Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 27 năm 2012

Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 27 năm 2012

I - Mục tiêu:

-Biết tính vận tốc của chuyển động đều

-Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

II- Các hoạt động dạy học :

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 27 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27:
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012
 Toán
luyện tập
I - Mục tiêu: 
-Biết tính vận tốc của chuyển động đều 
-Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động cuả thầy
1- Kiểm tra bài cũ:
?: Nêu quy tắc và công thức tính vận tốc?
- GV nhận xét cho điểm.
2 – Bài mới : *- Giới thiệu bài. Nêu mục đích yêu cầu.
*- Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
?: Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét kết luận đúng.
?: Đơn vị của vận tốc là gì?
- Trên thực tế đà điểu là loài vật chạy nhanh nhất. 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc Yêu cầu đề bài,gải thích mẫu.
- Hướng dẫn HS trình bày theo cách sau:
Với S = 130km ; t = 4 giờ thì:
V = 130 : 4 = 32,5(km/giờ)
-Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- Yêu cầu HS đọc kết quả.
+ Gọi HS khác nhận xét 
+ GV nhận xét kết luận đúng. 
?: Vận tốc 35m/giây cho biết điều gì ?
-Yêu cầu HS nêu lại cộng thức tính vận tốc. 
?: Hãy đổi đơn vị vận tốc trường hợp (c) ra m/giây ?
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài,tự làm bài vào vở.
? :Đề bài hỏi gì?
?: Muốn tìm được vận tốc của ôtô ta làm như thế nào?
 - Yêu cầu HS làm bài.
+ Gọi HS nhận xét bài bạn.
+ GV nhận xét kết quả đúng.
- Yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc.
Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
+ 1 HS tính vận tốc bằng m/phút.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính và công thức tính vận tốc.
?: Muốn đổi đơn vị vận tốc từ km/phút ra km/giờ ta làm như thế nào?
? :Vận tốc của một chuyển động cho biết điều gì?
3- Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- về chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- 1 HS nêu .
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài. 
- Lấy quãng đường chia cho thời gian.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.làm bài.
Bài giải :
 Vận tốc chạy của đà điểu là:
 5250 : 5 = 1050 (m/phút)
Đáp số: 1050 (m/phút)
- HS nhận xét bổ sung.
- m/phút
-1 phút đà điểu chạy được 1050mét.
- HS đọc,giải thích,tính và điền vận tốc vào ô trống còn lại trong bảng.
Vì 130 : 4 =32,5(km/giờ)
Nên điền được 32,5 km/giờ vào cột đầu tiên(dòng cuối )
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
 Đáp số: 
 a) 49 km/giờ
 b) 35m/giây
 c) 78m/phút
- HS nhận xét bổ sung.
- Trong 1 giây đi được quãng đường là 35 m.
- HS : V = s : t
- Lấy 78 : 60 = 1,3 (m/giây)
- 1 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp theo dõi SGK.
- Tính vận tốc ôtô.
- Lấy quãng đường ôtô đi chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở..
Bài giải:
 Quãng đường đi bằng ôtô là:
25 – 5 = 20(km)
 Vận tốc của ôtô là:
20 : 0,5 = 40(km/giờ)
Đáp số: 40(km/giờ)
- HS nhận xét bổ sung.
- 1 HS nêu: v = s : t
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Thời gian đi của ca-nô là:
 7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút 
 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca-nô là:
 30000 : 75 = 400(m/phút)
Đáp số: 400(m/phút)
- 1 HS nhắc lại
 v = s : t
-Lấy vân tốc nhân với 60.
- Quãng đường mà chuyển động đó đi được trong một đơn vị thời gian.
Tập đọc
Tranh làng Hồ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi tự hào. 
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi và biết ơn các nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo(trả lời các câu hỏi SGK).
II. Đồ dụng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ: 
?: Hội thổi cơm thi ổ Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
?: Bài văn nói nên điều gì?
- GV nhận xét , cho điểm
2-Bài mới : * - Giới thiệu bài
Tranh Đông Hồ có gì đẹp, có gì đặc biệt mà nhà thơ Hoàng Cầm đã dành những vần thơ đằm thắm, đầy tự hào khi viết về nó. Để biết được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu vào bài tập đọc Tranh làng Hồ.
*- Luyện đọc
- Cho HS đọc bài văn
- Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “... tươi vui”
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “...mái mẹ.
