Giáo án lớp 5 - Tuần 13

Giáo án lớp 5 - Tuần 13

I.MỤC TIÊU :

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Xi – cốp-xki) ; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện .

- Hiểu ND : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn – cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm , đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) .

- Luôn kiên trì, bền bỉ trong học tập.

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC - TUẦN 13
Từ : 16/11/2009 – 20/11/2009
THỨ/NGÀY
TIẾT
MÔN
TÊN BÀI DẠY
HAI
16/11
1
2
3
4
CHÀO CỜ 
TẬP ĐỌC
TOÁN
LỊCH SỬ
Chào cờ đầu tuần 
Người tìm đường lên các vì sao
Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
Cuộc k/c chống quân Tống xâm lược lần thứ hai(1075-1077) 
BA
17/11
1
2
3
4
CHÍNH TẢ
TOÁN
ĐỊA LÍ
KHOA HỌC 
Người tìm đường lên các vì sao
Nhân với số có ba chữ số
Ngươìø dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Nước bị ô nhiễm
TƯ
18/11
1
2
3
4
LT & CÂU
K.CHUYỆN 
TOÁN
ÂM NHẠC 
MRVT: ý chí-Nghị lực
KC được chứng kiến hoặc tham gia
Nhân với số có ba chữ số ( TT)
NĂM
19/11
1
2
3
4
TẬP ĐỌC 
T L V
TOÁN
KHOA HỌC
Văn hay chữ tốt 
Trả bài văn kể chuyện
Luyện tập 
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
SÁU
20/11
1
2
3
4
LT & CÂU
TLV
TOÁN
SHCN
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
Ôn tập văn kể chuyện
Luyện tập chung
Sinh hoạt cuối tuần 13 
Thứ hai : 16 /11/2009
 TIẾT 1 : CHÀO CỜ 
 * * * 
 TIẾT 2 : TẬP ĐỌC 
 NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO 
I.MỤC TIÊU :
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Xi – cốp-xki) ; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện .
- Hiểu ND : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn – cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm , đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) .
- Luôn kiên trì, bền bỉ trong học tập. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 1’
2.Bài cũ: 4’ Vẽ trứng 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi 
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
- Giới thiệu bài , ghi tựa bài 
Một trong những người đầu tiên tìm 
đường lên khoảng không vũ trụ là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki, người Nga (1857 – 1935). Xi-ôn-cốp-xki đã gian khổ, vất vả như thế nào để tìm được đường lên các vì sao, bài đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
a) Luyện đọc: 8’
- Gọi HS đọc toàn bài 
- Sơ lược cách đọc toàn bài 
+ Chia đoạn bài tập đọc : 4 đoạn 
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo trình tự các đoạn trong bài .
Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
- Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
GV giới thiệu thêm ảnh tàu Phương Đông 1 đưa Ga-ga-rin vào vũ trụ, tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, tàu vũ trụ 
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm cả bài
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 8’
Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì ? 
- Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
+ Đoạn 2,3 nói lên điều gì ?
- Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
+ Đoạn 4 nói lên điều gì ?
* GV giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki (SGV / 260, tập 1)
Em hãy đặt tên khác cho truyện?
Bài văn nói lên điều gì ? 
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, nhắc nhở HS để các em tìm đúng giọng đọc bài văn & thể hiện diễn cảm
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước  hàng trăm lần) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
- GV sửa lỗi cho các em
4.Củng cố :3’
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
5.Dặn dò: 1’
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Văn hay chữ tốt 
-Hát
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ôn-cốp-xki
- 1 em đọc toàn bài 
HS lắng nghe .
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu 
+ Đoạn 2: 7 dòng tiếp theo 
+ Đoạn 3: 6 dòng tiếp theo 
+ Đoạn 4: 3 dòng còn lại 
- Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
HS quan sát tranh, ảnh sưu tầm 
- 1 HS đọc lại toàn bài
- HS nghe
Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ đã mơ ước được bay lên bầu trời 
* Ước mơ của Xi-ôn –cốp- xki 
Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở & dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu & thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao
* Oâng mơ ước chinh phục các vì sao 
Xi-ôn-cốp-xki thành công vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước
* Sự thành công của Xi-ôn –cốp-xki
- Cả lớp thảo luận, đặt tên khác cho truyện
Đại ý : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn - cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm , đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao . 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
- Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu 
 TIẾT 3 : TOÁN 
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I.MỤC TIÊU :
 - Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
 - Vận dụng làm được BT1; BT3 . HS khá , giỏi làm được BT2 , BT4 
 - Cẩn thận , nhanh chính xác trong học toán 
II.CHUẨN BỊ:
 - Vở ,Bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 1’
2.Bài cũ: 4’Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3.Bài mới: 
- Giới thiệu , ghi tựa bài 
* Hướng dẫn trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10: 7’
GV ghi bảng: 27 x 11, yêu cầu HS đặt tính trên bảng con.
- Yêu cầu HS so sánh kết quả là: 297 với thừa số là 27 để rút ra nhận xét.
GV hướng dẫn cách tính:
+ Bước 1: cộng hai chữ số lại
+ Bước 2: Nếu kết quả nhỏ hơn 10, ta chỉ việc viết xen số đó vào giữa hai số.
GV kết luận: Để có 297 ta đã viết số 9 (là tổng của hai chữ số 2 & 7) xen giữa hai chữ số của 27
Cho cả lớp kiểm nghiệm phép tính: 35 x 11
* Hướng dẫn trường hợp tổng của hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10 : 8’
GV viết phép tính: 48 x 11
Yêu cầu HS đề xuất cách làm.
GV yêu cầu cả lớp đặt tính & tính vào bảng con, từ kết quả để rút ra cách nhân nhẩm đúng:
 4 + 8 = 12, viết 2 xen giữa hai chữ số của 48, được 428. Thêm 1 vào 4, được 528.
Chú ý: trường hợp tổng của hai chữ số bằng 10 làm giống hệt như trên.
GV cho HS kiểm nghiệm thêm một số trường hợp khác.
* Thực hành:15’
Bài tập 1: tính nhẩm 
GV đọc một phép tính. Không cho HS đặt tính, chỉ tính nhẩm & viết kết quả vào bảng con để kiểm tra.
Nhận xét , chốt .
Bài tập 2: ( dành cho HS khá , giỏi ) 
Bài tập 3:
HD tóm tắt :
Y/c HS làm vào vỡ 
Thu bài chấm điểm , nhận xét .
Bài tập 4: ( dành cho HS khá , giỏi ) 
Yêu cầu HS trao đổi nhóm để rút ra câu b đúng.
4.Củng cố - Dặn dò: 4’
- Nhắc lại cách thực hiện nhân nhẩm với 11 .
- Nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài: Nhân với số có ba chữ số.
- Hát
HS sửa bài
HS nhận xét
- 1 em nhắc lại 
HS tính. 27
 x11
 27
 27
 297
HS nhận xét: giữa hai số 2 & 7 là số 9
Vài HS nhắc lại cách tính
Viết xen số 12 vào giữa thành 2127, hoặc đề xuất cách khác.
HS tính trên bảng con & rút ra cách tính.
Vài HS nhắc lại cách tính.
B1: HS viết kết quả trên bảng con.
a. 34 x 11 = 374 
b. 11 x 95 = 1045
c. 82 x 11 = 902
B2 : 
a. x :11 = 25
 x = 25 x 11
 x = 275 
b. x :11 = 78
 x = 78 x 11
 x = 858
B3 : Làm vào vỡ 
 Giải : 
 Số học sinh cả hai khối lớp là : 
 ( 17 + 15 ) x 11 = 352 ( học sinh )
 Đáp số : 352 học sinh 
B4 : 
 Phòng A : 12 x 11 = 132 ,
 Phòng B : 14 x 9 = 126 
Vậy phòng A nhiều hơn phòng B 6 người 
+ Câu b đúng 
+ Câu a, c, d sai 
TIẾT 4 : LỊCH SỬ 
 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG 
XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)
I.MỤC TIÊU :
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lí Thường Kiệt ) .
- Vài nét về công lao của Lí Thường Kiệt : người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi .
- HS khá , giỏi nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống . Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến .
- HS tự hào về tinh thần dũng cảm & trí thông minh của nhân dân ta.
II.CHUẨN BỊ:
Bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt.
Bảng thống kê
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 1’
2.Bài cũ: 4’Chùa thời Lý
Vì sao đạo Phật lại phát triển mạnh ở nước ta?
Nhà Lý cho xây nhiều chùa chiền để phát triển đạo Phật chứng tỏ điều gì?
GV nhận xét.
3.Bài mới: 
- Giới thiệu , ghi tựa bài 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm đôi: 8’
MT : HS biết được Lí Thường Kiệt đem quân sang Nước Tống để làm gì ?
Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau: 
+ Để xâm lược nước Tống.
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
GV chốt: Ý kiến thứ hai đúng bởi vì: Trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược. Lý Thường Kiệt chủ động tiến công địch, tạo bất ngờ, ngăn chặn trước những hiểm hoạ, triệt phá nơi tập ...  ô nhiễm đối với sức khoẻ con người 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS thảo luận: điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
Kết luận của GV:
GV có thể sử dụng mục Bạn có biết trang 55 để đưa ra kết luận cho hoạt động này
4.Củng cố – Dặn dò:4’
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Một số cách làm sạch nước
- Hát
HS trả lời
HS nhận xét
- 1HS nhắc lại 
HS quan sát và trả lời
- HS quay lại chỉ vào từng hình trang 54, 55 SGK để hỏi và trả lời nhau như GV đã gợi ý. Các em có thể có cách đặt khác
Tiếp theo, các em liên hệ đến nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương
- HS trình bày kết quả làm việc. Mỗi nhóm chỉ nói về một nội dung
- HS có thể quan sát các hình và mục Bạn cần biết trang 55 SGK và những thông tin sưu tầm được trên sách báo để trả lời cho câu hỏi này
Thứ sáu : 20/11/2009 	
TIẾT 1 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI 
I.MỤC TIÊU :
- Hiểu được tác dụng của câu hỏi và d6u1 hiệu chính để nhận biết chúng ( ND ghi nhớ ) 
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản ( BT1 , mục III) ; bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo ND , yêu cầu cho trước ( BT2 , BT3 ) .
HS khá , giỏi đặt được câu hỏi để tự mình theo 2,3 nội dung khác nhau .
- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ kẻ các cột: Câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – Dấu hiệu theo nội dung BT1, 2, 3
Bút dạ + phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1 (Phần luyện tập) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 1’
2.Bài cũ:5’ Mở rộng vốn từ: ý chí – nghị lực 
GV kiểm tra 2 HS
- GV nhận xét & chấm điểm 
3.Bài mới: 
- Giới thiệu bài , ghi tựa bài 
* Hướng dẫn phần nhận xét
GV treo bảng phụ viết một bảng gồm các cột: Câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – Dấu hiệu, lần lượt điền nội dung vào từng cột khi HS thực hiện các bài tập 1, 2, 3
Bài tập 1
GV chép những câu hỏi trong truyện vào cột câu hỏi: Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở & dụng cụ thí nghiệm như thế? 
Bài tập 2, 3
GV ghi kết quả vào bảng
Mời 2 HS đọc bảng kết quả. 
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
* Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV phát riêng phiếu cho vài HS 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV mời 1 cặp HS làm mẫu. GV viết lên bảng 1 câu văn. Hai HS suy nghĩ, sau đó thực hành hỏi – đáp trước lớp. 
GV cùng HS nhận xét, bình chọn cặp hỏi – đáp thành thạo, tự nhiên, đúng ngữ điệu. 
Bài tập 3:
GV gợi ý các tình huống:
+ HS có thể tự hỏi về 1 bài học đã qua, 1 cuốn sách cần tìm, 1 bộ phim đã xem, 1 đồ dùng đã mua, 1 công việc mẹ bảo làm 
+ Nhắc HS nói đúng ngữ điệu câu hỏi – tự hỏi mình.
- GV cùng HS nhận xét
4.Củng cố - Dặn dò: 5’
Yêu cầu 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở 4 câu hỏi vừa đặt ở lớp
Chuẩn bị bài: Luyện tập về câu hỏi 
- Hát
- 1 HS làm lại BT1
1 HS đọc đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực (BT3)
-1 HS nhắc lại 
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu của bài tập
Từng em đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao, phát biểu
Bài tập 2, 3
HS đọc yêu cầu của bài
HS trả lời
2 HS đọc bảng kết quả. 
- HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
B1 : HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay
HS làm việc cá nhân vào VBT
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm trên bảng lớp.
Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
B2 : HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả ví dụ
1 cặp HS làm mẫu
Từng cặp HS đọc thầm bài Văn hay chữ tốt, chọn 3 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó, thực hành hỏi – đáp.
Một số cặp thi hỏi – đáp.
Cả lớp cùng GV nhận xét, bình chọn cặp hỏi – đáp thành thạo, tự nhiên, đúng ngữ điệu. 
B3 : HS đọc yêu cầu của bài tập, mỗi em đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình
HS lần lượt đọc câu hỏi mình đã đặt.
 TIẾT 2 : TẬP LÀM VĂN 
 ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN 
I.MỤC TIÊU :
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện ( nội dung , nhân vật , cốt truyện ) ; kể được một số câu chuyện theo đề tài cho trước ; nắm được nhân vật , tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn .
- Thích thú với môn học .
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 1’
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài :
 Từ đầu năm học tới nay, các em đã học 18 tiết TLV kể chuyện. Tiết học hôm nay – tiết thứ 19 – là tiết cuối cùng dạy văn kể chuyện ở lớp 4. Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học. 
* Hướng dẫn ôn tập :25’
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Đề thuộc loại văn kể chuyện:
+ Đề 1: thuộc loại văn viết thư.
+ Đề 2: thuộc loại văn kể chuyện.
+ Đề 3: thuộc loại văn miêu tả.
Đề 2 là văn kể chuyện vì (khác với 
các đề 1, 3) – khi làm đề này, HS phải kể 1 câu chuyện có nhân vật, có cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa  Nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể. Nghị lực & quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi, noi theo. 
Bài tập 2, 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV treo bảng phụ, viết sẵn phần tóm tắt, mời HS đọc
4.Củng cố - Dặn dò: 4’
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ. 
Chuẩn bị bài: Thế nào là miêu tả? 
- Hát
B1 :HS đọc yêu cầu bài tập
Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
B2,3 : HS đọc yêu cầu bài tập
Vài HS nói về đề tài câu chuyện mà mình chọn kể
HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
Từng cặp HS thực hành kể chuyện, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu BT3.
HS thi kể chuyện trước lớp. Mỗi em kể chuyện xong sẽ trao đổi, đối thoại cùng các bạn về nhân vật trong truyện / tính cách nhân vật / ý nghĩa câu chuyện / cách mở đầu, kết thúc câu chuyện.
HS đọc 
 TIẾT 3 : TOÁN 
 LUYỆN TẬP CHUNG 
I.MỤC TIÊU : 
- Chuyển đổi đơn vị đo khối lượng ; diện tích ( cm , dm , m ) .
- Thực hiện được nhân với số có hai , ba chữ số .
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính , tính nhanh .
- Aùp dụng làm BT1 , Bt2 ( dòng 1 ) , Bt3 . ( HS khá , giỏi làm được BT4 ) 
- Tính toán cẩn thận .
II.CHUẨN BỊ:
Vở, Bảng phụ chép sẵn bài tập 5.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 1’
2.Bài cũ: 4’ 
-GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3.Bài mới: 
- Giới thiệu , ghi tựa bài 
* Thực hành: 28’
Bài tập 1:
Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con.
Bài tập 2:
- GV gợi ý để HS nhận xét và giải thích .
Bài tập 3
Bài này có 2 cách giải, HS giải cách nào trước cũng được.
Yêu cầu HS làm vào vỡ 
Bài tập 4 : ( dành cho HS khá , giỏi ) 
- Cho HS làm vào vở 
4.Củng cố :3’
Nhận xét tiết học 
5.Dặn dò: 1’
Chuẩn bị bài: Luyện tập 
HS sửa bài
HS nhận xét
- 1HS nhắc lại 
B1 : HS thực hiện trên bảng con.
a. 523
 x 305
 2615
 15690
 159515	b. 563
 x 308
 4504
 16890
 173404
c. 1309
 x 202
 2618
 26180
 264418
B2 : HS nêu & giải thích
- Ýù c đúng vì tích riêng thứ hai viết lùi 2 chữ số 
- Các ý còn lại tích riêng thứ hai đặt chưa đúng 
B3 : Làm vào vỡ 
 Giải : 
Một phút cả hai vòi chảy dược là:
 25 + 15 = 40 (l)
Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút 
Sau 75 phút cả hai vòi chảy dược là;
 40 x 75 = 3000 (l)
 Đáp số : 3000 lít 
B4 : 
a. Công thức tính diện tích hình vuông : 
 S = a x a
b. Diện tích của hình vuông là :
 25 x 25 = 625 (m2)
 SINH HOẠT CHỦ NHIỆM 
I/.MỤC TIÊU :
- Giúp HS điểm lại một tuần học những gì chưa làm được để khắc phục , những gì đã làm được để phát huy . Giúp các em thoải mái vui vẻ giao lưu với bạn bè để thắt chặt tình bạn hơn . 
- Hình thành ý thức tự tổ chức ở HS . 
- Tình cảm tình đoàn kết giúp đỡ nhau cùng vượt khó . 
 II/. SINH HOẠT CUỐI TUẦN 13
Các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình của tổ
Lớp trưởng , lớp phó học tập báo cáo tình hình của lớp
GV nhận xét về việc học tập và các phong trào của lớp :
+ Về nề nếp , tác phong :
Đa số các em thực hiện tốt nề nếp , tác phong quy định của trường , của lớp . Bên cạnh đó còn có một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học , xếp hàng chưa ngăn nắp , bỏ áo ngoài thùng, quên huy hiệu .
+ Về học tập : Nhìn chung các em thực hiện tốt , chuẩn bị bài nay đủ khi đến lớp .
III / KẾ HOẠCH TUẦN 14
Tiếp tục rèn chữ đẹp , giữ vỡ sạch - Thi đua học tập giũa các tổ .
Đi học đầy đủ , đúng giờ – Thực hiện đúng nội quy trường , lớp .
Viết thư thăm hỏi các chú bộ đội 
Thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10 ngồi bàn danh dự .
Thực hiện tốt nội quy trường , lớp . Giữ gìn và chăm sóc cây xanh tron trường .
Duy trì mặt tốt , hạn chế khắc phục mặt chưa tốt .
IV / SINH HOẠT THEO CĐ : Nhớ ơn thầy cô giáo 
Y/c HS đọc thơ , hát múa nói về thầy cô giáo 
+ Chơi trò chơi : Đố bạn “ Thi đua giữa 2 đội “
Nhằm ôn lại kiến thức học trong tuần
+ Dặn dò : Chăm , ngoan , thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra .
Nhận xét của khối trưởng 
Nhận xét của BGH 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao na tuan 13.doc