Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Phổ Quang - Huỳnh Tấn Nhanh

Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Phổ Quang - Huỳnh Tấn Nhanh

- Mục tiêu:

- Biết : Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

- Có ý thức học tập, rèn luyện

- Vui và tự hào là học sinh lớp 5

 

doc 44 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Phổ Quang - Huỳnh Tấn Nhanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1:	Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010	
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5
I- Mục tiêu:
- Biết : Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5
 -Biết :
II- Tài liệu và phương tiện:
 	- Các bài hát về chủ đề Trường em
- Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
III- Các hoạt động dạy -học:
Khởi động: HS hát tập thể bài: Em yêu trường em, nhạc và lời: Hoàng Vân
Các hoạt động
Cách tiến hành
Kết luận
Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận
* Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5.
1. GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK trang 3,4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau: 
- Tranh vẽ gì ?
-Em suy nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên ?
- HS lớp 5 có gìkhác với HS các khối lớp khác ?
- Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5 ?
2. HS thảo luận cả lớp. Phát biểu ý kiến.
3. GV kết luận
Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK
* Mục tiêu: Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5
1. GV nêu yêu cầu bài tập 1
2. HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi
3. Vài nhóm HS trình bày trước lớp .
4. GV kết luận 
 * HS tự liên hệ xem đã làm được những gì; những gì còn cần cố gắng
Các điểm (a), (b), (c), (d), (e) trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện.
Hoạt động 3:
Tự liên hệ ( bài tập 2 SGK)
* Mục tiêu: Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
1. GV nêu yêu cầu tự liên hệ.
2. HS suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
3. HS thảo luận theo nhóm đôi.
4. Một số HS tự liên hệ trước lớp.
5. GV kết luận
Các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
Hoạt động 4: Chơi trò chơi Phóng viên
* Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học
1. HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên( báo Thiếu niên Tiền phong hoặc Đài truyền hình Việt Nam ) để phỏng vấn các bạn về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học. Ví dụ: 
- Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì ?
- Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
....
2. GV nhận xét và kết luận
3. HS đọc phần Ghi nhớ SGK
Hoạt động tiếp nối:
1. Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này:
- Mục tiêu phấn đấu; 
- Những thuân lợi đã có;
- Những khó khăn có thể gặp;
- Biện pháp khắc phục khó khăn; 
- Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ em khắc phục khó khăn
2 . Sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em.
3. Vẽ tranh về chủ đề Trường em.
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5 (tt)
I- Mục tiêu:
- Biết : Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5
II- Tài liệu và phương tiện:
 	- Các bài hát về chủ đề Trường em
- Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
III- Các hoạt động dạy -học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Kết luận
Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu
* Mục tiêu:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu.
- Động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5.
1. HS làm việc theo nhóm đôi trình bày kế hoạch cá nhân của mình .
2. Trao đổi, góp ý.
3. Vài HS trình bày trước lớp . Cả lớp nhận xét
4. GV nhận xét, kết luận.
Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
Hoạt động 2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
* Mục tiêu: 
HS biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt.
1. HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu.
2. Thảo luận cả lớp về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó.
3. GV giới thiệu thêm và tấm gương khác.
4. GV nhận xét, kết luận
Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em
* Mục tiêu: Giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường, lớp
1. HS giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp.
2. HS hát, múa, đọc thơ về chủ đề Trường em
3. GV nhận xét, kết luận
Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5; rất yêu quý và tự hào về trường mình, lớp mình. Đồng thời, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5; xây dựng lớp ta trở thành lớp tốt, trường ta trở thành trường tốt.
Đạo đức
Có trách nhiệm về việc làm của mình
I- Mục tiêu:
- Biết thế nào là trách nhiệm về việc làm của mình
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình
II- Tài liệu và phương tiện:
 	- Vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
	- Bài tập 1 được viết sẵn trên bảng phụ.
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3 tiết 1.
III- Các hoạt động dạy -học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Kết luận
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức
* Mục tiêu:
HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân tích, đưa ra quyết định đúng.
1. HS đọc thầm , suy nghĩ về câu chuyện
Vài HS đọc to truyện 
2. HS thảo luận ba câu hỏi trong SGK.
3. Vài HS trình bày trước lớp . Cả lớp nhận xét
4. GV nhận xét, kết luận.
Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự nhận thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất ... Các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí, vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều cần ghi nhớ (trong SGK).
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK
* Mục tiêu: 
HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm
1. GV nêu yêu cầu của bài tập Vài HS nhắc lại yêu cầu.
2. HS thảo luận theo nhóm 4.
3. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
4. Cả lớp nhận xét.
5. GV nhận xét, kết luận
- (a), (b), (d), (g) là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; (c), (đ), (e) không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
- Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi; làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn,... là những biểu hiện của người có trách nhiệm.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT2, SGK)
* Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
1. GV lần lượt nêu từng ý kiến ở BT2.
2. HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu (theo quy ước).
3. Vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
4 Kết luận
- Tán thành ý kiến (a), (đ);
- Không tán thành ý kiến (b), (c), (đ).
Hoạt động tiếp nối 
C.bị trò chơi đóng vai BT3 
Đạo đức
Có trách nhiệm về việc làm của mình (tt)
I- Mục tiêu:
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình
II- Tài liệu và phương tiện:
 	- Vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
III- Các hoạt động dạy -học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Kết luận
Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( bài tập 3, SGK)
* Mục tiêu:
HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống .
1. GV nêu yêu cầu của bài tập. Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm 
2. HS thảo luận theo nhóm 4.
3. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
4. Cả lớp trao đổi, bổ sung.
5. GV nhận xét, kết luận
Mỗi tình huống đều có cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân.
* Mục tiêu: 
Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình và tự rút ra bài học
1. Gợi ý: 
- Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
- Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
2. HS trao đổi với bạn về câu chuyện của mình.
3. HS trình bày trước lớp . Cả lớp nhận xét, rút ra bài học.
4. GV nhận xét, kết luận.
5. 2HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết, tự chúng ta cũng thấy áy náy trong lòng.
Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt.
Đạo đức
Có chí thì nên
I- Mục tiêu:
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí
- Biết được : Người có ý chí có thể vượt qua dược khó khăn trong cuộc sống .
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình , xã hội .
II- Tài liệu và phương tiện:
 	- Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó.
	- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3 tiết 1.
III- Các hoạt động dạy -học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Kết luận
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng
* Mục tiêu:
HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng.
1. Đọc thông tin về Trần Bảo Đồng trong SGK
2. Thảo luận cả lớp câu hỏi 1,2,3 trong SGK.
3. HS trả lời-GV kết luận
Tứ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy : Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, những nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
* Mục tiêu: 
HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống.
1. Chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
2. HS thảo luận theo nhóm 4.
3. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
4. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
5. GV nhận xét, kết luận
Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học....Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
Hoạt động 3: Làm bài tập 1,2
* Mục tiêu: 
HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học.
1. HS trao đổi theo cặp BT1.
2. GV nêu từng trường hợp, HS giơ thẻ màu thể hiện sự đánh giá của mình.
3. Làm bài tập 2 như trên.
4.GV đánh giá bài làm và kết luận
5. Vài HS đọc phần ghi nhớ SGK
Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý c ...  (a), (đ), (b) là đúng
Hoạt động tiếp nối 
1. Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; về vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em.
2. Sưu tầm tranh ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
Đạo đức
Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (tt)
I- Mục tiêu: 
 Học xong bài này, HS biết:
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
III- Các hoạt động dạy -học: 
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1: 
Trò chơi Phóng viên (BT2)
Mục tiêu: 
HS biết tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; biết một vài hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em
1. HS thay nhau đóng vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc .
Ví dụ:
- Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào?
- Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu?
- Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc từ khi nào?
- Bạn hãy kể tên một cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam mà bạn biết.
- Bạn hãy kể một việc làm của Liên Hợp Quốc mang lợi ích cho trẻ em.
- Bạn hãy kể một hạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương mà bạn biết.
.
2. HS tiến hành trò chơi
3. GV nhận xét, tuyên dương các em trả lời đúng.
Hoạt động 2: 
Triển lãm nhỏ
Mục tiêu: 
Củng cố bài
1. GV hướng dẫn HS trưng bày tranh, ảnh, bài báo,  về Liên Hợp Quốc đã sưu tầm được.
2. Cả lớp cùng xem, nghe giới thiệu, trao đổi.
3. GV tuyên dương các nhóm đã sưu tầm được nhiều tư liệu hay 
Hoạt động tiếp nối 
Nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài học
Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
I- Mục tiêu: 
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
* Kỉ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
* Kỉ năng tư duy phê phán .
* Kỉ năng ra quyết định 
* Kỉ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
II- Các hoạt động dạy -học: (tiết 2)
Các hoạt động
Cách tiến hành
Kết luận
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44, SGK
Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên đối với cuộc sống của con người, vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
1. HS xem ảnh và đọc các thông tin trong bài
2. Các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong SGK.
3. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
4. Các nhóm khác bổ sung
5. GV kết luận
2 HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 2: Làm BT1, SGK
Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên
1. GV nêu yêu cầu của BT
2. HS làm việc cá nhân.
3. Một số HS trình bày, cả lớp bổ sung
4. GV kết luận.
Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là TNTN. TNTN được sử dụng hợp lý là điều kiện đảm bảo cho cuộc sống của mọi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà còn cả thế hệ mai sau; để trẻ em được sống trong môi trường trong lành, an toàn như Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã quy định.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT3, SGK)
Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến TNTN.
1. Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận. 
2. Từng nhóm thảo luận.
3. Đại diện nhóm trình bày kết quả, đánh giá và thái độ của nhóm mình về một ý kiến.
4. Các nhóm bổ sung
5. Gv kết luận
Ý kiến (b), (c) là đúng
Ý kiến (a) là sai.
Hoạt động tiếp nối 
Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương.
Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tt)
I- Mục tiêu: 
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
* Kỉ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
* Kỉ năng tư duy phê phán .
* Kỉ năng ra quyết định 
* Kỉ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
II- Các hoạt động dạy -học: (tiết 2)
Các hoạt động
Cách tiến hành
Kết luận
Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (BT2, SGK)
Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
1. HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết
2. Lớp nhận xét, bổ sung
3. GV kết luận
Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều, do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
Hoạt động 2: Làm BT4, SGK
Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập
2. Từng nhóm thảo luận.
3. Đại diện nhóm trình bày,
4. Các nhóm khác thảo luận,bổ sung
5. GV kết luận.
- (a), (đ), (e) là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
- (b), (d), (c) không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống , không làm tổn hại đến thiên nhiên .
Hoạt động 3: Làm BT5, SGK.
Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên .
1. Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm : Tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (tiết kiệm nước, điện ).
2. Các nhóm thảo luận.
3.Đại diện nhóm trình bày 
4. Các nhóm khác thảo luận , bổ sung
5. Gv kết luận
Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
Hoạt động tiếp nối 
Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương.
Đạo đức
Dành cho địa phuơng
I- Mục tiêu:
Tìm hiểu về UBND phường Chánh Lộ
II- Các hoạt động dạy -học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí UBND phường Chánh Lộ
- Một số HS nêu vị trí địa lí UBND phường Chánh Lộ
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: HS biết một số việc làm của UBND phường
+ Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
- UBND phường làm các công việc gì?
- UBND phường có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND phường?
+ HS phát biểu
+ GV kết luận.
Hoạt động tiếp nối 
Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về UBND phường tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.
Đạo đức
Thực hiện trật tự an toàn giao thông 
I- Mục tiêu:
	- HS hiểu được những nguyên nhân gây ra TNGT, cách phòng tránh TNGT.
- Phòng tránh được tai nạn giao thông trên đường đi học.
- Có ý thức chấp hành đúng Luật GTĐB để tránh TNGT
II- Chuẩn bị:
	Một số thông tin về ATGT trên địa bàn TP Quảng Ngãi. 
III- Hoạt động dạy -học:
	1/ Ôn định:
	2/ Kiểm tra bài cũ:
	3/ Dạy bài mới:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Kết luận
Hoạt động 1:
Cả lớp
- GV nêu tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn TP
- HS nghe
Hoạt động 2: 
Làm việc theo nhóm
- Ý thức của người tham gia giao thông như thế nào?
- Nêu các biện pháp nhằm bảo đảm ATGT khi đi đường 
HS trình bày
Cả lớp nhận xét
GV chốt ý
- Phóng nhanh vượt ẩu 
- Chở ba khi điều khiển phương tiện giao thông 
- Lấn tuyến và đi ngược chiều
- Đi hàng ba , đi hàng hai, 
+ Phải học tập , hiểu , nắm vững pháp luật về trật tự ATGT
+Tự giác tuân theo những quy định của pháp luật về đi đường .
+ Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường .
+ Tuyên truyền luật giao thông cho mọi người để cùng thực hiện
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
- Nhận xét tình hình thực hiện An toàn giao thông nơi em ở và nêu những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự An toàn giao thông ?
- HS phát biểu
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Tổng kết - dặn dò
GV chốt ý
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau
a.Tình hình tai nạn giao thông :
- Tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng , gây thiệt hại nhiều về người và của.
b. Nguyên nhân :
- chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông kém .
c. Các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn giao thông khi đi đường
- Nắm vững và tuyên truyền luật an toàn giao thông để mọi người cùng thực hiện .
- Có ý thức tham gia giao thông : Tự giác chấp hành luật ATGT và các biển báo giao thông .
Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.
Đạo đức
Thực hiện trật tự an toàn giao thông 
I- Mục tiêu:
	Sau bài học HS biết:
Một số tuyến đường giao thông chính của TP Quảng Ngãi
Phòng tránh được tai nạn giao thông trên đường đi học.
Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.
II- Chuẩn bị:
	Tranh : ATGT , không ATGT; Tình huống về ATGT.
III- Hoạt động dạy -học:
	1/ Ôn định:
	2/ Kiểm tra bài cũ:
	3/ Dạy bài mới:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1:
Cả lớp
+ GV nêu một số tuyến đường giao thông chính của TP
+ GV treo tranh :
ATGT, Không ATGT
- HS quan sát
- Nhận xét
- Trình bày nội dung tranh
- Cả lớp bổ sung.
Hoạt động 2: 
Làm việc cả lớp , nhóm đôi
- HS lần lượt nhận xét tình hình thực hiện An toàn giao thông nơi em ở
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông?
- Cả lớp nghe, phân tích nguyên nhân
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
- GV nêu tình huống về ATGT
- HS nêu cách giải quyết.
- Cả lớp nhận xét.
Tổng kết - dặn dò
- Chốt ý
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau
1 - Kiến Thức : HS hiểu biết hơn về luật giao thông. Thấy được ý nghĩa của an toàn giao thông là bảo vệ tính mạng, tài sản cho moi người và quốc gia.
Tình hình tai nạn giao thông và nguyên nhân :
Trong số các vụ tai nạn thì tai nạn giao thông đường bộ chiếm trên 90 % số vụ . Hàng năm có hàng trăm số vụ tai nạn liên quan đến học sinh , làm chết và bị thương hàng trăm em . 
Gần 80 % tai nạn là do người tham gia giao thông không chấp hành đúng các quy định về trật tự an toàn giao thông , Ví dụ : 36 % do vi phạm tốc độ , 30.8 % do vi phạm tránh vượt , 7.2 % do uống rượu bia ,... Đối với người đi xe đạp dễ bị tai nạn là do phóng bừa, đi hàng ba hàng tư , rẽ bất ngờ trước đầu xe cơ giới , lao từ trong nhà , trong ngõ ra đường , đi sai phần đường quy định , trẻ em đi xe đạp người lớn . Đối với người đi bộ , tai nạn là do đi không đúng phần đường quy định , không chú ý quan sát khi chạy qua đường , bám nhảy tàu xe , đá bóng , đùa nghịch dưới lòng đường , băng qua đường sắt không quan sát ...
( Theo tài liệu Giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dao duc lop 5.doc