Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 (tiết 8)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 (tiết 8)

Mục tiêu:

- Nhận biết đựoc các loại câu đã học, các bộ phận chính, phụ của câu.

- Biết xác đinh đúng dạng câu, xác định đúng bộ phận chính, phụ của câu( nếu có)

- Biết đặt câu có hình ảnh, xác định bbọ phận chính, phụ của câu trong các trường hợp phức tạp hơn.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 7 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 2111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 (tiết 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Tiết 1. Luyện từ và câu:
Câu. Bộ phận chính, phụ của câu.
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết đựoc các loại câu đã học, các bộ phận chính, phụ của câu.
- Biết xác đinh đúng dạng câu, xác định đúng bộ phận chính, phụ của câu( nếu có)
- Biết đặt câu có hình ảnh, xác định bbọ phận chính, phụ của câu trong các trường hợp phức tạp hơn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1.Củng cố kiến thức.
- Nêu các kiểucâu đã học ở lớp 4?
- Nêu thành phần phụ em đã được học?
- Nêu vị trí của bộ phận chính, phụ trong câu?
- HS nêu ý kiến.
- HS khác bổ sung.
2. Luyện tập: 
Học sinh làm hệ thống bài tập:
Câu 1. Xác định từng loại câu trong đoạn văn sau:
Cò đang lội ruộng bắt tép .Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra , hỏi :
 - Chị bắt tép vất vả thế , chẳng sợ làm bẩn hết áo trắng sao ?
Cò vui vẻ trả lời :
 - Khi làm việc , ngại gì bẩn hở chị ?
Cuốc bảo :
Em không nghĩ có lúc chị phải khó nhọc thế này.
Câu2. Xác định các bộ phận trạng ngữ (nếu có) ,chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:	
a- Nhờ có bạn bè giúp đỡ, bạn Hoà đã có nhiều tiến bộ trong học tập và tu dưỡng bản thân.
b-Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng.
c-Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn lại cháy lên trong lòng anh. 
d-Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
e- Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
g- Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng qua lại rất nhộn nhịp.
h-Chúng tôi đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối đỏ như ngọn lửa.
i- Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn lại cháy lên trong lòng anh. 
Câu 3. Ghép thêm trạng ngữ ( Chỉ thời gian, địa điểm hoặc chỉ nguyên nhân, mục đích ) cho từng vế câu sau để tạo thành câu có trạng ngữ.
	- Trời đầy sương.
	 - Chúng em hăng hái phát biểu.
	- Chúng em thi đua học tốt
	- Hoàng phải mặc áo mưa.
Câu4. Thêm các bộ phận chính còn thiếu để tạo thành câu văn trọn vẹn cho các dòng sau:
	- Trên trời xanh...
	- Mặt trời...
	- Từng đàn chim én...
	- ....hót thánh thót.
	- ....đẹp tuyệt vời.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc ôn tập thêm ở nhà.
__________________________________________
Tiết 2, 3 . Cảm thụ văn học và Tập làm văn
Biện pháp nghệ thuật so sánh. Làm văn tả cảnh
I. Mục tiêu : 
- Củng cố kiến thức về biện pháp nghệ thuật so sánh đã học ở lớp 2,3 và làm văn tả cảnh.
- Vận dụng làm bài về biện pháp tu từ so sánh, làm văn về tả cảnh.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản, viết văn tả cảnh có hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Cảm thụ văn học:
- Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh?
- HS nêu và lấy ví dụ.
Làm bài tập:
" Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra " 
	a, Hãy tìm một câu ca dao có nội dung tương tự mà em đã được học.
	b, Hãy cho biết tác dụng ( cái hay ) của biện pháp so sánh ở câu trên.
2. Tập làm văn:
Đề bài: Em hãy tả một cảnh đẹp của quê hương em.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc luyện viết câu có hình ảnh.
__________________________________________
Tiết 4. Lịch sử.
Ôn tập các kiến thức từ khi thực dân Pháp
 xâm lược đến phong trào Cần Vương.
I. Mục tiêu : 
- Củng cố kiến thức từ khi thực dân Pháp xâm lược đến phong trào Cần Vương.
- Giúp học sinh nhớ được các mốc lịch sử quan trọng liên quan đến bài học.
- Học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
A.Phát phiếu có nội dung câu hỏi:
Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào ngày , tháng , năm nào ? 
Năm 1862 có sự kiện gì xảy ra ?................................................................................
Ai là người được phong là “ Bình Tây Đại nguyên soái” ?........................................
Ai là người mong muốn canh tân đất nước ?............................................................
Trương Định bắt đầu chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ lúc nào ?...........................
Triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta vào năm nào ?...............................................................................................
 Ai là người lãnh đạo cuộc phản công ở kinh thành Huế ?.......................................
Ai là người lấy danh nghĩa vua hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước ?.................................................................
Ai là người đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị tiếp tục cuộc kháng chiến sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất thủ ?.............
 Cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình ( Thanh Hoá ) dolãnh đạo 
Cuộc khởi nghĩa ở Bãi Sậy ( Hưng Yên ) do..lãnh đạo 
Cuộc khởi nghĩa ở Hương Khê (Hà Tĩnh ) dolãnh đạo .
13.Ai được gọi tên là ông già chém đá ?..........................................................
B . Học sinh tự làm bài tập – GV cùng học sinh bổ sung, nêu ý kiến.
C. Giao bài tập về nhà.
____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010
Tiết 1. Luyện từ và câu:
Bộ phận chính, phụ của câu. Từ loại, loại từ.
I. Mục tiêu : 
- Củng cố kiến thức về bộ phận chính, phụ của câu, các từ loại đã học.
- Làm bài tập về xác định thành phần của câu, từ loại đã học.
- Học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Củng cố kiến thức:
- Nhắc lại về bộ phận chính, phụ của câu.
- Nêu khái niệm về danh từ, động từ, tính từ.
- GV giới thiệu về sự chuyển loại của từ.
- HS và Gv cùng lấy ví dụ phân tích.
2. Luyện làm bài tập:
Bài 1.. Tìm câu kể trong đoạn văn dưới đây:
" Mùa xuân , cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi, bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít..."
a) Gạch dưới bộ phận chủ ngữ , vị ngữ, trạng ngữ( nếu có) trong đoạn văn trên.
b) Xác định động từ, danh từ, tính từ có trong đoạn văn trên.
c) Phân loại các danh từ , tính từ , động từ em vừa tìm được thành các nhóm: từ đơn , từ ghép, từ láy.
Bài 2. Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ , trạng ngữ trong mỗi câu sau:
Sáng sớm , bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.
Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào , thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao.
Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt , ồn ã của thành phố thủ đo.
Lớp lớp thanh niên ca hát nhảy múa. Tiếng chiêng , tiếng cồng, tiếng đàn tơ- rưng vang lên.
Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường.
ở mảnh đất ấy, những ngày phiên chợ, dì tôi lại mua cho tôi vài cái bánh rợm.
Do học hành chăm chỉ, chị tôi luôn dứng đầu lớp suốt cả năm học.
Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ, con thuyền sẽ tới được bờ.
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông các sấu cản mũi thuyền, trên cạn hổ rình xem hát này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.
Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.
Bài 3. Cho các từ: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn , đánh đập. Hãy xếp những từ trên thành các nhóm theo hai cách:
Dựa vào cấu tạo từ( từ đơn , từ ghếp, từ láy):
Dựa vào từ loại( danh từ, động từ, tính từ)
Bài 4.Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn, mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mơ màng. mơ mộng thành hai nhóm: từ ghép và từ láy.
Bài 5. Tìm từ láy trong đoạn văn sau:
Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp xương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền. 
Bài 6.Từ thật thà trong các câu dưới đây là danh từ hay động từ, tính từ?
Chị Loan rất thật thà.
Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.
Chị Loan ăn nói thật thà dễ nghe.
Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan.
Bài 7.Phân loại các từ ghép sau thành hai nhóm từ ghép có nghĩa phân loại , từ ghép có nghĩa tổng hợp.
 Nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá.
Bài 8. Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy có trong đoạn văn :
Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới.Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
Bài9. Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ sau: 
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.
Bài 10. a)Hãy ghép 5 tiếng sau đây thành 9 từ ghép thích hợp; kính, quý, yêu , thương, mến.
 b) Hãy ghép các tiếng sau đây thành 8 từ ghép thích hợp : giá, lạnh, rét, buốt.
Bài 11.Tạo từ láy và từ ghép từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh, xanh, đỏ, trắng, vàng, đen, làng, ăn , vui.
Bài 12.Tìm 5 từ ghép có tiếng anh, 5 từ ghép có tiếng hùng theo nghĩa của từng tiếng trong từ anh hùng.
Bài 13.Từ mỗi tiếng cho trước, hãy tạo thành 2 từ láy chỉ màu sắc: đỏ, xanh, vàng, trắng, đen.
__________________________________________
Tiết 2, 3 . Cảm thụ văn học và Tập làm văn
Biện pháp nghệ thuật so sánh. Làm văn tả cảnh
I. Mục tiêu : 
- Củng cố kiến thức về biện pháp nghệ thuật so sánh đã học ở lớp 2,3 và làm văn tả cảnh.
- Vận dụng làm bài về biện pháp tu từ so sánh, làm văn về tả cảnh.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản, viết văn tả cảnh có hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Cảm thụ văn học:
- Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh?
- HS nêu và lấy ví dụ.
Làm bài tập: Cho đoạn thơ sau:
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.
Trường Sơn : chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
- Tác giả so sánh sự vật nào với sự vật nào? Cách so sánh như vậy giúp em cảm nhận được điều giới mẻ của sự vật?
2. Tập làm văn:
Đề bài: Em hãy tả một cảnh đẹp của thiên nhiên quê hương em.
* Giúp học sinh phân biệt được cảnh đẹp của quê hương với cảnh đẹp thiên nhiên.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc luyện viết câu có hình ảnh.
__________________________________________
Tiết 4. Địa lí.
Ôn tập các kiến thức địa lí đã học ở lớp 4.
I. Mục tiêu : 
- Củng cố kiến thức từ địa lí đã học ở lớp 4.
- Giúp học sinh nhớ được các yếu tố dịa lí liên quan đến bài học.
- Học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
A.Phát phiếu có nội dung câu hỏi:( phiếu kèm theo)
B . Học sinh tự làm bài tập – GV cùng học sinh bổ sung, nêu ý kiến.
C. Giao bài tập về nhà.
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docKSD.doc