Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 8 năm 2011

Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 8 năm 2011

I.Mục tiêu:

 - Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân hoặc bỏ bớt chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị số thập phân không thay đổi.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Văn Khê - Tuần 8 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 8
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
Tiếng Anh
GV bộ môn
------------------------------------------------
Toán
Số thập phân bằng nhau
I.Mục tiêu:
 - Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân hoặc bỏ bớt chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị số thập phân không thay đổi.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy học bài mới
a. ví dụ
- GV nêu bài toán: Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống.
9dm = cm.
9dm = .m90cm=.m
-Từ kết quả của bài toán trên, em hãy so sánh 0,9m và 0,90 m. Giải thích?
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đố kết luận lại.
- GV nêu tiếp: Biết 0,9m = 0,90m, em hãy so sánh 0,9 và 0,90?
- GV đưa ra kết luận 0,9 = 0,90.
b. Nhận xét
- Hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90?
-Khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 ta được một số như thế nào so với số này?
-Khi ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số như thế nào?
- Tìm các số thập phân bằng với 0,9 ; 8,75 ; 12.
- Số 12 và tất cả các số tự nhiên khác được coi là số thập phân đặc biệt, có phần thập phân là 0,00,000...
+ Nhận xét 2.
- GV hỏi: Em hãy tìm cách để viết 0,90 thành 0,9.
- GV nêu tiếp vấn đề: Trong ví dụ trên ta đã biết 0,90 = 0,9. Vậy khi xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được một số như thế nào so với số này?
- Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi thì được một số như thế nào.
- GV: Dựa vào kết luận hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9000, 8,75000, 12,000.
3. Luyện tập thực hành
Bài 1.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gv chữa bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2.
- Gv gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, sau đó hỏi: Khi viết thêm một số chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số đó có thay đổi không?
- Gv nhận xét và cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS điền và nêu kết quả:
9dm = 90 cm.
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m.
- HS trao đổi ý kiến, sau đó một số em trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS: 0,9 = 0,90.
- HS quan sát các chữ số của hai số thập phân và nêu: khi viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 thì ta được 0,90.
- Khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 ta được số 0,90 là số bằng với số 0,9.
- Khi ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
- HS nối tiếp nhau nêu số mình tìm được trước lớp, mỗi HS chỉ cần nêu 1 số.
- Nếu xóa chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,9.
- Khi xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được số 0,9 là số bằng với số 0,90.
- Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
- HS nối tiếp nhau nêu số mình tìm được trước lớp, mỗi HS chỉ cần nêu 1 số.
- 1 HS đọc trước lớp, các HS khác đọc trong SGK. HS học thuộc các nhận xét ngay tại lớp.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. 5,612 ; 17,200 ; 480,590.
b. 24,500 ; 80,010 ; 14,678.
- Khi viết thêm một số chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số đó không thay đổi.
______________________________________
Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
I.Mục tiêu: 
Đọc diễn cảm toàn bài với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ,tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng (Trả lời được các câu hỏi). 
II.Đồ dùng dạy - học 
Tranh ảnh về rừng và con vật sống trong rừng
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc 
b) Tìm hiểu bài 
 + Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng ? 
 + Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?
 + Những liên tưởng về những cây nấm của tác giả làm cho rừng đẹp hơn lên như thế nào?
 + Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào ?
 + Sự có mặt của những loài muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng ?
 + Vì sao rừng khộp, được gọi là “giang sơn vàng rợi”.
- GV giảng.
 + Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên. 
- GV nêu nội dung chính : Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng. 
- Ghi nội dung chính của bài. 
 c) Đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS tiếp nối từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay từng đoạn (như hướng dẫn). 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 1 đoạn. 
 + Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn đọc diễn cảm . 
 + Đọc mẫu,Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
- Nhận xét, cho điểm HS. 
 + Những sự vật của rừng được tác giả miêu tả là : nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng. 
 + Tác giả đã liên tưởng đây như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một.... 
+ Những liên trưởng của tác giả làm cho cảnh vật trong rừng thêm ...
 + Con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ...
 + Sự có mặt của những loài muông thú, chúng thoắt ẩn....
 + Vì có rất nhiều màu vàng : lá vàng, con mang vàng, nắng vàng. 
- HS nối tiếp nhau trả lời. Ví dụ : 
 + Bài văn cho em thấy cảnh rừng rất đẹp và muốn đi tham quan rừng. 
 + Đọc bài văn em thấy tác giả thật khéo léo khi miêu tả vẻ đẹp của rừng. 
