I.MỤC TIÊU :
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi , bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả , gợi cảm và phân biệt lời người kể với nhân vật ( chàng kị sĩ , ông Hòn Rấm , chú bé Đất ) .
- Hiểu ND : Chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khỏe mạnh , làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ . ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
- Can đảm, dám đối đầu với thử thách.
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thứ hai : 23/11/2009 TIẾT 1 : CHÀO CỜ * * * * TIẾT 2 : TẬP ĐỌC CHÚ ĐẤT NUNG I.MỤC TIÊU : - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi , bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả , gợi cảm và phân biệt lời người kể với nhân vật ( chàng kị sĩ , ông Hòn Rấm , chú bé Đất ) . - Hiểu ND : Chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khỏe mạnh , làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ . ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) - Can đảm, dám đối đầu với thử thách. II.CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động:1’ 2.Bài cũ: 4’Văn hay chữ tốt Yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi GV nhận xét & chấm điểm 3.Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi tựa bài - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Tiếng sáo diều & nêu những hình ảnh nhìn thấy trong tranh. a) Luyện đọc: 8’ - Gọi 1 em đọc bài - Sơ lược cách đọc toàn bài - Chia đoạn bài tập đọc : 3 đoạn - Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2 lượt) - Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài - GV đọc diễn cảm cả bài b) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 10’ - GVyêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau thế nào? GV nhận xét & chốt ý + GVyêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 Chú bé Đất đi đâu & gặp chuyện gì? GV nhận xét & chốt ý + GVyêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì? GV nhận xét & chốt ý - Bài văn nói lên điều gì ? c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: 8’ GV mời HS đọc toàn truyện theo cách phân vai GV hướng dẫn đơn giản để HS có giọng đọc phù hợp với tình cảm, thái độ của nhân vật GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Ông Hòn Rấm cười thành Đất Nung) GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) GV sửa lỗi cho các em 4.Củng cố :3’ - Nhắc lại ND bài học 5.Dặn dò: 1’ GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Chú Đất Nung (tt) - Hát HS nối tiếp nhau đọc bài, trả lời câu hỏi HS nhận xét - 1 HS nhắc lại - HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm & nêu - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc - 1 em khá đọc toàn bài Lắng nghe + Đoạn 1: 4 dòng đầu (giới thiệu đồ chơi của Cu Chắt) + Đoạn 2: 6 dòng tiếp (Chú bé Đất & hai người bột làm quen với nhau) + Đoạn 3: phần còn lại - Lượt đọc thứ 1: 3 em đọc , luyện đọc từ khó Lượt đọc thứ 2: 3 em đọc , giải nghĩa từ - 1 HS đọc toàn bài - HS nghe - HS đọc thầm đoạn 1 Cu Chắt có đồ chơi là 1 chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, 1 nàng công chúa ngồi trong lầu son, 1 chú bé bằng đất Chúng khác nhau: + Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà cu Chắt được tặng nhân dịp Tết Trung thu. Các đồ chơi này được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp. + Chú bé Đất là đồ chơi cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét. Chú chỉ là 1 hòn đất mộc mạc hình người. + HS đọc thầm đoạn 2 Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của 2 người bột. Chàng kị sĩ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bỏ riêng 2 người bột vào trong lọ thuỷ tinh. + HS đọc thầm đoạn còn lại HS có thể trả lời theo 2 hướng: + Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát + Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích - Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích. + Vượt qua được thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi. + Được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm * Đại ý : Chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khỏe mạnh , làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ - Một tốp 4 HS đọc lần lượt theo cách phân vai. HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp HS đọc trước lớp Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp - 2 HS nêu TIẾT 3 : TOÁN CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ I.MỤC TIÊU : - Biết chia một tổng cho một số . - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính . - Làm được các BT1, Bt2 . ( HS khá , giỏi làm được BT3 ) - Tính toán cẩn thận , sạch sẽ . II.CHUẨN BỊ: - Bảng phụ , bảng con , SGK . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: 1’ 2.Bài cũ:3’ - Yêu cầu 1em làm bài tập GV nhận xét , ghi điểm 3.Bài mới: - Giới thiệu , ghi tựa bài * Hướng dẫn HS tìm hiểu tính chất một tổng chia cho một số. 12’ GV viết bảng: (35 + 21) : 7, yêu cầu HS tính. Yêu cầu HS tính tiếp: 35 : 7 + 21 : 7 Yêu cầu HS so sánh hai kết quả GV viết bảng (bằng phấn màu): (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 Cho cả lớp so sánh thêm một số ví dụ: (24 + 12) : 6 với 24 : 6 + 12 : 6 GV gợi ý để HS nêu: (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 1 tổng : 1 số = SH : SC + SH : SC Từ đó rút ra tính chất: Khi chia một tổng cho một số ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được. GV lưu ý thêm: Để tính được như ở vế bên phải thì cả hai số hạng đều phải chia hết cho số chia. * Thực hành: 18’ Bài tập 1: Tính theo hai cách. - Cho HS làm vở nháp , 2 em làm bảng phụ - NX sửa chữa 1b) Thảo luận nhóm đôi - Nhận xét , chốt kết quả đúng Bài tập 2: GV HD mẫu Cho HS làm bài tập vào vở, 2em làm phiếu. - Thu bài chấm điểm , nhận xét Bài tập 3: ( dành cho HS khá , giỏi ) YC đọc đề bài Cho HS nêu cách giải Làm cá nhân 4.Củng cố - Dặn dò: 5’ - Cho HS nêu lại tính chất chia một tổng cho một số - GV đưa bảng trắc nghiệm cho HS thi đua phát biểu Chuẩn bị bài: Chia cho số có một chữ số. - Hát 2 HS làm bài 125 x 232 354 x 212 HS nhận xét - 1 HS nhắc lại HS tính trong vở nháp HS tính trong vở nháp. HS so sánh & nêu: kết quả hai phép tính bằng nhau. HS tính & nêu nhận xét như trên. HS nêu - Vài HS nhắc lại. HS học thuộc tính chất này. B1 : a. C1 : (15+35):5 = 50 : 5 = 10 C2 : (15+35):5 =15:5+35:5 = 3 + 7 = 10 (80+4):4 = 84 : 4 = 21 (80+4):4 = 80:4+4:4 = 20 + 1 = 21 b.18:6+24:6 =3+4=7 60:3+9:3=20+3=23 (18+24):6 =42:6=7 (60+9):3=69:3= 23 B2 : Làm vào vỡ a.C1 : (27 – 18) : 3 = 9 : 3 = 3 C2 : 27 : 3 – 18 : 3 = 9 – 6 = 3 b. C1 : (64 – 32) : 8 = 32 : 8 = 4 C2 : 64 :8 – 32 : 8 = 8 – 4 = 4 B3 : 1 em đọc đề bài Giải : Lớp 4a chia được số nhóm là: 32 : 4 = 8 (nhóm) Lớp 4b chia được só nhóm là: 28 : 4 = 7 (nhóm) Cả 2 lớp có số nhóm là: 8 + 7 = 15 (nhóm) HS có thể giải cách khác - HS nêu TIẾT 4 : LỊCH SỬ NHÀ TRẦN THÀNH LẬP I.MỤC TIÊU : - Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần , kinh đô vẫn là Thăng Long , tên nước vẫn là Đại Việt : + Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu , đầu năn 1226 , Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh , nhà Trần được thành lập . + Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long , tên nước vẫn là Đại Việt . - HS khá , giỏi biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố , xây dựng đất nước . - Thấy được sự ra đời của nhà Trần là phù hợp lịch sử. Các vua Trần làm rạng rỡ non sông, dân tộc. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ , SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: 1’ 2.Bài cũ:4’ Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077) Nguyên nhân nào khiến quân Tống xâm lược nước ta? Hành động giảng hoà của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa như thế nào? GV nhận xét. 3.Bài mới: - Giới thiệu , ghi tựa bài Nhà Lý suy yếu, triều đình lục đục, nhân dân sống cơ cực, giặc giã phương Nam quấy phá do đó sự ra đời của nhà Trần là một tất yếu lịch sử để củng cố sức mạnh của dân tộc. Hoạt động1: Hoạt động cá nhân:8’ GV yêu cầu HS làm phiếu học tập Hoạt động 2: Hoạt động nhóm:8’ Dưới thời nhà Trần, chính sách quân đội đã được quan tâm như thế nào? Vì sao? Chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời nhà Trần? Vì sao? Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp:8’ Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan & dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa? 4.Củng cố :3’ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK 5.Dặn dò: 1’ - Chuẩn bị bài: Nhà Trần & việc đắp đê. - Hát HS trả lời HS nhận xét - 1 HS nhắc lại HS làm phiếu học tập Hs sửa chữa thông nhất :c, d, đ,e, HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên báo cáo. Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến thỉnh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua & các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ. HS trả lời Thứ ba : 24/11/2009 TIẾT 1 : CHÍNH TẢ CHIẾC ÁO BÚP BÊ (Nghe – Viết) I.MỤC TIÊU : - Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng bài văn ngắn . -Làm đúng bài tập 2 a, 3a . - Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức rèn chữ viết đẹp. II.CHUẨN BỊ: Bút dạ + phiếu viết nội dung BT2a hoặc 2b Bảng con để các nhóm HS thi làm BT3 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: 1’ 2.Bài cũ: 4’ Yêu cầu HS viết bảng con 1 số từ : lung linh , trằn trọc , bâng khuâng , trườn . GV nhận xét & chấm điểm 3.Bài mới: - Giới thiệu bài , ghi tựa bài ... của bài tập HS làm việc theo nhóm. Các nhóm bàn bạc, viết nhanh ra giấy 4 câu hỏi hợp với 4 tình huống đã cho. Đại diện nhóm trình bày Cả lớp nhận xét + HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ. HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét. TIẾT 2 : TẬP LÀM VĂN CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I.MỤC TIÊU : - Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật , các kiểu mở bài , kết bài , trình tự miêu tả trong phần thân bài ( ND ghi nhớ ) . - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài , kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường ( mục III) . - Trình bày rõ ràng , sạch đẹp . II.CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ Cái cối xay trong SGK. - Phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm bài câu d (BT1, phần nhận xét) + 1 tờ giấy viết lời giải câu b, d (BT1, phần nhận xét) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: 1’ 2.Bài cũ:5’ Thế nào là miêu tả? Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. Yêu cầu 2 HS làm lại BT2 (Phần luyện tập) – nói một vài câu tả một hình ảnh mà em thích trong đoạn thơ Mưa. GV nhận xét & chấm điểm 3.Bài mới: - Giới thiệu bài , ghi tựa bài * Hướng dẫn phần nhận xét Bài tập 1 GV giải nghĩa thêm: áo cối (vòng bọc ngoài của thân cối) GV yêu cầu HS trả lời miệng các câu hỏi a, b, c; trả lời viết trên phiếu câu d Bài văn tả cái gì? GV bổ sung: Ngày xưa, cách đây ba, bốn chục năm, ở nông thôn chưa có máy xay xát gạo như hiện nay nên người ta vẫn dùng cối xay bằng tre để xay lúa. Hiện nay, ở một số gia đình nông thôn miền Bắc & miền Trung vẫn còn chiếc cối xay bằng tre. Các phần mở bài & kết bài trong bài “Cái cối tân”. Mỗi phần ấy nói lên điều gì? Các phần mở bài & kết bài đó giống với những cách mở bài & kết bài nào đã học? Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào? GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. GV nói thêm về biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá trong bài: Các hình ảnh so sánh: chật như nêm cối / cái chốt bằng tre mà rắn như đanh. Các hình ảnh nhân hoá: cái tai tỉnh táo để nghe ngóng / cái cối xay, cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bát, cái giường nứa . – tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nói: Tóm lại, tác giả đã quan sát cái cối xay gạo bằng tre rất tỉ mỉ, tinh tế, bằng nhiều giác quan. Nhờ quan sát tinh tế, dùng từ ngữ miêu tả chính xác, độc đáo, sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, nhân hoá, tác giả đã viết được một bài văn miêu tả cái cối chân thực, sinh động. Bài tập 2 GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS. Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ GV giải thích thêm (về ý 3 của nội dung ghi nhớ): Khi tả các bộ phận của đồ vật ta nên chọn tả chỉ những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả đầy đủ, chi tiết mọi bộ phận. Tả như thế bài viết dễ lan man, dài dòng, thiếu hấp dẫn. Để tả chỉ những bộ phận nổi bật, phải quan sát kĩ & biết cách quan sát. Điều này các em sẽ học tiếp ở các bài sau. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập :12’ GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập Câu a, b, c: GV dán tờ phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống. GV gạch dưới câu văn tả bao quát cái trống / tên các bộ phận của cái trống / những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống. GV treo bảng viết lời giải Câu d: GV lưu ý HS: + Có thể mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. + Khi viết, cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với kết bài. GV nhận xét 4.Củng cố - Dặn dò: 4’ GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS viết chưa đạt đoạn mở bài, kết bài (cho thân bài tả cái trống trường) về nhà hoàn chỉnh lại bài, viết vào vở. Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả đồ vật. - Hát 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. 