Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân - Nguyễn Thị Soa

Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân - Nguyễn Thị Soa

I.Mục tiêu: HS biết:

 -Nhân nhẩm 1 số thập phân với 10 ,100 ,1000 ,

 -Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số TP.

 -Hs tính toán cẩn thận, biết cách trình bày vở.

II.Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: 2HS lên bảng, lớp làm ở nháp.

 3,18  3 23,896  10

 

doc 43 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân - Nguyễn Thị Soa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 12
Ngày soạn:7/13/11/2010
 Ngày giảng:2/15/11/2010
 Tiết 1:	 CHÀO CỜ
Tiết 2: Toán:
 NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10 , 100 ,1000, .
I.Mục tiêu: HS biết:
 -Nhân nhẩm 1 số thập phân với 10 ,100 ,1000 ,
 -Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số TP.
 -Hs tính toán cẩn thận, biết cách trình bày vở.
II.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 2HS lên bảng, lớp làm ở nháp.
 3,18 Í 3 23,896 Í 10
 - Nhận xét , chữa bài.
B. Dạy bài mới.
1. Hình thành quy tắc nhân nhẩm 1 số thâp phân với 10 , 100 , 1000 ,.
a. Ví dụ 1: Gv ghi bảng ví dụ: 27,867 x 10 = ?	 27,867
-HS tự tìm két quả phép nhân, 1 Hs lên bảng nhân x 10
 278,67 
? Thừa số 27,867 và tích 278,67 có điểm gì giống và khác nhau?
? Muốn thành số 278,67 thì ta chuyển dịch dấu phẩy ở thừa số 27,867 ntn? (Dấu phẩy dịch sang bên phải 1 chữ số)
b. Ví dụ 2: 53,286 Í 100 
Thực hiện tương tự ví dụ 1
? Qua 2 Ví dụ, hãy cho biết muốn nhân nhẩm 1 số TP với 10, 100, 1000,...ta làm thế nào?
=> Rút quy tắc.
-Gv nhấn mạnh: Chuyển dấu phẩy sang bên phải.
2. Thực hành
Bài 1 : Nhân nhẩm :
Gv giúp HS nhận dạng BT.
Cột a: gồm các phép nhân có 1 chữ số phần TP
Cột b,c: gồm các phép nhân có 2, 3 chữ số phần TP
- HS trình bày miệng - đọc nhanh kết quả .
Bài 2 : 
HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau
-Hướng dẫn HS: .Vận dụng số lần gấp của 2 đơn vị để chuyển đổi.
-Gv làm mẫu: 10,4 dm = 104 cm (1 dm = 10 cm => 10,4 Í 10 = 104)
HS làm bài theo nhóm đôi.Gọi HS trình bày.
 12,6m = 1260 cm 0,856 m = 85,6 cm 5,75 dm = 57,5 cm
Bài 3:Củng cố kĩ năng giải toán.
-HD học sinh:
+Tính xem 10l dầu hoả cân nặng bao nhiêu kg
+Biết can rỗng nặng1,3kg, từ đó suy ra cả can đầy dầu hoả cân nặng bao nhiêu kg.
-HS làm vào vở, 1em lên bảng làm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Hs nhắc lại quy tắc tính nhẩm 1 số TP với 10, 100, 1000,... . Cho VD.
-Gv nhận xét giờ học
-Nghiên cứu bài sau. 
Tiết 3 Mĩ thuật:
 GV chuyên trách
Tiết 4 Tập đọc: 
 MÙA THẢO QUẢ 
I. Mục tiêu:
*Kĩ năng 
1.Đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các tiếng,từ ngữ khó trong bài :Chin San,quyến,kín đáo,mạnh mẽ.
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả. Nhấn mạnh từ ngữ tả hình ảnh,màu sắc mùi vị của rừng thảo quả :lướt thướt,quyến,ngọt lựng ,thơm nồng,ngây ngất,kì lạ, mạnh mẽ,lan tỏa,vươn ngọn ,xòe lá, chứa lửa ,chứa nắng, say ngây, ấm nóng,nhấp nháy , vui mắt...
2.Đọc –hiểu:
-Hiểu các từ ngữ: thảo quả,Đản Khao,Chin San,tầng rừng thấp, ngọt lựng ,thơm nồng,nhánh, đỏ chon chót.
*Hiểu ND: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi SGK)
*Thái độ:HS cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả; các em biết yêu thiên nhiên và biết bảo vệ thiên nhiên.
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
II.Đồ dùng dạy học:Tranh ảnh bài “Mùa thảo quả”
III.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-1HS đọc bài thơ Tiếng vọng. 
? Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ ?
-Nêu ND bài.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a. Luyện đọc : 
-1HS đọc .
-Gv chia đoạn: bài chia 3 phần
+ Phần 1 : từ đầu đến " nếp khăn ".
+ Phần 2: tiếp đến "không gian" .
+ Phần 3: còn lại .
-HS đọc nối tiếp từng phần 3 lần, kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa 1 số từ chú giải.
-HS đọc trong nhóm 2
-1HS đọc.
- GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, nghỉ hơi rõ ở những câu ngắn nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả .
b. Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm bài từng đoạn, trả lời câu hỏi
? Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? (Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa,làm cho cây cỏ thơm, đất trời thơm ...)
*HS khá, giỏi: -Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn 1 có gì đáng chú ý ? ( các từ "hương thơm" lặp lại nhằm nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. Câu 2 khá dài, các từ lướt thướt, quyến,rải, ngọt lựng, thơm nồng, gợi cảm giác hương thơm lan toả, kéo dài. Các câu Gió thơm . Cây cỏ thơm . Đất trời thơm : rất ngắn, lặp lại từ thơm, như tả 1 người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan trong không gian)
*HS rút ý 1
? Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh . (Thoáng cái, thảo quả đã trở thành những khóm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian )
*Rút ý 2
? Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ? (Nảy dưới gốc cây )
? Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp ? (Rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng )
*Rút ý 3
*GV tiểu kết bài.
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn . -Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp
-1HS đọc lại bài. 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1 của bài văn. Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ : lướt thướt , ngọt lựng , thơm nồng , gió , đất trời .
-Hs thi đọc diễn cảm đoạn Hs thích.
3. Củng cố , dặn dò : -HS nêu nội dung bài văn.GV chốt ý đúng ghi bảng.
-Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
- Gv nhận xét gìơ học.
-Chuẩn bị “ Hành trình của bầy ong”
	 Ngày soạn:7/13/11/2010
 Ngày dạy: Thứ ba,2/16/11/2010
 Tiết 1 Anh:
 GV chuyên trách
Tiết 2 Toán:
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu::HS biết:
- Nhận nhẩm 1 số TP với 10, 100, 1000,...
-Nhân 1 số thập phân với 1 số tròn chục, tròn trăm.Giải bài toán có 3 bước tính.
-HS rèn luyện tính nhanh nhẹn,chính xác.
IIấcCcs hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ.	2HS
 1,52 x 10 0,364 x 100
 1,52 x 100 0,364 x 1000
-HS dưới lớp nêu quy tắc nhân nhẩm 1 số TP với 10, 100, 1000,...
B. Dạy bài mới: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1a : Tính nhẩm 
- HS làm miệng, nối tiếp nhau đọc kết quả.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính .
- HS làm bài vào vở - 3 em lên bảng làm.
 7,69 12,6
 x 50 x 800
 384,50 10080,0
- HS nhận xét khi nhân 1 số thập phân với 1 số tròn chục (Dấu phẩy dịch qua phải 1chữ số) 
Bài 3 : HS đọc đề - Gv hướng dẫn 
Tính số km đi trong 3 giờ đầu .
Tính số km đi trong 4 giờ sau .
Tính số km đi được tất cả .
 ĐS : 70,48 km
- Chấm chữa bài.
-HS khá, giỏi làm thêm BT4.Hướng dẫn : Lựa chọn x là số tự nhiên để khi nhân vào ta có tích nhỏ hơn 7.
C. Củng cố, dăn dò: Gv nhận xét giờ học.
Tiết 3:	Thể dục:
 Giáo viên chuyên trách
Tiết 4	Luyện từ và câu:
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I. Mục tiêu:
- Hiểu được nghĩa của 1 số từ ngữ về môi trường theo YC của BT1.
-Biết ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2).Biết tìm từ đồng nghĩa vơí từ đã cho theo YC của BT3
-HS biết yêu quý và bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn TN giúp HS hiểu các cụm từBT1a; vài tờ giấy khổ to thể hiện nội dung BT1b
-Bút dạ, giấy khổ to làm BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-3HS đặt câu theo YC BT3.
-Hỏi dưới lớp: Quan hệ từ là gì? Cho ví dụ.
-Lớp nhận xét bài trên bảng.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1:
-Hs trao đổi theo cặp, thực hiện các YC BT1.
-Gv dán bảng 2 tò phiếu, 2HS lên bảng làm
+ 1HS phân biệt nghĩa các cụm từ BT1a
+ 1HS nối từ ứng với nghĩa đã cho BT1b.
-Lớp và GV nhận xét, chốt ý.
a. Khu dân cư: Khu vực dành cho nd ăn ở, sinh hoạt.
 Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp,...
-Ở khu dân cư, khu sản xuất chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
 Khu bảo tồn TN: Khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.
b. A B 
Sinh vật
Sinh thái
Hình thái
Quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh.
Tên gọi chung của các vật sống bao gồm động vật và thực vật,..
Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật,..
- Lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 2 :HS khá, giỏi
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm (6 nhóm)
-Đại diện nhóm trình bày; nếu HS giải nghĩa từ không gãy gọn Gv yêu cầu HS đặt câu với từ đó
- GV chốt lại lời giải đúng:
Bảo đảm: làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được.
Bảo hiểm: giữ gìn đề phòng tai nạn; trả khoản tiền thoả thuận khi có tai nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm.
bảo quản: giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt.
Bảo tàng: cất giữ những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử.
Bảo toàn:giữ cho nguyên vẹn, không để suy suyển, mất mát.
Bảo tồn:giữ lại, không để cho mất đi.
Bảo trợ: đỡ đầu và giúp đỡ.
Bảo vệ: chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn.
Bài 3: Gv nêu YC BT.
-HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến, Gv phân tích ý kiến đúng.
Đáp án: chọn từ "giữ gìn" thay thế cho từ "bảo vệ"
3. Củng cố, dặn dò:
BVMT: Thiên nhiên của chúng ta rất tươi đẹp, chúng ta phải biết yêu quý, bảo vệ MT xung quanh.
-GV nhận xét giờ học.
Buổi chiều:
Tiết 1 Khoa học:
 SẮT, GANG, THÉP
I. Mục tiêu:
-Nhận biết 1 số tính chất của sắt, gang, thép.
-Nêu được 1 số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
-Quan sát, nhận biết 1 số đồ dùng làm từ gang thép.
-Biết bảo quản một số đồ dùng làm bằng sắt, gang, thép.
II. Đồ dùng dạy học:
-Thông tin và hình trang48, 49 SGK.
- Tranh ảnh các đồ dùng làm bằng gang hoặc thép.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 2HS
? Nêu đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
? Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
B. Dạy bài mới.
 Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin.
Mục tiêu: Hs nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và 1 số tính chất của chúng
Tiến hành:
Bước 1: làm việc cá nhân.
HS đọc các thông tin SGK và trả lời.
? Trong TN, sắt có ở đâu?
? Gang, thép có thành phần nào chung?
? Gang và thép khác nhau ở điểm nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
1 số HS trình bày bài làm, HS khác góp ý.
Kết luận:
-Trong TN, sắt có trong các thiên thạch và trong các quặng sắt.
-Sự giống nhau giữa gang và thép: đều là hợp kim của sắt và các bon.
-Sự khác nhau giữa gang và thép:
+ Trong thành phần của gang có nhiều các- bon hơn thép. Gang cứng, giòn, không thể kéo thành sợi.
+ Thép ít các -bon hơn gang. Thép cứng, bền, dẻo,...Có loại thép bị gỉ trong không khí ẩm, có loại thép bị gỉ.
 Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: Giúp HS.
-Kể được tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang, thép.
-Nêu được cáhc bảo quản 1 số đồ dùng được làm từ gang, thép.
Tiến hành: 
Bước 1:
GV: Sắt là KL được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt,...được làm bằng sắt.