 + Đọc bài văn em thấy tác giả là người yêu rừng đến kì lạ thì mới có thể quan sát và miêu tả như vậy. 
- 2 HS nhắc lại, sau đó cả lớp ghi vào vở. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. Sau đó 3 HS nêu cánh đọc cho 3 đoạn, cả lớp trao đổi và đi đến kết luận về cánh đọc như mục 2.a.
 + HS theo dõi tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng. 
 + 2 HS ngồi cạnh đọc cho nhau nghe. 
- 3 đến 5 HS thi đọc, cả lớp theo dõi để bình chọn bạn đọc hay. 
C. Củng cố - dặn dò 
? Tác giả đã dùng những giác quan nào để miêu tả vẻ đẹp của rừng ? 
- Nhận xét câu trả lời của HS . 
- Nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 25 tháng10 năm 2011
Toán
So sánh hai số thập phân
I. Mục tiêu 
Biết so sánh hai số thập phân với nhau.
Biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn nội dung cách so sánh hai số thập phân như trong SGK.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động hoc
A. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau
- GV nêu bài toán: sợi dây thứ nhất dài 8,1m sợi dây thứ hai dài 7,9m. Em hãy so sánh chiều dài của hai sợi dây.
- GV gọi HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp.
- GV nhận xét các cách so sánh mà HS đưa ra, sau đó hướng dẫn HS làm lại theo cách của SGK
+ So sánh 8,1m và 7,9m.
Ta có thể viết 8,1 = 81dm.
 7,9 = 79 dm.
Ta có 81 dm > 79 dm.
Tức là: 8,1m> 7,9m.
- GV hỏi: biết 8,1 m > 7,9 m, em hãy so sánh 8,1 và 7,9.
- Hãy so sánh phần nguyên của 8,1 và 7,9.
- Dựa vào kết quả so sánh trên, em hãy tìm mỗi liên hệ giữa việc so sánh phần nguyên của hai số thập phân với so sánh bản thân chúng.
- GV nêu lại kết luận trên.
3. Hướng dẫn so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau
- GV nêu bài toán: Cuộn dây thứ nhất dài 35,7m cuộn dây thứ hai dài 35,698m. Hãy so sánh độ dài của hai cuộn dây.
- GV nhận xét các ý kiến của HS, sau đó yêu cầu HS so sánh phần thập phân của hai số với nhau.
- Gv gọi HS trình bày cách so sánh của mình, sau đó nhận xét và giới thiệu cách so sánh như SGK.
4. Ghi nhớ
- GVyêu cầu HS mở SGK và đọc phần c trong phần bài học
5. Luyện tập , thực hành
Bài 1.
- Gv yêu cầu HS đọc đề bài 
- Gv yêu cầu HS tự làm bài.
- Gv gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV yêu cầu HS giải thích cách so sánh từng cặp số thập phân.
- Gv nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
Bài 2.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV thống nhất thứ tự sắp xếp đúng với HS cả lớp, sau đó gọi 1 HS giải thích về cách sắp xếp.
C. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS trao đổi để tìm cách so sánh 8,1m và 7,9m.
- Một số HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét, bổ sung, HS có thể có các cách .
+ So sánh luôn 8,1 m > 7,9m.
+ Đổi ra đề xi mét rồi so sánh.
8,1m = 81dm
7,9m = 79dm
vì 81dm >79dm.
Nên 8,1m > 7,9m.
- HS nghe GV giảng bài.
- HS nêu: 8,1 > 7,9
- HS: phần nguyên 8 > 7.
- HS : khi so sánh hai số thập phân ta có thể so sánh phần nguyên với nhau, só nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn, số nào có phần nguyên bé hơn thì số đó bé hơn.
- HS nghe và ghi nhớ yêu cầu của bài toán.
- HS trao đổi và nêu ý kiến. HS có thể đưa ra ý kiến.
- HS trao đổi ý kiến tìm ra cách so sánh..
- Một số HS đọc trước lớp, sau đó thi nêu lại ghi nhớ ngay trên lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm đúng / sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 3 HS lần lượt nêu trước lớp
So sánh phần nguyên của hai số.
Chính tả
Kì diệu rừng xanh 
I. Mục tiêu
Nghe- viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT1); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống.
II. Đồ dùng dạy – học 
Bài tập 3 viết sẵn 2 lần trên bảng lớp
iii.Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn . 
- Hỏi : Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng ? 
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết. 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó.
c) Viết chính tả
d) Thu, chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính  ... đọc bài làm của mình. Ví dụ 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. 
