Giáo án lớp 5 - Tuần 15

Giáo án lớp 5 - Tuần 15

I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc với giọng vui , hồn nhiên ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài .

- Hiểu ND : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ . ( Trả lời được các CH trong SGK ) .

-Yêu mến cuộc sống, luôn có những khát vọng sống tốt đẹp.

II.CHUẨN BỊ:

GV:Tranh minh hoạ +Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

HS:Đọc trước bài ở nhà, SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC – TUẦN 15 
Từ : 30/11/2009 – 4/12/2009
THỨ/NGÀY
TIẾT
MÔN
TÊN BÀI DẠY
Hai 
30/11
1
2
3
4
CHÀO CỜ 
TẬP ĐỌC
TOÁN
LỊCH SỬ
Sinh hoạt đầu tuần 
Cánh diều tuổi thơ
Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
Nhà Trần và việc đắp đê
Ba 
1/12
1
2
3
4
CHÍNH TẢ
TOÁN
ĐỊA LÍ
KHOA HỌC
Cánh diều tuổi thơ
Chia cho số có hai chữ số
HĐ sản xuất của người dân ở ĐBBB ( TT)
Tiết kiệm nước
Tư 
2/12
1
2
3
4
L T& CÂU
KỂ CHUYỆN 
TOÁN
ÂM NHẠC 
Đồ chơi,Trò chơi
Kể chuyện đã nghe,đã đọc
Chia cho số có hai chữ số( TT )
Năm 
3/12
1
2
3
4
TẬP ĐỌC
T L V
TOÁN
KHOA HỌC
Tuổi Ngựa
Luyện tập miêu tả đồ vật
Luyện tập
Làm thế nào để biết có không khí?
Sáu 
4/12
1
2
3
4
L T & CÂU
TLV
TOÁN
SHCN
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Quan sát đồ vật
Chia cho số có hai chữ số(TT )
Sinh hoạt cuối tuần 15
Thứ hai : 30/11/2009 	
 TIẾT 1 : CHÀO CỜ 
 * * * * 
 TIẾT 2 : TẬP ĐỌC 
 CÁNH DIỀU TUỔI THƠ 
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng vui , hồn nhiên ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài .
- Hiểu ND : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ . ( Trả lời được các CH trong SGK ) .
-Yêu mến cuộc sống, luôn có những khát vọng sống tốt đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
GV:Tranh minh hoạ +Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
HS:Đọc trước bài ở nhà, SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp : 1’ 
2.KTBC : 3’ Chú Đất Nung (tt) 
3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn + TLCH
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài:1’
-GV yêu cầu HS xem tranh minh hoạ & 
nêu những hình ảnh có trong tranh
-GTB : Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em.
b.Bài giảng : 30’
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
+ HD giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn : 2 đoạn 
- Y/c HS luyện đọc nối tiếp đoạn ( 2 lượt ) 
Theo dõi , sửa sai .
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 2 .
Nhận xét , sửa sai 
- 1 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm cả bài
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:10’
Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
Ý đoạn 1 ?+ Ghi bảng:
Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? 
Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
Qua các câu mở bài & kết bài, tác giả muốn nói lên điều gì về cánh diều tuổi thơ?
Ý đoạn 2?+Ghi bảng:
- Bài văn nói lên điều gì ? 
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:8’
GV mời 2HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, nhắc nhở HS tìm đúng giọng đọc của bài văn & thể hiện diễn cảm 
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Tuổi thơ của chúng tôi  những vì sao sớm) . GV đọc mẫu
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
4.Củng cố :3’
Em hãy nêu nội dung bài văn?
5.Dặn dò: 1’
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Tuổi Ngựa 
-Hát
- 3HS nối tiếp nhau đọc bài+TLCH1,2,3
HS nhận xét
HS xem tranh minh hoạ bài đọc & nêu
- 1 HS đọc bài 
- Lắng nghe 
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu 
+ Đoạn 2: phần còn lại 
-2HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 , luyện đọc từ khó .
