Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 33 năm 2012

Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 33 năm 2012

Mục tiêu.

 + Thuộc công thức, quy tắc tính diện tích, thể tích một số hình đã học.

 + Vận dụng để tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động dạy Hoạt động học

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 33 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
( Học bù vào chiều thứ tư 2/5 )
Toán
Tiết 161 : Ôn tập về tính diện tích, thể tích
 một số hình
I. Mục tiêu.
	+ Thuộc công thức, quy tắc tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
	+ Vận dụng để tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
2 hs đọc các công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật
b. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
 2. Ôn tập hình dạng, công thức tính diện tích và thể tích của hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS đọc đề bài toán.
- 1 HS tóm tắt trước lớp.
- HS quan sát hình, phân tích hình rút ra cách giải bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV: Như vậy diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích nào của hình lập phương.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
- Bạn An muốn dán giấy màu lên tất cả các mặt ( 6 mặt) của hình lập phương.
- Diện tích giấy màu cần dùng chính bằng diện tích toàn phần của hình lập phương.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
- Gv mời HS đọc đề bài toán.
- HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS nhận xét
 C. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tập đọc
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
I.Mục tiêu.
	+ Đọc bài văn rõ ràng, rành mạch, phù hợp giọng đọc một văn bản luật.
	+ Hiểu nội dung, ý nghĩa 4 điều luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trả lời câu hỏi SGK).
II. Đồ dùng dạy học.
	+ Tranh minh họa trang 145 SGK ( Phóng to nếu có điều kiện)
	+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm HS.
B. dạy học bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu điều 15. Chú ý cách đọc ngắt giọng sau điều luật
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng điều luật ( 2 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS ( nếu có).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài.
- GV Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Gọi 1 HS điều khiển cả lớp báo cáo kết quả tìm hiểu bài. GV chỉ theo dõi, bổ sung, hỏi thêm khi cần.
+ Những điều luật trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
+ Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
+ Điều luật nào trong bài nói về bổn phận của trẻ em?
+ Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
+ Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện?
+ Qua 4 điều của “ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” em hiểu được điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
c. Thi đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng điều luật. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm Điều 21:
+ Treo bảng phụ có viết Điều 21.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi theo SGK
- Theo dõi.
- HS đọc bài theo trình tự
+ HS 1: Điều 15
+ HS 2: Điều 16
+ HS 3: Điều 17
+ HS 4 : Điều 21.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng điều luật ( 2 vòng)
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Làm việc theo nhóm để tìm hiểu bài, nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc.
- 1 HS lên bảng điều khiển cả lớp trao đổi tìm hiểu bài.
+ Điều 15, Điều 16, Điều 17.
+ Điều 15: Quyền trẻ em được chăm sóc bảo vệ.
+ Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em
+ Điều 21
+ Trẻ em có các bổn phận sau:
+ Phải có lòng nhân ái.
+ Phải có ý thức nâng cao năng lực của bản thân.
+ Phải có tinh thần lao động.
+ Phải có đạo đức, tác phong tốt.
+ Phải có lòng yêu nước và yêu hoà bình.
- 3 – 5 HS nối tiếp nhau liên hệ bản thân để phát biểu. Ví dụ:
+ Tôi đã thực hiện tốt bổn phận có lòng nhân ái: có đạo đức, tác phong tốt. ở lớp, ở nhà tôi luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ mọi người. Riêng bổn phận phải có tinh thần lao động tôi thực hiện chưa tốt vì ở nhà tôi rất lười làm việc nhà. Mẹ tôi rất hay kêu. Tôi sẽ cố gắng để làm việc giúp mẹ.
+ Em hiểu mọi người trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật, trẻ em cũng có quyền và bổn phận của mình đối với gia đình, xã hội.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp ghi vào vở.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, cả lớp theo dõi. Sau đó 1 HS nêu ý kiến, cả lớp theo dõi bổ sung và thống nhất cách đọc như mục 2a đã nêu.
+ Theo dõi GV đọc mẫu, đánh dấu cách ngắt giọng, nhấn giọng.
C. củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức để thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội: soạn bài Sang năm con lên bảy.
_________________________________
Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2012
 ( Học bù vào chiều thứ năm 3/5)
Toán
Tiết 162 : Luyện tập
I. Mục tiêu.
	+ Biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Dạy học bài mới.
Bài 1.
Bài 2.
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- HS tóm tắt bài toán.
- Để tính được chiều cao của bể hình hộp chữ nhật ta có thể làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 1 HS tóm tắt bài toán.
- Ta có thể lấy thể tích đã biết chia cho diện tích đáy bể.
- Ta làm hai bước.
Bước 1: Tính diện tích đáy bể
Bước 2: Tính chiều cao của bể.
- GV nhận xét, chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó cho điểm HS.
Bài 3.
- GV mời HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Để so sánh được diện tích toàn phần của hai khối hình lập phương với nhau chúng ta phải làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
- Chúng ta phải tính được diện tích toàn phần của hai khối rồi mới so sánh được.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 C. củng cố dặn dò
Chuẩn bị bài sau
Chính tả
Trong lời mẹ hát
I.Mục tiêu.
	+ Nghe, viết chính xác, đẹp bài CT; trình bày đúng bài thơ 6 tiếng.
	+ Viết hoa các tên cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em.
II. Đồ dùng dạy học
	+ Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu câu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
	+ Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở tên các cơ quan, đơn vị ở bài tập 2, 3 trang 137 – 138 SGK
- Nhận xét chữ viết của HS.
B. dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a. Tìm hiểu nội dung bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc bài thơ.
- Hỏi:
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
+ Lời ru của mẹ có ý nghĩa gì?
b. Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c. Viết chính tả.
d. Soát lỗi và chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đoạn văn nói về điều gì?
+ Khi viết tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị ta viết như thế nào?
- Treo bảng phụ có viết quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gợi ý HS cách làm bài.
+ Đọc kĩ đoạn văn.
+ Viết tên các cơ quan, tổ chức.
+ Dùng dấu gạch chéo phân cách từng bộ phận của tên đó.
- Gọi HS làm vào bảng nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu HS tất cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Em hãy giải thích cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức trên.
- Nhận xét, kết luận về câu trả lời của HS. Lưu ý các từ về, của là quan hệ từ.
- Đọc và viết các tên cơ quan, đơn vị.
+ Trường tiểu học Bế Văn Đàn.
+ Nhà hát Tuổi trẻ.
+ Nhà xuất bản Giáo dục.
+ Trường mầm non Sao Mai.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Trả lời.
+ Bài thơ ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.
+ Lời ru của mẹ làm cho con thấy cả cuộc đời, cho con ước mơ để bay xa.
- HS tìm và nêu các từ khó, ví dụ: Ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, còng, lời ru, lớn rồi
- 2 HS nối tiếp nhau đọc Công ước về quyền trẻ em và phần chú giải.
- Đoạn văn nói về văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em là Công ước về quyền trẻ em. Quá trình soạn thảo công ước và việc gia nhập công ước của Việt Nam
+ Viết hoa chữ cái đầ của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở.
- 1 HS báo cáo, HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
+ Liên hợp quốc,
+ Uỷ ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc.
+ Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc.
+ Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế.
+ Tổ chức/ Quốc tê/ về bảo vệ trẻ em.
+ Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em.
+ Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế
+ Tổ chức / Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển.
+ Đại hội đồng / Liên hợp quốc.
+ Tên các cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu câu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Bộ phận nào là tên nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa như tên riêng Việt Nam.
C. củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ghi nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức v ...  số hạng của tổng.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, tìm cách giải bài toán, sau đó mời 1 HS khá trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS tóm tắt.
- 1 HS khá trình bày, HS khác bổ sung ý kiến ( nếu cần) và đi đến thống nhất các bước giải bài toán:
+ Tính nửa chu vi hay chính là tổng của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật.
+ Tính chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ( giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó).
+ Tính diện tích của mảnh đất.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- HS yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém.
Các bước giải.
+ Tính xêm 1cm3 km loại đó nặng bao nhiêu gam.
+ Tính cân nặng của khối kim loại 4,5cm3 .
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và đối chiếu để tự kiểm tra bài của mình.
- 1 Hs đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS tóm tắt.
- 1 HS lên bảng tự làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải.
Khối kim loại 4,5cm3 cận nặng là:
22,4 : 3,2 x 4,5 = 31,5 ( g)
Đáp số: 31,5 g.
 C. củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Ôn tập về tả người
I. Mục tiêu.
	+ Lập được dàn ý cho bài văn tả người theo đề bài trong SGK.
	+ Trình bày miệng dàn ý bài văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.
II. Đồ dùng dạy học.
	+ Giấy khổ to và bút dạ ( hoặc bảng nhóm).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn của bài văn tả con vật đã viết lại.
- Nhận xét ý thức học bài của HS.
B. dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1.
- Gọi Hs đọc yêu cầu và 3 đề bài trong SGK.
- GV nêu: Em định tả ai? Hãy giới thiệu cho các bạn biết.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 1.
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý.
- Gợi ý HS: Em nhớ lại những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó, chọn những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc hình dung được người đó rất thật, rất gần gũi hoặc để lại ấn tượng sâu sắc với em.
- Gọi 3 HS làm vào bảng nhóm dán bài lên bảng. GV sửa chữa cách dùng từ cho HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm. Gợi ý HS: chọn đoạn em trình bày, sau đó từ các ý đã nêu trong dàn bài, em nói thành câu, giữa các câu có sự liên kết về ý.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS trình bày rõ ràng, lưu loát, tự nhiên.
- 3 HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Nối tiếp nhau nêu đề bài mình chọn.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần gợi ý 1.
- 3 HS làm vào giấy khổ to ( hoặc bảng nhóm) HS cả lớp làm vào vở.
- 3 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm việc.
- 3 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm việc.
- 3 HS đứng tại chỗ đọc dàn ý bài văn tả người của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nói đoạn văn trong bài văn tả người của mình.
- 5 HS trình bày đoạn văn trước lớp.
C. củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả người để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
______________________________
Khoa học