- 2 HS viết vào bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở. 
- Lắng nghe. 
- Làm việc theo yêu cầu của GV. 
 C. Củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà viết đoạn thân bài trong bài văn miêu tả cảnh đẹp địa phương. 
___________________________________
Khoa học
Phòng bệnh viêm gan A
I/ Mục tiêu
Biết cách phòng và tránh bệnh viêm gan A.
- KNS: Phân tích, đối chiếu các thông tin về bệnh viêm gan A, tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A.
II/ Đồ dùng dạy học
Giáo viên: nội dung bài, trực quan, phiếu bài tập.
Học sinh: sách, vở, bút màu...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1/ Khởi động.
2/ Bài mới.
a)Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A. 
* Cách tiến hành.
- HD thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi
1. Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh viêm gan A?
2. Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì ?
3. Bệnh viêm gan A lây truyền như thế nào?
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
b) Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Giúp HS nêu được cách phòng bệnh viêm gan A. Có ý thức phòng tránh bệnh viêm gan A.
* Cách tiến hành.
+ GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 và trả lời các câu hỏi:
- Nêu nội dung của từng hình?
- Giải thích tác dụng của từng việc làm ?
- Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A?
+ Rút ra kết luận.
3/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
- Quan sát tranh, ảnh trong sgk.
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm báo cáo.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát các hình, thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi.
- 3, 4 em trình bày trước lớp.
- HS nhắc lại.
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011
Mĩ thuật 
GV bộ môn
________________________________
Toán
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu
Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trong trường hợp đơn giản)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập về các đơn vị đo độ dài
a. Bảng đơn vị đo độ dài
- Gv treo bảng đơn vị đo độ dài, yêu cầu HS nêu các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Gv gọi 1 HS lên viết các đơn vị đo độ dài vào bảng.
b. Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa mét và đề ca mét, giữa mét và đề xi mét ( HS trả lời thì GV viết vào bảng)
- Hỏi tương tự với các đơn vị khác để hoàn thành bảng như phần đồ dùng dạy học đã nêu.
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau.
c. Quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng
- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa mét với ki lô mét, xăng ti mét, mi li mét.
3. Hướng dẫn viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
a. ví dụ 1.
- GV nêu bài toán: viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
6m4dm =..m
- Gv yêu cầu HS tìm số thập phân thích hợp để điền vào chỗ chấm trên.
- GV gọi 1 số HS phát biểu ý kiến, sau đó nhận xét ý kiến của HS và cho 1 HS có kết quả điền đúng nêu cách tìm ra số thập phân thích hợp của mình.
- Nếu HS nêu cách làm như SGK, GV chỉ việc chính xác lại các bước làm sau đó yêu cầu HS cả lớp cùng làm lại theo cách đó một lần. Nếu HS nêu cách khác hoặc nêu chưa rõ ràng thì GV hướng dẫn cho cả lớp làm lại.
b.ví dụ 2.
- GV tổ chức cho HS làm ví dụ 2 tương tự ví dụ 1.
- Nhắc HS lưu ý: Phần phân số của hỗn số 
4. Luyện tập, thực hành
Bài 1.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Gv gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- Gv nhận xết và cho điểm HS.
Bài 2.
- Gv gọi HS đọc đề bài toán.
- Gv gọi 1 HS khá và yêu cầu: Em hãy nêu cách viết 3m4dm dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét.
- Gv nêu lại cách làm cho HS, sau đó yêu cầu cả lớp làm bài.
- Gv chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Gv chữa bài và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng viết.
1m = dam = 10dm.
- Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó và bằng ( 0,1) đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- HS lần lượt nêu.
1000m = 1km 1m = km
1m = 100cm 1cm = m
1m = 1000mm 1mm = mm
- HS nghe.
- HS cả lớp trao đổi để tìm cách làm.
- 1 HS nêu cách làm của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Bước 1: chuyển 6m4dm thành hỗn số có đơn vị là m thì ta được.
6m4dm = 6m.
Bước 2. chuyển 6m thành số thập phân có đơn vị là m thì ta được.
6m4dm = 6 m = 6,4m.
3m5cm = 3m = 3,05m
S lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. 8m6dm = 8m = 8,6 m
b. 2dm 2cm = 2dm = 2,2dm.
c. 3m7cm = 3m = 3,07m
d. 23m13cm = 23m = 23,13m.
- HS nhận xét.
- HS đọc đề bài trong SGK.
- HS nêu:
3m4dm = 3 m = 3,4m.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
C. Củng cố, dặn dò
GV tổng kết tiết học
Chuẩn bị bài sau.
