Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (tiết 3)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (tiết 3)

.Mục tiêu

 Giúp học sinh :

- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số ; đọc ,viết phân số .

- Ôn tập cách viết thương ,viết số tự nhiên dưới dạng phân số .

B. Đồ dùng dạy học

 Các tấm bìa và vẽ như các hình vẽ trong SGK.

C.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc 24 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: 
Thứ hai ngày 4 tháng 9 năm 2006
 2. 3. 4 . Toán (5 C- 5B- 5A )
 Ôn tập: Khái niệm phân số
A.Mục tiêu 
 Giúp học sinh :
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số ; đọc ,viết phân số .
- Ôn tập cách viết thương ,viết số tự nhiên dưới dạng phân số .
B. Đồ dùng dạy học 
 Các tấm bìa và vẽ như các hình vẽ trong SGK.
C.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số 
-GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số ,tự viết phân số đó và đọc như SGKtr-3
VD: 
- GV cho HS quan sát tấm bìa thứ nhất rồi nêu. 
- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại 
- Gọi một vài HS nhắc lại cách đọc 
2. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên , cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số 
- GV hướng dẫn HS lần lượt viết 
1:3; 4:10 ; 9:2 ;...dưới dạng phân số. 
- GV giúp HS nêu các chú ý như 
SGK : 
+ Chú ý 1: Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0.Phân số cũng được gọi là thương của phép chia đã cho .
3. Thực hành :GV hướng dẫn làm các BT trong SGK tr -4.
 *Bài 1:
- Cho HS làm miệng.
- Gọi hs nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá.
 *Bài 2: 
-Gọi hs đọc đề bài.
-Xác định yêu cầu của bài.
- Nhận xét bài của hs và cho điểm.
* Bài 3: 
-Nhận xét, bổ sung.
 *Bài 4:
Viết số thích hợp vào ô trống .
- GV nhận xét, cho điểm.
 D. Củng cố dặn dò : 
HS nhắc lại các chú ý 
Chuẩn bị bài : Ôn tập các tính chất của phân số. 
Một tấm bìa được chia thành 3 phần bằng
 nhau ,tô màu 2 phần , tức là tô màu hai
 phần ba tấm bìa , ta có ;
đọc là: hai phần ba .
- Cho HS chỉ vào các phân số 
- ; ; và đọc 
VD: 1 : 3 = 
Tương tự với các trường hợp còn lại
-HS nêu.
- HS nêu chú ý 1,2 ,3 4.như SGK tr -3,4
a.HS đọc các phân số :
 ; ; ; ;.
b. HS nêu tử số và mẫu số của các phân 
số trên 
-3em lên bảng làm : 
3: 5 = ; 75: 100 = ;
 9:17 =
-3em lên bảng làm :
32 = ;105 = ;1000 = 
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. 
2, 3, 4: Lịch sử ( 5A, 5C, 5B)
 Bài 1: " Bình Tây đại nguyên soái Trương Định"
 A. Mục tiêu: 
 Sau bài hoc HS biết:
 - Trương Định là 1 trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của Nam Kì.
 - Ông là người có lòng yêu nước sâu sắc, dám chống lại lệnh vua để kiên quyết cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
 - Ông được nhân dân khâm phục, tin yêu và suy tôn là: " Bình Tây đại nguyên soái".
 B. Đồ dùng dạy- học:
 - Hình vẽ trong SGK.
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Phiếu học tập cho HS.
 - Sơ đồ kẻ sẵn mục củng cố.
 C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 I. Bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
II. Bài mới:
Hoạt động của GV 	Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1:
- Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?
- Triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
- GVchốt kiến thức( sử dụng chỉ bản đồ).
3. Hoạt động 2:
- Tổ chức HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu sau:
+ Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em, lệnh của nhà vua đúng hay sai? Vì sao?
+ Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào?
+ Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
- HS đọc thầm SGK, tr 4.
- Nhân dân Nam Kì đã dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra...
- Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ, không kiên quyết chiến đấu bảo vệ đất nước
- HS nghe, quan sát bản đồ.
