Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Môn Khoa học

Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Môn Khoa học

YÊU CẦU

HS biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?”

- HS: Sách giáo khoa, ảnh gia đình

 

doc 63 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 3707Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Môn Khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN: 1
BÀI 1: SỰ SINH SẢN
I. YÊU CẦU
HS biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 
II. CHUẨN BỊ
- 	GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” 
- 	HS: Sách giáo khoa, ảnh gia đình 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu môn học
- Kiểm tra SGK, đồ dùng môn học. 
- Nêu yêu cầu môn học. 
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?”
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Trò chơi, học tập, đàm thoại, giảng giải, thảo luận 
- GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ 1 em bé hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó. 
- HS thảo luận nhóm đôi để chọn 1 đặc điểm để vẽ, sao cho mọi người nhìn vào hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai bố con à HS thực hành vẽ. 
- GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo đều để HS chơi. 
- Bước 1: GV phổ biến cách chơi. 
- HS lắng nghe 
Ÿ Mỗi HS được phát một phiếu, nếu HS nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé. Ngược lại, ai có phiếu bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình. 
Ÿ Ai tìm được bố hoặc mẹ mình nhanh nhất là thắng, những ai hết thời gian quy định vẫn chưa tìm thấy bố hoặc mẹ mình là thua. 
-Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi 
- HS nhận phiếu, tham gia trò chơi
-Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương đội thắng. 
- HS lắng nghe 
Ÿ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé? 
- Dựa vào những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 
- Qua trò chơi, các em rút ra điều gì? 
- Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 
à GV chốt - ghi bảng: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình . 
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, trực quan 
- Bước 1: GV hướng dẫn 
- HS lắng nghe 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 5 trong SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình. 
- HS quan sát hình 1, 2, 3
- Đọc các trao đổi giữa các nhân vật trong hình. 
Ÿ Liên hệ đến gia đình mình 
- HS tự liên hệ 
- Bước 2: Làm việc theo cặp 
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV 
- Bước 3: Báo cáo kết quả 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
Ÿ Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản. 
- HS thảo luận theo 2 câu hỏi, trả lời: 
Ÿ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ ?
Ÿ Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? 
- GV chốt ý và ghi: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau .
- HS nhắc lại 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Nêu lại nội dung bài học. 
- HS nêu 
- HS trưng bày tranh ảnh gia đình + giới thiệu cho các bạn biết một vài đặc điểm giống nhau giữa mình với bố, mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình. 
- GV đánh giá và liên hệ giáo dục. 
3. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị: Nam hay nữ? 
-Lắng nghe
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm
		TUẦN 1
BÀI 2: NAM HAY NỮ 
I. YÊU CẦU
- 	HS nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ
II. CHUẨN BỊ
- 	GV: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu trắng
- 	HS: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
Hát 
2. Bài cũ
- Nêu ý nghĩa về sự sinh sản ở người ?
- HS trả lời: Nhờ có khả năng sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau .
- GV treo ảnh và yêu cầu HS nêu đặc điểm giống nhau giữa đứa trẻ với bố mẹ. Em rút ra được gì ?
- HS nêu điểm giống nhau
- Tất cả mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố mẹ mình
Ÿ Giáo viện cho HS nhận xét, GV cho điểm, nhận xét 
- HS lắng nghe
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải
Ÿ Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi 1,2,3
- 2 HS cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi 
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ?
- Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ?
