Giáo án lớp 5 - Tuần 11 năm 2011 - 2012

Giáo án lớp 5 - Tuần 11 năm 2011 - 2012

I. Mục tiêu

Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài.

Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài: Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

II. Hoạt động dạy - học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ : không

3. Dạy bài mới

a, Giới thiệu bài

b, Luyện đọc

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 11 năm 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần11
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
Tập đọc
chuyện một khu vườn nhỏ
I. Mục tiêu 
Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài.
Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài: Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II. Hoạt động dạy - học 
ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ : không
Dạy bài mới 
a, Giới thiệu bài 
b, Luyện đọc 
- 1 HS đọc toàn bài 
- HS đọc chú giải 
- GV chia đoạn ( 2 đoạn ) : 
 Đoạn 1; Từ đầu đến không phải là vườn 
	Đoạn 2; Còn lại 
HS đọc nối tiếp theo đoạn 
HS đọc từ khó trong bài : rủ rỉ, leo trèo, sà xuống, săm, soi, líu ríu.
GV hướng dẫn hs đọc toàn bài 
HS đọc theo cặp + Tìm hiểu nghĩa một số từ 
1 HS khá đọc toàn bài 
	c, Tìm hiểu bài 
* HS đọc lướt đoạn 1; trả lời câu hỏi 
- Bé Thu ra ban công để làm gì?
- Để ngắm cây và nghe ông kể chuyện về từng loài cây
- Mỗi cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
- HS dựa vào sgk trả lời 
* HS đọc lướt đoạn 2; trả lời
- Vì sao khi thấy chim đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng?
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
- Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
- Nêu nội dung của bài đọc?
- Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn
- Bài nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên và ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh của hai ông cháu nhà bé Thu.
d, Đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- GV hướng dẫn thêm 
- thi đọc diễn cảm trước lớp
- GV nhận xét ghi điểm 
- Bình chọn người có giọng đọc hay nhất.
Củng cố – Dặn dò
1 HS nhắc lại nội dung của bài?
GV nhận xét giờ học 
Về đọc lại bài, đọc trước bài tiếp theo. 
	 ________________________________________________
 toán
Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu.
Giúp HS củng cố tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. 
 + Củng cố về giải bài toán với các số thập phân, so sánh các số thập phân.
Rèn kĩ năng tính toán nhanh và chính xác.
HS chủ động lĩnh hội kiến thức, nghiêm túc làm bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: phiếu học tập cho bài số 2.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS chữa bài 3 trang 52.
- Nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài. 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài1. Y/c HS tự làm bài.
- GV và HS củng cố lại cách cộng nhiều số thập phân. Bài 2. HS thực hiện theo yêu cầu vận dụng tính chất kết hợp để tính bằng cách thuận tiện.
- GV và HS cùng chữa bài.
-Y/c HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng.
Bài 3. Y/c HS tự làm và giải thích cách làm.
- Củng cố lại cách so sánh số thập phân.
Bài 4.Y/c HS đọc kĩ bài toán, tự tóm tắt bằng sơ đồ rồi làm vào vở.
- GV thu vở chấm, chữa bài.
- Củng cố lại cách cộng nhiều số thập phân
- HS làm việc cá nhân.
- Đại diện 1 em làm bảng.
-HS làm theo nhóm đôi và chữa bảnglớp.Nêu rõ cách làm.
-HS tự làm làm bài vào vở đổi vở và chữ cho nhau.
-HS làm việc cá nhân theo Y/c của bài vào vở, 1 em chữa bảng.
4. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nêu lại cách thực hiện cộng nhiều số thập phân và các tính chất của phép cộng.
- Dặn HS về ôn bài và tập cộng cho chính xác.
Chính tả (Nghe- viết)
luật bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu 
 - Nghe, viết đúng, trình bày đúng bài chính tả.
 - Hiểu và nắm được cách trình bày một điều luật cụ thể trong Bộ luật nhà nước.
