Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (tiết 2)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (tiết 2)

- Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học biết nghe lời thầy, yêu bạn.

- Học thuộc đoạn “ sau 80 năm công học tập của các em” (Trả lời các câu hỏi 1,2,3)

- Học sinh khá, giỏi đoc thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến tin tưởng

- Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt .

 

doc 25 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch soạn giảng tuần 1
Từ 23/08-27/08/2010
Thứ ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy 
Thứ 2
23/08
SHĐT
Tập đọc
Toán
Mĩ thuật 
Đạo đức 
1
2
3
4
5
Thư gửi các học sinh 
Ôn tập: Khái niệm phân số 
Em là học sinh lớp năm 
Thứ 3
24/08
Toán
Kĩ thuật
Âm nhạc
Tập đọc
Khoa học 
1
2
3
4
5
Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số 
Đính khuy hai lỗ 
Quang cảnh làng mạc ngày mùa 
Sự sinh sản 
Thứ 4
25/08
Toán
Thể dục
LT&C
Lịch sử
K. chuyện 
1
2
3
4
5
Ôn tập: So sánh hai phân số 
Từ đồng nghĩa 
“Bình Tây Đại Nguyên Soái “Trương Định 
Lý Tự Trọng 
Thứ 5
26/08
Toán
LT&C 
Địa lí
TLV
Khoa học 
1
2
3
4
5
Ôn tập: So sánh hai phân số (tt)
Luyện tập về từ đồng nghĩa.
Việt Nam - Đất nước chúng ta .
Cấu tạo của bài văn tả cảnh .
Nam hay nữ ?
Thứ 6
27/08
Toán
TD
TLV
Chính tả 
SHCT
1
2
3
4
5
Phân số thập phân
Luyện tập tả cảnh 
Nghe -viết : Việt Nam thân yêu 
Thứ hai ,ngày 23 tháng 08 năm 2010
Tiết 1: 	 SHĐT
***********************
Tiết 2: 	 TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
- Học thuộc đoạn “ sau 80 nămcông học tập của các em” (Trả lời các câu hỏi 1,2,3)
- Học sinh khá, giỏi đoc thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến tin tưởng
- Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- 	Giáo viên: Tranh minh họa
- 	Học sinh: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK 
- Giới thiệu chủ điểm trong tháng 
- Học sinh lắng nghe 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách 
- HS xem các ảnh minh họa chủ điểm 
-Giới thiệu bài 
- Học sinh lắng nghe 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp 
-HS đọc mẫu 
-HS khá giỏi 
- Yêu cầu HS đọc trơn từng đoạn. 
- HS tiếp nối 
- Sửa lỗi đọc cho học sinh. 
- Lần lượt học sinh đọc từ ,câu khó 
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- 1 học sinh đọc đoạn 1
- Giáo viên hỏi: 
+ Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- HS khá 
Ÿ Giáo viên chốt lại - ghi bảng từ khó. 
- Giải nghĩa từ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” 
- Học sinh lắng nghe. 
+ Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác đã nói trong thư là gì? 
- HS trả lời 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Thảo luận nhóm đôi 
+Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1 
-HS nêu
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 
- Học sinh đọc đoạn 2 : Phần còn lại 
+Giáo viên hỏi: 
+ Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
- HS TB 
- Giải nghĩa: Sau 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu. 
- Học sinh lắng nghe 
+ Học sinh có trách nhiệm như thế nào đối với công cuộc kiến thiết đất nước? 
- HS phát biểu 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 
- Rèn đọc diễn cảm và thuộc đoạn 2 
- Học sinh tự nêu theo ý độc lập .
- Học sinh nêu giọng đọc đoạn 2 .
Ÿ Giáo viên chốt lại đọc mẫu đoạn 2 
- Học sinh nêu giọng đọc đoạn 2 
- Lần lượt HS luyện 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
_GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2)
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn thư 
-Luyện đọc nhóm đôi
 -Nhận xét cách đọc 
- GV theo dõi , uốn nắn 
- 4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm 
_GV nhận xét
- HS nhận xét cách đọc của bạn 
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung chính 
- Thảo luận nhóm đôi và nêu 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng 
_HS nhẩm HTL câu văn đã chỉ định
-Vài HS đọc
* Hoạt động 5: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
- Đọc thư của Bác em có suy nghĩ gì? 
-HS phát biểu
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học thuộc đoạn theo yêu cầu trong bài 
- Chuẩn bị: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Nhận xét tiết học 
*********************
Tiết 3: TOÁN
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: 
-Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho mọt số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số
-Làm Bài 1,Bài 2,Bài 3,Bài 4
- Học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- 	Giáo viên: Chuẩn bị 4 tấm bìa 
- 	Học sinh: Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK - bảng con 
- Nêu cách học bộ môn toán 5
3. Giới thiệu bài mới: 
- Nêu yêu cầu của tiết học 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
-Yêu cầu HS Quan sát và thực hiện theo hình vẽ 
- HS thực hiện 
- Tổ chức cho học sinh ôn tập 
- Yêu cầu HS quan sát tấm bìa 1: 
Ÿ Tên gọi phân số ,Ÿ Viết phân số Ÿ Đọc phân số 
- Làm tương tự với ba tấm bìa còn lại 
- Lần lượt học sinh nêu phân số, viết, đọc (lên bảng) đọc hai phần ba 
- Vài học sinh nhắc lại cách đọc 
- Vài học sinh đọc các phân số vừa hình thành 
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh 
- Từng học sinh thực hiện với các phân số: 
* Hoạt động 2: Chú ý 
- Yêu cầu HS nêu lần lượt các chú ý và ví dụ 
-HS lần lượt nêu và cho ví dụ 
* Hoạt động 3: Luyện tập 
- Hoạt động cá nhân + lớp 
- GV ghi lần lượt từng bài tập 1,2,3,4 lên bảng 
-HS làm bài vào nháp và lên bảng chữa bài 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng và cách thực hiện . 
- Nhắc lại các chú ý trong bài 
- Lần lượt sửa từng bài tập. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Ôn tập “Tính chất cơ bản của phân số”
- Nhận xét tiết học 
******************
Tiết 4: MĨ THUẬT 
*********************
Tiết 5: 	 ĐẠO ĐỨC 
EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM 
I. MỤC TIÊU: 
-HS nêu đựơc HS lớp 5 là HS lớp lớn nhất trường , cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập .
- Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.HS khá ,giỏi biết nhắc nhở các bạn có ý thức học tập và rèn luyện 
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Các bài hát chủ đề “Trường em” + Mi-crô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Kiểm tra SGK
2. Giới thiệu bài mới: 
- Em là học sinh lớp 5 
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận 
Phương pháp: Thảo luận, thực hành 
- Yêu cầu học sinh quan sát từng bức tranh trong SGK trang 3 - 4 và trả lời các câu hỏi. 
- HS thảo luận nhóm đôi 
- Tranh vẽ gì? 
HS trả lời 
- Em nghĩ gì khi xem các tranh trên? 
- Em cảm thấy rất vui và tự hào. 
- HS lớp 5 có gì khác so với các học sinh các lớp dưới? 
- Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. 
- Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5? Vì sao? 
- HS trả lời 
GV kết luận -> Năm nay em đã lên lớp Năm, lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập . 
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1 
- Hoạt động cá nhân
- Nêu yêu cầu bài tập 1 
- Cá nhân suy nghĩ và làm bài. 
- Học sinh trao đổi kết quả tự nhận thức về mình với bạn ngồi bên cạnh. 
- Giáo viên nhận xét, kết luận 
- 2 HS trình bày trước lớp 
* Hoạt động 3:Tự liên hệ (BT 2)
GV nêu yêu cầu tự liên hệ
GV mời một số em tự liên hệ trước lớp
_ Thảo luận nhóm đôi 
_ HS tự suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5
* Hoạt động 4: Củng cố: Chơi trò chơi “Phóng viên” 
- Hoạt động lớp 
- Một số học sinh sẽ thay phiên nhau đóng vai là phóng viên (Báo KQ hay NĐ) để phỏng vấn các học sinh trong lớp về một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. 
-HS lên bảng đóng vai thực hiện trò chơi 
- Nhận xét và kết luận. 
- Giáo viên đọc ghi nhớ trong SGK 
5. Tổng kết - dặn dò
- Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này. 
- Sưu tầm các bài báo, các tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu 
- Vẽ tranh về chủ đề “Trường em” 
Thứ ba , ngày 24 tháng 08 năm 2010 
Tiết 1: 	 TOÁN 
ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ 
I. MỤC TIÊU: 
-Biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số ( trường hợp đơn giản)
-Làm Bài 1,Bài 2
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, say mê học toán. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- 	Giáo viên: Hộp đồ dùng dạy học toán 5 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Ôn khái niệm về PS 
- Kiểm tra lý thuyết kết hợp làm 2 bài tập nhỏ
- 2 học sinh 
- Yêu cầu học sinh sửa bài 2
-2HS 
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm 
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số 
-GV dùng hình tròn trong bộ đồ dùng dạy học hướng dẫn HS nhận ra 
-HDHS rút ra tính chất cơ bản của phân số 
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn
-HS nêu tính chất cơ bảng của phân số 
*Hoạt động 2: Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số. 
Ÿ Rút gọn phân số 
-Yêu cầu HS rút gọn phân số 90
 120
- HS thực hiện và nêu cách rút gọn 
-GV nhận xét , chốt lại cách thực hiện 
-HS nhắc lại cách rút gọn 
Ÿ quy đồng mẫu số các phân số 
-GV nêu các ví dụ , yêu cầu HS th ... ân sông Hương” tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
-Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” tả từng bộ phận của cảnh. 
-HS trình bày 
-Lớp nhận xét , bổ sung 
- Học sinh rút ra nhận xét về cấu tạo của hai bài văn
* Hoạt động 2: -Phần ghi nhớ 
- Hoạt động cá nhân 
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 
- Lần lượt học sinh đọc phần ghi nhớ
* Hoạt động 3:Luyện tập
- Hoạt động cá nhân
+ Nhận xét cấu tạo của bài văn “ Nắng trưa”
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài văn
Ÿ Mở bài (Câu đầu): Nhận xét chung về nắng trưa
Ÿ Thân bài: Tả cảnh nắng trưa:
- Đoạn 1: Cảnh nắng trưa dữ dội
- Đoạn 2: Nắng trưa trong tiếng võng và tiếng hát ru em
- Đoạn 3: Muôn vật trong nắng
- Đoạn 4: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa 
Ÿ Kết bài: Lời cảm thán “Thương mẹ biết ba nhiêu, mẹ ơi” (Kết bài mở rộng)
- Học sinh làm cá nhân.
-Vài HS trình bày 
-Lớp nhận xét , bổ sung 
Ÿ Giáo viên nhận xét chốt lại 
4/ Củng cố- dặn dò
-Yêu cầu Hsnhắc lại phần ghi nhớ
- Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh 
- Nhận xét tiết học
*****************
Tiết 5 : 	 KHOA HỌC 
NAM HAY NỮ ?
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trị của nam, nữ.
-HS khá giỏi nêu được một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học
-Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- 	Giáo viên: Hình vẽ trong sách giáo khoa 
- 	Học sinh: Sách giáo khoa,VBT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Nêu ý nghĩa về sự sinh sản ở người ?
- Học sinh trả lời
- Đứa trẻ sinh ra mang đặc tính của ai?
- Học sinh nêu 
Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
2. Giới thiệu bài mới: 
- Nam hay nữ ?
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Hoạt động nhóm, lớp 
Ÿ Bước 1: Làm việc theo cặp
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi 1,2,3
- 2 học sinh cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi 
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ?
- Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ?
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Đại diện HS trình bày
Ÿ Giáo viên chốt
4. Tổng kết - dặn dò 
- Xem lại nội dung bài
- Chuẩn bị: “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?”
- Nhận xét tiết học
*********************
Thứ sáu , ngày 27 tháng 08 năm 2010 
Tiết 1: 	 TOÁN
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
-Biết đọc viết phân số thập phân Biết rằng cĩ một số phân số cĩ thể viết thành phân số thập phân và bết cách chyển các phân số đĩ thành phân số thập phân.
-Làm Bài 1,Bài 2,Bài 3,Bài 4( a, c)
- Giáo dục HS yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Phấn màu, băng giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: So sánh 2 phân số
- Giáo viên yêu cầu học sinh sửa bài tập về nhà
- Học sinh sửa bài 4 (SGK)
Ÿ Giáo viên nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân
- Hoạt động nhóm (6 nhóm)
- Hướng dẫn học sinh hình thành phân số thập phân
- Học sinh thực hành chia tấm bìa 10 phần; 100 phần; 1000 phần
- Lấy ra mấy phần (tuỳ nhóm)
- Nêu phân số vừa tạo thành 
- Nêu đặc điểm của phân số vừa tạo
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 gọi là phân số gì ?