- HS chia thành các nhóm nhỏ, đọc thầm SGK, hoàn thành phiếu.
+ Năm 1862, giữa lúc nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi làm cho...Lãnh binh ở An Giang. Lệnh của nhà vua không hợp lí...trái với nguyện vọng của nhân dân.
+ Trương Định suy nghĩ: làm quan thì phải tuân lệnh vua,... nhưng dân chúng không muốn giải tán lực lượng
... tiếp tục kháng chiến.
+ Nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn Trương Định là: " Bình Tây đại nguyên soái". Điều đó đã cổ vũ, động viên ông quyết tâm đánh giặc.
+ Trương Định đã dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều đình và quyết tâm ở lại cùng nhân dân đánh giặc
 4.Hoạt động 3: 
+ Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định?
+ Hãy kể thêm 1 vài mẩu chuyện về ông mà em biết.
+ Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông?
- GV chốt kiến thức.
 - HS trả lời miệng.
+ Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho dân tộc, cho đất nước. Em vô cùng khâm phục ông.
+ Vài HS kể.
+ Đã lập đền thờ ông, ghi lại những chiến công của ông, lấy tên ông đặt tên cho đường phố, trường học,...
Triều đình: kí hoà ước vớigiặc Pháp và lệnh cho ông giải tán lực lượng
Nhân dân suy tôn ông là
" Bình Tây đại nguyên soái"
Trương Định
Quyết tâm chống lệnh vua ở lại cùng nhân dân đánh giặc
 5. Củng cố, dặn dò:
 - GV yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ sau:
+ HS điền phần in nghiêng.
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị giờ sau.
	––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Chiều thứ hai ngày 4 tháng 9 năm 2006
 1, 2, 3: Địa lí ( 5C, 5A, 5B)
 Việt Nam- Đất nước chúng ta
 A. Mục tiêu:
 Sau bài hoc, HS có thể:
 - Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ( lược đồ) và trên quả Địa cầu.
 - Mô tả sơ lược vị trí địa lí, hình dạng của nước ta.
 - Nêu được diện tích của lãnh thổ Việt Nam.
 - Nêu được những thuận lợi do vị trí địa lí đem lại cho nước ta.
 - Chỉ và nêu được tên 1 số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
 B. Đồ dùng dạy- học:
 - Quả địa cầu.
 - Lược đồ Việt Nam.
 - Các hình minh hoạ của SGK. Các thẻ từ ghi tên các đảo, quần đảo của nước ta, các nước có chung biên giới với Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia.
 - Phiếu học tập cho HS.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
I. Bài cũ:
 - Kiểm tra sách vở của HS.
II. Bài mới:
 Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động1:
- Cho HS hoạt động theo nhóm đôi.
+ Đất nước ta nằm trong khu vực nào của thế giới? Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu.
+ Chỉ phần Đất liền của nước ta trên lược đồ.
+ Nêu tên cá nước giáp phần đất liền của nước ta.
+ Biển nào bao bọc phần đất liền nước ta?
+ Kể tên 1 số đảo, quần đảo nước ta.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Vậy, đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào?
- GV chốt kiến thức.
3. Hoạt động 2:
- Vì sao nói Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không?
- GV chốt lời giải đúng.
4. Hoạt động 3:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 1 phiếu. 
- Nội dung phiếu:
- HS mở SGK, tr 66.
- 2 HS cùng bàn quan sát lược đồ, thảo luận 
+ Việt Nam thuộc châu á, nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam á.
+ HS quan sát lược đồ SGK, 1 HS lên chỉ.
+ Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia.
+ Biển Đông.
+ Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc,... Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.
- 3 HS lên bảng, vừa chỉ lược đồ vừa trình bày.
- Gồm phần đất liền, biển, các đảo và các quần đảo.
- HS làm việc cá nhân, trả lời miệng.
- Phần đất liền của Việt Nam giáp Trung Quốc,...nên có thể mở đường bộ giao lưu... có đường bờ biển dài,... có thể thiết lập đường bay đến nhiều nước trên thế giới.
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu BT của mình, 1 nhóm viết trên giấy khổ to.
 1, Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì? Đánh dấu+ vào ô trống sau các ý đúng.
	 a) hẹp ngang	 
	 b) rộng, hình tam giác
 Phần đất liền Việt Nam	 c) chạy dài
 	 d) có đường biển như hình chữ S
 2, Điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm(...) trong các câu sau:
 a) Từ Bắc và Nam theo đường thẳng, phần đất liền của nước ta dài:........
 b) Từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất là ở......... chưa đầy...........................
 c) Diện tích lãnh thổ Việt Nam rộng khoảng...........................................
 d) So với nước Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cam- pu- chia thì diện tích nước ta rộng hơn diện tích các nước................. và hẹp hơn diện tích của...........................
- GV kết luận .
- HS rút ra Ghi nhớ- SGK, tr 68.
 5. Củng cố, dặn dò:
 - GV tổ chức cho HS cuộc thi giới thiệu" Việt Nam đất nước tôi", các nhóm tham giachơi, đại diện nhóm lên trình bày.
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị giờ sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2006
1, 2, 3: chính tả (5B, 5C, 5A) 
( Nghe- viết): Việt Nam thân yêu
 Ôn tập quy tắc viết c/ k, g/ gh, ng/ ngh
 A.Mục tiêu :
 - Nghe- viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu.
- Làm BT để củng cố quy tắc viết chính tả với ng/ngh, c/ k.
- Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới.
B. Đồ dùng dạy học:
- VBT Tiếng Việt 5, tập 1.
- Bút dạ và 3- 4 tờ phiếu khổ to viết BT 2; 3 - 4 tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT 3.
C. Hoạt động dạy học chủ yếu:
I.Mở đầu:
- GV nêu 1 số điểm cần lưu ý về yêu cầu giờ Chính tả ở lớp 5.
 II.Dạy bài mới:
 Hoạt động của GV–––––––––––––––––Hoạt động của HS 
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS nghe- viết:
 - GV đọc bài chính tả 1 lượt.
 - GV nhắc HS hình thức trình bày thơ lục bát, chú ý những từ dễ viết sai:
 - GV đọc cho HS viết bài.
 - GV đọc cho HS soát bài.
 - GV chấm 1 số bài.
 - GV nhận xét chung.
 3. Hướng dẫn HS làm BT:
 Bài tập 2:
 - Nêu yêu cầu BT.
 - GV nhắc HS nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh; ô số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh; ô số 3 là tiếng bắt đầu bằng c hoặc k.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng:
 Bài tập 3:
 - Nêu yêu cầu BT.
 - Cho HS làm bài vào VBT( Bài2- tr 2).
Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh vào 3 
tờ phiếu dán bảng.
 - GV cho HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
 - Nhắc lại quy tắc viết c/ k, g/ gh, ng, ngh.
- GV cất bảng.
- HS sửa bài theo lời giải đúng:
- HS đọc thầm bài.
- VD: mênh mông, biển lúa, dập dờn,...
- HS gấp SGK, viết bài.
- HS đổi vở, soát lỗi.
- Vài HS nêu.
- Mỗi HS làm vào VBT( Bài 1- tr 2)
+ 3 HS làm vào phiếu khổ to.
+ Vài HS nối tiếp nhau đọc bài văn hoàn chỉnh.
- ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.
- HS nêu.
- HS làm bài. Từng em đọc kết quả.
VD: âm đầu"cờ" đứng trước i, e, ê viết là k; đứng trước các âm còn lại
( a, o, ô, ư,...) viết là c.
- HS nhìn bảng, nhắc lại. Cả lớp nhẩm học thuộc quy tắc. 
- Vài HS nhắc lại quy tắc đã thuộc.
 Âm đầu
Đứng trước i, ê, e
Đứng trước các  ... nghĩa.
 Bài tập 2:
 - Cho HS làm việc cá nhân.
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
 ( có giải nghĩa của các từ đó để HS hiểu được về từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn)
* Ghi nhớ:
 - Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ
( SGK- tr 8).
 3, Luyện tập:
 Bài tập 1:
- Nêu yêu cầu BT.
