Giáo án lớp 5 tuần 11 - Trường tiểu học Kim Tân

Giáo án lớp 5 tuần 11 - Trường tiểu học Kim Tân

Tập đọc - Tiết 21

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I- Mục đích, yêu cầu

 - Đọc lưu loát diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật ( giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi ) và nội dung bài văn .

 - Hiểu được tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

II- Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK . Thêm một số tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà nhỏ ở thành phố.

 

doc 11 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 11 - Trường tiểu học Kim Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Tập đọc - Tiết 21
Chuyện một khu vườn nhỏ
I- Mục đích, yêu cầu
 - Đọc lưu loát diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật ( giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi ) và nội dung bài văn .
 - Hiểu được tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II- Đồ dùng dạy học 
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK . Thêm một số tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà nhỏ ở thành phố.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
 5’
 30’
 10’
 5’
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
- GV giới thiệu tranh minh họa và chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
- Bài đọc đầu tiên : " Chuyện một khu vườn nhỏ " - kể về một mảnh vườn nhỏ trên tầng gác của một ngôi nhà giữa phố.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
- 1 HS khá đọc toàn bài .
- GV giới thiệu tranh minh họa khu vườn nhỏ của bé Thu trong SGK; giới thiệu thêm một vài tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố.
- Từng tốp 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài.
- GV nghe HS đọc, sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS ; giúp các em hiểu nghĩa các từ : săm soi, cầu viện 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 1, 2 em đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc thầm và thảo luận trả lời 4 câu hỏi SGK theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm, trình bày trước lớp.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc và thi đọc diễn cảm theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, Thu và ông ). Chú ý nhấn giọng các từ ngữ : hé mây, phát hiện, sà xuống, săm soi, mổ mổ, rỉa cánh, vội, vườn, cầu viện, đúng là, hiền hậu, đúng rồi, đất lành chim đậu.
- Một HS nhắc lại nội dung bài văn .
3. Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học, nhắc HS làm theo Bé Thu có ý thức làm đẹp môi trường sống gia đình và xung quanh.
a. Luyện đọc 
Đoạn 1 : Câu đầu 
Đoạn 2 : Tiếp không phải là vườn.
Đoạn 3 : Còn lại 
b. Tìm hiểu bài 
- GV bình luận : Loài chim chỉ bay đến sinh sống, làm tổ, ca hát ở những nơi có cây cối, sự bình yên, môi trường thiên nhiên sạch đẹp . Nơi ấy không nhất thiết là một cánh rừng, một cánh đồng, một công viên hay một khu vườn lớn, có khi đó chỉ là một mảnh vườn nhỏ bằng một mảnh chiếu trên ban công của một căn hộ tập thể trong thành phố. Nếu mỗi gia đình đều biết yêu thiên nhiên, cây hoa chim chóc, biết tạo cho mình một khu vườn, dù chỉ nhỏ nh khu vờn trên ban công nhà bé thu thì môi trường sống xung quanh chúng ta sẽ trong lành, tươi đẹp hơn.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010
Toán - Tiết 52
Trừ hai số thập phân
I.Mục tiêu
Giúp HS :
 - Biết cách trừ hai số thập phân.
 - Bước đầu có kĩ năng trừ 2 số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế.
B - Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
 20’
 10’
 3’
1 Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện trừ hai số thập phân.
a. HS nêu ví dụ 1 trong SGK, tự nêu phép tính để tìm độ dài đoạn thẳng BC, đó là : 4, 29 - 1, 84 = ? ( m )
Chuyển về phép trừ hai số tự nhiên ( như SGK)
Chuyển đổi đơn vị đo để nhận biết kết quả của phép trừ :
 429 - 184 = 245 ( cm ) 
 và 245 cm = 2, 45 m 
 Do đó kết quả của phép trừ : 4, 29 - 1, 84 = 2, 45 ( m )
- Từ kết quả trên choHS tự nêu cách trừ hai số thập phân theo các bước:
Đặt tính
Tính
Ghi dấu phẩy ở hiệu
b. Thực hiện tương tự như phần a) đối với ví dụ 2 .
Chú ý : Hướng dẫn HS yếu có thể viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của 45, 8 để có 45, 80 rồi trừ như các số tự nhiên.