- 2HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + NX
+ 1HS đọc thầm phần chú giải
HS luyện đọc đoạn theo cặp :2’ 
1 nhóm đọc bài , nhận xét .
1HS đọc lại toàn bài
HS nghe
- HS nêu lại các chi tiết trong bài 
* Tả vẻ đẹp của cánh diều 
Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời 
HS nêu 
- HS có thể nêu 3 ý nhưng ý đúng nhất là: Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ 
* Nói lên trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp .
Đại ý : Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ .
2HS đọc nối tiếp đoạn+HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS theo dõi
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
- HS nêu 
TIẾT 3 : TOÁN 
 CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 
I.MỤC TIÊU:
- Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 . 
- Vận dụng làm được các BT1 , BT2a , BT3 . HS khá , giỏi làm được BT2b 
- HS tính cẩn thận ,chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
GV:Bài giảng
HS:Vở, bảng phụ cho HS làm bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp:1’
2.KTBC : 3’ Một tích chia cho một số.
- Gọi 1em nêu t/c, 2 em làm bài tập 
GV nhận xét ,ghi điểm.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu, ghi đề bài 
b.Bài giảng :30’
B1:Bước chuẩn bị (Ôn tập):4’
GV yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung sau đây: 
+ Chia nhẩm cho 10, 100, 1000
+ Quy tắc chia một số cho một tích.
B2:Giới thiệu trường hợp số bị chia & số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng:7’
- GV ghi bảng: 320 : 40
-GV Y/C HS lên bảng thực hiện theo cách một số chia một tích.
-Yêu cầu HS nêu nhận xét: 320 : 40 = 32 : 4
- GV kết luận: Có thể cùng xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia như thường (32 : 4 = 8)
- Yêu cầu HS đặt tính
+ Đặt tính
+ Cùng xoá một chữ số 0 ở số chia & số bị chia.
+ Thực hiện phép chia: 32 : 4
B3:Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia.7’
- GV ghi bảng: 32000 : 400
- Y/C HS thực hiện theo quy tắc một số chia một tích
- Yêu cầu HS nêu nhận xét: 
 32000 : 400 = 320 : 4
- GV kết luận: Có thể cùng xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường (320 : 4 = 80)
- Yêu cầu HS đặt tính
+ Đặt tính
+ Cùng xoá hai chữ số 0 ở số chia & số bị chia.
+ Thực hiện phép chia: 320 : 4 = 80
B4:Kết luận chung:
- Xoá bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xoá bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia.
- Sau đó thực hiện phép chia như thường.
* Thực hành:15’
Bài tập 1:
-Y/C HS làm vở nháp, 4HS làm phiếu .
-Nhận xét ,sửa sai.
Bài tập 2:
- Tìm x, hỏi về tìm thừa số chưa biết 
- Thảo luận nhóm đôi 
-Nhận xét tiết học
Bài tập 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, hỏi điều đã cho, điều cần tìm, tóm tắt bài toán, gọi HS nêu các bước giải, làm bài vào vở, 2 em thi làm bài trên phiếu. 
-Thu vở chấm 
-Nhận xét , sửa sai 
4.Củng cố :3’
Gọi HS nêu lại cách chia. 
GV đưa một số bài tập dạng trắc nghiệm.
5.Dặn dò :1’
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Chia cho số có hai chữ số.
- Hát
-2HS thực hiện bảng lớp +NX
(25 x 24):6 (12 x 13):6
- 1 HS nhắc lại 
- HS ôn lại kiến thức.
- HS tính:
320: 40 = 320 : (10 x 4)
 = 320 : 10 : 4=32 : 4 = 8 
HS tính.
32000 : 400 = 32000 : (100 x 4)
 = 32000 : 100 : 4= 320 : 4 = 80 
HS nêu nhận xét.
HS nhắc lại.
HS đặt tính và tín
HS nêu nhận xét.
HS nhắc lại.
