Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Võ Thị Nga - Cẩm Thạch 1

Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Võ Thị Nga - Cẩm Thạch 1

. MỤC TIÊU :

 - HS đọc được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật; từ và đoạn thơ ứng dụng

 - HS viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật

 - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ngày chủ nhật

* Luyện đọc trơn, đọc đúng tốc độ

* Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngày chủ nhật

II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 - Bộ chữ cái TV

 

doc 20 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Võ Thị Nga - Cẩm Thạch 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai, ngày 20 tháng 12 năm 2010
Học vần
Bài 69: ăt - ât
I. Mục tiêu :
 - HS đọc được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật; từ và đoạn thơ ứng dụng
 - HS viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật
 - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ngày chủ nhật
* Luyện đọc trơn, đọc đúng tốc độ
* Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngày chủ nhật
II.Đồ dùng dạy- học:
	 - Bộ chữ cái TV
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của gv
1. Kiểm tra
- Cho HS đọc: ot, at, tiếng hót, ca hát, bát ngát, chót vót 
- Đọc cho HS viết: chổi đót, hạt lúa.
2. Dạy vần :
+Dạy vần ăt
- Ghi bảng: ăt và đọc mẫu.
- Vần ăt được tạo bởi mấy âm?
- Hãy tìm các chữ ghi âm cài vần ăt?
- Đánh vần: ă - tờ – ăt
- Muốn có tiếng mặt ta ghép thêm âm gì? dấu thanh gì?
- Ghi bảng: mặt và đánh vần mẫu.
- Giới thiệu từ “rửa mặt” và ghi bảng : 
 rửa mặt 
+Dạy vần ât( tiến hành tương tự như 
vần ăt)
- So sánh vần ăt với vần ât?
3. Đọc từ ứng dụng
- Ghi bảng 4 từ ứng dụng trong SGK
 đôi mắt mật ong
 bắt tay thật thà
-Giải thích các từ ứng dụngcho HS hiểu. 
+ bắt tay:Nắm bàn tay người khỏc để chào hay để biểu lộ tỡnh cảm.
+ mật ong:Chất lỏng hơi sền sệt, cú vị ngọt, màu vàng nhạt, do nhiều giống ong hỳt mật nhiều loại hoa đem về tổ.
+thật thà:(Tớnh người) tự bộc lộ mỡnh một cỏch tự nhiờn, khụng giả dối, khụng giả tạo
4. Hướng dẫn viết
- Viết mẫu và giảng cách viết các vần, từ: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.
- Vần ăt có 2 con chữ: con chữ ă viết trước nối sang con chữ t. 
- Tương tự HD viết các chữ còn lại. Cần lưu ý HS viết đúng khoảng cách giữa các chữ rộng bằng 1 con chữ o, khoảng cách các từ rộng bằng 1 ô vuông.
 Hoạt động của hs
- Cá nhân đọc
- Viết vào bảng con.
- Cá nhân, cả lớp đọc.
- 2 âm: âm ă trước âm t sau.
- HS cài vào bảng ăt
- Cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc 
trơn vần ăt.
- Ghép thêm âm mờ vào trước vần ăt 
và thêm dấu nặng dưới con chữ ă.
- HS cài chữ mặt
- Cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc 
trơn tiếng “mặt”.
-HS đọc từ “rửa mặt”: cá nhân, tổ, cả
lớp.
- Giống nhau: đều có âm t ở cuối vần.
- Khác nhau: âm ă và âm â đầu vần.
- HS đánh vần các tiếng có vần ăt, ât.
- HS đọc từ ứng dụng: cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS lắng nghe
-HS nêu cách viết rồi viết vào bảng 
con: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.
Tiết 2
1. Luyện đọc
- GV chỉ bài trên bảng gọi HS đọc bài. 
 - Cho HS quan sát tranh các câu thơ ứng dụng và hướng dẫn HS đọc câu câu thơ ứng dụng. 
 Cái mỏ tí hon
 .....................
 Ta yêu chú lắm.
- Gọi HS đọc bài trong SGK.
2. Luyện viết
- Nhắc lại cách viết: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.
- Nhắc HS ngồi viết, cầm bút đúng tư thế và viết đúng khoảng cách giữa các từ.
