Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Môn Địa lý (tiếp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Môn Địa lý (tiếp)

Mục tiêu:

 - HS biết vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta.

 - Thấy được trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử, một Tổ quốc. Nắm được 1 số yêu cầu khi học môn LS và ĐL

 - Bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương đất nước.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Bản đồ Địa lí VN, Bản đồ hành chính VN. Hình ảnh sinh hoạt của 1 số DT ở 1 số vùng.

- HS: SGK, chuẩn bị trước bài.

 

doc 48 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Môn Địa lý (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày giảng: 8.9.06 Lịch sử và địa lý
Bài mở đầu: Môn Lịch sử và Địa lí
I.Mục tiêu:
 - HS biết vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta.
 - Thấy được trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử, một Tổ quốc. Nắm được 1 số yêu cầu khi học môn LS và ĐL
 - Bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bản đồ Địa lí VN, Bản đồ hành chính VN. Hình ảnh sinh hoạt của 1 số DT ở 1 số vùng.
- HS: SGK, chuẩn bị trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Mở đầu: (2 phút)
 B.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: (2 phút)
 2. Nội dung (27 phút)
a. Xác định VT trên bản đồ 
 - Bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời. Vùng đất liền hình chữ S
 - Phía bắc giáp TQ. Phía tây giáp Lào, CPC. Phía đông và phía nam là biển.( 1 bộ phận của biển Đông)
 - Có 54 DT anh em cùng chung sống( Miền núi, trung du, đồng bằng, đảo, quần đảo)
b. Các DT và những nét văn hóa
 - Mỗi DT sống trên đất nước VN đều có những đặc điểm riêng (miền núi, trung du, đồng bằng, đảo, quần đảo) trong đời sống, sản xuát, sinh hoạt, trang phục, Song đều chung 1 Tổ quốc VN, chung lịch sử VN.
c. Lịch sử đất nước:
 - Để có đất nước tươi đẹp như ngày nay cha ông ta đã phải trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
3.Củng cố dặn dò: ( 4 phút )
G: Giới thiệu môn học.
G: Giới thiệu qua trực quan
HĐ1: Làm việc cá nhân – cả lớp
G: Giới thiệu VT của đất nước ta và dân cư mỗi vùng. Kết hợp chỉ trên bản đồ
H: Trình bày lại ý chính về VT
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Kết luận
H: Trao đổi nhóm đôi, xác định VT tỉnh Hòa Bình trên BĐ hành chính VN
H: Lên bảng chỉ trên BĐ ( 2 em)
G: Tóm tắt, liên hệ
HĐ2: Làm việc nhóm
G: Phát cho các nhóm tranh ảnh .nêu rõ yêu cầu cần thực hiện.
H: Trao đổi nhóm, thực hiện yêu cầu GV
H: Phát biểu ý kiến ( 3 em)
H+G: Nhận xét, bổ sung.
G: Tóm tắt, kết luận
HĐ3: Làm việc cả lớp
H: Đọc phần cuối( Để có TQ VN tươi đẹp đến hết).
G: nêu yêu cầu, HD cách thực hiện
H: Kể các sự kiện về LS đất nước.
H+G: Nhận xét, bổ sung 
G: Kết luận
H: Nhắc lại KL ( 2 em )
G: HD cách học môn LS và ĐL( nêu VD)
H: Nhắc lại ghi nhớ( SGK)
G: Củng cố, liên hệ thực tế.
H: Chuẩn bị bài 2
Tuần 2
Ngày giảng: 14.9.06 địa lý
Dãy núi Hoàng Liên Sơn
I.Mục tiêu:
 - Chỉ được dãy núi HLS trên lược đồ và bản đồ Địa lí TN Việt Nam. Trình bày 1 số đặc điểm của dãy núi HLS( vị trí, địa hình, khí hậu).
