Giáo án Lớp 5 từ tuần 21 đến tuần 25

Giáo án Lớp 5 từ tuần 21 đến tuần 25

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

 (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 25)

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Mục tiêu chính:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng các nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước.

 2. Mục tiêu tích hợp:

 Giáo dục kĩ năng sống:

 - Tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc)

 - Tư duy sáng tạo.

 

doc 136 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1174Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 từ tuần 21 đến tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 17 tháng 01 năm 2011.
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
TRÍ DŨNG SONG TOÀN 
 (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 25)
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Mục tiêu chính:
	- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng các nhân vật.
	- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước.
	2. Mục tiêu tích hợp:
	Giáo dục kĩ năng sống:
	- Tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc)
	- Tư duy sáng tạo.
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC – CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
	- Đọc sáng tạo; gợi tìm; trao đổi, thảo luận; tự bộc lộ (bày tỏ sự cảm phục Giang Văn Minh; nhận thức của mình).
	- Viết đoạn “Chờ rất lâu vẫn không...đến mang lễ vật sang cúng giỗ ?” vào bảng phụ để giúp học sinh luyện đọc.
	- Tranh minh hoạ bài đọc (trang 25).
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A- Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, cho điểm.
- Đọc một đoạn của bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
 B- Dạy bài mới
 1- Giới thiệu bài
- Giới thiệu.
- Lắng nghe.
 * Tham khảo nội dung giới thiệu sau:
 - Trí dũng song toàn là truyện kể về một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nuớc ta – danh nhân Giang Văn Minh. Qua truyện này, các em sẽ hiểu thêm về tài năng, khí phách, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh cách nay ngót 400 năm.
 2- Luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- Hường dẫn xem tranh và giới thiệu 4 đoạn đọc:
 + Đoạn 1: Từ đầu ...đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
 + Đoạn 2: Tiếp đến cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
 + Đoạn 3: Tiếp đến sai người ám hại ông.
 + Đoạn 4: Phần còn lại.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Quan sát tranh minh họa sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh.
- Đọc nối tiếp 4 đoạn ( 2 lần).
 + Kết hợp luyện phát âm đúng khi đọc (nếu có) và luyện đọc thêm: yết kiến, ngạo mạn, linh cữu...
 + Dựa vào chú giải để giải nghĩa các từ: trí dũng song toàn, thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng, đồng trụ.Giải nghĩa thêm tiếp kiến (gặp mặt), hạ chỉ (ra chiếu chỉ, ra lệnh), than (than thở), cống nạp (nạp: nộp).
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Đọc diễn cảm toàn bài sau khi học sinh đọc
- Lắng nghe.
 Chú ý giọng đọc:
 Chú ý đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đọan đối thoại:
 Đoạn Giang Văn Minh than khóc – giọng ân hận, sót thương. Câu hỏi Vậy tướng Liễu Thăng đã tử trận mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? – giọng cứng cỏi. Đoạn Giang Văn Minh ứng đối – giọng dõng dạc, tự hào (Bạch Đằng thuở trước máu còn loang).
 Đoạn kết, đọc chậm, giọng xót thương.
 b) Tìm hiểu bài
 Yêu cầu học sinh đọc thầm để tìm ý trả lời lần lượt các câu hỏi theo gợi ý sau:
 Đoạn 1: Từ đầu ... đến một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng” ?
- ... vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: không ai phải giỗ những người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi mang lễ vật sang cúng giỗ ? Vua Minh biết đã mắc mưu vẫn phài tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
 Ý của đoạn 1: Sự mưu trí, khôn khéo ứng phó trước thái độ và lệ bắt nước ta cống nạp của vua Minh.
 Đoạn 2: Phần còn lại
- Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh và đại thần nhà Minh:
- (Dựa vào đoạn đọc để nêu nội dung theo yêu cầu của câu hỏi).
- Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
- Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh vẫn không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm hại trên sông Bạch Đằng để đối lại, nên quá giận, sai người ám hại Giang Văn Minh.
- Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗp Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự cho đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