_________________________________
Luyện từ và câu 
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu
Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đông âm, từ nhiều nghĩa. 
Hiểu nghĩa của các từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển) và mối quan hệ giữa chúng. 
Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa là tính từ. 
II. Đồ dùng dạy – học 
Bài tập 1, 2 viết sẵn vào bảng phụ .
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bt. 
- Yêu cầu HS tự làm bài theo nhóm . 
- GV đánh dấu số thứ tự của từng từ in đậm trong mỗi câu, sau đó yêu cầu HS nêu nghĩa của từng từ : 
a) Chín
- Lúa ngoài đồng đã chín vàng . (1) 
- Tổ em có chín học sinh. (2) 
- Nghĩ cho chín rồi hãy nói. (3) 
b) Đường 
- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. (1) 
- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.(2) 
- Ngoài đường mại người đã đi lại nhộn nhịp.(3)
c) Vạt
- Những vạt nương màu mật. (1)
- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.(2) 
- Vạt áo choàng tháp thoáng, (3)
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt. GV sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS. 
C. Củng cố – dặn dò 
? Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đông âm.?
Nhận xét tiết dạy
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng
- 3 HS thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài. 
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu. 
a) Chín 1: hoa, quả hạt phát triển đến mức thu hoạch được . Chín 3: suy nghĩ kĩ càng. Chín 2: số 9 . Chín 1: và chín 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín 2.
b) Đường 1 : chất kế tinh vị ngọt. Đường 2 : vật nối liền hai đầu, Đường 3 : chỉ lối đi lại. Từ đường 2 và đường 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với từ đường 1. 
c) Vạt 1 : mảnh đất trồng trọ trải dài trên đồi, núi. Vạt 2 : xiên, đẽo. Vạt 3 thân áo. Từ vạt 1 và vạt 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với từ vạt 2. 
 - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- 3 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 phần HS dưới lớp đặc câu vào vở. 
- Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. 
______________________________________
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
Dựng đoạn mở bài, kết bài
I. Mục tiêu
Nhận biết và nêu được cáchviết hai kiểu mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh. 
Thực hành viết mở bài theo lối gián tiếp, kết bài theo lối mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em. 
II. Đồ dùng dạy – học 
Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi của bài. 
- Gọi HS trình bày. Yêu cầu HS khác bổ sung cho bạn (nếu có). 
? Đoạn nào mở bài trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp ? vì sao em biết điều đó ? 
 + Em thấy kiểu mở bài nào tự nhiên, hấp dẫn hơn 
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS để làm bài. Phát bảng nhóm cho 1 nhóm. 
- Gọi nhóm viết vào bảng nhóm lên bảng. Yêu cầu cả lớp cùng nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho nhóm bạn. 
- GV kết luận lời giải đúng. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. 
- 1 HS đọc các đoạn văn và câu hỏi. 1 HS trả lời. 
- HS tiếp nối nhau trả lời về từng đoạn : 
 + Đoạn a là mở bài theo kiểu trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường sẽ tả là đừng Nguyễn Trường Tộ. 
 + Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp vì nói đến những kỉ niệm tuổi thơ với những cảnh vật quê hương như : dòng sông, triền đê rồi mới giới thiệu con đường định tả. 
 + Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động, hấp dẫn. 
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thành 1 nhóm, cùng trao đổi thoả luận, viết câu trả lời ra giấy. 
- 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, cả lớp nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. 
 + Giống nhau: đề nói lên tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của tác giả với con đường. 
 + Khác nhau : đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên : khẳng định con đường là người bạn qúy, gắn bó với kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả. Đoạn kết bài theo kiểu mở rộng : vừa nói về tình cảm yêu quý con đường của bạn học sinh, ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch, đẹp và những hành động thiết thực để thể hiện tình cảm yêu quý con đường của các bạn nhỏ. 
? Em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn ? 
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhắc nhở HS . 
- Gọi HS đã làm bài vào giây khổ to dán phần mở bài lên bảng. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa. 
- Gọi 3 HS dưới lớp đọc đoạn mở bài của mình. 
- Nhận xét, cho điểm những HS viết tốt.
- Phần kết bài là tương tự. 
+ Em thấy kiểu kết bài theo kiểu mở rộng hay hơn, hấp dẫn người đọc hơn. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- 2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- Đọc bài, nhận xét, chữa bài. 
- 3 HS đọc bài của mình, cả lớp theo dõi và sửa chữa. 
C Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà hoàn thiện bài văn tả cảnh và chuẩn bị bài sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc