Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 – Trường Tiểu học Khả Cửu

Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 – Trường Tiểu học Khả Cửu

Toán

LUYỆN TẬP GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM

I. Mục tiêu:

- Củng cố cho học sinh các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Cộng, trừ tỉ số phần trăm, nhân, chia các số phần trăm với một số tự nhiên.

- Biết cách giải bài toán có liên quan.

- Giáo dục hs ý thức và lòng say mê học toán.

II. Đồ dùng dạy, học:

- Nội dung bài.

- Vở bài tập Toán.

 

doc 11 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1098Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 – Trường Tiểu học Khả Cửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn:10/12/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Toán
Luyện tập Giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Cộng, trừ tỉ số phần trăm, nhân, chia các số phần trăm với một số tự nhiên.
- Biết cách giải bài toán có liên quan.
- Giáo dục hs ý thức và lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy, học:
Nội dung bài.
Vở bài tập Toán.
III. Các hoạt động dạy, học:
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra: 
3, Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
*Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài tập 1( tr92 ) Tính theo mẫu
Mẫu: 6% + 15% = 21%
a, 17% + 18,2% 
b, 60,2% - 30,2%
c, 18,1% x 5 
d, 53% : 4
Bài tập 2: ( tr92 ) Thôn Đông dự định trồng 25ha khoai tây. Thôn Bắc dự định trồng 32 ha khoai tây. Hết năm cả hai thôn đều thu được 27 ha khoai tây.
a, Thôn Đông đã thực hiện được bao nhiêu % kế hoạch? Vượt mức bao nhiêu %?
b, Thôn Bắc thực hiện được bao nhiêu % kế hoạch?
-GV gợi ý
Bài tập 3: ( tr 93 ) Một người mua mắm hết 1600.000 đồng. Sau khi bán hết số nước mắm thì thu được 1720.000 đồng.
a,Hỏi người đó thu được bao nhiêu % so với tiền vốn ?
b, Lãi thu được bao nhiêu %?
Bài 4: 
 Một người gởi tiết kiệm 1 000 000 đồng. Một năm sau người đó rút tiền về, cả tiền gửi và tiền lãi được 1 090 000 đồng. Hỏi cả số tiền gửi và tiền lãi bằng bao nhiêu phần trăm số tiền gửi?
 Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
4, Củng cố - Dặn dò:
 - Nhắc lại mội dung bài 
- Nhận xét giờ học về luyện tập thực hành cho thành thạo.
- HS thực hiện và chữ bài
a, = 35,2%
b, = 30%
c, = 20,5%
d, = 13,25%
- HS nêu tóm tắt và giải bài toán.
Bài giải
Thôn Đông đã thực hiện được là:
27 : 25 x 100 = 108%
Vượt kế hoạch là: 108 – 100 = 8%
Thôn Bắc thực hiện được là:
27 : 32 x 100 = 84,375%
 Đáp số: a, 108% ; 8%
 b, 84,375%
HS giải và chữa bài
Bài giải
Tỉ số % giữa tiền vốn và tiền bán là:
1720.000 : 1600.000 x 100 = 107,5%
Tiền lãi chiếm số % là:
107,5% - 100% = 7,5%
 Đáp số: 107,5%; 7,5%
Đáp án: 1,09%
C
Tiếng việt ( Luyện viết )
 buôn chư lênh đón cô giáo
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Nghe và viết đúng chính tả một đoạn trong bài Buôn Ch Lênh đón cô giáo. 
 - Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu tr/ ch, có thanh hỏi, thanh ngã.	
II/ Đồ dùng daỵ, học:
 - Nội dung luyện viết.
III/ Các hoạt động dạy, học:
1, ổn định tổ chức:
- Cho học sinh hát.
2, Kiểm tra:
- HS làm lại bài tập 2a trong tiết Chính tả tuần trớc.
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
* Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV đọc bài viết.
+Những chi tiết nào trong đoạn cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: Y Hoa, gùi, hò reo,
- Em hãy nêu cách trình bày bài?
- GV lưu ý HS cách viết câu câu cảm...
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung bài viết của học sinh
4, Củng cố - Dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
- Hát 1 bài.
- Nhắc nhở chung.
- HS theo dõi SGK.
+Mọi người im phăng phắc xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
Ngày soạn:12/12/2010
Ngày soạn: Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010
Luyện từ và câu
tổng kết vốn từ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Thống kê được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
II. Đồ dùng dạy, học:
	- Từ điển tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy, học:
1, ổn định tổ chức: 	
- Nhắc nhở chung.
2, Kiểm tra: 
3, Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: ( SGK-156 ):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài tập 2 ( SGK-156 )
- Mời 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS: 
+ Đọc thầm lại bài văn.
+ Trả lời lần lượt theo các câu hỏi.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4, Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- GV nhận xét giờ 
- Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
 VD về lời giải :
 Từ Đồng nghĩa	 Trái nghĩa
Nhân hậu	Nhân ái, nhân từ, nhân đức	Bất nhân, độc ác, bạc ác,
Trung thực	Thành thật, thật thà, chân thật,...	Dối trá, gian dối, lừa lọc,
Dũng cảm	Anh dũng, mạnh bạo, gan dạ,	Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu,
Cần cù	Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó,	Lời biếng, lời nhác,
 Lời giải
Tính cách	
- Chi tiết, từ ngữ minh hoạ
Trung thực, thẳng thắn	
- Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng
-Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế.
-Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, ai làm kém, Chấm nói ngay
Chăn chỉ	
- Chấm cần cơm và LĐ để sống.
- Chấm hay làmkhông làm chân tay nó bứt dứt.
-Têt Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng 2,
Giản dị	Chấm không đua đòi ăn mặc Chấm mộc như hòn đất.
Giàu tình cảm, dễ xúc động	Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh cách tính tỉ số phần trăm của một số.
- Biết cách giải bài toán có liên quan.
- Giáo dục hs ý thức và lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy, học:
- Vở bài tập Toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra: 
- Nhắc nhở chung.
3, Bài mới:
- Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: ( tr94 ) Lớp 5A có 32 học sinh số học sinh thích hát chiếm 75%. Tính số học sinh thích hát?
Bài tập 2: ( tr94 ) Lãi suất tiết kiệm 0,5% số tiền gửi là 3000.000 đồng. Hỏi sau một tháng số tiền là bao nhiêu?
Bài tập 3: ( tr94 ) Một vườn có 120 cây tính nhẩm kết quả của:
a, 50% số cây
b, 25% số cây
c, 75% số cây
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc đề bài, nêu cách thực hiện rồi làm bài.
4, Củng cố - Dặn dò:
 - Nhắc lại mội dung bài 
- Nhận xét giờ học về luyện tập thực hành cho thành thạo.
Hát 1 bài.
- HS nêu cách giải rồi làm bài.
Bài giải
Số học sinh thích hát là:
32 : 100 x 75 = 24 ( hs )
 Đáp số: 24 hs
- HS thực hiện và chữa bài
Bài giải
Số tiền lãi 1 tháng sau khi gửi 3000.000 đồng là:
3000.000 : 100 x 0,5 = 15000(đồng)
Số tiền sau khi gửi một tháng là:
3000.000 + 15000 = 3015.000 (đồng)
 Đáp số: 3015.000 đồng
- HS nhẩm rồi nêu kết quả:
a, 50% = 600 cây
b, 25% = 300 cây
c, 75% = 900 cây
Bài giải 
Tiền công đóng chiếc bàn là:
( 500 000 : 100 ) 60 = 300 000 ( đồng )
Đáp số: 300 000 đồng.
Ngày soạn:14/12/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Toán
Luyện tập về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh biết tính tỉ số phần trăm của nó
- Biết cách giải bài toán đơnn giản tìm một số khi biết phần trăm của nó.
- Giáo dục hs ý thức và lòng say mê học toán.
II. Đò dùng dạy, học:
- Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy học.
1, ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số.
2, Kiểm tra: 
Nhắc nhở chung.
3, Bài mới: 
Giới thiệu
* Hướng dẫn học sinh luỵện tập:
Bài tập 1: Tính.
a, 12% của 345kg
b, 67% của 0,89 ha
c, 0,3% của 45km
Bài tập 2: Giải bài toán.
 Một cửa hàng bán 240 kg gạo trong đó 85% là gạo tẻ, còn lại là gạo nếp. Hỏi cửa hàng bán bao nhiêu kg gạo nếp?
Bài tập 3: Giải bài toán.
 Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng là 12m, chiều dài là 15m. Người ta dành 30% diện tích để làm nhà. Tính diện.
4, Củng cố - Dặn dò:
 - nhắc lại nội dung bài học 
 - Luyện tập thực hành cho thành thạo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS thực hiện và chữa bài
a, 12 x 345 : 100 = 41,4kg
b, = 59.63 ha
c, = 13,5 km
HS tóm tắt và giải bài
Bài giải
Số gạo tẻ đã bán là:
85 x 240 : 100 = 204 (kg)
Số gạo nếp đã bán là:
240 – 204 = 36(kg)
 Đáp số: 36 kg
- HS Giải và chữa bài
Bài giải
Diện tích mảnh đất là:
12 x15 = 180 (m2)
Diện tích đất làm nhà là:
30 x180 :100 = 54( m2)
 Đáp số: 54 m2
Tự học ( Tập làm văn )
 Luyện tập tả người
I. Mục đích, yêu cầu
-Biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
-Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
II. Đồ dùng dạy, học:
 - Bảng phụ để HS lập dàn ý làm mẫu.
III. Các hoạt động dạy, học:
1, ổn định tổ chức:	
2,Kiểm tra: 
- Nhắc nhở chung.
3,Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
* Hướng dẫn HS luyện tập:	
Bài tập 1 : ( SGK ).
- Mời một HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Cho HS xem lại kết quả quan sát một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
- Mời 1 HS khá, giỏi đọc kết quả ghi chép. Cho cả lớp NX.
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời 1 HS đọc.
- GV nhắc HS chú ý tả hoạt động của nhân vật để qua đó bộc lộ phần nào tính cách nhân vật.
- Cho HS lập dàn ý, 2 HS làm vào bảng nhóm.
- Mời một số HS trình bày.
- Mời 2 HS làm bài vào bảng nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- GV đánh giá cao những dàn ý thể hiện được ý riêng trong quan sát, trong lời tả.
Bài tập 2: ( SGK ).
- Mời 1 HS yêu cầu của bài.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- GV nhắc HS chú ý:
+ Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+ Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+ Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
4, Củng cố - Dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn.
- Hát 1 bài.
HS đọc
- HS xem lại kết quả quan sát.
- Một HS giỏi đọc, cả lớp nhận xét.
- HS nghe.
- Lập dàn ý vào nháp.
- HS trình bày.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS đọc.
- HS bình chọn.
Hoạt động tập thể
sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Thấy được những ưu điểm và tồn tại trong tuần 16, có ý thức phấn đấu trong những tuần kế tiếp.
- Thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
II. Đồ dùng dạy, học:
- Nhật ký lớp tuần 16.	
III. Các hoạt động dạy, học:
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra:
- Nhắc nhở chung.
3, Bài mới:
a, Sơ kết tuần:
- Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần 16 về các mặt:
+ Đạo đức:
..............................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
+ Học tập:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................Laođộng:............................................................................................
......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
+ Thể dục, vệ sinh:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
b, Sinh hoạt văn nghệ:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................
4, Củng cố – Dặn dò:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
- Hát 1 bài.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Ngày ... tháng ... năm 2010
Duyệt giảng tuần 16
PHT:
 Hà Văn Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docT16.doc