Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (tiết 48)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (tiết 48)

Mục tiêu:

1. Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn : Sau 80 năm công học tập của các em. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

2. Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến, tin tưởng.

3. HS sẽ học tốt để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

 

doc 8 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (tiết 48)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
 Tiết: 1
I.Mục tiêu:
1. Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn : Sau 80 nămcông học tập của các em. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
2. Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến, tin tưởng.
3. HS sẽ học tốt để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh họa bài đọc SGK – bảng phụ viết nội dung đoạn thư.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: 
Giới thiệu chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em.
Giới thiệu MĐ, YC của tiết. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc.
	- Hai HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.
GV giới thiệu tranh minh họa – HS quan sát.
Từng tốp HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn.
GV giúp HS sửa lỗi phát âm, giọng đọc: mấy tháng giời, nghĩ sao? ngoan ngoãn và hiểu từ được chú giải trong SGK.
Luyện đọc theo cặp; 1 vài HS đọc lại cả bài.
GV đọc diễn cảm bức thư.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi nhóm 2 các câu hỏi trong SGK trang 5.
Từng HS trình bày trước lớp ý kiến – các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV giảng thêm ý sau mỗi câu.
Hướng dẫn HS nêu ý nghĩa bức thư.
Một vài em nhắc lại.
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL.
GV chọn 1 đoạn hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn : “Từ sau 80 năm .chờ đợi ở các em rất nhiều”
GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
HS luyện đọc nhóm, thi đọc.
Bình chọn bạn đọc hay nhất.
Hoạt động tiếp nối:
Nêu lại nội dung bức thư và ý nghĩa .
Chuẩn bị bài sau: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Nhận xét tiết học.
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG NGHĨA
 Tiết: 1
I.Mục tiêu: 
1. Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Tìm được các từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1. BT2; đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu BT3.
- HS khá, giỏi đặt câu được với 2,3 cặp từ (BT3)
3. Có ý thức khi sử dụng từ đồng nghĩa trong nói và viết.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ ghi các từ in đậm BT1.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
-	Giới thiệu MĐ, YC của tiết.
Hoạt động 3: Phần nhận xét.
-	1HS đọc toàn bộ yêu cầu bài tập 1 – nêu từ in đậm: xây dựng, kiến thiết
-	GV hướng dẫn HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn.
-	GV chốt lại về từ đồng nghĩa.
Bài tập 2: 
-	HS trao đổi nhóm 2 – phát biểu ý kiến :
 a) thay thế được cho nhau.
 b) không thay thế được cho nhau.
-	GV kết luận về từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
Hoạt động 4: Phần ghi nhớ.
-	2HS đọc nội dung trong SGK – cả lớp đọc thầm – nêu ví dụ.
Hoạt động5: làm bài tập.
Bài 1: * Mục tiêu: Tìm được từ đồng nghĩa theo nhóm.
HS đọc yêu cầu – 1HS đọc những từ in đậm có trong đoạn văn: nước nhà, hoàn cầu, non sông, năm châu.
Cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: * Mục tiêu: Tìm được từ đồng nghĩa.
2 HS đọc yêu cầu và cả mẫu.
HS làm việc cá nhân, làm vào vở và bảng phụ.
HS đọc kết quả bài làm – bổ sung bài trên bảng –ghi vào vở 1 số từ.
Bài 3: * Mục tiêu: Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa.
HS làm bài cá nhân, tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt.
GV kết luận. – và khen những HS đặt 1 câu có chứa đồng thời 2 từ đồng nghĩa.
Hoạt động tiếp nối:
-	HS nhắc kiến thức kiến thức về từ đồng nghĩa.
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
Môn: TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
 Tiết: 1
I.Mục tiêu: 
1. Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài.
2. Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa.
3. HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, thêm yêu quý và bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ ghi phần Ghi nhớ
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
	- Giới thiệu MĐ, YC của tiết . 
Hoạt động2: Phần nhận xét.
-	1 HS đọc bài văn Hoàng hôn trên sông Hương, cả lớp theo dõi.
-	1 HS đọc thầm phần giải nghĩa từ.
-	GV giải nghĩa từ: hoàng hôn và giới thiệu về sông Hương.