B1 Lớp làm vở nháp
 + 4HS làm bảng lớp +NX
a)Số bị chia sẽ không còn chữ số 0
420:60=42 : 7 = 6 
4500 : 400 = 230
b)Số bị chia sẽ còn chữ số 0 
85000 : 500 = 850 : 5 = 170 (thương có 0 ở tận cùng )
92000:400 = 920 : 4 = 230
B2 : Thảo luaa6n5 nhóm đôi 
a)x x 40 = 25600
 x = 25600 :40
 x = 640	
b) x x 90 = 37800
 x = 37800:90
 x = 420
B3 : HS làm bài vào vở 
+1HS làm phiếu+NX
Bài giải
a.Cần số toa xe loại 20 tấn là:
 180:20=9 (toa)
b. Cần số toa loại 30 tấn là:
 180:30=6(toa)
 Đáp số: 6 toa
- HS nêu
- HS thi điền nhanh 
 TIẾT 4 : LỊCH SỬ 
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp : 
 Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt : lập Hà đê sứ ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển ; khi có lũ lụt , tất cả mọi người phải tham gia đắp đê ; các vua Trần cungg4 có khi tự mình trông coi việc đắp đê .
- Có ý thức bảo vệ đê điều & phòng chống lũ lụt. 
II.CHUẨN BỊ:
GV:Tranh cảnh đắp đê dưới thời Trần. 
HS:Đọc bài trước ở nhà,SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp:1’
2.KTBC : 3’Nhà Trần thành lập
Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
Dưới thời nhà Trần, nông nghiệp & quân đội đã được chú trọng như thế nào?
GV nhận xét.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu, Ghi đề bài
b.Bài giảng :30’
HĐ1:Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê:16’
MT: Nêu được những lợi ích từ việc đắp đê của nhà Trần
Sông ngòi thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?
Em hãykể tóm tắt một chuyện về cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc xem qua các phương tiện thông tin đại chúng?
Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?
- GV kết luận+ GV giáo dục tư tưởng: Ngày nay ngoài việc đắp đê chúng ta cần phải làm gì nữa để chống lũ lụt?
HĐ2: Kết quả của việc đắp đê:12’
MT:HS biết đê Quai Vạc là thành quả của việc đắp đê dưới thời nhà Trần
- Nhà Trần có chủ trương tích cực gì để phòng chống lũ lụt?
Thời nhà Trần đã xây dựng được hệ thống đê như thế nào?
Tác dụng của hệ thống đê đó đối với khối đại đoàn kết toàn dân?
Nhà Trần đã thu được những kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
GV nhận xét+ GV giới thiệu đê Quai Vạc
Liên hệ:Ở địa phương em ,nhân dân đã làm ... ù trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược. 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV mời 2 HS tìm đọc các câu hỏi trong đoạn trích truyện Các em nhỏ & cụ già.
GV giải thích thêm về yêu cầu của bài: trong đoạn văn có 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự hỏi nhau, 1 câu hỏi các bạn hỏi cụ già. Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu các bạn hỏi nhau không? Vì sao? 
GV nhận xét, dán bảng so sánh lên bảng, chốt lại lời giải đúng.
4.Củng cố:2’
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ 
5.Dặn dò:1’
GV nhận xét tiết học. 
Nhắc HS có ý thức hơn khi đặt câu hỏi để thể hiện rõ là người lịch sự, có văn hoá. 
Chuẩn bị bài: Mở rộng vố từ: trò chơi – đồ chơi 
- Hát
3HS làm bài
+ HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến+Cả lớp nhận xét
B2: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ viết vào vở nháp.
HS tiếp nối nhau đọc câu hỏi của mình – với cô giáo, với bạn+Cả lớp nhận xét
Những HS làm bài trên phiếu dán bài làm trên bảng lớp, đọc những câu hỏi mà mình đã đặt.
HS sửa câu hỏi đã viết trong vở 
B3 : HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
HS phát biểu
+ HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
B1: HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi nhóm đôi
Những HS làm bài trên phiếu trình bày bài làm
Cả lớp nhận xét, bổ sung
B2: HS đọc yêu cầu của bài tập
HS nêu
HS đọc lại các câu hỏi, suy nghĩ, trả lời. 
Ví dụ:
-Thưa cụ ,chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?