 Ý của đoạn 2: Sự khảng khái, anh dũng trước kẻ thù của ông Giang Văn Minh.
 c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Giúp học sinh nhận xét tìm giọng đọc đúng của các bạn.
- Đọc phân vai câu chuyện.
( cả lớp thảo luận về giọng đọc của các bạn).
- Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm (đã chuẩn bị) đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
 Gợi ý luyện đọc diễn:
 Đoạn Giang Văn Minh than khóc – giọng ân hận, sót thương. Câu hỏi Vậy tướng Liễu Thăng đã tử trận mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? – giọng cứng cỏi. Nhấn giọng ở các từ khóc lóc, thảm thiết, hạ chỉ, vừa khóc vừa than, giỗ cụ tổ năm đời, phán, không ai, từ năm đời, không phải lẽ, bèn tâu, mấy trăm năm, cúng giỗ. 
 3- Củng cố, dặn dò.
Hỏi để củng cố: Em rút ra được điều gì về ý nghĩa của bài văn ? (Kết hợp ghi ý chính khi học sinh trả lời đúng).
- Nối tiếp nhau trả lời:
+ Câu chuyện ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước.
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Ôn lại bài ở nhà, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
TIẾT 3: LỊCH SỬ
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
(Lịch Sử – Địa Lý 5, trang 41)
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết được đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ:
	+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội;
	+ Mĩ-Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân Miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ-Diệm: thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
	- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A- Kiểm tra bài cũ 
- Nhận xét, cho điểm.
- Trả lời một trong các câu hỏi bài 18.
 B- Dạy bài mới 
 * Giới thiệu bài
 - Giới thiệu giai đoạn lịch sử 1954 – 1975.
 - Nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
 - Định hướng nhiệm vụ của giờ học.
 + Vì sao đất nước ta bị chia cắt ?
 + Một số dẫn chứng về việc Mĩ-Diệm tàn sát đồng bào ta.
 + Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt.
 1. Tình hình đất nước sau Hiệp định Giơ-ne-vơ
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 * Mục tiêu: Giúp học sinh biết - Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi – theo nội dung gợi ý sau:
+ Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ?	
+ Xác định giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ ?	
+ Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ ?
+ Nêu dẫn chứng về việc Mĩ-Diệm tàn sát đồng bào ta ?
- Quan sát hình trang 41 và đọc đoạn từ đầu đến hơn 1000 người bị chết để thảo luận theo nhóm đôi và trình bày theo các nội dung gợi ý bên.
 Kết luận:
 + Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam-Bắc để đến tháng 7-1956, nhân dân hai miền sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Nhưng đế quốc Mĩ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ bằng cắch đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống lập ra chính quyền tay sai, ra sức chống phá, khủng bố dã man, thẳng tay giết hại chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
 2. Nỗi đau nuớc nhà bị chia cắt
 Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
 * Mục tiêu: Giúp học sinh biết vì sao nhân dân ta phải cầøm súng đứng lên chống Mĩ –Diệm.
- Yêu cầu học sinh lần lượt trả lời trước lớp theo nội dung gợi ý sau:
+ Vì sao nhân dân ta phải đau nổi đau chia cắt ?
+ Nhân dân ta phải làm gì để xoá bỏ nỗi đau chia cắt.
- Đọc đoạn còn lại và nối tiếp nhau trả lời theo các nội dung gợi ý bên.
 Kết luận:
 + Kẻ thù ngày càng lộ rõ âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Tội ác của chúng ngày càng chồng chất. Sau hơn tám mươi năm đấu tranh giành độc lập và chín năm kháng chiến chống Pháp, giờ đây nước nhà lại đau nỗi đau chi cắt. Không còn con đường nào khác, nhân dân ta buộc phải cầm súng đứng lên.
 Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Đọc và tự ghi nhớ nội dung bài học trang 42 – SGK.
TIẾT 4: TOÁN
101: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
(Toán 5, trang 103)
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
	+ Bài tập cần làm: bài tập 1; 
	+ Bài tập 2 dành cho học sinh khá, giỏi.
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Vẽ hình của các bài tập vào bảng phụ
	+ Hình ở ví dụ trang 103:
	Hình 1	Hình 2
	+ Hình của bài tập 1 và hình gợi ý cách vẽ để giải
	 Hình 3	 Hình 4
	+ Hình của bài tập 2 và hình gợi ý cách vẽ để giải
	Hình 5	Hình 6
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 * Giới thiệu b ... ện nhóm trình bày – nhóm nào trình bày đúng và nhanh nhóm đó thắng cuộc.
 Gợi ý:
 GDBVMT: - Sự thích nghi của con người với môi trường ở châu Phi.
 Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Trả lời 3 câu hỏi cuối bài trang 112-SGK.
- Đọc nội dung bài học.
- Ôn lại bài ở nhà.
TIẾT 2: KHOA HỌC
Bài 50: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (TIẾP THEO)
 (Khoa học 5, trang 100)
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Ôn tập về:
	- Các kiến thức về Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
	- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Hình và thông tin trang 102 - SGK.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 * Giới thiệu bài
 - Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
 Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi
 Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình và thảo luận để trà lời câu hỏi trang 102.
- Đọc yêu cầu thảo luận, quan sát các hình trang 102 và thảo luận theo nhóm đôi.
- Trình bày và thảo luận chung trước lớp.
 Kết luận: 
 a) Năng lượng cơ bắp của người; b) Năng lượng chất đốt từ xăng;
 c) Năng lượng gió; d) Năng lượng chất đốt từ xăng;
 e) Năng lượng nước; g) Năng lượng chất đốt từ than đá;
 h) Năng lượng mặt trời. 
 Hoạt động 2: Trò chơi “Thi kể tên dụng cụ, máy móc sử dụng điện”.
 Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức về việc sử dụng năng lượng điện.
- Tổ chức cho học sinh chơi dưới hình thức “tiếp sức”.
- Chơi hai lượt, mỗi lượt cử hai đội (mỗi đội 5 ban chơi); cử một tổ trọng tài (2 bạn) chấm điểm.
- Nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Mỗi nhóm xếp hàng 1, cùng lúc nối tiếp nhau lên bảng (của nhóm mình) để ghi tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện. Trong thời gian 3 phút nhóm nào ghi đúng và nhiều sẽ thắng cuộc.
 Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Ôn lại bài ở nhà chuẩn bị cho bài 51.
TIẾT 3: TOÁN
125. LUYỆN TẬP
 (Toán 5, trang 134)
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Biết:
	- Cộng, trừ số đo thời gian.
	- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.
	+ Bài tập cần làm: bài tập 1b, bài tập 2, bài tập 3;
	+ Bài tập 1a, , bài tập 4 dành cho học sinh khá giỏi.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 * Giới thiệu bài
 Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
 * Hoạt động 1- Thực hành các phép tính về số đo thời gian.
 Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian. Biết vận dụng để giải các bài toán có liên quan
 - Mỗi bài tập, giúp học sinh xác định yêu cầu, phân tích tìm cách thực hiện và trình bày theo các gợi ý sau:
 Học sinh nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ số đo thời gian sau đó là các bài tập.
 Bài tập 1: Cả lớp làm các bài tập 1b; học sinh khá giỏi làm cả bài tập.
a) 12 ngày = 288 giờ; 3,4 ngày = 81,6 giờ; 4 ngày 12 giờ = 108 giờ; giờ =30 phút
b) 1,6 giờ = 96 phút; 2 giờ 15 phút = 135 phút; 2,5 phút = 150 giây; 4 phút 25 giây = 265 giây
 Bài tập 2:
 Đặt tính để thực hiện được các kết quả sau:
a) 2 năm 5 tháng + 13 năm 6 tháng = 15 năm 11 tháng
b) 4 ngày 21 giờ + 5 ngày 15 giờ = 10 ngày 12 giờ
c) 13 giờ 34 phút + 6 giờ 35 phút = 20 giờ 9 phút
 Bài tập 3:
a) 4 năm 3 tháng – 2 năm 8 tháng = 1 năm 7 tháng
b) 15 ngày 6 giờ – 10 ngày 12 giờ = 4 ngày 18 giờ
c) 13 giờ 23 phút – 5 giờ 45 phút = 7 giờ 38 phút
 Bài tập 4: Dành cho học sinh khá, giỏi.
a) Năm I-u-ri Ga-ga-rin bay vào vũ trụ cách năm nhà thám hiểm Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ một khoảng thời gian là: 1961 – 1492 = 469 (năm)
 * Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Tiếp tục hoàn chỉnh các bài tập ở nhà.
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
 (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 77)
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Mục tiêu chính
	- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của giáo viên, viết tiếp được lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (bài tập 2).
	Học sinh khá, giỏi biết phân vai để đọc lại màn kịch (bài tập 2 và bài tập 3).
	2. Mục tiêu tích hợp
	Giáo dục kĩ năng sống (bài tập 2, bài tập 3).
	- Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng hà hoàn cảnh giao tiếp).
	- Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn thành màn kịch)
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
	- Gợi tìm, kích thích suy nghĩ sáng tạo của học sinh; trao đổi nhóm nhỏ; đóng vai (bộc lộ bản thân).
	- Bảng phụ để học sinh viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.
	- Tham khảo nội dung đoạn đối thoại được viết hoàn chỉnh.
	...
Phú nông:	- Bẩm, vâng.
Trần Thủ Độ:	- Ta nghe phu nhân nói người muốn xin chức câu đương, đúng vậy không ?
Phú nông:	- (Vẻ vui mừng) Dạ, đội ơn đức ông. Xin đức ông giúp con được thoả nguyện ước.
Trần Thủ Độ:	- Ngưới có biết chức câu đương phải làm những việc gì không ?
Phú nông:	- Dạ bẩm... bẩm...(gãi đầu, lúng túng). Con... phải... đi bắt tội phạm ạ.
Trần Thủ Độ:	- Làm sao ngươi biết kẻ nào là tội phạm ?
Phú nông:	- Dạ bẩm... bẩm... Con cứ thấy nghi nghi là bắt ạ.
Trần Thủ Độ:	- Thì ra ngươi hiểu chức phận thế đấy ! Thôi được, nể tình phu nhân, ta sẽ cho ngươi được thoả nguyện. Có điều, chức câu đương của ngươi là do phu nhân xin cho nên không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân ngươi để phân biệt.
Phú nông:	- (Hoảng hốt, cúng cuồng) Ấy chết ! Sai ạ ? Đức Ông bảo gì cơ ạ ?
Trần Thủ Độ:	- Ngươi tưởng phép nước là chuyện đùa chăng ?
Phú nông:	- (Van xin) Con biết tội con rồi. Xin Đức Ông nể tình phu nhân tha cho con.
Trần Thủ Độ:	- (Cương quyết) Ta đã nể tình phu nhân mà cho ngươi làm câu đương đấy thôi. Chặt một ngón chân chỉ là để phân biệt chức âu đương xin của ngươi mà thôi.
Phú nông:	- (Vội vã) Con không dám xin chức này nữa. Xin Thái sư tha tội cho ! Xin Thái sư tha tội cho.
Trần Thủ Độ:	- Người đã biết thì được. Hãy về lo mà làm ăn, làm một người dân tốt.
Phú nông:	- Đa tạ Đức Ông ! Đa tạ Đức Ông !
	(Tất cả cùng đi vào. Hạ màn)
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1- Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
 2- Hướng dẫn học sinh luyện tập
 Bài tập 1:
- Mời học sinh nhắc tên một số vở kĩch đã học.
- Ở Vương quốc tương lai – Tiếng Việt lớp 4; Lòng dân, Người công dân số Một – Tiếng Việt 5.
- Giới thiệu:
- Lắng nghe
 Tham khảo gợi ý giới thiệu sau: Tiết học này các em học cách chuyển một đoạn trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành một màn kịch bằng biện pháp viết tiếp các lời đối thoại.Sau đó, các em sẽ phân vai đọc lại màn kịch. Chúng ta sẽ xem nhóm nào viết đoạn đối thoại hay nhất, đọc lại hấp dẫn nhất.
 Bài tập 1:
- Theo dõi, đôn đốc học sinh khi thực hiện yêu cầu bài tập 1.
- Đọc nội dung bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm trích đoạn truện Thái sư Trần Thủ Độ.
 Bài tập 2:
- Giúp học sinh xác định yêu cầu:
SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phú nông. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp lời đối thoại – dựa theo 7 gợi ý – để hoàn chỉnh màn kịch. Khi viết chú ý thể hiện tính cách hai nhân vật: thái sư Trần Thủ Độ và phú nông.
- Ba học sinh nối tiếp đọc:
+ Đọc yêu cầu, tên màn kịch (Xin Thái sư tha cho !) và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian.
+ Đọc gợi ý lời đối thoại.
+ Đọc đoạn đối thoại.
- Cả lớp đọc thầm toàn bộ nội dung bài tập.
- 1 Học sinh đọc to lại 7 gợi ý.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm khi làm bài và bình chọn dựa vào nội dung tham khảo đã chuẩn bị.
- HS tự thực hiện theo 4 nhóm, trao đổi, viết tiếp lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch.
- Đại diện nhóm nối tiếp nhau trình bày trước lớp.
- Nhận xét bình chọn những lời đối thoại hợp lý nhất.
 Bài tập 3: Dành cho học sinh khá, giỏi.
- Giới thiệu nội dung bài tập.
- Xác định yêu cầu phân vai đọc lại màn kịch.
- Một nhóm đọc phân vai thử.
- Tậïp đọc trong nhóm.
- Nối tiếp nhau thi đọc trước lớp.
- Giúp học sinh bình chọn nhóm đọc tự nhiên, hấp dẫn nhất.
- Bình chọn nhóm đọc tự nhiên, hấp dẫn nhất.
 3- Củng cố, dặn dò 
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Hoàn chỉnh đoạn đối thoại trong vở bài tập ở nhà. Chuẩn bị cho tiết TLV tới.
TIẾT 5: SINH HOẠT TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp học sinh:
	- Tiếp tục tự đánh giá kết quả ôn luyện và xây dựng nền nếp.
	- Phân công thực hiện nhiệm vụ trong tuần tiếp theo.
	II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1- Học sinh:
	- Lớp trưởng báo cáo kết quả ôn luyện của lớp trong tuần
	- Phân công thực hiện nhiệm vụ trong tuần tiếp theo.
	2- Giáo viên
	- Nhận xét chung về kết quả báo cáo của lớp.
 	+ Tuyên dương bạn có tiến bộ trong tuần ôn tập đối với:...................................................
 	+ Tuyên dương bạn có nhiều điểm 10 trong tuần ôn tập đối với:.......................................
	+ Tiếp tục thực hiện tốt nội quy nhà trường.
PHẦN KIỂM DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kiểm tra ngày:...../......./.............
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
	Hâ Thõ Kim Liïn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 21 den tuan 25.doc