-	Cả lớp đọc thầm lại bài văn, xác định các phần : mở bài, thân bài, kết bài.
-	HS Phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
Bài 2: 
GV nhắc HS chú ý nhận xét sự khác biệt về thứ tự miêu tả của 2 bài văn.
Cả lớp đọc lướt bài văn và trao đổi nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả - cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HS rút ra nhận xét về cấu tạo bài văn tả cảnh từ 2 bài văn đã phân tích.
Hoạt động 3: Phần ghi nhớ.
HS đọc và nói lại nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
Một, hai HS minh họa lại bằng bài văn tả cảnh Hoàng hôn trên sông Hương hoặc Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Hoạt động4: Phần luyện tập.
* Mục tiêu: Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài.
1HS đọc yêu cầu và bài văn Nắng trưa .
Cả lớp đọc thầm bài Nắng trưa, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn.
Phát biểu ý kiến. cả lớp nhận xét, bổ sung – GV chốt lại lời giải đúng và mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh.
GV nhận xét: Nhấn mạnh về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Hoạt động tiếp nối:
Nêu lại ghi nhớ
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh.
- Nhận xét tiết học.
Môn: TẬP ĐỌC
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
 Tiết: 2
I.Mục tiêu:
1. Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa thật đẹp. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật. 
- HS khá giỏi đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của những từ chỉ màu vàng.
3.Giúp HS hiểu biết thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh họa.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
KTBC : Thư gửi các học sinh.
Giới thiệu MĐ, YC tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc.
2 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc toàn bài.
HS quan sát tranh minh họa.
Từng tốp HS đọc tiếp nối nhau đọc 4 phần.
GV kết hợp hướng dẫn đọc: vàng xuộm, vàng hoe, xõa xuống, và giúp HS hiểu ý nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài và số từ các em nêu ra .
Luyện đọc theo cặp; 1 vài HS đọc lại cả bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài – Hướng dẫn cách đọc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
HS đọc thầm trao đổi nhóm đôi các câu hỏi SGK trang 11
Lớp trưởng điều khiển cả lớp phát biểu ý kiến, HS khác bổ sung.
GV chốt lại ý kiến đúng. Hướng dẫn HS nêu nội dung chính : Bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ gợi cảm
1 vài em nhắc lại.
GV liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường.
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm .
GV đọc mẫu đoạn : Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại mái nhà phủ một màu rơm vàng mới”
Hướng dẫn HS đọc – cả lớp luyện đọc nhóm đôi.
Thi đọc.
Bình chọn bạn đọc hay nhất.
Hoạt động tiếp nối:
Nêu lại nội dung chính.
Chuẩn bị bài sau: Nghìn năm văn hiến.
Nhận xét tiết học.
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
 Tiết: 2
I.Mục tiêu:
1.Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong 4 màu trong Bt1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 .HS khá, giỏi đặt câu được với 2,3 từ tìm được ở BT1
2. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn.
3. Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
-	Từ điển có liên quan đến bài tập 1.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
	- KTBC : Từ đồng nghĩa.
	- Giới thiệu MĐ, YC của tiết . 
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: * Mục tiêu: Tìm được từ đồng nghĩa chỉ màu sắc.
HS đọc yêu cầu bài tập.
GV phát các trang từ điển cho các nhóm làm việc.
HS tra từ điển, trao đổi ghi nhanh từ đồng nghĩa với những từ chỉ màu sắc đã cho vào bảng nhóm. 
HS lần lượt trình bày kết quả, cả lớp và GV nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng – tính điểm cho nhóm tìm nhanh và đúng.
HS viết vào vở một số từ đồng nghĩa.
Bài 2: * Mục tiêu: Biết đặt câu với từ đã tìm.
HS đọc yêu cầu BT, suy nghĩ. Đặt 1 câu.
Mời từng dãy tiếp nối nhau chơi trò tiếp sức – mỗi em đọc nhanh 1 câu đã đặt với những từ cùng nghĩa vừa tìm được..
Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài 3: * Mục tiêu: Biết chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn. 
HS nêu yêu cầu BT và đoạn văn Cá hồi vượt thác.
Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn Cá hồi vượt thác, làm việc cùng bạn – viết các từ thích hợp vào vở - đọc kết quả - GV chốt lại.
Một, hai HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh với những từ đúng.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Hoạt động tiếp nối:
Nêu lại kiến thức cần nhớ..
Chuẩn bị bài sau: MRVT :Tổ quốc.
- Nhận xét tiết học
Môn: KỂ CHUYỆN
LÍ TỰ TRỌNG
I.Mục tiêu:
1. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh Lí Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm, bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
2. Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
- HS khá, giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động.
3. Tỏ lòng biết ơn các anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc, có ý thức học tốt hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh họa.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
-	Giới thiệu MĐ, YC của tiết . 
Hoạt động2: 
GV kể chuyện lần 1 – ghi lại tên các nhân vật.
Kể lần 2 theo tranh – giải nghĩa từ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Bài tập 1: 
-	HS dựa vào tranh minh họa, trao đổi cùng bạn, tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh. phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh.
-	Cả lớp và GV nhận xét. GV treo bảng phụ đã viết sẵn lời thuyết minh – yêu cầu HS đọc lại các lời thuyết minh để chốt lại ý kiến đúng.
Bài tập 2-3:
-	GV nhắc HS : chỉ cần kể đúng cốt chuyện.
* KC trong nhóm: 
Kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện.
* KC trước lớp:
Trao đổi ý nghĩa câu chuyện (HS tự nêu câu hỏi để trao đổi với nhau) .
Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, tự nhiên nhất, bạn nêu câu hỏi thú vị nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
Hoạt động tiếp nối:
Nêu lại ý nghĩa chuyện.
Chuẩn bị bài sau: Tìm một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi những anh hùng, danh nhân của nước ta.
- Nhận xét tiết học.
Môn: CHÍNH TẢ
Nghe - viết: VIỆT NAM THÂN YÊU
I.Mục tiêu: 
1. Nghe - viết đúng chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng BT3.
Rèn tính khéo léo, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ bài tập 2.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
-	Giới thiệu MĐ, YC của tiết . 
Hoạt động2: 
* Hướng dẫn HS nghe - viết.
1 HS đọc bài thơ – trả lời nội dung bài thơ.
HS nêu các từ khó, những chữ dễ sai .
Viết bảng con và đọc lại.(VD: mênh mông, Trường Sơn)
HS nhớ lại và nêu cách trình bày bài thơ lục bát.
GV đọc bài cho HS viết 
HS đổi vở soát bài.
GV chấm 1 số bài và nhận xét chung.
Hoạt động 3: 
* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2: *Mục tiêu: Tìm được tiếng thích hợp với ô trống.
HS làm vào vở ; thi trình bày đúng, nhanh.
GV cùng cả lớp nhận xét.
2 HS đọc lại bài hoàn chỉnh.
Bài 3: *Mục tiêu: Tìm được chữ thích hợp với ô trống.
-	Làm bài vào vở - 3 em lên bảng thi làm bài nhanh, sau đó từng em đọc kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
HS nhìn bảng nhẩm lại quy tắc viết c/k- g/gh – ng/ngh.
Một vài em nhắc lại.
GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức qu/q 
Hoạt động tiếp nối:
Viết lại nhiều lần từ đã viết sai.
Chuẩn bị bài sau: Nghe - viết: Lương Ngọc Quyến.
- Nhận xét tiết học.
Môn: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 Tiết: 2
I.Mục tiêu:
1. Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng.
2. Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.
3. HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có ý thức bảo vệ.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh ảnh về vườn cây, công viên.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
	- KTBC: Cấu tạo của bài văn tả cảnh.
	- Giới thiệu MĐ, YC của tiết . 
Hoạt động2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: * Mục tiêu: Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng.
-	Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.
-	GV yêu cầu HS đọc thầm bài Buổi sớm trên cánh đồng.
-	HS trao đổi theo cặp về các câu hỏi a,b,c, trình bày ý kiến của mình, cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
*	GV kết luận: 
 Bài 2: * Mục tiêu: Lập được dàn ý bài văn tả cảnh 1 buổi trong ngày.
-	HS đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
-	GV giới thiệu một vài tranh ảnh vườn cây, công viên.
-	Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS.
HS tự lập dàn ý vào vở cho một bài văn tả cảnh 1 buổi trong ngày..
HS khá, giỏi làm bảng phụ - trình bày đoạn văn đã viết. 
Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm điểm một số bài làm.
Giới thiệu một số bài hay – cả lớp sửa lại dàn ý của mình.
Hoạt động tiếp nối:
Nhắc lại dàn bài chung tả cảnh.
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh.(viết 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày).
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾNG VIỆT 1-5.doc