Tác động của con người đến môi trường đất
I/ Mục tiêu.
Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá.
- KNS: Lựa chon, xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp tự tin, trình bày suy nghĩ
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài.
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Khởi động.
2/ Bài mới.
a)Khởi động: Mở bài.
b) Hoạt động1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp. 
* Cách tiến hành.
+ Bước 1: Tổ chức và HD.
- Yêu cầu HS đọc các thông tin và quan sát hình trong sgk.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm,
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
c)Hoạt động 2: Thảo luận.
* Mục tiêu: HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị suy thoái.
 * Cách tiến hành.
+Bước 1: Làm việc theo nhóm.
+Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Nhận xét, chốt lại nội dung bài.
3/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoàn thành các nhiệm vụ đựơc giao.
* Cử đại diện lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Nhóm khác bổ xung.
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoàn thành nhiệm vụ được giao.
* Các nhóm cử đại diện bào cáo kết quả trước lớp.
Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2012
Toán
Tiết165: Luyện tập
I. Mục tiêu.
	+ Biết giải một số bài toán có dạng đã được học.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán.
- Theo em để tính được diện tích của tứ giác ABCD chúng ta cần biết được những gì?
+ Có thể tính diện tích của hình tứ giác ABED và diện tích của tam giác BCE như thế nào?
- GV yêu cầu SH làm bài.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK, sau đó 1 HS tóm tắt lại đề bài.
+ Diện tích của hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích hình tứ giác ABED và diện tích tam giác BCE nên chúng ta cần tính diện tích của hai hình này.
+ Chúng ta biết hiệu số và tỉ số diện tích của hai hình này nên có thể dựa vào bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2.
- GV mời HS đọc đề bài vào tóm tắt bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán gì? vì sao em biết điều đó?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và tự đổi chéo vở để kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc đề bài toán cho cả lớp cùng nghe, sau đó 1 HS khác tóm tắt lại bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 3.
- HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu SH tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi hướgn dẫn riêng cho các HS kém.
- 1 HS nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp tóm tắt trong vở.
100 km : 12l
75 km :.l
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, quan sát kĩ biểu đồ và tự làm bài.
- HS làm được bài như sau.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
 C. củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
_________________________________________
Luyện từ và câu
Tiết 66 : Ôn tập về dấu câu ( Dấu ngoặc kép)
I. Mục tiêu
	+ Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép làm được các bài tập thực hành về kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
	+ Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dấu ngoặc kép.
II. Đồ dùng dạy học
	+ Đoạn văn ở các bài tập 2, 3 trang 152 SGK viết vào giấy khổ to ( hoặc bảng nhóm)
	+ Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS lên bảng đặt câu có từ đồng nghĩa với trẻ em. 1 HS lên bảng viết câu có hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.
- Gọi HS dưới lớp đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 4 trang 148 SGK và giải thích cho từng câu.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét,cho điểm từng HS.
B.dạy học bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn của bài tập.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS cách làm bài.
+ Đọc kĩ từng câu văn.
+ Xác định đâu là lời nói trực tiếp của nhân vật, đâu là ý nghĩ của nhân vật.
+ Điền dấu ngoặc kép cho phù hợp.
+ Giải thích vì sao lại điền dấu ngoặc kép như thế?
- gọi HS làm vào bảng nhóm, báo cáo kết quả. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng và giải thích.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở.
- 1 HS báo cáo kết quả làm việc. HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- Tại sao em lại cho rằng điền dấu ngoặc kép như vậy là đúng?
Bài 2.
- GV tổ chức cho HS làm bài 2 tương tự như cách tổ chức bài 1.
- Lời giải đúng.
- Dấu ngoặc kép thứ nhất đánh dấu ý nghĩa của Tốt-tô-chan. Dấu ngoặc kép thứ hai đánh dấu lời nói trực tiếp của Tốt-tô-chan với thầy hiệu trưởng.
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
Gợi ý HS: viết đoạn văn có nội dung nói về cuộc họp tổ, khi là lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc những từ có ý nghĩa đặc biệt em để trong ngoặc kép.
- Gọi HS làm vào bảng nhóm treo bảng, đọc đoạn văn. GV sửa lỗi dùng từ đặt câu cho HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS báo cáo, cả lớp theo dõi GV chữa bài.
- 3 – 5 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.
C củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép, hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
_______________________________
Tập làm văn
Tiết 66: Tả người
( kiểm tra viết)
I.Mục tiêu.
	 Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài viết đúng nội dung miêu tả đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
II. Đồ dùng dạy học.
	+ Bảng lớp viết sẵn 3 đề bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 A.Kiểm tra bài cũ.
	+ Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của HS.
 	B. Thực hành viết.
	+ Gọi HS đọc 3 đề bài kiểm tra trên bảng.
	+ Nhắc HS: Các em đã viết bài văn tả người ở học kì I, lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người của một trong 3 đề bài trên. Từ các kết quả đó, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh.
	+ HS viết bài.
	C. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Dặn HS về nhà xem lại kiến thức về văn tả người,tả cảnh.
____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuần 33 đã sửa.doc