- Nêu nghĩa của các từ đó.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài tập 2:
 - Nêu yêu cầu BT.
 - GV cho HS làm bài theo nhóm 6.
 - GV cùng HS nhận xét, bổ sung bài làm các nhóm.
Bài tập 3:
 - Nêu yêu cầu BT.
 - Cho HS làm bài cá nhân.
 - Cho HS viết vào vở 2 câu văn đã đặt đúng với 1 cặp từ đồng nghĩa.
- HS mở SGK - tr 7
- 1HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi.
- 1 HS đọc các từ trên bảng.
- HS thảo luận nhóm đôi, so sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi đoạn văn:
 +Nghĩa của các từ này giống nhau
( cùng chỉ một hoạt động, một màu)
- Nhiều HS nhắc lại
- 1 HS đọc yêu cầu BT
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét.
 + Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế cho nhau được.
 + Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau được.
- Vài HS đọc.
- HS nêu và đọc những từ in đậm có trong đoạn văn.
- Lớp tra từ điển, nêu nghĩa của 4 từ.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
 Xếp thành 2 nhóm từ đồng nghĩa:
 + nước nhà- non sông
 + hoàn cầu- năm châu
- HS nêu.
- HS các nhóm thảo luận, làm bài vào khổ giấy A4. Làm xong, dán lên bảng lớp.VD:
 +Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn,...
 +To lớn: to, to lớn, to đùng, vĩ đại, khổng lồ,...
 + Học tập: học, học hành, học hỏi,...
- HS nêu và đọc mẫu.
- HS nối tiếp nhau nói những câu văn đã đặt.
- HS viết vào VBT.VD:
 + Phong cảnh nơi đây thật mĩ lệ. Cuộc sống mỗi ngày một tươi đẹp.
- HS trả lời.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Thế nào là từ đồng nghĩa?
 - Từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn khác nhau như thế nào?
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị giờ sau.
	––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
	4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp ( 5c)
	 Chuẩn bị cho năm học mới
A. Mục đích, yêu cầu:
 - Chuẩn bị cho lễ khai giảng( Tập dượt đội hình, tập văn nghệ, ôn lại 2 bài hát Quốc ca và Đội ca)
 - ổn định tổ chức lớp( bầu, chọn cán bộ lớp, ...)
 - Giúp HS thêm yêu trường, lớp.
B. Hoạt động dạy học chủ yếu:
	Hoạt động của GV ––––––––––––––––––––Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
 2. Hoạt động 1: 
 - Năm học 2006 khai giảng vào ngày nào?
 - Ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào năm nào?
 - Ngày khai trường đó có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
 3. Hoạt động 2:
 - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, các nhóm tập dượt lại đội hình, ôn lại 2 bài hát Quốc ca và Đội ca để chuẩn bị cho Lễ khai giảng.
 4. Hoạt động 3: 
 - Cho HS bầu chọn cán bộ lớp.
 5. Hoạt động 4:Thi hát, kể chuyện, đọc thơ:
 - GV làm phiếu có nội dung yêu cầu
 HS lên thi hát, kể chuyện hoặc đọc thơ nói về trường, lớp.
- GV công bố nhóm thắng cuộc.
- HS hoạt động cả lớp.
- Ngày 5 tháng 9 năm 2006.
- Tháng 9 năm 1945.
- Bác Hồ gửi thư cho HS cả nước. Từ ngày đó HS được nhận 1 nền giáo dục hoàn Việt Nam.
- Lớp chia thành 4 nhóm. Tổ trưởng chỉ đạo. Các nhóm cử đại diện lên hát 2 bài hát.
- Cả lớp bầu chọn lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể, các tổ trưởng.
- Các nhóm lên bắt thăm, thảo luận, đại diện nhóm lên thi.
VD: 
+ Bài hát: Vui đến trường, Lớp chúng ta đoàn kết,...
6. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị giờ sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2006
1, 2, 3: Luyện từ và câu (5B; 5C; 5A)
 Luyện tập về từ đồng nghĩa
 A- Mục đích, yêu cầu: 
 - Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho.
 - Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết 
cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
 - Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
 B- Đồ dùng dạy học:
 - VBT Tiếng Việt 5, tập 1.
 - Bút dạ, một vài tờ giấy khổ to để làm BT 3.
 - Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt.
 C- Hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Bài cũ:
 - Thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho VD.
 - Nhìn vở làm lại BT 1 tiết trước.
 II. Bài mới:
 Hoạt động của GV ––––––––––––––––––Hoạt động của HS––––––––––
 1, Giới thiệu bài:
 2, Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 phần.
- GV nhận xét, tính điểm thi đua của các nhóm và cho HS viết vào VBT.
Bài tập 2:
 - Cho HS làm việc theo nhóm đôi, mỗi em đặt ít nhất 1 câu, nói với bạn bên cạnh.
Bài tập 3:
 - Nêu yêu cầu BT.
 - Cho HS làm bài cá nhân.
 - GV phát phiếu cho 3 HS giấy
 khổ to.
 - GV nhận xét, cả lớp sửa bài.
- HS mở SGK - tr 13
- 1HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Các nhóm thảo luận, tra từ điển, trình bày kết 
quả của nhóm.
- HS viết vào VBT( mỗi từ đã cho khoảng 4-5 từ đồng nghĩa
a, màu xanh: xanh biếc, xanh lè, xanh rì, xanhngắt,...
b, màu đỏ: đỏ au, đỏ bừng, đỏ chói, đỏ chót, đỏ ối, đỏ rực,...
c, màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng xoá, trắng trẻo, trắng ngần,...
d, màu đen: đen sì, đen kịt, đen thui, đen láy, đen nhẻm, đen giòn,... 
- Đại diện các nhóm lên đọc câu của mình trước lớp.
- Lớp làm vào VBT. VD:
+ Vườn cải nhà em mới lên xanh tươi.
 + Búp hoa lan trắng ngần.
- HS nêu yêu cầu BT, 1HS đọc đoạn văn. Cả lớp đọc thầm và làm bài vào VBT, 3 HS dán kết quả lên bảng lớp.
- 1 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- Các từ cần điền: điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả.
 3, Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị giờ sau.
 - Về nhà đọc lại đoạn văn Cá hồi vượt thác.
	––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
1, 2, 3. Toán ( 5A- 5B -5C )
 Phân số thập phân .
 A. Mục tiêu:
 Giúp HS :
- Nhận biết các phân số thập phân .
- Nhận ra được : Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân ; biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân .
- Giáo dục HS có ý thức tự giác học tập.
 B. Đồ dùng dạy học :
 -Bảng phụ ghi BT 4 SGK tr 8. 
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 I. Bài cũ :
- 2 em lên bảng so sánh :
 và ; và 
- Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào ?
 II .Bài mới:
Hoạt động của GV–––––––––––––––––––––––––Hoạt động của HS
1 .Giới thiệu bài :
2 .Giảng bài mới :
a. Giới thiệu phân số thập phân.
- GV ghi bảng : 
- GV giới thiệu : Các phân số có mẫu số là 10; 100; 1000; ...gọi là các phân số thập phân.
* Ghi bảng : và hỏi : Hãy tìm phân số thập phân bằng ?
- Tương tự với các phần còn lại 
* Chốt kiến thức :Một số phân số có thể viết thành phân số thập phân 
b.Thực hành :Cho HS làm các BT trong SGK tr 8.
 * Bài 1:
- Nhận xét, sửa chữa
 * Bài 2:
- Chia lớp thành 2 nhóm , mỗi nhóm làm 2 phần 
 * Bài 3:
- Ghi các phân số lên bảng 
 * Bài 4:
- Xác định yêu cầu của bài 
- Chia lớp thành 2 nhóm
- Nhận xét đánh giá 
+ Qua BT 4 muốn chuyển 1 phân số thành phân số thập phân ta làm thế nào?
-Nêu đặc điểm về mẫu số của các phân số này : Các phân số trên có mẫu số là 10; 100; 1000; ...