 - Mô tả đỉnh núi Phan – xi – păng. dựa vào bản đồ, lược đồ, tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
 - Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước VN.
II. Đồ dùng dạy học:
- G: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về dãy núi HLS và đỉnh Phan – xi – păng.
- H: SGK, chuẩn bị trước bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
 - Đọc tên bản đồ Địa lí TNVN
B.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: (2 phút)
 2. Nội dung (27 phút)
a. Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam 
- Dãy HLS nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Dài 180 km, rộng gần 30 km.
- Có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu
b. Khí hậu lạnh quanh năm
 - Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm
3.Củng cố dặn dò: ( 4 phút )
H: Trình bày ( 2 em).
G: Giới thiệu qua tranh, ảnh
HĐ1: Làm việc cả lớp
G: Chỉ VT dãy núi HLS trên bản đồ Địa lí VN treo tường
H: Dựa vào kí hiệu, tìm VT dãy núi HLS ở H1 trong SGK. Dựa vào lược đồ H1 và kênh chữ ở mục 1 trong SGK trả lời CH:
- Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc nước ta,dãy núi nào dài nhất.
- Dãy núi HLS nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà?
- Dãy núi HLS dài, rộng bao nhiêu km
- Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy HLS như thế nào?
H:Trình bày ý kiến
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Kết luận
H: Nhắc lại (2 em)
H: Chỉ VT dãy HLS và mô tả dãy HLStrên bản đồ Địa lí VN.( 3 em)
HĐ2: làm việc cả lớp.
H: Đọc thầm mục 2 SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- Trình bày trước lớp ( 2 em )
H+G: Nhận xét, bổ sung.
H: Chỉ VT của Sa Pa trên BĐ Địa lí VN 
H: Trả lời CH ở mục 2 trong SGK (3 em) 
H+G: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện đúng, đủ nội dung.
H: Xem thêm 1 số tranh ảnh về dãy núi Hoàng Lien Sơn
G: Treo bản đồ hành chính VN
H: Nêu những đặc điểm chính, tiêu biểu về VT, địa hình và khí hậu của dãy HLS
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Củng cố, liên hệ thực tế.
H: Chuẩn bị bài sau
 Tuần 3
Ngày giảng: 21.9.06 Địa lí
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
I.Mục tiêu:
 - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lẽ hội của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
 - Dựa vào bản đồ, lược đồ, tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức. Xác lập mối quan hệ Địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở HLS
 - Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở HLS.
II. Đồ dùng dạy học:
- G: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của nhân dân Hoàng Liên Sơn. 
- H: SGK, chuẩn bị trước bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
 - Dãy núi Hoàng Liên Sơn
B.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: (2 phút)
 2. Nội dung (27 phút)
a. Hoàng Liên Sơn –nơi cư trú của 1 số dân tộc ít người
- Dân cư thưa thớt
- thái, dao. H’mông 
KL ( SGK:
b. Bản làng với nhà sàn
 - Các bản nằm cách xa nhau
 - ở núi cao
 - Mỗi bản có khoảng mươi nhà, các bản ở dưới thung lũng thì đông hơn.
C,Chợ phiên, lễ hội, trang phục
- Chợ phiên họp vào những ngày nhất định
- Chợ phiên rất đông vui, ngoài mua bán còn giao lưu văn hóa
- Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, 
- Trang phục được may, thêu, trang trí rất công phu
KL ( SGK trang 76)
3.Củng cố dặn dò: ( 4 phút )
H: Nêu đặc điểm của dãy núi HLS ( 2 em).
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Giới thiệu qua KTBC
HĐ1: Làm việc cá nhân
G: Nêu yêu cầu hoạt động
H: Dựa vào kiến thức của mình và gợi ý ở mục 1 trong SGK trả lời CH tìm hiểu về dân cư ở HLS
- Kể tên các DT
- Sắp xếp thứ tự các DT theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
- Họ thường đi bằng phương tiện gì?