 - Ôn tập chính tả phương ngữ. Luyện viết đúng từ có âm đầu l/n
II. Hoạt động dạy – học 
ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ . Không
Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn chính tả
- HS đọc đoạn chính tả cần viết
- HD viết các từ khó
- Suy thoái, ứng phó, điều, khoản
- HS viết BC + BL
- GV nhận xét 
- HS đọc lại các từ trên
- GV đọc từng câu (từng cụm từ) 
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài
- GV chấm bài 
- HS soát bài 
- HS đổi vở soát bài 
c, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2 (ýa) (104)
- Lắm: lắm điều, lắm tiền,....
- Nắm: Nắm tay, nắm vững, ....
- Lấm: Lấm tấm, lấm láp, ...
- Nấm: Nấm rơm, nấm hương,... 
- Lương:Lương thực, lương khô, ...
- Nương: Nương lúa, nương nhẹ,...
- Lửa: lửa đạn, lửa trại, ..
- Nửa: Nửa chừng, nửa vời, ... 
- HS đọc yêu cầu và ví dụ mẫu
- HS thảo luận theo cặp
- Đại diện cặp trình bày
- Nhận xét, bổ xung
Bài 3 (ýa) (104) Trò chơi “Tiếp sức” 
- HS đọc yêu cầu và mẫu
- GV chọn 2 đội, mỗi đội 5 em
- Phổ biến luật chơi ( 3 phút)
- HS thi đua trên bảng – Lớp cổ vũ
- GV + cả lớp đếm kết quả của các đội . Đội nào nhiều hơn và đúng là thắng
* Các từ láy âm đầu n: nai nịt, na ná, no nê, nao nao, náo nức, não nề, não nuột, nắc nẻ, nắc nỏm, nắn nót,...
	4. Củng cố – Dặn dò.
	GV nhận xét giờ học 
	Về viết lại các lỗi sai. Xem bài tiếp theo.
	_______________________________________
Đạo đức
Thực hành giữa học kì I
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức phân môn Đạo đức đã học. Giúp HS nắm được nội dung đã học.
- Nêu được một số nét về vai trò trách nhiệm của HS lớp 5; có ý chí trong học tập, yêu quý gia đình và bạn bè.
- Biết cách thực hiện các hành vi, đồng tình ủng hộ những việc làm đúng, không đồng tình với những viêc làm sai trái.
II. Tài liệu và phương tiện
 	SGK đạo đức 5
III. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. không
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn HS thực hành 
* Bài 1: Em là học sinh lớp 5
- Theo em, HS lớp 5 cần phải có hành động, việc làm nào?
- Em thấy mình đã có điểm nào xứng đáng là HS lớp 5 ?
- Hãy nêu những điểm mà em thấy mình còn phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5?
* Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình
- Thế nào là người sống có trách nhiệm?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có những hành động vô trách nhiệm?
* Bài 3: Có trí thì nên
- Thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn?
- Kể một vài khó khăn của em trong cuộc sống? Cách khắc phục?
- Kể một số tấm gương vợt qua khó khăn trong sách, báo, thực tế mà em biết?
* Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên
- Thế nào là biết ơn tổ tiên?
- Kể về truyền thống của gia đình em và dòng họ?
* Bài 5: Tình bạn
- Đối với bạn bè em có thái độ như thế nào?
- Điều gì xảy ra nếu xung quanh em không có bạn bè?
- Em hãy kể những việc đã làm và sẽ làm để có một tình bạn tốt đẹp?
* HS thảo luận trả lời các câu hỏi
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Liên hệ giáo dục HS.
4. Củng cố – dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS hăng hái xây dựng bài,có cách ứng xử tốt.
- Dặn về học bài, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Chuẩn bị bài 6.
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu
Đại từ xưng hô
I. Mục tiêu
 - Nắm được thế nào là đại từ xưng hô.
 Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn, bước đầu biết sử dụngđại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn. 
II. Hoạt động dạy – học 
ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Lấy ví dụ? 
3. Bài mới
 a, Giới thiệu bài
 b, Tìm hiểu phần nhận xét 
Bài 1 (104)
- Những từ chỉ người nói: chúng tôi, ta.
- Những từ chỉ người nghe:chị, các người.
- Từ chỉ người hay vật mà câu chuyện hướng tới: chúng.
- HS đọc yêu cầu và nội dung
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét, bổ xung 
Bài 2: (105)
HS trả lời miệng 
- Nhận xét thái độ của cơm và Hơ Bia?