2. Thực hành 
Bài 1 : 
Bài 2 : Lưu ý HS đặt tính đúng, đặt dấu phảy đúng chỗ.
Bài 3 : Đáp số : 10, 25 kg.
3. Củng cố, dặn dò 
- 1 em nhắc lại cách trừ 2 STP
- Dặn các em làm thêm bài tập ở nhà 
- Cho HS tìm cách thực hiện phép trừ hai số thập phân, chẳng hạn :
Cho HS tự đặt tính rồi tính như hướng dẫn của SGK
- Cho HS nêu cách trừ hai số thập phân như SGK rồi gọi HS nhắc lại .
- GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
-GV hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài . Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng phép trừ.
- HS tự đặt tính, tính rồi chữa bài.
- HS đọc thầm, tự nêu tóm tắt bài toán .
- Trao đổi nhóm để làm bài tập và chữa bài.
- Khuyến khích HS giải các cách khác nhau.
Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 2010
Kể chuyện - Tiết 11
Người đi săn và con Nai
I- Mục đích, yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nói 
 - Dựa vào lời kể của cô, kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa và lời gợi ý dưới tranh, phỏng đoán được kết thúc câu chuyện ; cuối cùng kể lại được cả câu chuyện. 
 - Hiểu ý nghĩa chuyện : Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.
2. Rèn kĩ năng nghe:
 - Nghe thầy cô kể chuyện, ghi nhớ chuyện.
 - Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn 
II- Đồ dùng dạy học
 Tranh minh họa trong SGK.
III- Các hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
 5’
 30’
 5’
A - Kiểm tra bài cũ 
B - Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Giọng kể chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật , bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của con nai , tâm trạng người đi săn.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a. Kể từng đoạn của câu chuyện .
b. Đoán xem câu chuyện kết thúc thế nào và kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán .
c. Kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những nhóm, cá nhân kể chuyện hay.
- Kể lại câu chuyện ở nhà cho người khác cùng nghe, chuẩn bị bài sau : 
 Tìm và đọc kĩ câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường
HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc ở nơi khác.
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
- HS quan sát tranh minh họa đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK
2 GV kể truyện Người đi săn và con nai ( 2 hoặc 3 lần ) 
- GV chỉ kể 4 đoạn ứng với 4 tranh minh họa trong SGK, bỏ lại đoạn 5 để HS tự phỏng đoán.
- GV lưu ý HS kể bằng lời kể của mình, không quá phụ thuộc vào lời kể của cô.
- HS kể chuyện theo cặp sau đó kể chuyện trước lớp
- GV : thấy con nai đẹp quá, người đi săn có bắn nó không? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
- HS kể theo cặp, sau đó kể trước lớp.
- GV kể tiếp đoạn 5 câu chuyện.
- GV mời 1-2 HS kể toàn bộ câu truyện .
- Nêu câu hỏi : 
 Vì sao người đi săn không bắn con nai ?
 Câu chuyện nói với chúng ta điều gì ?
Tập đọc- Tiết 22
Tiếng vọng
I - Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót thương, ân hận trước cái chết thương tâm của chú chim sẻ nhỏ.
2. Cảm nhận được tâm trạng ân hận , day dứt của tác giả: Vì vô tâm đã gây ra cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Hiểu được điều tác giả muốn nói: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài học sách giáo khoa. 
III- Các hoạt động- dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
 5’
 30’
 5’
A- Kiểm tra bài cũ
B- Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
+ Lượt 1: giáo viên chú ý sửa phát âm.
+ Lượt 2: Kết hợp giải nghĩa một số từ .
b) Tìm hiểu bài;
- Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
- Vì sao tác giả băn khoăn , day dứt về cái chết của chim sẻ?
- Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng khắc sâu sắc trong tâm trí tác giả?
- Hãy đặt tên khác cho bài thơ?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
Tích hợp : GV giúp HS tìm hiểu bài để cảm nhận được nỗi băn khoăn, day dứt của tg về hành động thiếu ý thức BVMT gây ra cái chết đau lòng của con chim sẻ, làm cho những con chim non từ những quả trứng trong tổ mãi mãi chẳng ra đời.
3) Củng cố- Dặn dò
Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ? 
Nhận xét tiết học.