+ Đoạn 3: Còn lại
- Cho HS đọc đoạn
- Luyện đọc từ ngữ: chuột, ếch, lĩnh
- HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc 
- GV đọc diễn cảm toàn bài: 
*- Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn.
?: Hãy kể tên một bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
GV giới thiệu: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
?: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
?: Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giải đối với tranh làng Hồ.
?: Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
GV chốt lại: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng những người nghệ sĩ tạo hình của dân gian
*- Đọc diễn cảm:
- Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện lên và hướng dẫn HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
3- Củng cố - dặn dò:
?: Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn?
- GV nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài sau.
- Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người
Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa
- Qua việc miêu tả hội nấu cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
- HS lắng nghe.
- 2 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.
- HS dùng bút chì để đánh dấu đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- HS đọc.
- 1, 2 HS đọc.
- 1 HS đọc chú giải.
- 4 HS giải nghĩa từ ( mỗi em giải nghĩa 2 từ).
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
- Kĩ thuật tạo màu rất dặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp....
 - Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.
Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
+ Kĩ thuật tranh đã đạt đến sự trang trí tinh tế.
+ Màu trắng điệp cũng là một màu sáng tạo, góp phần làm đa dạng kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
- Vĩ những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.
+ Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc..
- 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm. Mỗi em đọc một đoạn.
- HS đọc đoạn theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
- Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền văn hoá dân tộc.
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
 Toán
 Quãng đường
I- Mục tiêu: 
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
- Thực hành tính quãng đường.
II- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động học của trò 
1- Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách tìm và công thức tính vận tốc?
-Yêu cầu làm BT1(trang 139).Tính vận tốc đà điểu theo m/giây.
-Nhận xét cho điểm.
2- Bài mới :*- Giới thiệu bài. Nêu mục đích yêu cầu.
a)Bài toán 1:
-Gọi 1 HS đọc đề BT1trong SGKtrang140.
?:BT hỏi gì?
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài. 
-Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn
- GV nhận xét kết luận đúng.
-Hỏi:Tại sao lại lấy 42,5 x 4 =?
- GV ghi : 42,5 x 4 = 170(km)
 v x t = s
-Hỏi:Từ cách làm trên để tính quãng đường ôtô đi được ta làm như thế nào?
?: Muốn tính quãng đường ta làm thế nào?
- CT: s = v x t
- Gọi HS nhắc lại cách tính quãng đường .
b) Bài toán 2:
-Gọi HS đọc đề BT.
-Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để giải BT.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi 1 HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét kết luận đúng.
- GV : HS có thể đổi số đo thời gian dưới dạng phân số.
-Yêu cầu một vài HS nhắc lại cách tìm quãng đường.
c) Luyện tập
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
+ HS nhận xét bài của bạn.
+ GV nhận xét bổ sung.
-Gọi 1 HS nêu cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường .
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
?: Có nhận xét gì về số đo thời gian và vận tốc trong BT này?
?: Vậy có thể thay các số đo đã cho vào công thức tính ngay chưa ?trước hết phải làm gì? 
-Yêu cầu HS làm bài.
+ Gọi HS khác nhận xét bài của bạn.
+ GV nhận xét kết luận đúng. 
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
?: BT yêu cầu gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở ,
+ Gọi HS nhận xét bài bạn.
+ GV nhận xét kết luận đúng.
3- Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nhắc lại.
Bài giải:
 Đổi 5 phút =300 giây
Vận tốc của đà điểu là:
 5250 : 300 = 17,5(m/giây)
Đáp số: 17,5(m/giây)
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
-Tính quãng đường ôtô đi.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bổ sung.
-Vì vận tốc ôtô cho biết trung bình cứ 1 giờ ôtô đi được 42,5km mà ôtô đã đi 4 giờ.
- Lấy quãng đường ôtô đi được trong 1 giờ (hay vận tốc của ôtô) nhân với thời gian đi.
- Lấy vận tốc nhân với thời gian.
-HS ghi vở :
 s = v x t
- Quãng đường tính bằng ki-lô-mét hoặc mét; v: tính bằng km/giờ hoặc m/phút hoặc m/giây; t: tính bằng giờ hoặc phút hoặc giây.
-Một vài HS nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
 2 giờ 30 phút =2,5 giờ
 Quãng đường người đó đi được là:
 12 x 2,5 = 30(km)
Đáp số: 30(km)
- HS nhận xét bổ sung.
- 5/2 giờ.
- 12 x = 30(km)
- 1 HS nhắc lại.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Bài giải :
Quãng đường mà ôtô đi trong 3 giờ là:
 15,2 x 3 = 45,6(km)
Đáp số: 45,6(km)
- HS nhận xét kết luận đúng.
- HS nêu lại.
s = v x t
- 1 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp theo dõi SGK.
- Số đo thời gian được tính bằng phút và vận tốc tính bằng km/phút.
- Đổi 15 phút ra giờ hoặc là đổi vận tốc ra đơn vị km/phút.
-1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở..
 C1: Đổi 15 phút = 0,25 giờ 
Quãng đường mà người đi xe đạp đã đi là:
 12,6 x 0,25 = 3,15(km)
Đáp số: 3,15(km)
- HS nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp theo dõi SGK.
- Tính quãng đường AB là:
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Thời gian đi hết ... 1. Kiểm tra baứi cuừ: Sửù sinh saỷn cuỷa thửùc vaọt coự hoa.
Giaựo vieõn nhaọn xeựt.
2- Baứi mụựi: *- Giới thiệu bài	
Nêu mục đích yêu cầu.
*-	Hoaùt ủoọng 1: Thửùc haứnh tỡm hieồu caỏu taùo cuỷa haùt.
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS tỡm hieồu caỏu taùo cuỷa 1 haùt.
Taựch voỷ haùt ủaọu xanh hoaởc laùc.
Quan saựt beõn trong haùt. Chổ phoõi naốm ụỷ vũ trớ naứo, phaàn naứo laứ chaỏt dinh dửụừng cuỷa haùt?
Caỏu taùo cuỷa haùt goàm coự maỏy phaàn?
Tỡm hieồu caỏu taùo cuỷa phoõi.
Quan saựt haùt mụựi baột ủaàu naỷy maàm.
Chổ reó maàm, thaõn maàm, laự maàm vaứ choài maàm.
GV nhận xét kết luận đáp án:
+B1: Phôi, chất dinh dưỡng, vỏ.
+ + B2: 2 – b ; 3 – a ; 4 – e ; 5 – c ; 6 – d.*- Hoaùt ủoọng 2: Thaỷo luaọn.
- GV giứi thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
- Yêucầu HS thảo luận theo nhóm.
?: Nêu điều kiện để hạt nảy mầm?
?: Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp ?
- GV nhận xét kết luận đúng.
+ ẹieàu kieọn ủeồ haùt naỷy maàm laứ coự ủoọ aồm vaứ nhieọt ủoọ thớch hụùp (khoõng quaự noựng, khoõng quaự laùnh)
*- 	Hoaùt ủoọng 3: Quan saựt.
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK. 
?: Nêu quá trình hình thành cây của hạt? 
?: Moõ taỷ quaự trỡnh phaựt trieồn cuỷa caõy mửụựp khi gieo haùt ủeỏn khi ra hoa, keỏt quaỷ cho haùt mụựi.
Yêu cầ một số HS trình bày .
GV nhận xét kết luận đúng.
Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết.
3- Củng cố – dặn dò:
- Nhaọn xeựt tieỏt hoùc .
- Về chuẩn bị bài sau.
- 1 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm.
- Nhoựm trửụứng ủieàu khieồn thửùc haứnh.
+ Haùt goàm: voỷ, phoõi vaứ chaỏt dinh dửụừng dửù trửừ.
- HS tách và quan sát bên trong hạt thấy: 
+ Phoõi cuỷa haùt goàm: reó maàm, thaõn maàm, laự maàm vaứ choài maàm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - HS thảo luận điêù kieọn ủeồ haùt naỷy maàm.
- Nhoựm trửụỷng ủieàu khieồn laứm vieọc
ẹaùi dieọn nhoựm trỡnh baứy kết quả.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS quan saựt hỡnh 7 trang 109 / SGK.
- HS nối tiếp nhau trình bày .
- HS nhận xét bổ sung.
 3 HS đọc mục bạn cần biết.
Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012
 Toán
luyện tập
I.Mục tiêu:
-Biết cách tính thời gian của một chuyển động.
- Biết quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường.
II.Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi BT 1.
III.các hoạt động dạyhọc :
Hoạt động của thầy
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 vài HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
-1 HS nêu công thức tính vận tốc ,quãng đường từ công thức tính thời gian và giải thích.
- GV nhận xét ,đánh giá.
2- Bài mới: *- Giới thiệu bài. nêu mục đích yêu cầu.
- hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi 1 HS lên làm bảng, HS dưới lớp làm vào vở
+ Gọi HS đọc bài làm và giải thích cách làm của mình.
+HS nhận xét bài làm của bạn.
+ GV nhận xét kết luận đúng.
-Yêu cầu HS nêu cách đổi thời gian trong một số trờng hợp (a),(d).
?: Tại sao 4,35 giờ bằng 4 giờ 21 phút ?
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS gạch 1 gạch dưới yêu tố đề bài cho biết, 2 gạch dưới yếu tố cần tìm.
- Gọi 1 HS làm bảng làm bài, HS còn lại làm vào vở
+HS nhận xét bổ xung.
+ GV nhận xét kết luận đúng.
?: Tại sao phải đổi 1,08m ra 108cm ?
?: 12cm/phút bằng bao nhiêu m/phút ?
-Yêu cầu Hs giải thích cách đổi.
- Lu ý: HS khi làm bài ,quãng đường và vận tốc cần tính theo cùng một đơn vị độ dài.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
?: Đề bài hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở,
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc.
?: Dựa vào đâu để xác định đơn vị của thời gian?
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS lên bảng làm ,dưới lớp làm vào vở .
+HS nhận xét bài của bạn .
+ GV nhận xét, đánh giá.
-Yêu cầu HS nêu lại cách tìm và công thức tính thời gian của chuyển động đều.
?: Khi tính thời gian của chuyển động đều cần lưu ý điều gì ?
3- Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- 2 HS nêu công thức.
- t = s : v à s = v x t v = s : t
- 1 HS đọc đề .
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
a) Nếu đi 261km với vận tốc 60km/giờ thì hết thời gian là:
 261 : 60 = 4,35(giờ)
a) 4,35 giờ = 4 giờ 21 phút 
b) 2 giờ
c) 6 gìơ
d) 2,4 giờ = 2 giờ 24 phút
- 1 HS nêu.
-Vì 4,35 giờ = 4 giờ + 0.35 giờ 
mà 0,35 giờ = 60 x 0,35 = 21 phút 
nên 4,35 giờ = 4 giờ 21 phút.
- 1HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi SGK.
-HS thực hiện yêu cầu.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Đổi 1,08m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là:
108 : 12 = 9(phút)
 Đáp số: 9(phút)
-Vì đơn vị vận tốc là cm/phút.
- Đổi đơn vị vận tốc ra m/phút.
- 0,12m/phút.
-1 phút đi đợc 12 cm hay 0,12m nên vận tốc là: 0,12m/phút.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi SGK.
- Tính thời gian đại bàng bay được 72km
 - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở .
 Bài giải
 Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường là
 72 : 96 = 3/4 (giờ)
 3/4 giờ = 45phút
 Đáp số: 45 phút
- 1HS nêu QT: t = s: v 
-Dựa vào đơn vị thời gian khi tính vận tốc.
- 1HS đọc đề bài , cả lớp theo dõi SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. 
 Thời gian để rái cá bơi hết quãng đường là.
 10,5 : 0,42 = 25 (phút)
 Đáp số: 25 phút.
- HS nhận xét bổ sung.
-Vận tốc và quãng đường phải tính theo cùng đơn vị đo độ dài.
- Kết quả tính phải ghi rõ tên đơn vị thời gian.
- Một số trường hợp cần viết số đo thời gian theo cách thông thường để hiểu rõ.
 Luyện từ và câu 
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
I. Mục tiêu :
-Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối ,tác dụng của phép nối .Hiểu và nhận biết được từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dung các từ ngữ nối để liên kết câu ;thực hiện được các bài tập ở mục III
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết đoạn văn ở BT1 ( phầm nhận xét)
- Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to phô tô các đoạn văn để làm bài tập.
- Một tờ phiếu phô tô mẩu chuyện vui ở BT2 ( phần luyện tập)
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ : 
- GV nhận xét và cho điểm.
2- Bài mới : *- Giới thiệu bài
Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, cô sẽ giúp các em hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối, biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn, biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.