- Chấm bài nhận xét.
 3. Luyện nói
 Gợi ý:
- Tranh vẽ cảnh gì? 
- Ngày chủ nhật mẹ cho bé đi đâu?
- Ngày chủ nhật em làm gì? mẹ có cho đi chơi không?
*Hãy kể về một ngày chủ nhật của em?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
4. Củng cố bài
 - Thi tìm tiếng, từ có vần ăt, ât
 - Chỉ bài bất kỳ trên bảng HS đọc
Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà xem trước bài: ôt, ơt.
- 5 em đọc, tổ đọc.
- HS nêu nội dung tranh: Tranh vẽ bạn nhỏ đang ôm trên tay một con gà con.
- Cá nhân đọc, cả lớp đọc khổ thơ ứng dụng.
- 5 em đọc. Cả lớp đọc 
- Tập viết vào vở Tập viết in: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật, mỗi vần, từ viết 1 dòng.
- 2 em đọc tên bài luyện nói: Ngày chủ nhật
- Thảo luận theo N4.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nêu miệng
- Cá nhân đọc.
________________________________________________
Mĩ thuật
(GV chuyờn trỏch)
_______________________________________________
Toán
Luyện tâp chung
I.Mục tiêu:
	- Biết cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10; viết được các số theo thứ tự quy định; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán
II.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của gv
1. Kiểm tra 
5 + 3 = 10 + 0 = 6 – 4 = 
10 – 1 = 8 + 2 = 9 + 0 =
Hoạt động của hs
- HS làm vào bảng con
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Số?
- Gọi HS đọc KQ, GV chữa bài và củng cố cấu tạo các số 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. 
Bài 2: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn
a. GV hướng dẫn: số nào bé viết trước, số nào lớn viết sau.
Phần b: HD ngược lại.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp
a. Có: 4 bông hoa
 Thêm : 3 bông hoa
 Có tất cả: ... bông hoa? 
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Có tất cả ta viết phép tính gì? 
b. Tiến hành tương tự
2. Chấm chữa bài 
Củng cố bài: 
- Thi đọc cấu tạo các số 6, 7, 8, 9, 10.
- Nhận xét giờ học.
- HS làm vào SGK 
- Làm vào vở 
2 HS làm bài ở bảng lớp.
a. 2, 5, 7, 8, 9.
b. 9, 8, 7, 5, 2.
- HS nhìn tóm tắt nêu bài toán
VD: Lan hái được 4 bông hoa, Mai hái được 3 bông hoa. Cả hai bạn hái được tất cả mấy bông hoa?
- Viết phép tính: 4 + 3 = 7
b. 7 – 2 = 5
- Mỗi em nêu cấu tạo của 1 số.
Thứ ba, ngày 21 tháng 12 năm 2010
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được so sánh các số , biết thứ tự các số trong dãy số từ 0 đến 10; biết cộng, trừ các số trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
1. Kiểm tra:
- Điền số: ..., 1, ... , ... , 4, ... , ..., ..., 8, ..., ....
- Gọi HS đọc lại các số từ 0 đến 10 và ngược lại.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Nối theo thứ tự
- Hướng dẫn HS nối theo thứ tự từ 0 đến 10; từ 1 đến 8.
- ? Số nào liền số số 1? Số nào liền trước số 9?...
Bài 2: Tính
- Chữa bài và lưu ý phần a: Viết KQ thẳng cột
Phần b: Tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Bài 3: Điền dấu >,<,=
- HD HS tính kết quả hai vế rồi so sánh kết quả.
- Gọi HS đọc bài làm.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
a. Bài toán cho biết gì?
- Bài toán y/ c tìm gì?
b. HD tương tự
- Gọi 2 em lên bảng làm 2 phần
Bài 5: Xếp hình theo mẫu
- Yêu cầu HS xếp hình theo nhóm 4 em
- Thu vở chấm 
Nhận xét giờ học
Hoạt động của hs
- 1 HS lên bảng điền.
- 4 em đọc
- Làm ở sgk
- 2 HS yếu làm bài ở bảng
- 2 HS nêu y/ c bài tập
3 + 2 = 2 + 3
- Mỗi em đọc KQ 1 cột
- HS nhìn tranh nêu bài toán: Có 5 con vịt đang bơi dưới ao, có thêm 4 con xuống nữa. Hỏi dưới ao có tất cả mấy con vịt?
- HS làm bài vào vở
a. 5 + 4 = 9
b. 7 – 2 = 5
- HS lấy hình tròn và hình tam giác ở bộ Đ D xếp theo mẫu ở SGK
____________________________________________
Học vần
Bài 70 : ôt - ơt
I.Mục tiêu :
 - HS đọc được: ôt , ơt, cột cờ , cái vợt; từ và đoạn thơ ứng dụng
 - HS viết được: ôt , ơt, cột cờ , cái vợt
 - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ngày chủ nhật
* Luyện đọc trơn, đọc đúng tốc độ
* Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Những người bạn tốt
II.Đồ dùng dạy- học:
Bộ chữ cái TV
Quả ớt, cái vợt
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
1. Kiểm tra
- Cho HS đọc: ăt, ât, rửa mặt, bắt tay, thật thà.
 - Đọc cho HS viết: rửa mặt, thật thà
2. Dạy vần 
Dạy vần ôt:
- Ghi bảng: ôt và đọc mẫu.
- Vần ôt được tạo bởi mấy âm?
- Hãy tìm các chữ ghi âm cài vần ôt?
- Đánh vần: ô - tờ – ôt
- Muốn có tiếng cột ta ghép thêm âm gì? dấu thanh gì?
- Ghi bảng: cột và đánh vần mẫu.
- Giới thiệu từ “ cột cờ ” và ghi bảng : 
 cột cờ 
Dạy vần ơt( tiến hành tương tự như vần ôt)
- So sánh vần ôt với vần ơt?
3. Đọc từ ứng dụng
- Ghi bảng 4 từ ứng dụng trong SGK
 cơn sốt xay bột
 quả ớt ngớt mưa
- Giải thích các từ ứng dụng cho HS hiểu. 
*HS tìm từ có vần ôt, ơt.
 4. Hướng dẫn viết
- Viết mẫu và giảng cách viết các vần, từ: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt.
- Vần ôt có 2 con chữ: con chữ ô viết trước nối sang con chữ t. 
- Tương tự HD viết các chữ còn lại. Cần lưu ý HS viết đúng khoảng cách giữa các chữ rộng bằng 1 con chữ o, khoảng cách các từ rộng bằng 1 ô vuông.
Hoạt động củahs
- Cá nhân đọc
- Viết vào bảng con.
- Cá nhân, cả lớp đọc.
- 2 âm: âm ô trước âm t sau.
- HS cài vào bảng ôt 
- Cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc trơn vần ôt.
- Ghép thêm âm cờ vào trước vần ôt và thêm dấu nặng dưới con chữ ô. HS cài chữ cột
- Cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc trơn tiếng “cột”.
- HS đọc từ “cột cờ”: cá nhân, tổ, cả lớp.
- Giống nhau: đều có âm t ở cuối vần.
- Khác nhau: âm ô và âm ơ đầu vần.
- HS đánh vần các tiếng có vần ôt, ơt.
- HS đọc từ ứng dụng: cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS khá, giỏi
- HS nêu cách viết rồi viết vào bảng con: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt.
Tiết 2
1. Luyện đọc
- GV chỉ bài trên bảng gọi HS đọc bài tiết 1. 
 - Cho HS quan sát tranh các câu thơ ứng dụng và hướng dẫn HS đọc câu câu thơ ứng dụng. 
 Hỏi cây bao nhiêu tuổi
 Cây không nhớ tháng năm
 Cây chỉ dang tay lá
 Che tròn một bóng râm.
- Gọi HS đọc bài trong SGK.
2. Luyện viết
- Nhắc lại cách viết: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt.
- Nhắc HS ngồi viết, cầm bút đúng tư thế và viết đúng khoảng cách giữa các từ.
- Chấm bài nhận xét.
 3. Luyện nói
 Gợi ý:
- Tranh vẽ cảnh gì? 
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Thế nào là những người bạn tốt?
- Em có đối xử tốt với bạn không?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
*HS nhìn tranh nói liền mạch cả bài.
4. Củng cố bài
 - Thi tìm tiếng, từ có vần ôt, ơt
*Nói một câu chứa tiếng có vần ôt hoặc ơt.
 - Chỉ bài bất kỳ trên bảng
Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà xem trước bài: et, êt.
- Cá nhân đọc, tổ đọc.
- HS nêu nội dung tranh minh hoạ, câu 
ứng dụng.
- HS đọc các câu thơ ứng dụng: cá nhân,
 tổ, cả lớp.
- cá nhân đọc. Cả lớp đọc 
-Tập viết vào vở Tập viết in: ôt, ơt, cột 
cờ, cái vợt, mỗi vần, từ viết 1 dòng.
- 2 em đọc tên bài luyện nói: Những 
người bạn tốt.
- Thảo luận theo N4.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS khá, giỏi
- HS nêu miệng
- Cá nhân đọc.
_______________________________________________
Thủ công
Gấp cái ví(t1)
I.Mục tiêu:
	- HS biết gấp cái ví, gấp được cái ví bằng giấy.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Cái ví mẫu
	- Giấy màu
IIi.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động1. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- GV cho học sinh quan sát ví mẫu.
- Ví có hình gì? Gồm có mấy ngăn?
- Mở cái ví ra và hỏi: Ví được gấp từ tờ giấy hình gì? 
Hoạt động2. GV hướng dẫn mẫu
Bước 1: Lấy đường dấu giữa: GV hướng dẫn HS cách lấy đường dấu giữa bằng cách gầp đôi tờ giấy lại sau đó mở ra như cũ sẽ có đường dấu giữa
Bước 2: Gấp mép ví gấp mép 2 đầu vào khoảng 1 ô. 
Bước 3: Gấp ví
- Gấp tiếp phần ngoài vào trong sao cho 2 miệng ví sát mép giữa.
- Lật ra mặt sau gấp 2 phần ngoài ở 2 đầu vào trong 
cho cân đối với bề dài và bề ngang. Tiếp tục gấp 3. đôi theo chiều ngang.
Hoạt động3.Học sinh thực hành gấp ví ở giấy nháp
- Theo dõi HD thêm cho HS còn lúng túng
- Cuối tiết học nhắc HS dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ
- Nhận xét giờ học dặn HS tiết sau mang đủ ĐD học thủ công để thực hành Gấp ví
Ho ... g cho lớp mình sạch đẹp.
Hoạt động 4. Thực hành dọn vệ sinh theo nhóm
Phân công: Tổ 1: lau bàn ghế
 Tổ 2: lau các cánh cửa
 Tổ 3: quét và lau chùi nhà.
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
Hoạt động của hs
- HS nêu 
- HS quan sát tranh ở trang 36 SGK và thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS trả lời câu hỏi
- HS thực hành theo nhóm do tổ trưởng điều khiển.
* Giáo viên khắc sâu nội dung bài và liên hệ về GDMT : Sự cần thiết phảigiữ gìn môi trường lớp học sạch đẹp. Giáo dục HS có ý thức giữ gìn lớp học sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, vẽ bậy lên tường, bàn ghế, đi tiểu đi tiêu đúng nơi quy định.
_______________________________________
Thứ năm, ngày 23 tháng 12 năm 2010
Thể dục
Trò chơi vận động
I. Mục tiêu:
	- HS làm quen với trò chơi : Nhảy ô tiếp sức
	- Bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Chuẩn bị 
- Tranh minh hoạ cho trò chơi, kẻ sẵn 2 dãy ô để HS chơi trò chơi. 
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung tiết học.
- Cho cả lớp ra sân tập hợp thành 3 hàng.
2. Phần cơ bản
- Treo tranh vẽ minh hoạ trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức.
- Chia lớp thành hai nhóm có số lượng bằng nhau.
- Khi có lệnh “Nhảy ô tiếp sức bắt đầu” thì em thứ nhất nhảy vào ô đánh dấu rồi chạy về phía sau hàng và em tiếp theo nhảy. Cứ như vậy cho đến hết.
- Tuyên dương nhóm nhảy đúng nhảy nhanh.
3. Phần kết thúc
- GV cùng cả lớp hệ thống lại bài học.
- Dặn về nhà chơi trò chơi mới học.
Hoạt động củahs
- Cả lớp hát kết hợp vỗ tay bài “ Sắp đến Tết rồi” sau đó dậm chân tại chỗ và đếm 1- 2; 1- 2...
- 1 nhóm 5 em chơi thử.
- HS chơi thử 2 lần sau đó chơi chính thức nếu nhóm nào thua thì nhẩy lò cò một vòng trên sân.
- HS đi thường theo nhịp và hát bài: Đàn gà con
____________________________________________
Toỏn
kiểm tra 
I.mục tiêu
Đỏnh giỏ kết quả HS về :
- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10;cộng, trừ trong phạm vi 10; nhận dạng hình đã học; viết phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Hoạt động dạy học
A. GV ghi đề lên bảng HS chép và làm vào giấy kiểm tra
Bài 1: Tính
a. 4 8 7 9 10 6 
 + - + - - +
 2 3 3 9 8 4 
b. 6 – 1 – 3 =	10 – 8 + 5 =
 5 + 4 – 7 =	3 + 7 – 6 = 
 10 – 6 + 0 = 9 – 6 + 7 = 
Bài 2: Số?
9 = ... + 4 ... + 2 = 5 10 - ... = 7 
7 = 7 – ... ... – 6 = 3 5 + ... = 10
Bài 3: Khoanh vào số bé nhất 8, 6, 2, 9, 6, 1, 7.
 Khoanh vào số lớn nhất 0, 3, 2, 7, 1, 8
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
Có : 8 cây
Trồng thêm: 2 cây
Có tất cả: ... cây?
Bài 5: Có ....... hình vuông?
*Bài 6: Tìm 1 số biết rằng lấy số đó cộng với 3 rồi trừ đi 5 được kết quả bằng 5.
( HS khá giỏi làm thêm)
B. Cách đánh giá
Bài 1: 3,5 điểm a. 1, 5 điểm ; b. 2 điểm	 Bài 4: 1, 5 điểm
Bài 2: 2 điểm Bài 5: 1 điểm
Bài 3: 1 điểm Bài 6: 1 điểm
c.GV thu bài về chấm
________________________________________
Học vần
Bài 72: ut -ưt
I.Mục tiêu: 
 - HS đọc được: ut , ưt, bút chì, mứt gừng; từ và đoạn thơ ứng dụng
 - HS viết được: ut , ưt, bút chì, mứt gừng
 - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ngón út, em út, sau rốt
* Luyện đọc trơn, đọc đúng tốc độ
* Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngón út, em út, sau rốt
iI. Đồ dùng dạy-học:
Bộ chữ cái TV
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của gv
1. Kiểm tra
- Cho HS đọc: et, êt, bánh tét, dệt vải, kết bạn, con rết.
 - Đọc cho HS viết: bánh tét, dệt vải
2. Dạy vần :
Dạy vần ut:
- Ghi bảng: ut và đọc mẫu.
- Vần ut được tạo bởi mấy âm?
- Hãy tìm các chữ ghi âm cài vần ut?
- Đánh vần: u - tờ – ut
- Muốn có tiếng bút ta ghép thêm âm gì? dấu thanh gì?
- Ghi bảng: bút và đánh vần mẫu.
- Giới thiệu từ “bút chì” và ghi bảng : 
 bút chì 
Dạy vần ưt (tiến hành tương tự như vần ut)
- So sánh vần ut với vần ưt?
3. Đọc từ ứng dụng
- Ghi bảng 4 từ ứng dụng trong SGK
- GV giải thích:
 + chim cút: loài chim nhỏ đẻ trứng nhỏ như đầu ngón tay.
 + sút bóng: dùng chân đá mạnh vào vào quả bóng.
 + sứt răng: răng bị mẻ
 + nứt nẻ: hiện tượng nứt thành nhiều đường ngang đường dọc chằng chịt.
*Tìm từ chứa vần ut, ưt? 
4. Hướng dẫn viết
- Viết mẫu và giảng cách viết các vần, từ: ut, ưt, bút chì, mứt gừng 
- Vần u có 2 con chữ: con chữ u viết trước nối sang con chữ t. 
- Tương tự HD viết các chữ còn lại. Cần lưu ý HS viết đúng khoảng cách giữa các chữ.
 Hoạt động của hs
- Cá nhân đọc
- Viết vào bảng con.
- Cá nhân, cả lớp đọc.
- 2 âm: âm u trước âm t sau.
- HS cài vào bảng ut 
- Cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc 
trơn vần ut.
- Ghép thêm âm bờ vào trước vần ut và
thêm dấu sắc trên con chữ u. HS cài chữ
 bút
- Cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc 
trơn tiếng bút
- HS đọc từ “cái bút”: cá nhân, tổ, cả
lớp.
- Giống nhau: đều có âm t ở cuối vần.
- Khác nhau: âm u và âm ư đầu vần.
- HS đánh vần các tiếng có vần ut, ưt.
- HS đọc từ ứng dụng: cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS nêu miệng
-HS nêu cách viết rồi viết vào bảng con: 
ut, ưt, bút chì, mứt gừng.
Tiết 2
1. Luyện đọc
- GV chỉ bài trên bảng gọi HS đọc bài. 
 - Cho HS quan sát tranh các câu ứng dụng và hướng dẫn HS đọc các câu thơ ứng dụng.
- Gọi HS đọc bài trong SGK.
2. Luyện viết
- Nhắc lại cách viết: ut, ưt, bút chì, mứt gừng 
- Nhắc HS ngồi viết, cầm bút đúng tư thế và viết đúng khoảng cách giữa các từ.
- Chấm bài nhận xét.
 3. Luyện nói
- Tranh vẽ những gì? 
- Đâu là ngón út trên bàn tay?
- Hãy chỉ ra con vịt đi sau rốt?
- Em út là em thứ mấy trong nhà?
- Trong lớp ta những em nào là em út trong nhà?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
*Nhìn tranh nói lièn mạch cả bài
4. Củng cố bài
 - Thi tìm tiếng, từ có vần ut, ưt
 - Gọi HS đọc bài trong SGK
Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà xem trước bài: it, iêt.
- Một số HS đọc, tổ đọc.
- HS nêu nội dung tranh minh hoạ, câu ứng dụng.
- Cá nhân đọc nối tiếp các dòng thơ, tổ, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Cá nhân đọc. 
- Tập viết vào vở Tập viết in: ut, ưt, bút chì, mứt gừng 
- 2 em đọc tên bài luyện nói: Ngón út, em út, sau rốt.
- Thảo luận theo N4.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nêu miệng
- HS nêu miệng
- Cá nhân đọc.
__________________________________________
Thứ sỏu, ngày 20 tháng 12 năm 2010
Tập viết
thanh kiếm, âu yếm, ao chuÔm,BáNH NGọT, BãI CáT, 
THậT THà
I.Mục tiêu:
- Viết đúng các chữ: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt,...kiểu viết thường cỡ vừa như VTV.
- Viết đúng khoảng cách, mẫu chữ, cỡ chữ, tư thế ngồi viết
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của gv
1. Giới thiệu bài
- Gọi HS đọc các từ trong bài viết
2. Hướng dẫn cách viết
- Hướng dẫn viết lần lượt từng từ “thanh kiếm” có hai chữ. Chữ “thanh” có th nối vần anh; chữ “kiếm” có con chữ k nối với vần iêm thêm dấu sắc đặt trên con chữ ê. Khoảng cách giữa chữ “thanh” và chữ “kiếm” rộng bằng 1 con chữ o, khoảng cách giữa các từ rộng 1 ô vuông.
- Tương tự hướng dẫn HS viết từ còn lại.
3.Học sinh viết bài
- Nhắc HS ngồi viết đúng tư thế.
- Theo dõi và HD thêm cho HS viết chữ chưa đẹp: Giáp, ĐứcB,...
4.Chấm bài nhận xét
- Thu vở chấm. Chấm một nửa lớp
Hoạt động của hs
- Hai em đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
- HS theo dõi GV viết mẫu.
- Học sinh viết vào bảng con từ: thanh kiếm
- HS viết vào vở Tập viết in: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết chữ đẹp nhất là HS có tiến bộ về chữ viết.
______________________________________________
Tập viết
xay bột, nét chữ, đôi mắt,chim cút, nứt nẻ
I.Mục tiêu:
- Viết đúng các chữ: xay bột, nét chữ, đôi mắt, ...kiểu viết thường cỡ vừa như VTV.