- Học sinh viết đọc bài Chuyện về khu vườn nhỏ, trả lời câu hỏi về bài học.
- Học sinh đọc tiếp các khổ thơ.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên đọc mẫu bài thơ.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- Nhận xét bạn đọc.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Thứ năm ngày 4 tháng 11 năm 2010
 Toán- Tiết 54
Luyện tập chung
I - Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về;
 - Kĩ năng cộng trừ 2 số thập phân.
 - Tính giá trị của biểu thức số , tìm một thành phần cha biết của phép tính.
 - Vân dụng tính chất của phép cộng , trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất
II- Đồ dùng dạy học:
III- Các hoạt động- dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
 5’
 30’
 5’
A- Kiểm tra bài cũ
	B- Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1;
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
Bài 5
- Bài toán cho biết gì ,hỏi gì?
Số thứ nhất + Số thứ 2 = 4,7
Số thứ nhất + Số thứ 3 = 5,5
Số thứ nhất + số thứ 2 + số thứ 3 = 8
4) Củng cố- Dặn dò
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh làmlại bài tập 4 .
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh tự làm bài.
- Giáo viên giúp học sinh yếu.
- Chữa bài trên bảng lớp.
- Học sinh tự làm bài.
- Học sinh yếu: Muốn tìm số hạng cha biết ta làm thế nào?
- Học sinh chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, giáo viên chốt lại ý đúng.
- Nêu yêu cầu bài tập?
- Học sinh tự làm bài và chữa bài.
- Học sinh khá, giỏi: Giải thích cách làm?
* Giáo viên chốt lại kiến thức.
- HS yếu: Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải. Chữa bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh
- Dựa vào tóm tắt học sinh tự giải bài toán.
Chính tả- tiết 11
Nghe- viết: Luật bảo vệ môi trường
I - Mục tiêu:
 - Nghe- viết đúng chính tả một đoạn trong Luật bảo vệ môi trường.
 - Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n / l hoặc âm cuối n/ng.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bút dạ, giấy khổ to học sinh làm bài 3.
III- Các hoạt động- dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
 5’
 25’
 4’
A- Kiểm tra bài cũ:
B- Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh nghe- viết
+ Nội dung điều 3, khoản 3, nói gì?
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài 2:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Học sinh bốc thăm các âm vần ghi sẵn trong phiếu” . VD lắm- nắm, học sinh viết nhanh trên bảng ( thích lắm- nắm cơm).
Bài 3:
Tích hợp : Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT.
Giáo dục ý thức BVMT, không săn bắn các loại động vật trong rừng góp phần giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
4) Củng cố- Dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học ,học sinh chuẩn bị sau.
- HS làm lại bài tập tiết trước 
- Giáo viên đọc điều 3, khoản 3, luật bảo vệ môi trường.
- Học sinh đọc lại.
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài, nhắc các em chú ý cách trình bày điều luật.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả.
- Chấm chữa một số bài.
- Học sinh tự làm bài.
- Chữa bài.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Luyện từ và câu- Tiết 22
Quan hệ từ
I - Mục tiêu:
1. Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ.
2. Nhận biết được một vài quan hệ từ (hoặc cặp quan hệ từ) thờng dùng, hiểu tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn; biết đặt câu với quan hệ từ.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2 (phần nhận xét).
III- Các hoạt động- dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
 5’
 30’
 5’
A- Kiểm tra bài cũ
B- Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét
Bài tập 1:
Bài tập 2:
- Cách tiến hành tương tự bài 1.
- Quan hệ từ ở bài 1 và bài 2 có gì khác nhau?
3. Ghi nhớ: sách giáo khoa 
4. Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
- Cách thực hiện như bài tập 1.
Bài tập 3
VD : - Vườn cây đầy bóng mát và rộn ràng tiếng chim hót.
Tích hợp : GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 với ngữ liệu nói về BVMT từ đó lien hẹ về ý thức BVMT.
5) Củng cố- Dặn dò
- Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
-Học sinh nhắc lại kiến thức về đại từ xưng hô.
- Học sinh đọc các câu văn.
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa .
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh tự làm bài.
- Học sinh yếu: Tìm các QHT trong mỗi câu văn?
- Học sinh khác bổ sung.
- Học sinh khá, giỏi: Nêu tác dụng của mỗi QHT trên?
- Học sinh nối tiếp nhau đọc những câu văn có từ nối vừa đặt.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010
 Toán – tiết 55
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
I - Mục tiêu:
Giúp học sinh :
 -Nắm đượcqui tắt nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
 - Bước đầu hiểu được ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên .
II- Đồ dùng dạy học:
III- Các hoạt động- dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
 5’
 30’
 4’
A- Kiểm tra bài cũ:
B- Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
a. Hình thành qui tắc nhân một sốthập phân với một số tự nhiên 
* Yêu cầu HS nêu tóm tắt bài toán ở ví dụ 1, sau đó nêu hướng giải : chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài ba cạnh , từ đó nêu phép giải bài toán để có phép nhân:1,2 3=? (m).
- Gợi ý để học sinh đổi đơn vị đo (1,2m = 12dm) để phép tính giải bài toán trở thành phép nhân hai số tự nhiên : 123 =36 ( dm); rồi chuyển 36 dm= 3,6m để tìm đợc kết quả phép nhân :1,23= 3,6m .
* Chú ý :để giúp học sinh dễ đối chiếu,khi trình bày bảng ,GV nên viết đồng thời hai phép tính sau:SGK
- Yêu cầu học sinh tự rút ra nhận xét cách nhân một số thập phân với một sốtự nhiên .
* Vd2 : 
- Qui tắc : sách giáo khoa 
b. Thực hành :
 Bài 1: 
 Bài 2: 
- Nêu yêu cầu bài tập .
Bài 3:
4) Củng cố- Dặn dò
- Nhắc lại qui tắc .
- Giáo viên nhận xét tiết học .
- Học sinh làm lại bài 5.
- Học sinh tự đối chiếu kếtquả của phép nhân 123= 36 (dm)với kết quả của phép nhân 1,23= 3,6(m), từ đó thấy đợc cách thực hiện phép nhân 1,23.
- Học sinh tự đặt tính và tính .
- HS lần lượt thực hiện các phép tính nhân trong bài tập .
-HS yếu:chữa ý a,b.HS khá,giỏi:chữaý d.
- HS tự tính các phép tính trong bảng. 
- Giáo viên , học sinh nhận xét .
- Phát biểu qui tắc nhân một STP với một STN?HS yếu nhắc lại .
- HS yếu : bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
- HS làm bài, chữa bài trên bảng lớp 
- HS nx , GV chốt lại lời giải đúng
Tập làm văn- tiết 22
Luyện tập làm đơn
I . Mục tiêu:
1. Củng cố kiến thức về cách viết đơn .
2. Viết được một lá đơn ( kiến nghị) đúng thể thức , ngắn gọn rõ ràng , thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết .
	3. Các kĩ năng sống cơ bản:
	- Ra quyết định làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi phá hoại MT.
	- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng. 
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết mẫu đơn .
III.Các hoạt động- dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
 5’
 30’
 3’
A- Kiểm tra bài cũ
B- Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh viết đơn 
Tích hợp : Hai đề bài làm đơn để HS lựa chọn đều có tác dụng trực tiếp về giáo dục BVMT.
4) Củng cố- Dặn dò
Giáo viên và học sinh hệ thống bài, giáo viên nhận xét tiết học 
- Học sinh đọc lại đoạn văn , bài văn về nhà các em đã viết lại
- Học sinh đọc yêu cầc của bài tập .
- Giáo viên mở bảng phụ đã trình bày mẫu đơn ;1- 2 học sinh đọc lại .
- Giáo viên cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn:
- Giáo viên nhắc học sinh trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra và có thể xảy ra)sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu , tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn .
- Một số học sinh nói đề bài các em đã chọn (đề 1 hay 2).
- Học sinh viết đơn vào vở .
- Học sinh tiếp nối nhau đọc lá đơn .cả lớp và giáo viên nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn .
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
Sinh hoạt
Tổng kết tuần 11
I. Mục tiêu: 
 - HS biết đánh giá và rút kinh nghiệm về đạo đức và học tập của tuần 11 và triển khai công việc tuần 12.
II. Các hoạt động:
 	 1. Đánh giá công tác tuần 11:
 	-Về đạo đức:
 	- Về chuyên cần: 
 	- Về học tập: 
 - Về lao động: 
 	- Về vệ sinh:
 	 2. Triển khai công việc tuần 12:
 	-Về đạo đức:.
 	- Về chuyên cần: ..
 	- Về học tập: 
 - Về lao động: ..
 	- Về vệ sinh:.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhận xét của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of tuan11.doc