Bước 2: HS quan sát các H48, 49 SGK theo nhóm đôi và nói xem gang hoặc thép được sử dụng để làm gì?
Bước 3: 
1 số HS trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Đáp án:
Thép được sử dụng: H1: đư ... cm =10km trên thực tế 
Từ đó ta có19,8 cm trên bản đồ ứng với:19,8 x 10 = 198(km) trên thực tế.
3.Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; .
 -------- a & b ---------
 Khoa học:
 ĐÁ VÔI.
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức:Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
*Kĩ năng:- Quan sát, nhận biết đá vôi.Biết làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
*Thái độ:Thấy được ích lợi của đá vôi,từ đó biết khai thác hợp lí, tránh ô nhiễm môi trường, sử dụng đá vôi tiết kiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV:-Thộng tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi, hang động đá vôi và công dụng của đá vôi.
 -Làm thí nghiệm:a-xít loãng; Phiếu làm việc theo nhóm.
HS: -Chuẩn bị theo nhóm:Mẫu đá vôi và đá cuội.
 -Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ. 2HS
? Nhôm và hợp kim nhôm có những tính chất gì?
? Hãy cho biết công dụng của nhôm?
 Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới.
*Giới thiệu bài:Ở nước ta có nhiều hang động và núi đá vôi.Đó là những vùng nào?Đá vôi có tính chất và công dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
*Tìm hiểu bài:
 1.Một số vùng núi đá vôi của nước ta: 
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: HS kể được tên 1 số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng
 Tiến hành:
-GV yêu cầu HS: Quan sát hình 1 và hình 2 trang 54SGK, đọc tên các vùng đá vôi đó.
-HS:Hình 1: Núi đá vôi ở vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh).
 Hình 2:Thạch nhũ trong hang động đá vôi ở Phong Nha (Quảng Bình )
-GV giới thiệu về vẻ đẹp của hai kì quan nổi tiếng này:Đây là hai kì quan nổi tiếng của nước ta,chúng được tạo nên từ đá vôi .Trải qua hàng nghìn năm, những núi đá vôi,và thạch nhũ trong hang động đã có những hình thù kì lạ với vẻ đẹp kì diệu.Vì vậy,ở những nơi này không chỉ đón du lịch trong nước mà còn đón rất nhiều khách du lịch trên thế giới đến tham quan.
-GV hỏi tiếp:
+Em còn biết ở vùng nào của nước ta có nhiều núi đá vôi và hang động đá vôi?
+HS nối tiếp nhau kể những địa danh mà mình biết
Ví dụ:+Động Hương Tích ở Hà Tây.
+Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng.
+Núi đá vôi ở Kiên Giang.
+Núi đá vôi ở Tân Lâm ( Quảng Trị).
GV:Hiện nay núi đá vôi ở Tân Lâm được xem là một trong những cảnh đẹp của tỉnh ta .
-GV cho HS xem ảnh chụp một số núi đá vôi và hang động đá vôi ở nước ta, giới thiệu về vẻ đẹp của chúng.
-HS nhắc lại các vùng đá vôi của nước ta.GV ghi bảng:
Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha ( Quảng Bình) và các hang động khác ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Hà Tiên (Kiên Giang).
2.Tính chất của đá vôi:
 Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm 4( 5 phút)
Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
Tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm (6 nhóm)
-GV hướng dẫn các nhóm làm hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1:Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội, quan sát chổ cọ xát trên hai hòn đá.Bạn có nhận xét gì về tính cứng của đá vôi so với đá cuội?
Thí nghiệm 2:Nhỏ vài giọt a-xít loãng lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội, rồi nhận xét.
-Hướng dẫn các nhóm trình bày kết quả vào phiếu như sau:
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1.Cọ xát 1 hòn đá vôi vào 1 hòn đá cuội
2.Nhỏ vài giọt giấm (a-xít loãng) lên 1 hòn đá vôi và hòn đá cuội.
Bước 2: Đại diện nhóm lần lượt báo cáo kết quả của từng thí nghiệm, giải thích kết quả.
Một số nhóm khác nhận xét, bổ sung.GV nhận xét, uốn nắn.