- Cơm tự xưng là chúng tôi và gọi Hơ Bia là chị, thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng.
- Hơ Bia tự xưng là ta, gọi cơm là các người, thẻ hiện thái độ kiêu căng, tự phụ, coi thường người nói chuyện với mình.
Bài 3:(105) 
- HS đọc yêu cầu + trả lời miệng
Những từ dùng để xưng hô với:
Thầy, cô là: em, con.
Bố, mẹ là: con 
Anh, chị là: em
Em là: anh, chị
Bạn bè: tôi, tớ, mình
- Thế nào là đại từ xưng hô?
- HS đọc phần ghi nhớ trong sgk(105)
c, Luyện tập
Bài tập 1(106)
- Rùa gọi Thỏ bằng anh, xưng tôi, thể hiện thái độ lịch sự, tự trọng.
- Thỏ xưng ta gọi Rùa là chú em thể hiện thái dộ kiêu căng, tự phụ, coi thường Rùa
- HS đọc yêu cầu
- Làm vào vở + trình bày miệng 
Bài tập 2 (106)
Thứ tự từ cần điền: tôi, tôi, nó, tôi, nó, chúng ta.
- HS đọc yêu cầu
- Làm vào vở 
- Chấm, chữa bài, nhận xét
Củng cố – Dặn dò 
Thế nào là đại từ xưng hô? Ví dụ?
GV nhận xét giờ học 
Về ôn bài, xem trước bài tiếp theo.
___________________________________________
toán
Trừ hai số thập phân.
I.Mục đích yêu cầu.
Giúp HS nắm vững cách thực hiện trừ hai số thập phân.
Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế.
Xây dựng cho HS ý thức tự giác làm bài.
 II .Đồ dùng dạy học.
GV :Phiếu học tập to cho bài số 2.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nhắc lại cách trừ 2 số tự nhiên.Lấy VD và thch hành.
- Nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng.
 3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài. 
b. Hướng dẫn HS tự tìm cách trừ hai số thập phân.
HĐ của GV
HĐ của HS
-Y/c HS nêu VD 1( SGK), nêu phép tính để tìm đoạn thẳng BC.
-Gợi ý để HS chuyển về cộng 2 số tự nhiên đã học rồi thực hiện.
- Sau đó Y/c HS tự đặt tính và thực hiện trừ 2 số thập phân.
- Từ kết quả và cách làm hãy nêu cách trừ hai số thập phân.
- GV chốt lại và ghi bảng và nhấn mạnh phần chú ý.
VD2: Y/c HS áp dụng và tự làm.
* Qua các VD trên em hãy nêu cách thực hiện trừ 2 số thập phân.
* Thực hành.
Bài1. Y/c HS tự làm bài.
- GV và HS củng cố lại cách trừ số thập phân.
 Bài 2. HS thực hiện theo yêu cầu. 
-GV và HS cùng chữa bài.
-Y/c HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện.
Bài 3.Y/c HS đọc kĩ bài toán, tự tóm tắt bài toán rồi làm vào vở.
-GV thu vở chấm, chữa bài.
-củng cố lại các cách làm khác nhau.
- HS làm việc cá nhân.
- Đại diện 1 em làm bảng.
- Vài HS nêu theo SGK.
-HS làm nháp và bảng lớp.
- 3 em nối tiếp nhau nhắc lại.
-HS tự làm làm bài vào nháp đổi và chữa cho nhau.
-HS làm việc cá nhân theo Y/c của bài vào phiếu học tập,2 em làm phiếu to chữa bảng.
 -HS tự làm bài vào vở.
4. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nêu lại cách thực hiện trừ hai số thập phân.
- Dặn HS về ôn bài và tập trừ cho chính xác.
	____________________________________________
Kể chuyện
Người đi săn và con nai
I. Mục tiêu 
 - Dựa vào lời kể của GV và những hình ảnh trong tranh minh hoạ, HS biết kể lại câu chuyện “Người đi săn và con nai”
 - Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuỵên.
II. Đồ dùng dạy – học
 Tranh minh hoạ 
II. Hoạt động dạy – học
ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ. Không.
D ... ài 
- Câu a, Chỉ quan hệ liên hợp (và) 
Rằng nối cho với bộ phận đứng sau chỉ quan hệ sở hữu (của, với)
- HS làm miệng 
- Câu b, và nối to với nặng; chỉ QH liên hợp. 
