TIẾT 2: TẬP ĐỌC
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 153)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
Cả lớp trả lời các câu hỏi 1, 2, 3; học sinh khá, giỏi trả lời tất cả các câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Viết đoạn “Có một lần người thuyền chài.đến mà còn thêm gạo, cũi.” vào bảng phụ để giúp học sinh luyện đọc.
- Tranh minh hoạ bài đọc (trang 153).
Thứ hai, ngày 06 tháng 12 năm 2010 TIẾT 2: TẬP ĐỌC THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 153) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. Cả lớp trả lời các câu hỏi 1, 2, 3; học sinh khá, giỏi trả lời tất cả các câu hỏi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Viết đoạn “Có một lần người thuyền chài...đến mà còn thêm gạo, cũi.” vào bảng phụ để giúp học sinh luyện đọc. - Tranh minh hoạ bài đọc (trang 153). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A- Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét, cho điểm. - Đọc bài thơ Về ngôi nhà mới xây và trả lời câu hỏi về nội dung bài. B- Dạy bài mới 1- Giới thiệu bài - Giới thiệu. - Lắng nghe. * Tham khảo nội dung giới thiệu sau: - Ở thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố, thị xã có nhiều đường phố manh tên Lãn Ông hoặc Hải Thượng Lãn Ông. Đó là tên hiệu của danh y Lê Hữu Trác, một vị thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Bài đọc hôm nay giới thiệu với các em tài năng, nhân cách cao thượng và tấm lòng nhân từ như mẹ hiền của vị danh y ấy. 2- Luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Giới thiệu 3 đoạn đọc: + Đoạn 1: Từ đầu ...đến ...mà còn cho thêm gạo, củi. + Đoạn 2: Một lần khác... đến Càng nghĩ càng hối hận. + Đoạn 3: Phần còn lại. - 1 học sinh đọc cả bài. - Đọc nối tiếp 4 đoạn ( 2 lần). + Kết hợp luyện phát âm đúng khi đọc (nếu có) và luyện đọc thêm: Lãn Ông, từ giã, ,... + Dựa vào chú giải để giải nghĩa các từ: Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, ngự y. Giải nghĩa thêm Lãn Ông (ông lão lười) là biệt hiệu danh ý tự đặt cho mình, ngụ ý rằng ông lười với chuyện danh lợi. - Luyện đọc theo nhóm đôi. - Đọc diễn cảm toàn bài sau khi học sinh đọc - Lắng nghe. Chú ý giọng đọc như đã dề ra ở yêu cầu. b) Tìm hiểu bài Yêu cầu học sinh đọc thầm để tìm ý trả lời lần lượt các câu hỏi theo gợi ý sau: Đoạn 1: Từ đầu ...đến ...mà còn cho thêm gạo, củi. - Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài ? - Lãn Ông nghe tìm con người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi. Ý của đoạn 1: Lòng nhân ái trong việc chữa bệnh của Hải Thượng Lãn Ông. Đoạn 2: Một lần khác... đến ... Càng nghĩ càng hối hận. - Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữa ? - Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm. Ý của đoạn 2: Nỗi day dứt, ân hận của Lãn Ông trước cái chết của một người phụ nữ. Đoạn 3: Phần còn lại - Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi -Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo từ chối. - Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ? Dành cho học sinh khá, giỏi. - Lãn Ông không màng công danh, chỉ chăm làm việc nghĩa./ Công danh rồi sẽ trôi đi chỉ có tấm lòng nhân nghĩa còn mãi./ Công danh chẳng đáng coi trọng; tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể đổi thay. Ý của đoạn 3: Tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của Lãn Ông. c) Hướng dẫn đọc diễn cảm - Giúp học sinh nhận xét tìm giọng đọc đúng của các bạn. - Đọc nối tiếp 4 đoạn. ( cả lớp thảo luận về giọng đọc của các bạn). - Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm (đã chuẩn bị) đọc mẫu và hướng dẫn đọc (như gợi ý 2a). - Thi đọc diễn cảm trước lớp. Gợi ý luyện đọc diễn cảm: Cần nhấn giọng các từ ngữ nói về tình cảnh người bệnh, sự tận tuỵ và lòng nhân hậu của Lãn Ông :nhà nghèo, đầy mụn mủ, nồng nặc, không ngại khổ, ân cần, suốt một tháng trời, cho thêm. 3- Củng cố, dặn dò. Hỏi để củng cố: Em rút ra được điều gì về ý nghĩa của bài văn ? (Kết hợp ghi ý chính khi học sinh trả lời đúng). - Nối tiếp nhau trình bày: + Bài văn ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. - Yêu cầu học sinh: * Nhận xét, tổng kết tiết dạy. - Ôn lại bài ở nhà TIẾT 3: LỊCH SỬ Bài 16: HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI (Lịch sử-Địa lí 5, trang 35) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh: + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. + Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận. + Giáo dục được dẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến. + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5-1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Viết nội dung phần Ghi nhớ (trang 37) vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A- Kiểm tra bài cũ - Nhận xét, cho điểm. - Trả lời một trong các câu hỏi bài : Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950. B- Dạy bài mới * Giới thiệu bài - Nêu mục đích yêu cầu và định hường nhiệm vụ học tập của giờ học. + Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta ? + Tác dụng của Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. + Tình thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta thể hiện ra sao ? + Tình hình hậu phương trong những nằm 1951-1952 có tác động gì đến kháng chiến ? 1- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. * Mục tiêu: Học sinh nắm được nhiệm vụ đề ra cho cách mạng nước ta của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Yêu cầu học sinh đọc đoạn Sau chiến thắng...cho nông dân và thảo luận theo gợi ý sau: + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào ? + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta ? Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy ? + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào tháng 2-1951. + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng chỉ rõ: để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân + Em hãy giới thiệu nội dung hình 1 ? - Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) Kết luận: (Như phần trình bày trên). 2. Hậu phương hăng hái thi đua, góp phần phục vụ kháng chiến. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi. * Mục tiêu: Học sinh - Thấy được vai trò của hậu phương trong kháng chiến. -Nêu được một tấm gường anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. - Yêu cầu học sinh đọc SGK (phần còn lại) quan sát hình 2, hình 3, thảo luận và trình bày theo gợi ý sau: + Tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện ra sao ? + Toàn dân đẩy mạnh sản suất (học sinh vừa học tập vừa tham gia sản suất), nghiên cứu khoa học để góp phần cho cuộc kháng chiến thắng lợi. + Tình hình hậu phương trong những năm 1951 - 1952 có tác động gì đến cuộc kháng chiến ? + Làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến. + Hãy giới thiệu nội dung hình 2 và hình 3. + Bác Hồ thăm công binh xưởng đầu tiên ở Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp (H1). Bội đội giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp (H2) + Hãy kể về một anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc + Anh hùng lao động: Hoàng Hanh (anh hùng trong sản xuất nông nghiệp), Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa (anh hùng trong việc chế tạo vũ khí); Anh hùng lực lượng vũ trang: La Văn Cầu,... Kết luận: (Như phần trình bày trên). - Yêu cầu học sinh liên hệ rút ra nội dung bài học. - Rút ra nội dung bài học-như SGK. - Vài học sinh đọc lại nội dung bài học trên bảng phụ Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu học sinh: * Nhận xét, tổng kết tiết dạy. - Tự ghi nhớ nội dung bài học. TIẾT 4: TOÁN 76: LUYỆN TẬP (Toán 5, trang 76) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Biết tính tỷ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán. Cả lớp làm bài tập 1, bài tập 2; học sinh khá giỏi làm tất cả các bài tập. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2- Hướng dẫn học sinh luyện tập Mỗi bài tập, giúp học sinh xác định yêu cầu, phân tích tìm cách thực hiện yêu cầu và trình bày các bài tập theo gợi ý sau: Bài tập 1: Học sinh làm theo mẫu (làm tính với tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng) a) 27,5% + 38% = 65,5% b) 30% - 16% = 14% c) 14,2% x 4 = 56,8% d) 216% : 8 = 27% Bài tập 2: a) Theo kế hoạch cả năm, đến tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được: 18 : 20 = 0,9 0,9 = 90% b) Đến hết năm, thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là: 23,5 : 20 = 1,175 1,175 = 117,5% - Thôn Hoà An vượt mức kế hoạch là: 117,5% - 100% = 17,5%. Gợi ý: a) 18 :20 = 0,9 = 90%. Tỷ số này cho biết: Coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch. b) 23,5 : 20=1,175 =117,5%. Tỉ số này cho biết: Coi kế ho ... Quan sát kĩ và nhận xét: - Gợi ý nhận xét: + Biểu đồ nói về điều gì ? + Biểu đồ cho biết tỷ lệ học sinh lớp 5C tham gia các môn thể thao. + Có bao nhiêu phần trăm học sinh tham gia môn bơi ? + Có 12,5% số học sinh tham gia môn bơi. + Tổng số học sinh của lớp là bao nhiêu ? + Tổng số học sinh của lớp là 32. + Tính số học sinh tham gia môn bơi ? + Số học sinh tham gia môn bơi là: 32 x 12,5 : 100 = 4 (học sinh) * Hoạt động 2-Thực hành Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và sử lí số liệu trên biểu đồ. - Mỗi bài tập, giúp học sinh xác định yêu cầu, phân tích tìm cách thực hiện và trình bày theo các gợi ý sau: Bài tập 1: Học sinh nêu được tỉ lệ phần trăm học sinh thích mỗi màu và tính. a) Số học sinh thích màu xanh: 120 x 40 : 100 = 48 (học sinh) b) Số học sinh thích màu đỏ: 120 x 25 : 100 = 30 (học sinh) c) Số học sinh thích màu trắng: 120 x 20 : 100 = 24 (học sinh) d) Số học sinh thích màu tím: 120 x 15 : 100 = 18 (học sinh) Bài tập 2: Dành cho học sinh khá, giỏi. Học sinh nêu Biểu đồ nói về điều gì ? Quan sát biểu đồ và ghi chú của biểu đồ. Đọc tỉ số phần tram thăm yêu cầu của bài tập: 17,5% học sinh giỏi; 60% học sinh khá; 22,5% học sinh trung bình. * Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu học sinh: * Nhận xét, tổng kết tiết dạy. - Tự ghi nhớ các đặc điểm của của biểu đồ hình quạt. TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 23) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Mục tiêu chính - Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh họat tập thể. - Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 (theo nhóm) 2. Mục tiêu tích hợp Kĩ năng sống (bài tập 2) - Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động). - Thể hiện sự tự tin. - Đảm nhận trách nhiệm II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC – CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Trao đổi cùng bạn để góp ý cho chương trình hoạt động (mỗi học sinh tự viết); - Đối thoại (với các thuyết trình viên về chương trình đã lập). - Ba tấm bìa viết mẫu cấu tạo 3 phần của một CTHĐ có nội dung như sau: I - Mục đích II - Phân công chuẩn bị III- Chương trình cụ thể -Bảng phụ để học sinh làm bài tập 2 theo 4 nhóm. - Tham khảo nội dung sau cho bài tập 2. Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 (Lớp 5/4) I - Mục đích Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy cô. II - Phân công chuẩn bị 1. Bánh kẹo,hoa quả, chén đĩa, hoa,...: Quắn, Hương,... 2. Trang trí: Tú Em, Đi,... 3. Báo: Quyền và ban biên tập. 4. Tiết mục văn nghệ - Dẫn chương trình: Cẩm Tiên. - Kịch câm: Xuân. - Múa: tổ 2. - Tam ca nữ: Hồâng Nhi, Cẩm Tiên, Kiên Giang. - Hoạt cảnh kịch: Lòng dân (tổ 3). 5. Dọn lớp sau buổi lễ: cả lớp. III - Chương trình cụ thể 1- Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô: Hồng Nhi. 2- Giới thiệu báo tường: Kiên Giang. 3- Chương trình văn nghệ - Giới thiệu chương trình văn nghệ chào mừng thầy cô: Tú Em. - Biểu diễn: + Kịch câm + Múa + Tam ca nữ + Hoạt cảnh kịch 4- Kết thúc: thầy chủ nhiệm phát biểu. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- Giới thiệu bài - Giới thiệu - Lắng nghe Tham khảo gợi ý giới thiệu: + Giáo viên hỏi học sinh đã tham gia họat động tập thể nào ? (cắm trại, liên hoan văn nghệ, kết nạp đội viên,... + Giáo viên: Muốn tổ chức hoạt động liên quan đến nhiều người đạt được kết quả tốt các em phải lập CTHĐ nêu rõ mục đích, các việc cần làm, thứ tự công việc, phân công việc cho từng người... Làm việc không có chương trình thì họat động sẽ luộm thuộm, nhớ gì làm đấy, vừa vất vả, vừa không đạt kết quả. Lập CTHĐ là một kĩ năng rất cần thiết, rèn luyện cho con người khả năng tổ chức công việc. Bài học hôm nay sẽ giúp các em rèn kỹ năng đó. 2- Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 1 - Giúp học sinh xác định yêu cầu. - Nối tiếp nhau đọc yêu cầu và nội dung bài tập (mẫu chuyện Một buổi sinh họat tập thể, các yêu cầu). - Giải nghĩa từ việc bếp núc (việc chuẩn bị thức ăn, thức uống, bát đĩa,...) - Đọc thầm lại mẫu chuyện Một buổi sinh họat tập thể suy nghĩ trả lời câu hỏi SGK. - Giúp học sinh nhận xét hoàn chỉnh nội dung các câu hỏi theo gợi ý sau (Sau mỗi câu trả lời GV đính tấm bìa đã chuẩn bị tương ứng với nội dung lên bảng). - Lớp nhận xét bổ sung hoàn chỉnh nội dung các câu hỏi. a)- Các bạn trong lớp tổ chức liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì ? - Chúc mừng các thầy, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11; bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô. b)- Để tổ chức buổi liên hoan, Cần làm những việc gì ? Lớp trưởng đã phân công như thế nào ? - Chuẩn bị: + Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa,... + Làm báo tường + Chương trình văn nghệ - Phân công: + Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa,...- Tâm, phượng và các bạn nữ. + Trang trí lớp học - Trung, Nam, Sơn + Ra báo - Chủ bút Thủy Minh + ban biên tập. Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm. + Các tiết mục (dẫn chương trình - Thu Hương) Kịch câm - Tuấn Béo Kéo đàn - Huyền Phương Các tiết mục khác c)- Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan. - Buổi liên hoan diễn ra rất vui vẽ. Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo biểu diễn kịch câm, Huyền phương kéo đàn,... Cuối cùng, thầy chủ nhiệm phát biểu khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn tự nhiên, buổi liên hoan tổ chức chu đáo. Kết luận: Để đạt được kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẫu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc lớp trưởng Thủy Minh đã cùng đã cùng các bạn lập một CTHĐ rất cụ thể, khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người. Chúng ta sẽ lập lại CTHĐ đó ở bài tập 2. Bài tập 2: - Giúp học sinh xác định yêu cầu (gợi ý học sinh dựa vào câu chuyện-BT1 và thự tế của lớp để làm bài). - Đọc, xác định yêu cầu Lập CTHĐ của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - Theo dõi, giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn. - Tham khảo phần chuẩn bị để giúp học sinh hoàn chỉnh bài tập - Thực hiện yêu cầu bài tập trong bảng phụ theo 4 nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày trên bảng phụ, cả lớp thảo luận hoàn chỉnh nội dung bài làm của nhóm bạn. 4- Củng cố, dặn dò - Yêu cầu học sinh: * Nhận xét, tổng kết tiết dạy. - Cần hoàn chỉnh bài tập 2 trong thời gian ở nhà. - Chuẩn bị tốt cho tiết Tập làm văn Lập CTHĐ tiếp theo. TIẾT 5: SINH HOẠT TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- GDATGT- Bài 4: Nguyên nhân tai nạn giao thông - Sau bài học, học sinh biết: - Nêu các nguyên nhân khác nhau gây tai nạn giao thông. - Nhận xét, đánh giá được các hành vi an toàn, không an toàn của người tahm gia giao thông. Phán đoán được nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. - Chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ, vận động các bạn và những người khác cùng thực hiện. 2- SINH HOẠT LỚP - Giúp học sinh: - Tiếp tục tự đánh giá kết quả ôn luyện và xây dựng nền nếp. - Phân công thực hiện nhiệm vụ trong tuần tiếp theo. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Hình và thông tin trang 14, 15 – tài liệu GDATGT. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Mục tiêu: Học sinh nêu được nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. - Hướng dẫn học sinh thảo luận và trình bày qua gợi ý sau: + Hãy nêu các nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông ? + Theo em hành vi nào trong các hình ở trang 14 là không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông ? - Đọc hướng dẫn tài liệu và quan sát hình trang 14 để thảo luận theo gợi ý. - Một số đại diện trình bày và thảo luận chung trước lớp. Kết luận: Các nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là: Do con người, do phương tiện giao thông, do đường và do thời tiết. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp Mục tiêu: Học sinh nêu được cách phòng tar1nh tai nạn giao thông - Yêu cầu học sinh nêu cách phòng tránh tai nạn giao thông. - Dự vào tài liệu và những hiểu biết của mình các em nối tiếp nhau trình bày cách phòng tránh tai nạn giao thông. Kết luận: Để phòng tránh tai nạn giao thông, khi tham gia giao thông, mọi người phải có ý thức chấp hành những quy định của luật giao thông, có phương tiện giao thông tốt, đảm bảo đủ điều kiện đi trên đường. Hoạt động 3: Sinh hoạt lớp 1- Học sinh: - Lớp trưởng báo cáo kết quả ôn luyện của lớp trong tuần - Phân công thực hiện nhiệm vụ trong tuần tiếp theo. 2- Giáo viên - Nhận xét chung về kết quả báo cáo của lớp. - Đề nghị: + Tuyên dương bạn có tiến bộ trong tuần ôn tập đối với:................................................... + Tuyên dương bạn có nhiều điểm 10 trong tuần ôn tập đối với:....................................... + Tiếp tục thực hiện tốt nội quy nhà trường; tiếp tục tham gia tốt các hoạt động “Mừng Đảng, Mừng xuân”. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu học sinh: * Nhận xét, tổng kết tiết dạy. - Rút ra nội dung ghi nhớ và tự ghi nhớ. Chấp hành đúng luật GTĐB khi tham gia giao thông. PHẦN KIỂM DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG Kiểm tra ngày:...../......./............. TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Hâ Thõ Kim Liïn
Tài liệu đính kèm: