Giáo án Lớp 5 từ tuần 7 đến tuần 15

Giáo án Lớp 5 từ tuần 7 đến tuần 15

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

 (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 64)

 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.

 Cả lớp trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; học sinh khá, giỏi trả lời được tất cả các câu hỏi.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ Chủ điểm Con người với thiên nhiên - trang 63.

 - Tranh minh hoạ bài đọc - trang 64.

 - Viết đoạn Những tên cướp đã nhầm. sai giam ông lại. vào bảng phụ để giúp học sinh luyện đọc.

 

doc 246 trang Người đăng nkhien Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 từ tuần 7 đến tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 27 tháng 09 năm 2010
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
 (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 64)
	I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.
	Cả lớp trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; học sinh khá, giỏi trả lời được tất cả các câu hỏi.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ Chủ điểm Con người với thiên nhiên - trang 63.
	- Tranh minh hoạ bài đọc - trang 64.
	- Viết đoạn Những tên cướp đã nhầm... sai giam ông lại. vào bảng phụ để giúp học sinh luyện đọc.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A- Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét và cho điểm
- Đọc lại bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
 B- Dạy bài mới
 1- Giới thiệu bài
- Giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài.
- Lắng nghe.
 * Tham khảo nội dung giới thiệu sau:
 Hướng dẫn xem tranh minh hoạ chủ điểm Con người với thiên nhiên: Nhiều bài học trong sách Tiếng Việt lớp dưới các em biết mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Ví dụ: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Chim sơn ca và bông cúc trắng; Ông mạnh thắng thần gió... Chủ điểm Con người với thiên nhiên của sách Tiếng Việt 5 sẽ giúp các em hiểu thêm mối quan hệ này.
 Những người bạn tốt – Bài đọc mở đầu chủ điểm sẽ giúp các em hiểu nhiều loài vật. Tuy không thể trò chuyện bằng ngôn ngữ của loài người nhưng chúng là những người bạn tốt của con người.
 2- Luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- Đọc toàn bài.
- Giới thiệu và hướng dẫn xem tranh minh hoạ.
- Quan sát và nêu cảm nhận của mình về tranh Hình ảnh chú cá heo đang đưa A-ri-ôn về đất liền.
- Giới thiệu 4 đoạn đọc:
(Mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
- Đọc nối tiếp 4 đoạn.
 + Kết hợp luyện phát âm đúng khi đọc (nếu có) và luyện đọc thêm: A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu.
 + Dựa vào chú giải để giải nghĩa các từ: boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt.
- Theo dõi, nhận xét việc đọc của học sinh.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
- Lắng nghe
 Chú ý giọng đọc:
 Đoạn 1 đọc chậm hai câu đầu, đọc nhanh dần những câu diễn tả tình huống nguy hiểm. Đoạn 2: giọng sản khoái, thán phục cá heo.
 b) Tìm hiểu bài
 Yêu cầu học sinh đọc thầm, để tìm ý trả lời lần lượt các câu hỏi theo gợi ý sau:
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?
- ...thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.
- Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
- ...đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởùng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền.
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào ?
- ... vì chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ; biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là bạn tốt của người.
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn ?
Dành cho học sinh khá, giỏi.
- Đám thuỷ thủ là người tham lam, độc ác, không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn.
- Ngoài câu chuyện trên em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo ?
- VD: Cá heo biểu diễn nhào lộn./Cá heo là tay bơi giỏi nhất của biển. Nó có thể lao mình với tốc độ 50km/giờ./ Em biết truyện cá heo cứu một chú phi công nhảy dù thoát khỏi đàn cá mập – Truyện Anh hùng biển cả, sách Tiếng Việt 1./...
 c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Giúp học sinh nhận xét tìm giọng đọc đúng của các bạn.
- Nối tiếp nhau đọc lại bốn đoạn của bài.
( cả lớp thảo luận về giọng đọc của các bạn).
- Giới thiệu, đọc mẫu và hướng dẫn đọc đoạn luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
 Gợi ý luyện đọc diễn cảm: 
 Khi đọc cần nhấn giọng các từ ngữ đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức, đã cứu, nhanh hơn, toàn bộ, không tin và nghỉ hơi sau các từ ngữ nhưng, trở về đất liền.
 3- Củng cố, dặn dò.
Hỏi để củng cố: Em rút ra được điều gì về ý nghĩa của câu chuyện ? (Kết hợp ghi ý chính khi học sinh trả lời đúng).
- Đọc thầm lại và suy nghĩ để trả lời, sau đó vài em đọc lại trên bảng.
+ Câu chuyện là lời khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Ôn lại bài ở nhà và chuẩn bị cho tiết Tập đọc tiếp theo.
TIẾT 3: LỊCH SỬ
Bài 7. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
(Lịch Sử – Địa Lý 5, trang 16)
	I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Bie61`t Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng:
	+ Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
	+ Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- Ảnh của sách giáo khoa.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A- Kiểm tra bài cũ 
- Nhận xét, cho điểm.
- Trả lời một trong các câu hỏi bài: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
 B- Dạy bài mới 
 * Giới thiệu bài
 - Nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
 - Định hướng nhiệm vụ bài học:
 + Đảng ta được thành lập trong hoàn cả cảnh nào?
 + Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong Hội nghị thành lập Đảng ?
 + Ý nghĩ lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ?
 1. Nguyên nhân dẫn đến sự thành lập Đảng
 Hoạt động 1: Nhóm đôi
 * Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được nguyên nhân dẫn đến việc thành lập Đảng.
- Dựa vào đoạn Từ giữa năm 1929... uy tín mới làm được để giới thiệu tóm tắt Nguyên nhân dẫn đến sự thành lập Đảng.
- Gợi ý:
* Vì sao cần phảo sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản ?
- Đọc SGK suy nghĩ và nối tiếp nhau thảo luận theo các gợi ý của giáo viên.
 Kết luận: (dựa vào sách giáo khoa)
 Để tăng sức mạnh cách mạng, cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản. Việc này đòi hỏi phải có một lãnh tụ đủ uy tín ới làm được.
 2. Hội nghị hợp nhất Đảng Cộng sản Việt Nam
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
 * Mục tiêu: Học sinh biết Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Dựa vào đoạn Vào thời điểm này... được tiến hành để nêu tóm tắt sự lựa chọ lãnh tụ chủ trì Hội Nghị và gợi ý:
* Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu ? Do ai chủ trì ?
- Đọc SGK suy nghĩ và nối tiếp nhau thảo luận theo các gợi ý của giáo viên.
 Kết luận: (dựa vào sách giáo khoa)
 Đầu xuân năm 1930, Nguyễn Ái Quốc về Hồng Kông triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng.
 3. Kết quả và ý nghĩa của Hội nghị hợp nhất.
 Hoạt động 3: Cả lớp
 * Mục tiêu: Học sinh nêu được kết quả và ý nghĩa của Hội nghị hợp nhất.
- Dựa vào đoạn còn lại để nêu tóm tắt kết quả và ý nghĩa của Hội nghị hợp nhất và gợi ý:
* Hãy trình bày kết quả của Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam ?
* Sự thống nhất các tổ chức Đảng đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam ?
- Đọc SGK suy nghĩ và nối tiếp nhau thảo luận theo các gợi ý của giáo viên.
 Kết luận: (dựa vào sách giáo khoa)
 Các mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đướng đúng đắn.
- Gợi ý:
* Em hãy rút ra nội dung tóm tắt bài học.
- Nối tiếp nhau trình bày (đọc trong sách giáo khoa)
 Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Ôn lại bài và tự ghi nhớ nội dung bài học.
TIẾT 4: TOÁN
31. LUYỆN TẬP CHUNG
 (Toán 5, trang 32)
	I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	Biết:
	- Mối quan hệ giữa 1 và ; và ; và 
	- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
	- Giải các bài toán có liên quan đến số trung bình cộng 
	- Học sinh khá, giỏi hoàn chỉnh cả bài tập 4.
	II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 - Giới thiệu bài
 Nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
 Hoạt động 1:– Luyện tập – Thực hành
 * Mục tiêu: Giúp học sinh rèn, cùng cố về quan hệ giữa 1 và ; và ; và ; tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số; giải các bài toán có liên quan đến số trung bình cộng.
 Mỗi bài tập: Giúp học sinh xác định yêu cầu, phân tích, huy động các kiến thức đã học để thực hiện yêu cầu và trình bày theo các gợi ý sau:
 Bài tập 1: Học sinh làm vào vở, 3 em làm bảng nhóm, mỗi em làm 1 phần.
 a) 1 : = 1 x = 10 (lần). Vậy 1 gấp 10 lần .
 b) : = x = 10 (lần). Vậy gấp 10 lần .
 c) : = x = 10 (lần). Vậy gấp 10 lần .
 Bài tập 2: Học sinh làm vào vở, 4 em làm bảng nhóm, mỗi em làm 1 phần. 
 a) x + = b) x - = 
 x = - x = + 
 x = x = 
 c) x x = d) x : = 14
 x = : x = 14 x 
 x = x = 2
 Bài tập 3: Học sinh làm vào vở, 1 em làm bảng nhóm.
- Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được là: ( + ) : 2 = (bể)
 Bài tập 4: Dành cho học sinh khá, giỏi.
- Giá tiền mỗi mét vải trước khi giảm giá là: 60 000 : 5 = 12 000 (đồng)
- Giá tiền mỗi mét vải sau khi giảm giá là: 12 000 – 2 000 = 10 000 (đồng)
- Số mét vải có thể mua được theo giá mới là: 60 000 : 10 000 = 6 (m)
 Hoạt động nối tiếp
 ... ác đồ dùng bằng cao su.
	- GDBVMT (liên hệ): Một số đặc điểm chính của môi trường và tà nguyên thiên nhiên.
	II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- Sưu tầm đồ dùng bằng cao su như: quả bóng, dây chun, mảnh săm, lốp,...
	III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A- Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, cho điểm.
- Trả lời một trong các câu hỏi của bài Thuỷ tinh.
 B- Dạy bài mới
 *- Giới thiệu bài: - Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
 Hoạt động 1: Thảo luận
 Mục tiêu: Học sinh được tên một số đồ dùng được làm bằng cao su.
 Yêu cầu học sinh dựa vào hiểu biết và quan sát hình trang 62-SGK để thảo luận nhằm kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su:
- Theo dõi, gợi ý giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn.
- Thảo luận theo yêu cầu đã đề ra.
- Một số đại diện trình bày và thảo luận trước lớp.
 Kết luận: Các đồ dùng cược làm bằng cao sư như: ủng, cục tẩy, đệm, lốp, săm ôtô,...
 Hoạt động 2: Thực hành 
 Mục tiêu: Học sinh thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
 Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu thực hành trang 64 và thực hành, rút ra nhận xét về tính chất của cao su.
- Giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn và hướng dẫn các em hoàn chỉnh nội dung thảo luận khi thực hành theo gợi ý sau:
- Đọc yêu cầu thực hành ở SGK.
- Thực hành theo 4 nhóm, mỗi nhóm cử thư ký ghi lại nhận xét về tính chất của cao su.
- Đại diện các nhóm trình bày và thảo luận trước lớp.
 Kết luận:- Cao su có tính đàn hồi:
 + Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên.
 + Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
 Hoạt động 3: Thảo luận 
 Mục tiêu: Giúp Học sinh kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su và nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
 Yêu cầu học sinh đọc thảo luận nhóm đôi và trình bày theo các gợi ý dưới đây. 
 - Gợi ý:
+ Có mấy loại cao su ? Đó là những loại nào?
+ Ngoài tính đàn hồi, cao su còn có tính chất gì ?
+ Cao su được sử dụng để làm gì ?
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su ?
- Thảo luận theo nhóm đôi.
- Một số đại diện trình bày, cả lớp thảo luận chung.
 Kết luận:
 - Có hai loại cao su: cao su tự nhiên được chế biến từ nhựa cây cao su, cao su nhân tạo thường được chế biến từ than đá, dầu mỏ.
 - Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
 - Cao su được sử dụng để làm săm, lốp xe; làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
 - Không nên để đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng,...). Không để hoá chất dính vào cao su.
	- Nhấn mạnh nội dung GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tà nguyên thiên nhiên.
 Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Ôn lại bài ở nhà.
TIẾT 3: TOÁN
75. GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM 
(Toán 5, trang 75)
	I. MỤC TIÊU:
	- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	Cả lớp làm bài 1, bài 2a, bài 2b và bài 3; học sinh kha,ù giỏi làm cả các bài tập.
	II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Viết bài toán của ví dụ a và b vào bảng phụ.
	III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 * Giới thiệu bài: - Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải toán về tỉ số phần trăm.
 Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
a) Giới thiệu bài toán (bảng phụ)
- Đọc bài toán và nêu được phép tính để tìm tỉ số số học sinh nữ và số học sinh toàn trường
316 : 600
- Thực hiện phép chia được: 316 : 600 = 0,525
- Giới thiệu:
0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%
- Vậy tỉ số phần trăm của học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 52,5%. Thông thường người ta viết gọn cách tính như sau:
 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- Dựa vào phần giới thiệu của giáo viên rút ra quy tắt tính như SGK – vài học sinh đọc lại.
b) Giới thiệu bài toán
- Học sinh vận dụng để giải như SGK.
- Vài học sinh nhắc lại quy tắc.
 * Hoạt động 2: Thực hành.
 Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng tìm tỉ số phần trăm của hai số và giải các bài toán có liên quan.
 Mỗi bài tập, giúp học sinh xác định yêu cầu, tìm cách thực hiện và trình bày theo các gợi ý sau:
 Bài tập 1
0,57 = 57%; 0,3 = 30%; 0,234 = 23,4%; 1,35 = 135%
 Bài tập 2 - Cả lớp làm bài 2a, bài 2b; học sinh kha,ù giỏi làm cả bài tập.
b) 45 : 61 = 0,7377... = 73,77% c) 1,2 : 26 = 0,0461... = 4,61%
 Bài tập 3
- Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh cả lớp:
 13 : 25 = 0,52
 0,52 = 52%
 * Hoạt động nối tiếp 
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Tiếp tục hoàn chỉnh các bài tập còn lại ở nhà. Ghi nhớ quy tắc tìm tỉ số phần trăm khi giải toán.
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
Bài dạy: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 152)
	I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (bài tập 1);
	- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn miêu tả hoạt động của người (bài tập 2).
	II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ để học sinh lập dàn ý.
	III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A- Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, cho điểm.
- Đọc đoạn văn tả hoạt động một người được viết lại.
 B- Dạy bài mới
 1- Giới thiệu bài
 Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
 2- Hướng dẫn học sinh luyện tập
 Bài tập 1:
- Giúp học sinh xác định yêu cầu, đồng thời thảo luận, hoàn chỉnh dàn ý trên bảng phụ.
- Đọc - xác định yêu cầu Lập dàn cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
- Nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý – quan sát hình minh hoạ.
- Làm vào vở bài tập (2 học sinh làm bảng phụ).
- Mối tiếp nhau đọc dàn ý của mình – cả lớp thảo luận dàn ý trên bảng phụ.
 Gợi ý (về dàn ý)
 Mở bài:
 Bé Bông – em gái tôi, đang tuổi bi bô tập nói, chập chững tập đi.
 Thân bài:
 1- Tả ngoại hình
 a) Nhận xét chung: bụ bẫm.
 b) Chi tiết
 - Mái tóc: thưa, mềm như tơ, buộc thành một túm nhỏ trên đỉnh đầu.
 - Hai má: bầu bĩnh, hồng hào.
 - Miệng: nhỏ, xinh, hay cười.
 - Chân tay: trắng hồng, nhiều ngấn.
 2- Hoạt động
 a) Nhận xét chung: như một cô bé búp bê biết đùa nghịch, khóc, cười,...
 b) Chi tiết
 - Lúc chơi: lê la dưới sân với một đống đồ chơi, ôm mèo, xoa đầu, cười khanh khách.
 - Lúc xem ti vi:
 + Thấy có quảng cáo thì bỏ chơi, đang khóc cũng nín ngay.
 + Ngồi xem, mắt chăm chắm nhìn màn hình.
 + Ai đùa nghịch lấy tay che mắt bé, bé đẩy tay ra hét toáng lên.
 - Lúc làm nũng mẹ:
 + Kêu a...a... khi mẹ về.
 + Vịn tay vào thành giường lẫm chẫm từng bước tiến về phía mẹ.
 + Ôm mẹ, rúc mặt vào ngực mẹ, đòi ăn.
 Kết bài:
 Em rất yêu bé bông. Hết giờ học là về nhà ngay với bé.
 Bài tập 2:
- Giúp học sinh xác định yêu cầu, đồng thời thảo luận, học tập những đoạn văn hay, sáng tạo.
- Đọc - xác định yêu cầu Viết một đoạn văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé.
- Làm vào vở bài tập.
- Mối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình – cả lớp thảo luận bổ sungï.
 Gợi ý :
 Em Trung của tôi bụ bẫm lắm. Đôi mắt em tròn xoe như hai hạt nhãn đen láy. Chiếc mũi của em hơi hênh hếch lên một tí. Cái miệng chúm chím của em mỗi khi cười thì lộ mấy chiếc răng sữa trắng muốt trông thật đáng yêu. Cái tai thì chốc chốc lại nghếch lênh nghe ngóng khi có ai nói đến em. Trên đầu em lưa thưa mấy sợi tóc vàng hoe. Em mập mạp, bụ bẫm đến nỗi cổ chân, cổ tay em có rất nhiều ngấn. Mỗi khi tắm mẹ tôi phải vạch từng ngấn ra để kì cho em.
 Em có tật háu ăn. Ăn gì cũng phải chia cho em nếu không em sẽ khóc inh ỏi lênh cho mà xem. Có lần tôi ăn bánh, em đến và chìa tay kêu “măm măm”. Tôi giả vờ quay mặt đi, thế là em nằm lăn ra đất khóc, chân đạp thình thịch xuống chiếu, tay huơ huơ lên trước, nước mắt chảy giàn giụa. Tôi thấy thương em quá liền bảo: “Thôi nín đi rồi lại đây chi cho!” Vừa dứt lời, em đã lồm cồm bò dậy, đến bên tôi, chìa tay kêu “măm, măm”. Tôi vừa cho xong thì em nhoẻn miệng cười như cơn mưa rào mùa hạ đã tạnh.
 3- Củng cố, dặn dò 
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Tiếp tục hoàn chỉnh nội dung bài tập 2 ở nhà.
TIẾT 5: SINH HOẠT TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
	I. MỤC TIÊU:
	- Tiếp tục tự đánh giá kết quả ôn luyện và xây dựng nền nếp.
	- Phân công thực hiện nhiệm vụ trong tuần tiếp theo.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 
	1- Học sinh:
	- Lớp trưởng báo cáo kết quả ôn luyện của lớp trong tuần
	- Phân công thực hiện nhiệm vụ trong tuần tiếp theo.
	- Cả lớp thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung.
	2- Giáo viên
	- Nhận xét chung về kết quả báo cáo của lớp.
	- Đề nghị:
 	+ Tuyên dương bạn có tiến bộ trong tuần đối với:.......................................................................
	+ Tiếp tục thực hiện tốt nội quy nhà trường; tiếp tục tham gia tốt các hoạt động của Đội nhằm chào mừng ngày 22-12. Ôn tập chuẩn bị tốt cho kiểm tra cuối học kì I.
PHẦN KIỂM DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kiểm tra ngày:...../......./.............
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 7 den tuan 15.doc