 Như biểu thị QH so sánh.
- Câu c, Với nối ngồi với ông nội
 Về nối giảng với từng loại cây
Bài2: (111)
- HS đọc yêu cầu + nội dung
- Câu a, Vìnên; QH nguyên nhân- kết quả
- Câu b, Tuynhưng; QH tương phản
Bài 3: (111)
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở- treình bày miệng 
VD: Gió nhẹ thổi và lá cây xào xạc.
 Mùa xuân đã đến nhưng tiết trời vẫn lành lạnh
 Quyển sách của tôi vẫn còn rất mới
 4. Củng cố – Dặn dò
 - 1HS đọc lại ghi nhớ.
 - GV nhận xét giờ học
 - Về học thuộc ghi nhớ- chuẩn bị bài sau.
	__________________________________________________
Khoa học
Tre, mây, song
I. Mục tiêu 
- Sau giờ học HS có khả năng:
+ Lập được bảng so sánh về các đặc điểm và công dụng của mây, tre, song, qua đó nắm được những đặc điểm và công dụng của 3 loại cây này.
+ Nhận ra được một số đồ dùng hàng ngày làm bằng mây, tre, song
+ Nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng mây, tre, song sử dụng trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy – học 
Hình ảnh, thông tin về 3 loại cây 
Một số đồ vật làm bằng mây, tre 
III. Hoạt động dạy – học 
ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ.
Dạy bài mới
a, Giới thiệu bài.
b, Các hoạt động 
Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
- GV phát phiếu học tập 
- GV theo dõi, giúp đỡ
- HS đọc thông tin trong sgk, thảo luận , thống nhất nội dung
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung
- Tre 
 Mây, song
- Đặc điểm:Cây mọc đứng, cao khoảng 10- 15 m, thân rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt thẳng hình ống, cứng, có tính chất đàn hồi, chịu được áp lực và lực căng lớn.
- Cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh. Có loài thân dài đến hàng trăm m
- Công dụng:Làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh bắt thuỷ sản, làm đồ dùng trong gia đình.
- Làm lạt, đan lát, làm đồ mĩ nghệ, day buộc, đóng bè, đóng bàn ghế,...
* GV giải nghĩa các từ :
- Lực đàn hồi: Có t/c tự trở về hình dạng và thể tích ban đầu sau khi bị biến dạng do lực gây ra.
- áp lực: Lực ép.
- Lạt: Thanh mỏng được tách ra từ cây
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2
GV giao nhiệm vụ+ phát phiếu học tập 
HS quan sát hình 4,5,6 + vốn hiểu biết để hoàn thành phiếu học tập 
Đại diện nhóm trình bày
GV + các nhóm còn lại nhận xét ghi điểm
- Hình 
 Tên sản phẩm 
 Tên vật liệu 
 4
Đòn gánh
 Tre 
ống đựng nước 
 ống tre 
 5
Bộ bàn ghế tiếp khách
 Mây, song
 6 
Các loại rổ rá
 Tre, mây 
 7
Tủ, giá để đồ, ghế
 mây, song
Cho HS quan sát một ssố vật thật ( rổ, rá, ...)
Trong lớp ta có gia đình nào sử dụng đồ dùng làm từ mây, tre, song?
Gia đình em đã làm thế nào để giữ được vật dụng đó bền, đẹp?( Quang dầu chống ẩm mốc, lau chùi thường xuyên, để chỗ cao ráo)
Củng cố – Dặn dò 
Qua bài học hôm nay chúng ta biết gì về Tre, mây, song? (Là nguyên liệu cho việc SX một số loại vật dụng cũng nh đồ dùng mĩ nghệ,......)
Về cùng gia đình bảo quản các đồ vật làm từ tre, mây, song
Xem trước bài 23.
____________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011
Thể dục
Động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình
và toàn thân
Trò chơi “ Chạy nhanh theo số”
I. Mục tiêu
- Ôn động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác.
- Ôn trò chơi “Chạy nhanh theo số”.
II. Chuẩn bị
- 1còi
III. Lên lớp
1. Tập hợp lớp, điểm số báo cáo.
- GV nhận lớp – Phổ biến nội dung giờ học.
- GV kiểm tra trang phục sức khỏe của HS
2. Khởi động: HS xoay các khớp
3. Kiểm tra bài cũ
- 4HS lên tập 3 động tác đã học.
- GV nhận xét
4. Bài mới
a. Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”
- GV nêu lại cách chơi.
- HS cả lớp chơi
- GV quan sát động viên những em chơi đúng.
b. Ôn 5 động tác thể dục đã học.
- GV cho HS tập đồng loạt 2 lần
- HS tập theo tổ – GV quan sát, sửa sai cho HS
5. Củng cố
- Cả lớp tập 1 lần.
- Các tổ lển trình diễn.
- GV nhận xét tuyên dương những tổ tập đúng.
6. Hồi tĩnh
- HS thả lỏng chân tay.
7. Dặn dò
- Về ôn 5 động tác đã học.
- Nhận xét giờ học
	_________________________________________
toán
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
I. Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS nắm vững quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
 Bước đầu hiểu được ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân chính xác.
- xây dựng cho HS ý thức tự giác cao trong học tập.
II . Đồ dùng dạy học.
GV:Phiếu học tập to cho bài số 2.
III. các hoạt động dạy- học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nhắc lại cách thực hiện nhân 2 số tự nhiên.Lấy VD và thực hành.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài. 
b. Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
HĐ của GV
HĐ của HS
-Y/c HS nêu VD 1( SGK), nêu phép tính để tìm chu vi tam giác.
- Gợi ý để HS chuyển sang phép nhân 2 số tự nhiên đã học rồi thực hiện.
- Sau đó Y/c HS tự đặt tính và thực hiện nhân số thập phân với số tự nhiên.
- Từ kết quả và cách làm hãy nêu cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- GV chốt lại và ghi bảng và nhấn mạnh cách đánh dấu phẩy ở tích.
VD2: Y/c HS áp dụng và tự làm.
* Y/c hS nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- GV chốt lại và ghi bảng.
* Thực hành.
Bài1. Y/c HS tự làm bài.
- GV và HS củng cố lại cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
 Bài 2. HS thực hiện theo yêu cầu. 
- GV và HS cùng chữa bài.
-Y/c HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép nhân.
Bài 3.Y/c HS đọc kĩ bài toán, tự tóm tắt bài toán rồi làm vào vở.
- GV thu vở chấm, chữa bài.
- HS làm việc cá nhân.
- Đại diện 1 em làm bảng.
- Vài HS nêu theo SGK.
-HS làm nháp và bảng lớp.
- 3 em nêu quy tắc.
-HS tự làm làm bài vào nháp đổi và chữa cho nhau.
-HS làm việc cá nhân theo Y/c của bài vào nháp, 2 em làm bảng lớp..
 -HS tự làm bài vào vở.2 em làm phiếu to để chữa bài.
-HS tự làm bài vào vở.
 4. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nêu lại cách thực hiện nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Dặn HS về ôn bài và tập nhân cho chính xác.
	__________________________________________
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
I. Mục tiêu
 Củng cố kiến thức về cách viết đơn
 Viết được 1 lá đơn( kiến nghị) đúng thể thức ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy – học
 Bảng phụ viết mẫu đơn.
III. Hoạt động dạy – học 
1. ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ.
3. Dạy bài mới
 a, Giới thiệu bài
 b, HD HS viết đơn
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV mở bảng phụ đã trình bày sẵn lá đơn HS nối tiếp đọc nội dung
- Tên của đơn 
Đơn kiến nghị (Đề 2)
- Nơi nhận đơn
- uỷ ban nhân dân hoặc công an ở địa phương
- Giới thiệu bản thân
- Tên , tuổi, chức vụ, 
- Lí do viết đơn
- Nói lên tình hình thực tế, những tác động xấu có thể xảy ra sao cho ngắn gọn, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn
- HS nhắc lại các tiêu chí viết 1 lá đơn
- HS nói đề bài em đã chọn (đề 1 hay đề 2)
- GV quan sát 
- HS viết vào vở 
- HS nối tiếp đọc lá đơn mình vừa viết
- GV và HS nhận xét về nội dung, cách trình bày lá đơn
 4. Củng cố – Dặn dò
 - GV nhận xét giờ học
 - Về viết lại lá đơn ( những người viết chưa đạt yêu cầu). Quan sát người than trong gia đình . ghi lại kết quả quan sát chuẩn bị cho tiết TLV sau.