H: Trao đổi nhóm, phát biểu ý kiến
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Kết luận
H: Nhắc lại (2 em)
H: Dựa vào mục 2 trong SGK, tranh ảnh về bản làng, nhà sàn và vốn hiểu biết, HS trả lời 1 số câu hỏi :
- Bản làng thường nằm ở đâu:
- Bản có nhiều nhà hay ít nhà:
- Vì sao 1 số DT ở HLS lại sống ở nhà sàn.
H: Trao đổi nhóm đôi, suy nghỉ trả lời.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung. Chốt lại ý chính.
H: Nhắc lại ( 2 em)
H: Dựa vào mục 3, các hình trong SGK, tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội, trao đổi thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi:
- Nêu những hoạt động trong chợ phiên
- Kể tên 1 số hàng hóa
- kể tên 1 số lễ hội
- Nhận xét trang phục truyền thống của các DT trong hình 4,5,6
H: Đại diện các nhóm phát biểu (3 em) 
H+G: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện đúng, đủ nội dung.
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Chốt lại ND chính của bài
H: Nhắc lại ( 2 em)
G: Củng cố, liên hệ thực tế.
G: Nhận xét chung giờ học.
H: Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động sản xuất của người dân HLS.
Tuần 4
Ngày giảng: 28.9.06 Địa lý 
Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân 
ở Hoàng Liên Sơn
I.Mục tiêu:
 - HS trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
 - Dựa vào tranh, ảnh để tìm ra kiến thức. Dựa vào hình vẽ nêu được qui trình sản xuất phân lân. Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người.
 - Giáo dục HS tình yêu đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Tranh, ảnh 1 số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản...
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Các thức tiến hành
A.KTBC: ( 3 phút)
- Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: ( 2 phút )
 2. Nội dung: ( 27 phút)
a. Trồng trọt trên đất dốc
- Ruộng bậc thang được làm ở sườn núi
- Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn,
- Trồng lúa. Ngô, chè, lanh( dệt vải), rau, cây ăn quả xứ lạnh( đào, mận, lê,)
* Nghề nông là nghề chính của người dân ở HLS
b.Nghề thủ công truyền thống :
- Làm nhiều nghề thủ công: dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc,
- Hàng thổ cẩm: khăn, mũ, túi, thảm, hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ, bền, đẹp
c. Khai thác khoáng sản:
- a-pa-tít, đồng, kẽm, chì,..
- a-pa-tít(nguyên liệu SX phân lân)
- Duy trì hoạt động SX,
- gỗ, mây, nứa( làm nhà, đồ dùng), măng, mộc nhĩ, nấm hương 9 thức ăn), quế, sa nhân( thuốc chữa bệnh)
3. Củng cố, dặn dò:
H: Kể tên một số dân tộc sống ở Hoàng Liên Sơn ( 2 em)
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Giới thiệu qua KTBC
HĐ1: Làm việc cả lớp 
H: Đọc SGK, quan sát H1 và trả lời câu hỏi:
- Ruộng bậc thang được làm ở đâu?
- Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
- Người dân HLS trồng gì trên ruộng bậc thang?
H: Nêu miệng kết quả ( 5 em)
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Kết luận
H: Nhắc lại( 1 em)
HĐ2: Làm việc nhóm
G: Nêu yêu cầu hoạt động.
H: Đọc mục 2 SGK, dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận trong nhóm (đôi) theo các gợi ý:
- Kể tên 1 số sản phẩm thủ công nổi tiếng của 1 số DT ở vùng núi HLS?
- Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm? Hàng thổ cẩm được dùng làm gì?
H: Đại diện các nhóm phát biểu ( 3 em)
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
H: Đọc mục 3 SGK, quan sát H3 và trả lời các câu hỏi:
- Kể tên 1 số khoáng sản có ở HLS
- ở HLS khoáng sản nào được KT nhiều nhất?