Đáp án:
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1.Cọ xát 1 hòn đá vôi vào 1 hòn đá cuội
- Trên mặt đá vôi,chỗ cọ xát vào đá cuội bị bào mòn.
- Trên mặt đá cuội chỗ cọ xát vào đá vôi có màu tráng do đá vôi vụn ra dính vào.
Đá vôi mềm hơn đá cuội (đá cuội cứng hơn đá vôi)
2.Nhỏ vài giọt giấm (a-xít loãng) lên 1 hòn đá vôi và hòn đá cuội.
Khi giấm chua nhỏ vào:
- Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên.
- Hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm bị chảy đi.
- Đá vôi tác dụng với giấm tạo thành 1 chất khác và khí các-bô-níc sủi lên.
- Đá cuội không có phản ứng với a- xít.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
?-Qua hai thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có những tính chất gì?
-Hs trả lời.GV ghi bảng:
 Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi sủi bọt.
Chuyển ý:Đá vôi có những tính chất như vậy nên nó có nhiều công dụng trong cuộc sống. Đó là những công dụng gì,chúng ta cùng tìm hiểu.
3.Công dụng của đá vôi:
*Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm đôi:(2 phút)
-Đá vôi có thể dùng để làm gì?
-HS trả lời. GV ghi bảng:
 Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết...
-Cho HS xem một số ảnh chụp về công dụng của đá vôi.
?Ở địa phương em thường dùng đá vôi để làm gì?
-HS nối tiếp trình bày.Ví dụ: Nung vôi, làm xi măng , lát đường, xây nhà, kè bờ sông, ....
*Liên hệ:Đá vôi có nhiều trong cuộc sống.Tuy nhiên trong khai thác và sử dụng đá vôi chúng ta cần chú ý điều gì?
HS:Khai thác hợp lí tránh ô nhiễm môi trường ; sử dụng đá vôi tiết kiệm.
*Câu hỏi rút bài học:Qua bài học hôm nay, em có hiểu biết gì về đá vôi?
-GV đưa bài học lên.
*Hoạt động 4:Trò chơi:Ai nhanh, ai đúng.
Mục tiêu:Củng cố kiến thức của bài: Về cách nhận biết đá vôi;tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
Cách tiến hành:
Bước 1:GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
Cách chơi:GV lần lượt đưa ra 2 bài tập (Điền đúng, sai ở BT1 và chọn câu trả lời đúng nhất ở bài tập 2); HS làm vào bảng con ( chỉ ghi đáp án, không ghi lại nội dung câu). Bạn nào đúng nhất và nhanh nhất bạn đó thắng cuộc.
Luật chơi:Sau khi GV hướng dẫn xong, 5 giây sau HS phải đưa ra đáp án. Nếu quá thời gian quy định bạn đó sẽ thua cuộc.
*.Điền đúng, sai:
 1.Đá vôi không cứng bằng đá cuội. 
 2.Đá vôi và đá cuội đều cứng như nhau.	
 3.Đá vôi dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết .
 4.Nhỏ a-xít lên đá vôi. Đá vôi bị sủi bọt và có khí bay lên.
Đáp án:1. Đ; 2.S; 3.Đ; 4.Đ
*Chọn câu trả lời đúng nhất:
Làm thế nào để biết được một hòn đá có phải là đá vôi không?
A.Dùng vật cứng rạch lên hòn đá xem đá có vết không.
B.Nhỏ vài giọt a-xít loãng( hoặc dấm thật chua) lên hòn đá xem có bị sủi bọt và có khí bay lên không.
C.Thực hiện cả hai việc trên.
Đáp án: C
Bước 2: HS tham gia chơi trò chơi
Bước 3:Đánh giá, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: .
- GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS nghiên cứu bài sau.
Tiết 3:
	Kĩ thuật:
 CẮT KHÂU THÊU TỰ CHỌN
I. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để thực hành làm được 1 sản phẩm yêu thích.
-Hs biết yêu thích sản phẩm của mình.
-Biết thu dọn vệ sinh sau buổi học.
II. Đồ dùng dạy học:.
- 1số sản phảm khâu thêu đã học.
-tranh ảnh của các bài đã học.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Ôn tập những ND đã học trong chương1.
? Trong chương 1, các em đã được học những Nd nào?