	____________________________________
lịch sử
ôn tập: hơn tám mơi năm chống TDP xâm lược và đô hộ
(1858 - 1945)
I. Mục tiêu
	 Học song bài HS nắm được 
	- Những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ 1858 - 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó
	- Vận dụng những kiến thức đã học để nêu diễn biến cơ bản của thời kì hơn 80 năm chống TDP (Những sự kiện, mốc quan trọng và các nhân vật tiêu biểu)
	- Tự hào và khâm phục sự hi sinh của ND vì độc lập của tổ quốc, vì tự do của con người VN.Biết ơn Đảng CSVN và Bác Hồ kính yêu đã có công lãnh đạo ND ta đấu tranh để giải phóng tổ quốc, giành lại tự do cho dân tộc
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2 - 9 - 1945?
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài 
	b. HD HS ôn tập 
Hoạt động 1: Nhóm 4 
- GV phát ND thảo luận tới các nhóm
* Hãy điền vào chỗ chấm (...) thời gian sảy ra sự kiện lịch sử đó
- TDP nổ súng XL nước ta (1 - 9 - 1858) 
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế (5 - 7 - 1885)
- Phong trào Cần Vương (1885 - 1896)
- Các PT yêu nước của PBC, PCT, HHT (đầu TK XX)
- NTT ra đi tìm đường cứu nước ( 5 - 6 - 1911)
- Ngày thành lập ĐCSVN (3 - 2 - 1930) 
- Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931)
- Khởi nghĩa giành chính quyền ở HN (19- 8-1945)
- BH đọc Tuyên ngôn Độc lập (2 - 9 - 1945) 
- Nhóm thảo luận, ghi kết quả
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét bổ xung
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
- GV hỏi
- HS trả lời
+ TDP nổ súng XL, ND ta đã cầm súng đứng lên chống Pháp, tiêu biểu là cuộc KN do ai lãnh đạo? ở đâu?
- Do Trương Định lãnh đạo ở 3 tỉnh miền đông Nam Kì.
+ PT Cần Vương diễn ra vào thời gian nào?
- Nửa cuối TK XI X
+ PTCV gồm những cuộc khởi nghĩa lớn nào?
- Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
+ Từ 1858 đến cuối TK XI XND ta từ Nam ra Bắc liên tiếp đứng lên khởi nghĩa chống Pháp, nhưng có giành được thắng lợi không? vì sao? 
- Các PT đều bị thất bại vì chưa có con đường cứu nước đúng đắn.
+ Đầu TK XX ta lại tiếp tục đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là những phong trào yêu nước nào?
- Phong trào yêu nước của cụ PBC, PCT, HHThám
+ Cách làm của cụ PBC, PCT, HHT là gì?
- PBC dựa vào Nhật để đuổi P
 PCT yêu cầu P làm cho nước ta giàu có văn minh. HHT trực tiếp đấu tranh chống P nhưng vì lẻ loi nên PT bị thất bại.
- Tất cả những cách làm này đã đúng chưa? Kết quả như thế nào? 
- Chưa đúng, kết quả đều bị thất bại
- NTT đã quyết chí ra nước ngoài để làm gì? Vào ngày, tháng, năm nào?
- Để tìm đường cứu nước ( con đường đi khác với các bậc tiền bối) vào ngày 5 - 6 - 1911
Hoạt động 3: Trò chơi: Đố vui lịch sử
- GV phổ biến luật chơi: Có 10 câu hỏi ứng với cac số thứ tự từ 1 - 10 ghi trong phiếu, lần lượt từng em lên bốc thăm vào câu số mấy thì trả lời. Nếu không trả lời được quyền trả lời thuộc về bạn khác.
- GV tuyên dương và ghi điểm những em trả lời đúng.
	4. Củng cố - dặn dò
	- Nhận xét giờ học 
	- Về ôn lại bài, xem bài tiếp theo.
____________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 11 lop 5 2011 2012 theo GT DCNDDH CKTKN.doc