- Mô tả qui trình sản xuất phân lân?
- Tại sao phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí?
- Ngoài KT khoáng sản người dân còn khai thác gì?
H: Phát biểu ( 5-6 em)
H+G: Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.
H: Nhắc lại ND chính của bài, liên hệ.
G: Nhận xét chung giờ học.
H: Học thuộc phần KL( SGK trang 17)
- Xem trước bài 4
Tuần 5
Ngày giảng: 5.10. 06 Địa lý 
Bài 4: Trung du bắc bộ
I.Mục tiêu:
 - HS biết mô tả được vùng trung du Bắc Bộ.
 - Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ. Nêu được qui trình chế biến chè. Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Bản đồ hành chính VN. Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Các thức tiến hành
A.KTBC: ( 3 phút)
- Một số nghề thủ công truyền thống của người dân ở HLS
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: ( 2 phút )
 2. Nội dung: ( 27 phút)
a. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
- Vùng đồi
- Đỉnh tròn, sườn thoả ... u về thành phố Đà Nẵng.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng
- HS: Tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: 3P
 - Thành phố Huế
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1P
2. Nội dung 
a) Đà Nẵng thành phố cảng 10P 
- Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà
- Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau
- Phương tiện giao thông: tàu biển, ô tô, tàu hoả, máy bay....
* Các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan....
b. Đà Nẵng trung tâm công nghiệp 
 9P 
- Đà Nẵng có các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, chế biến thực phẩm
- Mặt hàng đưa đến: ô tô, máy móc, thiết bị, hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt
c. Đà Nẵng địa điểm du lịch 8P
- Địa điểm du lịch: Non Nước, Mĩ Khê, Sơn Trà
- Những địa danh nói trên phần lớn nằm dọc bờ biển của thành phố Đà Nẵng
* Đà nẵng là đầu mối giao thông, thuận lợi cho viẹc đi lại của du khách, có bảo tàng Chăm, nơi du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hoá của người Chăm
3.Củng cố - dặn dò: 4 P
H: Nêu tên 1 số công trình kiến trúc cổ ở Huế
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Giới thiệu qua tranh, ảnh sưu tầm
H: Quan sát Bản đồ hành chính Việt Nam. 
- Chỉ vị trí của thành phố Đà nẵng trên bản đồ
H+G: Quan sát, nhận xét, uốn nắn cách xem BĐ
H: Đọc thầm SGK, dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi SGK và câu hỏi gợi mở của GV
H: Phát biểu
H+G: Lắng nghe, nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
G: Liên hệ
H: Đọc mục 2 SGK và kiến thức của bản thân+ tranh ảnh sưu tầm được thảo luận theo gợi ý cảu GV và câu hỏi SGK
H: Trao đổi nhóm đôi, phát biểu ý kiến
H+G: Nhận xét, bổ sung, liên hệ.
G: Nêu yêu cầu
H: Quan sát H1, cho biết những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch, những địa điểm đó nằm ở đâu?
H: Phát biểu
- Cả lớp dọc thầm đoạn văn SGK trang 148 để nhận xét, bổ sung
G: kết luận
H: Đọc phần ghi nhớ SGK
H: Chỉ vị trí thành phố Đà Nẵng trên bản đồ và nhắc lại vị trí của Đà Nẵng
G: Nhận xét chung giờ học.
H: Học bài ở nhà, chuẩn bị bài Biển đảo và quần đảo
Ngày giảng: 19.4 Địa lí
tiết 31: Biển, đảo và quần đảo
I. Mục tiêu: Học xong bài này H biết:
- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh hạ Long, vịnh Thái lan, các đảo và quần đảo cái Bầu, cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa
- Trình bày một số đặc điểm trên biển về biển, đảo và quần đảo của nước ta.
- Vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam
- HS: Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: 3P
 - Thành phố Đà Nẵng
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1P
2. Nội dung 
a) Vùng biển Việt Nam 10P 
- Đặc điểm: Có diện tích rộng, là một bộ phận của biển Đông, phía Bắc có vịnh Bắc Bộ, phía Nam là vịnh Thái Lan.
- Vai trò của biển: Là kho muối vô tận, có nhiều khoáng sản, hải sản quí, điều hoà khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp, vụng, vịnh....
- Phương tiện giao thông: tàu biển, ô tô, tàu hoả, máy bay....
* Các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan....
b. Đảo và quần đảo 9P
- Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nhiều biển và đại dương bao bọc. Nơi tập trung nhiều đảo gọi là quần đảo.
- Vùng biển phía Bắc có vịnh Bắc Bộ nơi có nhiều đảo nhất nước ta.
c. Vai trò của của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta. 8P
-Là nơi có nhiều đảo có nhiều đảo nhất nước ta, dân cư đông đúc. Nghề đánh cá phát triển. Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
* Ghi nhớ: SGK trang 151
3.Củng cố - dặn dò: 4 P
H: Nêu vị trí của thành phố Đà Nẵng
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Giới thiệu qua tranh, ảnh sưu tầm
H: Quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi SGK và câu hỏi gợi mở của GV: 
- Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì?
- Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta.
H: Phát biểu
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
G: Treo bản đồ Địa lí tự nhiên VN
H: Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan
H+G: Quan sát, nhận xét, uốn nắn cách xem BĐ
H: Quan sát tranh, ảnh về biển
- Mô tả lại các đặc điểm của biển
- Phân tích thêm vai trò của biển
H: Phát biểu
H+G: Lắng nghe, nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
G: Liên hệ
G: Chỉ các đảo, quần đảo trên biển Đông
H: Theo dõi và trả lời câu hỏi:
- Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
- Biển nào ở nước ta có nhiều đảo nhất
H: Trao đổi nhóm đôi, phát biểu ý kiến
H+G: Nhận xét, bổ sung, kết luận
G: Nêu yêu cầu
H: Quan sát tranh, ảnh, dọc thầm đoạn văn SGK để trả lời các câu hỏi
- Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía Bắc, miền Trung và phía Nam
- Các đảo, quần đảo có giá trị gì?
H: Trao đổi nhóm đôi, trả lời câu hỏi trong nhóm
- Đại diện nhóm phát biểu
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.Kết luận
H: Đọc phần ghi nhớ SGK
H: Nhắc lại ND bài
G: Nhận xét chung giờ học.
H: Học bài ở nhà, chuẩn bị bài Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam.
Ký duyệt:
Ngày giảng: 3.5 Địa lí
tiết 32: Khai thác khoáng sản và hải sản 
ở vùng biển Việt Nam.
I. Mục tiêu: Học xong bài này H biết:
- Vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản của nước ta.
- Chỉ bản đò Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta. Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
-.Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh về khai thác dầu khí; khai thác và nuôi hải sản.
- HS: Tranh ảnh về khai thác dầu khí; khai thác và nuôi hải sản.
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: 3P
 - Biển, đảo và quần đảo
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1P
2. Nội dung 
a) Khai thác khoàng sản 16P 
 - Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở vùng biển nước ta là dầu khí; Cát trắng ở biển Khánh Hoà, Quảng Ninh; sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
b. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản (12P)
- Cá có hàng nghìn loài cá như: cá chim, cá thu, cá nhụ, cá hồng, cá song....Biển nước ta có hàng chục loài tôm như tôm hùm, tôm he...Nhiều loài hải sản quý như hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương...
* Ghi nhớ: SGK trang 151
3.Củng cố - dặn dò: 3 P
G: Nêu câu hỏi, HS trả lời (2HS)
+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
+ Vai trò của biển nước ta?
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Giới thiệu bài qua tranh, ảnh sưu tầm
- Dựa vào SGK, tranh, ảnh, vốn hiểu biết của bản thân trao đổi theo cặp các ý sai.
+ Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì?
 - Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào? ở đâu? Dùng để làm gì?
H: trả lời câu hỏi: (3 – 4HS)
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
G: nêu yêu cầu, chia nhóm, phát PHT.
H: Quay nhóm trao đổi, thảo luận (4nhóm).
+ Đại diện nhóm nêu ý kiến thảo luận (4HS)
+ Chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta. (2 – 3HS)
H+G: Nhận xét, bổ sung
H: Nêu phần ghi nhớ (3 HS)
G: Tóm tắt nội dung bài.
+ NX giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài ôn tập.
Ngày giảng: 10.5 Địa lí
Tiết 33 + 34: ôn tập
A. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Chỉ trên bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - păng; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng Duyên Hải miền trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
- So sánh, hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằng Duyên Hải miền Trung.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học. 
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên ; bản đồ hành chính Việt Nam. Bảng hệ thống kiến thức
- HS: Ôn lại toàn bộ chương trình ở nhà trước.
C. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
Tiết 33
I. Kiểm tra bài cũ: 3P
 - Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1P
2. Nội dung bài: 30P
a) Quan sát và chỉ trên bản đồ, lược đồ: 
- Dãy núi núi Hoàng Liên Sơn, 
- Đỉnh Phan - xi - păng; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng Duyên Hải miền trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên.
- Các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế,...
- Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, .....
b) Một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố lớn:
Tên thành phố
Đặc điểm tiêu biểu
Hà Nội, 
Hải Phòng, Huế,...
Tiết 34
c. Hệ thống hoá kiến thức về thiên nhiên, con người. Hoạt động sản xuất...
 18P
Địa danh
Các dân tộc
Dãy núi Hoàng Liên Sơn
- Dao, Mông, Thái,
Tây Nguyên
Đồng bằng Bắc Bộ
Các ĐB duyên hải miền Trung
- Câu 4: ý d, ý b; ý b; ý b
- Câu 5: 1 - b 4 - d
 2 - c 5 - e
 3 - a 6 - đ
4) Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta: 12P 
3.Củng cố - dặn dò: 5 P
G: Biển nước ta có những tài nguyên nào?
H: Phát biểu
G+H: Nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- HS nêu yêu cầu 1 SGK trang 155
- GV treo bản đồ địa lí TN Việt Nam 
- HS lên bảng chỉ địa danh và điền các địa danh theo yêu cầu 1
- G +H: nhận xét, bổ sung 
- GV: Uốn nắn cách chỉ bản đồ của HS
- GV hướng dẫn, gợi ý HS ôn lại các đặc điểm tiêu biểu của các thành phố lớn
- HS quay nhóm trao đổi, thảo luận (4N).
Nhóm 1,2: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố HCM
Nhóm 3,4: Huế, Đà Nẵng, Đà Lạy, Cần Thơ
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả (4 HS).
- GV+ HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc lại nội dung đã hoàn thiện (BP)
G: Nêu yêu cầu
H: Lên chỉ trên BĐ Hành chính VN vị trí các thành phố lớn
H+G: Nhận xét, đánh giá.
-HS đọc thầm yêu cầu 3 và trao đổi theo nhóm lớn
Nhóm 1,2: Câu 3,4
Nhóm 3,4: Câu 5
G: Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện BT( phiếu HT)
H: Đại diện nhóm báo cáo kết quả
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
H: Nhắc lại
G: Nêu yêu cầu
H: Trao đổi nhóm đôi
- Kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta mà em biết 
H+G: Nhận xét, bổ sung, liên hệ
- GV nhận xét giờ học, 
- HS ôn lại toàn bộ chương trình, chuẩn bị cho bài kiểm tra
Ngày giảng: 16.5 Địa lí
Tiết 35: kiểm tra cuối học kỳ II
( Đề bài do phòng giáo dục ra)
Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU DIA LY.doc