- Viết đúng khoảng cách, mẫu chữ, cỡ chữ, tư thế ngồi viết
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của gv
1. Giới thiệu bài
- Gọi HS đọc các từ trong bài viết
2. Giảng cách viết
- Hướng dẫn viết lần lượt từng từ “xay bột” có hai chữ. Chữ “xay” có con chữ x nối vần ay ; chữ “bột” có con chữ b nối với vần ôt dấu nặng đặt dưới con chữ ô. Khoảng cách giữa chữ “xay” và chữ “bột” rộng bằng 1 con chữ o, khoảng cách giữa các từ rộng 1 ô vuông.
- Tương tự hướng dẫn HS viết từ còn lại.
3. Học sinh viết bài
- Nhắc HS ngồi viết và cầm bút đúng tư thế.
- Theo dõi và HD thêm cho HS viết chữ chưa đẹp: Giáp, ĐứcB,...
4.Chấm bài nhận xét
- Thu vở chấm. Chấm một nửa lớp còn lại ở tiết 1 chưa chấm.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết chữ đẹp nhất là HS có tiến bộ về chữ viết.
Hoạt động của hs
3 em đọc cả lớp đọc đồng thanh.
- HS theo dõi GV viết mẫu.
- Học sinh viết vào bảng con từ: xay bột
HS viết các từ ở vở Tập viết in: xay bột, nét chữ, ... Mỗi từ viết 1 dòng.
Âm nhạc
(GV chuyờn trỏch)
________________________________________
Hoạt động tập thể.
Sinh hoạt lớp.
I. Mục tiêu:
 Sơ kết tuần, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần 17 và vạch kế hoạch tuần 18
II. Sinh hoạt:
1. GV nhận xét chung trong tuần:
 - Về nề nếp: Vệ sinh trực nhật, đi học đúng giờ.
 +Tập hợp ra, vào lớp. 
 + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 +Thực hiện quy định về đồng phục.
 - Về việc học tập:
 +Tuyên dương những HS có ý thức học bài và làm bài tốt:Giang, Tú, Ngân,...
 + Nhắc nhở những HS có bài được điểm yếu cần cố gắng khắc phục lần sau tiến bộ hơn: ĐứcB, Giáp, ...
 +Cho HS bình chọn cá nhân xuất sắc trong tuần.
 - Về đúng nạp:
 +Tuyờn dương những HS đó nạp tiền:Tú, An, Giang, Vũ, ....
 + Nhắc nhở những HS cũn thiếu
 + Tiếp tục đóng nộp tiền xây dựng trường và các khoản khác.
2. Kế hoạch tuần tới:
- Thực hiện tốt các kế hoạch nhà trường đề ra.
- Tập trung ôn tập để chuẩn bị thi KTĐK lần 2.
- Tăng cường đọc viết để nâng cao kỷ năng nghe viết cho HS.
- Thường xuyên kiểm tra HS đọc viết còn yếu: ĐứcB, Giáp, ...
- Nhắc HS duy trì nề nếp học tập nghiêm túc, đi học đúng giờ.
- Động viên HS giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Tiếp tục đóng nộp tiền xây dựng trường.
______________________________________
Luyện Đạo đức
Trật tự trong trường học
I. Mục tiêu:
	- HS biết giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp.
	- Luyện tập về các hành vi về giữ trật tự trong giờ học.
II.Các hoạt động dạy- học:
1.Luyện tập:
 - Em hóy kể những việc làm để giữ trật tự lớp học?
 - Em hóy kể những việc làm để giữ trật tự trường học?
2.GV kết luận chung:
-Khi ra vào lớp cần xếp hàng trật tự, đi theo hàng,khụng chen lấn xụ đẩy đựa nghịch 
- Trong gỡơ học cần chỳ ý nghe cụ giỏo giảng, khụng đựa nghịch, khụng núi chuyện riờng. Giơ tay xin phộp khi muốn phỏt biểu 
-Gĩư trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học giỳp cỏc em thực hiẹn tốtquyền được học tập của mỡnh
3. Liờn hệ thực tế đến HS trong lớp GV khen gợi, nhắc nhở.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1(7).doc