*- Phần nhận xét :
Bài 1 : 
- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung đoạn văn
- - Yêu cầu HS đọc thầm lại và hỉ rõ tác dụng của các quan hệ từ được in đậm trong đoạn văn
- Cho HS làm GV mở bảng phụ đã viết đoạn văn
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
 + Quan hệ từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với chú mèo trong câu 1
 + Quan hệ từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2
- GV : Sử dụng quan hệ từ hoặc, vì vậy để liên kết câu, người ta gọi đó là biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu.
Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc lại yêu cầu
- GV cho HS làm bài 
- Yêu cầu HS trình bài kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại đáp án đúnglà.
+ Tuy nhên, mặc dù, nhưng thậm chí, cuối cùng ngoài ra, mặt khác...
*- Ghi nhớ:
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
*- Luyện tập : 
Bài 1 : 
- Cho HS đọc yêu cầu của BTvà đọc bài Qua những mùa hoa.
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn văn đầu hoặc 4 đoạn văn cuối.
- Cho HS làm bài. GV phát bút dạ và phiếu cho một vài HS.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/ Từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn đầu:
 + Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2
 + Đoạn 2: vì thế nối câu 4 với câu 3
 + Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2. Từ rồi nối câu 7 với câu 6.
b/ Từ ngữ có trong 4 đoạn cuối
 + Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3.
 + Đoạn 5: đến nối câu 11 với câu 9, 10; từ sang, đến nối câu 12 với câu 9, 10, 11.
 + Đoạn 6: nhưng nối câu 13 với câu 12, nối đoạn 6 với đoạn 5, mãi đến nối câu 14 với câu 13.
 + Đoạn 7: đến khi nối câu 15 với câu 14, nối đoạn 7 với đoạn 6, rồi nối câu 16 với câu15.
Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT và đọc mẩu chuyện vui.
 + Yêu cầu HS đọc lại mẩu chuyện vui.
 + Tìm chỗ dùng từ sai để nối.
 + Chữa lại chỗ sai cho đúng.
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp tờ phiếu phô tô mẩu chuyện vui.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
 + Thay từ nhưng bằng vậy hoặc vậy thì, nếu thế thì, nếu vậy thì.
3- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng khoảng 5 câu ca dao, tục ngữ trong BT2 của tiết Luyện từ và câu trước.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
- HS làm việc cá nhân vào vở.
- HS nhìn bảng chỉ rõ mối quan hệ in đậm có tác dụng gì.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- 2 HS đọc
- 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ (không nhìn SGK).
- 2 HS nối tiếp nhau đọc
- GV phát phiếu cho 3 HS làm vào phiếu, cả lớp làm vào vở.
 - Những HS làm bài tập vào phiếu lên dán trên bảng lớp trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS chép lời giải đúng vào vở hoặc vở bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- 1HS lên làm trên bảng làm bài, HS còn lại dùng bút chì gạch trong SGK.
- Lớp nhận xét bài của bạn trên bảng.
Tập làm văn 
Tả cây cối (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: 
-Viết được bài văn tả cây cối đủ 3 phần (mở bài ,thân bài, kết bài) đúng y/c đề bài ;dùng từ đặt câu đúng ,diễn đạt rõ ý.
II. Đồ dụng dạy học:
Giấy kiểm tra hoặc vở. Tranh vẽ hoặc chùm ảnh có chụp một số loại cây, trái theo đề bài.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1- Kiểm tra bài cũ: Không
2- Bài mới: *- Giới thiệu bài 
ở tiết Tập làm văn trước, cô đã dặn các em về nhà đọc 5 đề bài văn và chọn 1 trong 5 đề đó. Trong tiết Tập làm văn hôm nay các em sẽ viết một bài văn hoàn chỉnh cho đề bài mình đã chọn.
*- Hướng dẫn HS làm bài.
- GV chép đề lên bảng.
- Chọn một trong 5 đề sau.
Đề bài:
Đ1: Tả một loài hoa mà em thích.
Đ2: Tả một loại trái cây mà em thích.
Đ3: Tả một giàn cây leo.
Đ4: Tả một cây non mới trồng.
Đ5: Tả một cây cổ thụ.
- Cho HS đọc đề bài và Gợi ý.
- GV hỏi HS về chuẩn bị bài của mình.
- GV có thể dán lên bảng lớp tranh, ảnh đã chuẩn bị cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS giới thiệu đề mình chọn.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV thu bài và chấm.
3- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc đề và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- Một số HS giới thiệu đề mình chọn.
- HS làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27 da sua.doc