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên trình bày
GV chốt: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai, bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, thi đua 
Ÿ Bứơc 1:
- GV phát cho mỗi các tấm phiếu và hướng dẫn cách chơi 
- HS nhận phiếu
 Liệt kê vào các phiếu các đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam sao cho phù hợp: 
Những đặc điểm chỉ nữ có
Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và nữ
Những đặc điểm chỉ nam có
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp 
- GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả
GV chốt lại:
Những đặc điểm chỉ nữ có
Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và nữ
Những đặc điểm chỉ nam có
 Mang thai, Cơ quan sinh dục tạo ra trứng, Cho con bú
- Kiên nhẫn 
- Thư kí 
- Giám đốc
- Chăm sóc con 
- Mạnh mẽ 
- Đá bóng
- Tự tin 
- Dịu dàng
-Trụ cột gia đình
- Làm bếp giỏi
Có râu, Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
-HS làm việc theo nhóm, thảo luận và liệt kê các đặc điểm sau vào phiếu học tập:
- Mang thai 
- Kiên nhẫn 
- Thư kí 
- Giám đốc
- Chăm sóc con 
- Mạnh mẽ 
- Đá bóng
- Có râu 
- Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
- Cho con bú
- Tự tin 
- Dịu dàng
- Trụ cột gia đình
- Làm bếp giỏi
-Lần lượt từng nhóm giải thích cách sắp xếp
-Cả lớp cùng chất vấn và đánh giá
-GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc
4-Củng cố - Dặn dò
-GV nhận xét đánh giá
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị tiết 2 
-HS đọc thông tin-trả lời câu hỏi trong SGK
Rút kinh nghiệm
	TUẦN 2
BÀI 3: NAM HAY NỮ? (TT)
I. YÊU CẦU: 
- 	Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ
II. CHUẨN BỊ: 
- 	GV: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu 
- 	HS: Sách giáo khoa 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ
Ÿ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận
Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không ? Hãy giải thích tại sao ?
Công việc nội trợ là của phụ nữ.
Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình 
Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật .
Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lí không ?
Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không ? Như vậy có hợp lí không ?
Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?
- Hai nhóm 1 câu hỏi
Ÿ Bước 2: Làm việc cả lớp
-Từng nhóm báo cáo kết quả 
-GV kết luận : Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình .
* Hoạt động 4: Quan niệm của em về nam và nữ
Ÿ Bứơc 1:
- GV phát cho mỗi các tấm phiếu và hướng dẫn: Nêu các quan niệm của em về nam và nữ
-GV chốt lại: Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ, giúp nhau cùng tiến bộ 
- HS nhận phiếu, thực hiện
- Nhiều HS trình bày quan niệm của mình
-Lớp nhận xét, bổ sung
4. Củng cố - Dặn dò
- HS hoàn thành các bài tập trong Vở bài tập
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?”
Rút kinh nghiệm
TUẦN 2
BÀI 4: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
I. Yêu cầu
HS biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của người mẹ	
II. Chuẩn bị
Các hình ảnh bài 4 SGK - Phiếu học tập 
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- Hát 
2. Bài cũ: Nam hay nữ ? ( tt)
- Nêu những đặc điểm chỉ có ở nam, chỉ có ở nữ? 
- Nam: có râu, có tinh trùng 
- Nữ: mang thai, sinh con 
- Nêu những đặc điểm hoặc nghề nghiệp có ở cả nam và nữ? 
- Dịu dàng, kiên nhẫn, khéo tay, y tá, thư kí, bán hàng, GV, chăm sóc con, mạnh mẽ, quyết đoán, chơi bóng đá, hiếu động, trụ cột gia đình, giám đốc, bác sĩ, kĩ sư... 
- Con trai đi học về thì được chơi, con gái đi học về thì trông em, giúp mẹ nấu cơm, em có đồng ý không? Vì sao? 
- Không đồng ý, vì như vậy là phân biệt đối xử giữa bạn nam và bạn nữ... 
Ÿ GV cho điểm và nhận xét. 
- HS nhận xét. 
3. Giới thiệu bài mới
“Cuộc sống của chúng ta được hình thành như thế nào?” 
-Lắng nghe
1 . Sự sống của con người bắt đầu từ đâu?
* Hoạt động 1: (Giảng giải )
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, quan sát 
* Bước 1: Đặt câu hỏi cho cả lớp ôn lại bài trước: 
- HS lắng nghe và trả lời. 
- Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi con người? 
- Cơ quan sinh dục. 
-Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ? 
- Tạo ra tinh trùng. 
- Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ? 
- Tạo ra trứng. 