+ Cách đính khuy, thêu dấu nhân, cách chuẩn bị nấu ăn.
+ Cách nấu cơm, luộc rau, bày dọn bữa ăn, rửa dụng cụ ăn uống.
? Hãy nhắc lại cách đính khuy, cách thêu dấu nhân.
? Nêu cách nấu cơm, luộc rau
- Gv nhận xét, tóm tắt ND chính.
 Hoạt động 2: Hs thảo luận nhóm, chọn sản phẩm thực hành.
-Gv nêu nhiệm vụ học tập và mục đích học tập: Củng cố kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu đã học.
-Gv chia nhóm, phân công vị trí làm việc của các nhóm.
-Các nhóm thảo luận để chọn sản phẩm và phân cộng nhiệm vụ.
- các nhóm thực hành làm BT.
III. Nhận xét, dặn dò: 
-Gv nhận xét giờ học.
-Dặn HS giờ sau tiếp tục thực hành.
 Tiết 3: Luyện tự nhiên xã hội:
 LUYỆN LỊCH SỬ ĐỊA LÝ
I.Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố kiến thức những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến 1945 .
-Củng cố kiến thứcvề: nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.
II..Đồ dùng dạy học:3 tờ phiếu to; VBT
III. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài
2.Luyện tập: *Hoạt động1: Luyện Lịch sử
-HS thảo luận nhóm 4; 3nhóm làm vào phiếu to:
Hoàn thành bảng sau:
Thời gian
	Sự kiện lịch sử
 1-9-1858
 1885- cuối 
thế kỉ XIX 
 3-2-1930
 19-8-1945
 2-9-1945
-Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.Thống nhất kết quả.
*HĐ cá nhân:Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện ngày 3-2-1930 và 2-9-1945?
*Hoạt động 2: Luyện Địa lý
-Làm việc cá nhân
HS làm bài tập 1, 2 ở VBT( tr13,14)
1,Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng
a.Ngành sản xuất chính trong nông nghiệpnước ta là:Trồng trọt
b.loại cây được trồng nhiều nhất ở nước ta là: Lúa gạo
c.Lúa gạo được trồng chủ yếu ở vùng: Đồng bằng
-Xem vở một số em.Nhận xét.
-Làm việc nhóm đôi:
Bài 2:điền vào bảng dưới đây tên các loại cây trồng vật nuôi.
 Vùng
	Cây trồng
	Vật nuôi
 Núi và cao nguyên
 Đồng bằng
-Gọi HS trình bày. Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: -Nhận xét giờ học.
	-Dặn HS hoàn thành bài tập ở VBT
	-Nghiên cứu bài sau.
 ********************************
 Tiết 5: Kể chuyện:
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung Bảo vệ môi trường 
I. Mục tiêu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có ND bảo vệ MT; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
-Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
-Biết tôn trọng bạn khi bạn kể chuyện; có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
 1 số truyện có ND bảo vệ MT.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ. 
- HS kể lại 1 – 2 đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện Người đi săn và con nai.
? Em hiểu được điều gì qua câu chuỵện?
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài : 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện : 
a. Hướng dẫn HS hiểu YC của đề bài
-1HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ bảo vệ môi trường trong đề bài .
- 2HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1 , 2, 3 .
- 1HS đọc đoạn văn bài tập 1 (tiết LTVC, trang 115) để nắm được các yếu tố tạo MT.
- 1 số HS giới thiệu tên câu chuyện các em chọn kể . Đó là chuyện gì? em đọc (nghe) ở đâu?
- HS chuẩn bị dàn ý sơ lược của câu chuyện.
b. HS thực hành KC, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện .
- HS thi kể chuyện trước lớp, đối thoại cùng các bạn về ý nghĩa truyện .
-Cả lớp và GV nhận xét nhanh về nội dung của mỗi câu chuyện .
- Lớp bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất , người kể chuyện hấp dẫn nhất .
3. Củng cố, dặn dò: 
-Gv: Chúng ta phải biết yêu quý, bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta bằng những việc làm thiết thực.
- Khen ngợi những HS kể chuyện hay . 
- Đọc trước nội dung bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
 ***********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12(7).doc