-Vài em nhắc lại 
-HS làm : 
-Nêu cách chuyển 1 phân số thành phân số thập phân 
-Nêu miệng cách đọc 
VD: ( chín phần mười )
-2 em đại diện của hai nhóm lên bảng :
-Xác định yêu cầu của bài 
-2 em lên bảng khoanh tròn vào các phân số thập phân :
- Viết số thích hợp vào ô trống.
-nhóm 1 làm phần a,c.
-nhóm 2 làm phần b, d.
+ mỗi nhóm cử 2 bạn lên làm .
-...ta nhân( hoặc chia ) cả tử số và mẫu số với ( hoặc cho ) cùng một số để có mẫu số là 10 , 100, 1000, ...
 III.Củng cố , dặn dò :
- Nêu đặc điểm của phân số thập phân ?
- Cách chuyển 1 phân số thành phân số thập phân ?
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
 ––––––––––––––––––––––––––––– 
4.Sinh hoạt ( 5C )
Tổng kết thi đua tuần 1.
Phương hướng tuần 2
A. Mục tiêu:
- Giúp hs nắm được ưu – nhược điểm trong tuần 1.
- Đề ra phương hướng cho tuần 2.
- Giáo dục hs ý thức tự quản.
B. Các hoạt động lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Lớp trưởng nhận xét.
- Các tổ góp ý kiến bổ sung.
3. GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ. Chuẩn bị bài tương đối tốt trước khi đến lớp.
- Chuẩn bị tương đối đầy đủ sách vở cũng như đồ dùng học tập.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài ( Đức, Đăng, Linh,)
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
* Nhược điểm:
- Giờ truy bài : 1 số em ý thức chưa tốt ( Minh, Phi, Hoạt )
- Một số em còn lười ôn bài về nhà, tiếp thu bài chậm ( Được, Minh, Hiền,)
- Trong lớp còn nói chuyện riêng, chưa chú ý học ( Tỉnh, Hiền,)
- Hoạt động ngoài giờ tác phong còn chậm chạp
4. Phương hướng tuần 2:
- ổn định các nề nếp đầu năm.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Cán bộ lớp cần hoạt động thường xuyên, nhất là giờ truy bài.
- Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ học và các hoạt động khác.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
4: Tiếng Việt (5B)
Chính tả( Nghe- viết): Thư gửi các học sinh
Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy
( Đã soạn sáng thứ ba ngày 5- 9)
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
	Chiều thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2006
1: Tiếng Việt (5C)
Chính tả( Nghe- viết): Thư gửi các học sinh
Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy
( Đã soạn sáng thứ ba ngày 5- 9)
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
2: Hoạt động ngoài giờ lên lớp (5B)
Chuẩn bị cho năm học mới
( Đã soạn sáng thứ năm ngày 7- 9)
	–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
3: Sinh hoạt (5A)
	 Nhận xét tuần 1- Phương hướng tuần 2 
A. Mục đích, yêu cầu:
 - Nhận xét ưu, khuyết điểm tuần 1.
 - Đề ra phương hướng, hoạt động tuần 2.
B. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Sinh hoạt văn nghệ:
 - HS sinh hoạt theo chủ đề: Vui đến trường.
 2. Nhận xét tuần 1:
a) ý kiến cá nhân.
 b) Cán sự lớp phát biểu:
 c) GV tổng kết:
 * Ưu điểm:
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - HS có đầy đủ SGK, vở ghi khi đến lớp.
 - Hăng hái góp ý xây dựng bài, học bài chu đáo khi đến lớp như :An, Thảo, Hải,...
 * Khuyết điểm:
 - Các nề nếp cha ổn định lắm.
 - Một số bạn cha chú ý nghe giảng, như: Mạnh, Trần Hải, Tầu,..
 - Đồ dùng học tập ở 1 số HS còn thiếu như: Tầu, Tiến, Mạnh,...
 - Quản lớp chưa được tốt.
 - Khăn quàng, mũ ca nô còn thiếu.
3. Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục khó khăn.
 - Dần ổn định nề nếp đầu năm.
- Chuẩn bị tốt cho việc học tập.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docT.Tuan 1.doc