* Bước 2: Giảng 
- HS lắng nghe. 
- Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là thụ tinh. 
- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. 
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi hình thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé sinh ra 
2 . Sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi
* Hoạt động 2: (Làm việc với SGK)
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
* Bước 1: Hướng dẫn HS làm việc cá nhân
Yêu cầu HS quan sát các hình 1a, 1b, 1c, đọc kĩ phần chú thích, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
- HS làm việc cá nhân, lên trình bày: 
Hình1a: Các tinh trùng gặp trứng
Hình1b: Một tinh trùng đã chui vào trứng. 
Hình1c: Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử. 
* Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát H .2 , 3, 4, 5 để tìm xem hình nào cho biết thai nhi được 6 tuần , 8 tuần , 3 tháng, khoảng 9 tháng 
- 2 bạn chỉ vào từng hình, nhận xét sự thay đổi của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau. 
-Yêu cầu HS lên trình bày trước lớp. 
- Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh.
- Hình 3: Thai 8 tuần, đã có hình dạng của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa hoàn ... hóm tham gia (4 nhóm)
- Lớp nhận xét, bổ sung
+Câu 1: Sự thụ tinh 	 +Câu 2: Thai nhi
+Câu 3: Dậy thì	 +Câu 4: Vị thành niên
+Câu 5: Trưởng thành +Câu 6: Già
+Câu 7: Sốt rét	 +Câu 8: Sốt xuất huyết
+Câu 9: Viêm não	 +Câu 10: Viêm gan A
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
v	Hoạt động 2: Làm phiếu học tập.
Phát phiếu học tập có nội dung là bài tập trang 68 69 SG, yêu cầu HS làm bài 
Nội dung phiếu học tập
Bài 1: Quan sát 4 tranh SGK (trang 68) và hoàn thành bảng
Thực hiện theo hình
Phòng bệnh
Giải thích
1
2
3
4
Bài 2: Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi (Bài tập 2 SGK trang 69)
GV gọi lần lượt một số HS lên nêu đáp án
- GV nhận xét, kết luận theo bảng sau:
- HS tự làm bài (15 phút)
- HS trình bày đáp án
- Lớp nhận xét, bổ sung
4.Tổng kết – dặn dò 
Xem lại bài 
- Chuẩn bị: Ôn tập (tt).
- Nhận xét tiết học  TUẦN: 17
BÀI 34: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Yêu cầu
Ôn tập các kiến thức về:
+ Đặc điểm giới tính
+ Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân
+ Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học
II. Chuẩn bị
Hình vẽ trong SGK trang 68. Phiếu học tập
III. Các hoạt động	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
v	Hoạt động 1: Quan sát tranh
GV treo một số tranh yêu cầu HS quan sát các và xác định tên sản phẩm trong từng hình sau đó nói tên các vật liệu làm ra sản phẩm đó. 
v	Hoạt động 2: Thực hành.
 -GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và nêu tính chất, công dụng của các loại vật liệu:
	Nhóm 1: Làm bài tập về tính chất, công dụng của tre, sắt và các hợp kim của sắt, thủy tinh.
	Nhóm 2: Làm bài tập về tính chất, công dụng của đồng, đá vôi, tơ sợi.
	Nhóm 3: Làm bài tập về tính chất, công dụng của nhôm, gạch, ngói và chất dẻo.
	Nhóm 4: Làm bài tập về tính chất, công dụng của mây, song, xi măng, cao su.
-GV nhận xét, chốt lại nội dung chính: 
- Nhiều HS nêu tên
- Lớp nhận xét, bổ sung
.
- Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng
Số TT
Tên vật liệu
Đặc điểm/ tính chất
Công dụng
1
2
3
 - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
TT
Vật liệu
Đặc điểm/tính chất
Công dụng
1
Tre
-Mọc đứng, thân tròn, rỗng bên trong, gồm nhiều đốt, thẳng hình ống
-Cứng, đàn hồi, chịu áp lực và lực căng
-Làm nhà, nông cụ, đồ dùng.., trồng để phủ xanh, làm hàng rào bào vệ
2
Sắt
Hợp kim của sắt (gang, thép)
-Sắt là kim loại màu trắng xám, có ánh kim, có tính dẽo, dễ uốn, dễ kéo sợi, dễ rèn
-Gang là hợp kim của sắt, có tính cứng, giòn, không thể uốn hay kéo sợi
-Thép là hợp kim của sắt co tính cứng, bền, dẻo
-Sắt dùng để tạo ra hợp kim của sắt là gang, thép
-Gang dùng làm các vật dụng như: nồi, xoang, chảo 
-Thép dùng làm: đường ray tàu hỏa, xây dựng nhà, cầu, làm dao, kéo, dây thép, các dụng cụ được dùng để mở ốc, vít 
3
Đồng
Hợp kim của đồng
-Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn
-Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm có màu vàng, có ánh kim, cứng hơn đồng
-Đồng dùng làm đồ điện, dây điện, các bộ phận ô tô, tàu biển
-Hợp kim của đồng dùng làm các đồ dùng như: nồi, mâm, nhạc cụ như kèn, cồng, chiêng, hoặc để chế tạo vũ khí, đúc tượng
4
Nhôm 
Hợp kim của nhôm
-Nhôm là kim loại màu trắng bạc, ánh kim, có thể kéo thành sợi, dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Nhôm không bị gỉ, một số a-xít có thể ăn mòn nhôm
-Hợp kim của nhôm với đồng, kẽm có tính chất bền vững, rắn chắc hơn nhôm
-Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để chế tạo các dụng cụ làm bếp, vỏ của nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, một số bộ phận của phương tiện giao thông (tàu hỏa, tàu thủy, ôtô, máy bay..)
5
Đá vôi
-Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của axít thì đá vôi sủi bọt
-Dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết
6
Gạch, ngói
-Gạch, ngóiđược làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao. 
-Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ
-Gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, lát sàn nhà
-Ngói dùng để lợp mái nhà
7
Xi măng
- Làm từ đất sét, đá vôi..có màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng). Xi măng không tan trong nước, khi bị trộn với một ít nước trở nên dẻo, rất mau khô, khi khô, kết thành tảng, cứng như đá
Xi măng dùng để sản xuất ra vữa xi măng; bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng được sử dụng trong xây dựng như: cầu, đường, nhà cao tầng, công trình thủy điện
8
Thủy tinh
-Làm từ cát trắng và một số chất khác
-Thủy tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. Thủy tinh không cháy, không hút ẩm, không bị a-xít ăn mòn
Được dùng để làm các đồ dùng như: chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, đồ dùng y tế, kính đeo mắt, kính xây dựng, kính máy ảnh, ống nhòm..
9
Cao su
-Cao su có tính đàn hồi tốt, ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh, không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác
-Cao su được dùng để làm săm, lốp, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và các đồ dùng trong nhà.
10
Chất dẻo
Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên,nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ. Chất dẻo cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao
Sản phẩm bằng chất dẻo dùng thay thế cho sản phẩm bằng gỗ, da, thủy tinh, vải và kim loại (như chén, đĩa, chai, lọ, đồ chơi, bàn, ghế, túi đựng hàng, giày dép)
11
Tơ sợi
+Vải bông có thể mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
+Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.
+Vải ni-lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu
-Tơ sợi là nguyên liệu cho ngành dệt may và một số ngành công nghiệp khác
-Sợi ni lông còn được sử dung trong ngành y tế, làm bàn chải, đai lưng, một số chi tiết máy
* Tổng kết - dặn dò
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Sự chuyển thể của chất”
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm
TUẦN: 18
BÀI 35: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I-YÊU CẦU
 - Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí
II-CHUẨN BỊ
 -Tranh minh hoạ SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Ổn định
2-Kiểm tra bài cũ
-GV phát bài kiểm tra
-GV nhận xét chung
3-Bài mới
*Hoạt động 1: Trò chơi
-GV phát phiếu ghi tên mỗi chất
-GV kẻ bảng 3 thể của chất:
Tên chất
Lỏng
Rắn
Khí
-GV nhận xét, thống nhất các đáp án, tuyên dương đội thắng cuộc
*Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và sự chuyển thể của chất
-GV đọc từng câu hỏi:
1) Chất rắn có đặc điểm gì?