2 HS làm lại BT2 (Phần luyện tập) – nói một vài câu tả một hình ảnh mà em thích trong đoạn thơ Mưa. - 1 HS nhắc lại Bài tập 1 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn Cái cối tân, những từ ngữ được chú thích & những câu hỏi sau bài. HS quan sát tranh minh hoạ cái cối HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi, trả lời lần lượt các câu hỏi: Cái cối xay gạo bằng tre. + Phần mở bài: Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống. Giới thiệu cái cối (đồ vật được miêu tả). + Phần kết bài: Cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi theo dõi từng bước anh đi Nêu kết thúc của bài (Tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ). + Các phần mở bài, kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. + Phần mở bài: giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân (mở bài trực tiếp). + Phần kết bài: bình luận thêm (kết bài mở rộng) + Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. (Cái vành, cái áo; hai cái tai cái lỗ tai; hàm răng cối, dăm cối; cần cối đầu cối, cái chốt , dây thừng buộc cần) + Tiếp theo tả công dụng cái cối. (Xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm) Bài tập 2 Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. Dựa vào kết quả BT1, HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Khi tả một đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. - HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập: HS1 đọc đoạn thân bài tả cái trống trường, HS2 đọc phần câu hỏi. Cả lớp đọc thầm bài tả cái trống, suy nghĩ. HS phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi a, b, c 1 HS đọc lại theo bảng GV đã chuẩn bị sẵn. HS làm bài tập câu d – viết thêm phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống để đoạn văn trở thành bài văn hoàn chỉnh. - HS làm bài vào VBT Vài HS làm bài vào giấy trắng HS tiếp nối nhau đọc phần mở bài. Cả lớp nhận xét, bình chọn bài trên bảng lớp lời mở bài hay. HS tiếp nối nhau đọc phần kết bài. Cả lớp nhận xét, bình chọn bài trên bảng lớp lời mở bài hay. Ví dụ: Mở bài trực tiếp: Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất, đó là chiếc trống trường. Mở bài gián tiếp: Kỉ niệm của những ngày đầu đi học là kỉ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỉ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật & con người. Nhớ những ngày đầu đi học, tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường tôi, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó. Kết bài mở rộng: Rồi đây, tôi sẽ trở thành một học sinh trung học. Rồi xa mái trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của chiếc trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc, rộn ràng của nó. Kết bài không mở rộng: Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về. TIẾT 3 : TOÁN CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I.MỤC TIÊU : - Thực hiện được phép chia một tích cho một số . - Vận dụng làm được BT1, Bt2 . ( HS khá , giỏi làm được BT3 ) - Tính toán cẩn thận , sạch sẽ . II.CHUẨN BỊ: - SGK , bảng phụ . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: 1’ 2.Bài cũ:5’ Một số chia cho một tích. GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3.Bài mới: - Giới thiệu:1’ Hoạt động1: Hướng dẫn trường hợp cả hai thừa số chia hết cho số chia.6’ GV ghi bảng: (9 x 15) : 3 9 x (15: 3) (9 : 3) x 15 Yêu cầu HS tính Yêu cầu HS so sánh các kết quả & rút ra nhận xét. + Giá trị của ba biểu thức bằng nhau. + Khi tính (9 x 15) : 3 ta nhân rồi chia, ta có thể nói là đã lấy tích chia cho số chia. + Khi tính 9 x (15: 3) hay (9 : 3) x 15 ta chia một thừa số cho 3 rồi nhân với thừa số kia. Từ nhận xét trên, rút ra tính chất: Khi chia một tích cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó rồi nhân kết quả với thừa số kia. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trường hợp thừa số thứ nhất không chia hết cho số chia.6’ GV ghi bảng: (7 x 15) : 3 7 x (15: 3) Yêu cầu HS tính Yêu cầu HS so sánh các kết quả & rút ra nhận xét. + Giá trị của hai biểu thức bằng nhau. GV hỏi: Vì sao ta không tính (7 : 3) x 15? Hoạt động 3: Hướng dẫn HS trường hợp thừa số thứ hai không chia hết cho số chia.5’ Hướng dẫn tương tự như trên. Sau khi xét cả 3 trường hợp nêu trên, GV lưu ý HS là thông thường ta không viết các dấu ngoặc trong hai biểu thức: 9 x 15 : 3 và 9 : 3 x 15. Hoạt động 4: Thực hành:15’ Bài tập 1: Yêu cầu HS tính theo hai cách vào vở . GV hỏi: Vì sao không tính được theo cách thứ ba? Bài tập 2 : Làm vào vỡ GV nên cho HS tính nháp hai cách tính và nhận xét cách tính thuận tiện nhất làm vào vở . Thu bài chấm điểm , nhận xét Bài tập 3: ( dành cho HS khá , giỏi ) - Hướng dẫn HS tìm ra một lời giải. 4.Củng cố - Dặn dò: 5’ Cho HS nhắc lại quy tắc Chuẩn bị bài: Chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0. - Hát HS sửa bài HS nhận xét HS tính. HS nêu nhận xét. Vài HS nhắc lại. HS tính. HS nêu nhận xét. Vì thừa số thứ nhất không chia hết cho số chia. a. (8 x 23):4 =184 : 4 = 46 C2:(8 : 4) x 23 = 2 x 23 = 46 b. (15 x 24) :6 = 360 : 6= 60 C2: 15 x (24 :6) = 15 x 4 = 60 B2 : Làm vào vỡ (25 x 36) :9= 25 x (36:9)=25x4= 100 HS làm bài cá nhân - HS nhắc lại
Tài liệu đính kèm: