những h.s thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài: Bình, Xuân, Đức, Trang.
* GVCN nhận xét chung: Lớp vẫn chưa khắc phục được chữ viết, lỗi chính tả vẫn còn nhiều, đọc vẫn còn nhỏ và chưa lưu loát nên những ngày tới cần chú ý rèn luyện các khâu này nhiều hơn.	 
2. Phương hướng tuần 11: 
- Tiếp tục củng cố và duy trì tốt nề nếp lớp.
- Chấn chỉnh xếp hàng ra vào lớp.
- Chấn chỉnh tập trung xếp hàng múa sân trường. 
- Duy trì chải răng theo nhịp trống. 
- H.s sinh hoạt sao nhi đồng có hiệu quả. 
- Cảnh cáo những h.s không học bài và làm bài trước khi tới lớp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(54).doc