2) Chất lỏng có đặc điểm gì?
3) Khí các-bô-nic, ô-xi, ni-tơ có đặc điểm gì?
- GV chốt lại đáp án: 1b 2c 3a
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hình 1-2-3, SGK trang 73
-GV nhận xét, chốt lại: Các chất có thể chuyển đổi từ thể này sang thể khác là dạng biến đổi lí học
*Hoạt động 3: Ai nhanh, ai đúng
- Chia lớp thành 2 dãy thi đua:
+Kể tên các chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí
+Thi kể tên các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại
4-Củng cố - Dặn dò
- Yêu cầu HS đọc lại thông tin SGK
-GV nhận xét đánh giá
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị: Bài 36 - Hỗn hợp
- HS chia làm 2 đội ( 5-6 em )
-Các đội xếp hàng dọc
-HS thi dán các phiếu vào bảng, lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh:
+Thể rắn: Cát, đường, nhôm, nước đá, muối
+Thể lỏng: Cồn, dầu ăn, nước, xăng
+Thể khí: Hơi nước, ôxi, nitơ, 
-HS thảo luận nhóm đôi, lựa chọn đáp án đúng trong SGK trang 72, 73
-HS trình bày 
- HS quan sát hình 1-2-3, SGK trang 73
-Các nhóm thảo luận trình bày
+H1:Nước ở thể lỏng
+H2:Nước ở thể rắn
+H3:Nước ở thể khí
- HS đọc thông tin trang 73
- 2 dãy lần lượt cử đại diện tham gia
- Dãy nào có nhiều đáp án đúng thì thắng cuộc
-HS đọc lại thông tin SGK, trả lời câu hỏi
TUẦN: 18
BÀI 36 : HỖN HỢP
I. Yêu cầu
	- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp
	- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng)
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 75 
- Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Bài cũ: Sự chuyển thể của chất
-Câu hỏi:
+Kể tên các chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí
+Thi kể tên các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại
-GV nhận xét, cho điểm
3.Bài mới
v	Hoạt động 1: Thực hành”Trộn gia vị”.
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ: 
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.
b) Thảo luận các câu hỏi:
+Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần co những chất nào?
+Hỗn hợp là gì?
-GV nhận xét, kết luận: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó
v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
-Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 75 SGK thảo luân nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+Tìm phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp từ các hình.
+Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?
* Nhận xét, kết luận: Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan,
v Hoạt động 3: Thực hành tách các chất trong hỗn hợp.
Phương pháp: Luyện tập.
-GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+Nhóm 1, 2: Bài thực hành số 1
+Nhóm 3, 4: Bài thực hành số 2
+Nhóm 5, 6: Bài thực hành số 3
*Bài thực hành 1: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng .
*Bài thực hành2: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
*Bài thực hành 3: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn .
-GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm thực hành
-GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
v Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
-Xem lại bài và học ghi nhớ.
-Chuẩn bị: “Dung dịch”.
-Nhận xét tiết học.
-3 HS kể tên
-Lớp nhận xét
-Các nhóm thực hành
-Quan sát và nếm hỗn hợp gia vị tạo thành. Nêu nhận xét
-Đại diện các nhóm nêu nhận xét và công thức trộn gia vị.
-HS quan sát, thảo luận 
-Đại diện HS trình bày
-Lớp nhận xét, bổ sung
+Hình 1: làm lắng
+Hình 2: Sàng, sảy
+Hình 3: Lọc
+HS nêu thành phần của không khí và kết luận
-HS kể thêm một số hỗn hợp các em được biết
- Các nhóm thực hành theo yêu cầu
+Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc.
+Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước 
+Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá. Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới
HS đọc lại nội dung bài học.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docKH lop 5 HKI.doc