- ...phân số thập phân
- Một vài học sinh lập lại 
- Yêu cầu HS tìm phân số thập phân bằng các phân số, và 
- Học sinh làm bài
- Học sinh nêu phân số thập phân
- Nêu cách làm
Ÿ Giáo viên chốt lại
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động cá nhân, lớp học
Ÿ Bài 1: Viết và đọc phân số thập phân
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh làm bài
- Học sinh đọc 
Ÿ Bài 2: Viết phân số thập phân
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh làm bài
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- 
- Chọn phân số thập phân ( 3 , 100 , 69 
 7 34 2000
chưa là phân số thập phân)
Ÿ Bài 4 a,c
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề
- Nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh làm bài
- Học sinh nêu đặc điểm của phân số thập phân
5.Tổng kết - dặn dò
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 được gọi là phân số gì ?
- Học sinh nêu
- Học sinh làm bài trong 4b,d 
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học
*********************
Tiết 2: THỂ DỤC 
************************
Tiết 3: 	 LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. MỤC TIÊU: 
-Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1)
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2)
- Học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- 	Giáo viên:bảng phụ 
- 	Học sinh: Những ghi chép kết quả qyan sát 1 cảnh đã chọn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
-Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh 
- Học sinh nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- 1 học sinh lại cấu tạo bài “Nắng trưa”
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Hoạt động nhóm, lớp 
-Ÿ Bài 1: 
- Học sinh đọc - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài văn 
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?
- Tả cánh đồng buổi sớm :vòm trời, những giọt mưa, những gánh rau , 
+ Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ?
- Bằng cảm giác của làn da( xúc giác), mắt ( thị giác )
+ Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ? Tại sao em thích chi tiết đó ?
- HS tìm chi tiết bất kì 
Ÿ Giáo viên chốt lại
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân
Ÿ Bài 2:
- Một học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- 2HS làm vào bảng phụ 
_GV chấm điểm những dàn ý tốt
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày
- Lớp đánh giá và tự sửa lại dàn ý của mình
4.. Tổng kết - dặn dò 
- Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở 
- Về Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
- Nhận xét tiết học
**********************
Tiết 4: 	 CHÍNH TẢ 
Nghe –viết :VIỆT NAM THÂN YÊU
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
-Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2; thực hiện đúng BT 3
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. 
HS: VBT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: - Kiểm tra SGK, vở HS
2. Giới thiệu bài mới: 
- Chính tả nghe viết
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả ở SGK
- Học sinh nghe
- Giáo viên nhắc học sinh cách trình bày bài viết theo thể thơ lục bát 
- Học sinh nghe và đọc thầm lại bài chính tả
- Yêu cầu HS những từ ngữ khó (danh từ riêng)
- Học sinh gạch dưới những từ ngữ khó
- Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 1-2 lượt
- Học sinh viết bài 
-Yêu cầu HS soát bài
- Học sinh dò lại bài
- Giáo viên chấm bài
- Từng cặp HS đổi vở dò lỗi cho nhau 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Hoạt động lớp, cá nhân
Ÿ Bài 2
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Học sinh lên bảng sửa bài thi tiếp sức nhóm 
- Giáo viên nhận xét
- 1, 2 học sinh đọc lại 
Ÿ Bài 3
- Học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh sửa bài trên bảng
- Giáo viên nhận xét , chữa bài
- Lớp nhận xét
4. Tổng kết - dặn dò
- Nhắc lại quy tắc ng/ ngh, g/ gh, c/ k
- Học sinh nhẩm học thuộc quy tắc
- Chuẩn bị: cấu tạo của phần vần
- Nhận xét tiết học
Tiết 5: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ MỤC TIÊU:
 -Nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp .
 -HS nắm được những nết cơ bản của tuần sau.
II / NỘI DUNG
1/ Nhận xét hoạt động của lớp tuần qua.
 * Ưu điểm : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 * Khuyết điểm:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
2/ Kế hoạch tuần sau:
 - Thực hiện học tập theo thời khoá biểu.
 - Thực hiện tốt nội quy của trường lớp
-Nhắc nhở HS ý thức và cách phòng dịch sốt xuất huyết 
3/ Rèn luyện học sinh yếu 
Luyện tập về so sánh , quy đồng phân số 
------------o0o------------
Kí duyệt
Khối trưởng
BGH
Nội dung 
Hình thức 
Nội dung 
Hình thức 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan01.doc