TIẾT 2 : TẬP LÀM VĂN
 QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I.MỤC TIÊU:
- Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí , bẳng nhiều cách khác nhau ; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác ( ND ghi nhớ ) .
- Dựa theo kết quả quan sát , biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc ( Mục III) .
- HS yêu thích Tiếng Việt
II.CHUẨN BỊ:- GV:Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK. Một số đồ chơi thật: gấu bông, thỏ bông, ô tô, búp bê, tàu thuỷ .. để trên bàn để HS quan sát. Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi.
-HS :Đọc bài trước ở nhà,SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp:1’
2.KTBC:3’Luyện tập miêu tả đồ vật
GV kiểm tra 1 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo hoặc có thể đọc bài văn tả chiếc áo. 
GV nhận xét & chấm điểm 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài :1’
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ 
học cách quan sát một đồ chơi mà em thích.
 - Kiểm tra xem HS đã mang đồ chơi nào đến lớp.
b.Bài giảng:30’
* Hướng dẫn phần nhận xét:10’
Bài tập 1
Yêu cầu HS giới thiệu đồ chơi mang đến lớp để học quan sát.
GV nhận xét, góp ý giúp HS chọn những chi tiết quan sát chính xác, không lan man theo tiêu chí: trình tự quan sát hợp lí / giác quan sử dụng khi quan sát / khả năng phát hiện những đặc điểm riêng.
Bài tập 2
GV nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
GV: quan sát gấu bông – đập vào mắt đầu tiên phải là hình dáng, màu lông của nó, sau mới thấy đầu, mắt, mũi, mõm, chân tay  Phải sử dụng nhiều giác quan khi quan sát để tìm ra nhiều đặc điểm, phát hiện những đặc điểm độc đáo của nó, làm nó không giống những con gấu khác. Tập trung miêu tả những điểm độc đáo đó, không tả lan man, quá chi tiết, tỉ mỉ. 
- Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
* Hướng dẫn luyện tập :20’
GV nêu yêu cầu của bài 
Y/C SHS lập dàn ý cá nhân
- GV nhận xét, bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất (tỉ mỉ, cụ thể nhất).
4.Củng cố:2’
-Y/C HS nhắc lại ghi nhớ
5.Dặn dò:1’
GV nhận xét tiết học. 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả đồ chơi.
Chuẩn bị bài: Luyện tập giới thiệu địa phương (chọn một trò chơi, lễ hội ở quê em để giới thiệu với các bạn) 
1 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo hoặc có thể đọc bài văn tả chiếc áo. 
- HS mang nhanh đồ chơi để GV kiểm tra
+ 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài & các gợi ý a, b, c, d
HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp để học quan sát
+ HS đọc thầm lại yêu cầu của bài & gợi ý trong SGK, quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào VBT theo cách gạch đầu dòng (nếu em nào không có đồ chơi thật có thể quan sát hình trong SGK)
HS tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát của mình.
Cả lớp nhận xét theo tiêu chí mà GV nêu ra & bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế, phát hiện được những đặc điểm độc đáo của trò chơi.
HS dựa vào gợi ý ở BT1, phát biểu những điều thu hoạch được sau khi làm bài thực hành:
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí – từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay 
+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác nhất là những đồ vật cùng loại. 
- HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
+ HS làm việc cá nhân vào VBT
HS tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập.
Ví dụ về một dàn ý:
Mở bài:
Giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất. 
Thân bài:
Hình dáng: gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng.
Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm cho nó có vẻ rất khác những con gấu khác.
Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch & thông minh.
Mũi: màu nâu, nhỏ, trông như một chiếc cúc áo gắn trên mõm.
Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh.
Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: có một bông hoa giấy màu trắng làm nó càng đáng yêu.
Kết bài:
Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu. 
- 2 HS nhắc lại 
 TIẾT 3 TOÁN 
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( TT )
I.MỤCTIÊU :
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết , chia có dư ) .
- Vận dụng làm được BT1 . ( HS khá , giỏi làm được BT2 ) .
- HS làm cẩn thận ,chính xác
II.CHUẨN BỊ:
GV:Bài giảng
HS:VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp :1’
2.KTBC : 3’Luyện tập
GV yêu cầu HS làm baàmtapj trên bảng lớp. 
GV nhận xét
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu, Ghi tựa bài. 
b.Bài giảng :28’
* Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 
 10 105 : 43 = ?
a. Đặt tính.
b.Tìm chữ số đầu tiên của thương.
c. Tìm chữ số thứ 2 của thương
d. Tìm chữ số thứ 3 của thương
e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.
* Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 
 26 345 : 35 = ?
Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
Lưu ý HS: 
- Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia
* Thực hành:30’
Bài tập 1:
Mục đích: Giúp HS rèn luyện kĩ năng ước lượng trong phép chia. (Thương có ba chữ số. Chia hết & chia có dư)
- YC HS làm vào vở, 2 em thi làm bài trên phiếu. 
Bài tập 2: ( dành cho HS khá , giỏi ) 
- GVHD .
4.Củng cố :2’
YC HS nêu các bước thực hiện phép chia. 
Nhận xét tiết học 
5.Dặn dò :1’
Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hát
2HS làm bài.
1792 :64 2154 :62 
HS nhận xét
- 1 em nhắc lại. 
- HS đặt tính
HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
HS nêu cách thử.
- HS đặt tính
HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
HS nêu cách thử.
B1 : HS làm bài vào vở 
+ 2HS thi làm phiếu+NX
23576 :56 =421 31628 : 48=68 dư 44
18510 : 15 =1234 
 42546 : 37 = 1149 dư 33
B2 : Làm cá nhân 
 Bài giải : 
1 giờ 15 phút = 75 phút 
38 km 400m = 38400 m 
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được la 2:
 38400 : 75 = 512 ( m) 
 Đáp số : 512 m .
- 2 HS nêu 
 TIẾT 4 : SINH HOẠT CHỦ NHIỆM 
I/.MỤC TIÊU :
- Giúp HS điểm lại một tuần học những gì chưa làm được để khắc phục , những gì đã làm được để phát huy . Giúp các em thoải mái vui vẻ giao lưu với bạn bè để thắt chặt tình bạn hơn . 
- Hình thành ý thức tự tổ chức ở HS . 
- Tình cảm tình đoàn kết giúp đỡ nhau cùng vượt khó . 
 II/. SINH HOẠT CUỐI TUẦN 15
Các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình của tổ
Lớp trưởng , lớp phó học tập báo cáo tình hình của lớp
GV nhận xét về việc học tập và các phong trào của lớp :
+ Về nề nếp , tác phong :
Đa số các em thực hiện tốt nề nếp , tác phong quy định của trường , của lớp . Bên cạnh đó còn có một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học , xếp hàng chưa ngăn nắp , bỏ áo ngoài thùng, quên huy hiệu .
+ Về học tập : Nhìn chung các em thực hiện tốt , chuẩn bị bài nay đủ khi đến lớp .
III / KẾ HOẠCH TUẦN 16
Tiếp tục rèn chữ đẹp , giữ vỡ sạch - Thi đua học tập giũa các tổ .
Đi học đầy đủ , đúng giờ – Thực hiện đúng nội quy trường , lớp .
Viết thư thăm hỏi các chú bộ đội 
Thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10 ngồi bàn danh dự .
Vừa học vừa ôn tập chuẩn bị thi HKI .
Thực hiện tốt nội quy trường , lớp . Giữ gìn và chăm sóc cây xanh tron trường .
Duy trì mặt tốt , hạn chế khắc phục mặt chưa tốt .
IV / SINH HOẠT THEO CĐ : Nhớ ơn các chú bộ đội .
Y/c HS đọc thơ , hát múa nói về các chú bộ đội 
+ Chơi trò chơi : Đố bạn “ Thi đua giữa 2 đội “
Nhằm ôn lại kiến thức học trong tuần
+ Dặn dò : Chăm , ngoan , thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra .
Nhận xét của khối trưởng 
Nhận xét của BGH 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 15(2).doc