Giáo án Lớp 5 - Tuần 18 - Hồ Thị Công

Giáo án Lớp 5 - Tuần 18 - Hồ Thị Công

I. Mục đích yêu cầu. - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lịng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu. - Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm : Giữ lấy màu xanh. - Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.

II. Đồ dùng dạy học. Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lịng.

III. Các hoạt động dạy học.

 1. Kiểm tra bài cũ.

 

doc 14 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 18 - Hồ Thị Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 27 tháng 12 năm 2010
ƠN TẬP (Tiết 1)
CUỐI HỌC KÌ I 
I. Mục đích yêu cầu. - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lịng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu. - Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm : Giữ lấy màu xanh. - Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.
II. Đồ dùng dạy học. Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lịng. 
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ.
 2.Dạy bài mới. - GV giới thiệu bài: GV nêu mục đích giờ học.
 Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
 Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lịng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.
 - HS bốc thăm 1 trong những bài GV ghi sẵn trong phiếu. - HS chuẩn bị 2 phút và đọc bài. 
- GV đặt câu hỏi – HS trả lời - Nhận xét, cho điểm.
 Hoạt động 2: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh. 
Số tt
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuyện một khu vườn nhỏ
Văn Long
Văn
2
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều
Thơ
3
Mùa thảo quả
Ma Văn Kháng
Văn
4
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
Thơ
5
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Văn
6
Trồng rừng ngậm mặn
Phan Nguyên Hồng
Văn
 Mục tiêu: Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm : Giữ lấy màu xanh.
	- HS điền vào phiếu bài tập – 1 HS làm bảng phụ.- GV nhận xét .
 Hoạt động 3: Nhận xét về nhân vật
 Mục tiêu: Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.- HS nêu nhận xét về nhân vật bạn nhỏ trong truyện Người gác rừng tí hon và trao đổi với các bạn trong nhóm.- HS trình bày, nhận xét - Nhận xét, tuyên dương học sinh.
3. Củng cố – dặn dò. - GV nhận xét giờ học - Dặn dò chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm: 
TỐN
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. Mục đích yêu cầu.* Giúp HS:
 - Hình thành được công thức tính diện tích hình tam giác và thuộc quy tắc. - Thực hành tính đúng diện tích hình tam giác dựa vào số đo cho trước.
II. Đồ dùng dạy học. - Hai hình tam giác bằng nhau. - Kéo, thước kẻ, ê ke - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ: - HS sửa bài 2.- GV nhận xét và chữa bài.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
Mục tiêu: Hình thành được cơng thức tính diện tích hình tam giác và thuộc qui tắc
* Hướng dẫn HS cắt ghép tam giác tạo thành một hình chữ nhật.
- Lấy một trong hai hình tam giác bằng nhau.
- Vẽ đường cao lên hình tam giác đó.
- Cắt theo đường cao, được hai mảnh tam giác ghi là 1 và 2.
- Ghép hai mảnh một và hai vào hình tam giác còn lại để tạo thành hình chữ nhật.
* Hình thành công thức, quy tắc tính diện tích hình tam giác.
Hoạt động 2: Thực hành luyện tập.
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
Bài 1: 
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm như thế nào?
- HS vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
Bài 2: HS yếu hồn thành vào buổi chiều.
- GV lưu ý HS phải đổi đơn vị đo để độ dài cạnh đáy và chiều cao cùng đơn vị đo. Sau đó tính diện tích hình tam giác.
3. Củng cố – dặn dò.
- Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
- Nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
* So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
- So sánh chiều dài hình chữ nhật vừa ghép với đáy hình tam giác.,
- So sánh chiều rộng hình chữ nhật vừa ghép với chiều cao hình tam giác.
- So sánh diện tích hình chữ nhật với diện tích hình tam giác. Vì sao?
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
- Vậy muốn tìm diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
 S = 
(S là diện tích,a làcạnh đáy,h làchiều cao)
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bảng con + bảng lớp - Nhận xét sửa bài của HS.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm vở + bảng phụ - Nhận xét sửa bài của HS.
- HS trả lời miệng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm: 
KHOA HỌC
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I. Mục đích yêu cầu. * Giúp HS: - Phân biệt 3 thể của chất. - Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.- Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
II. Đồ dùng dạy học: - GV hình minh hoạ trang 73 SGK.- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài : Ghi đầu bài lên bảng
Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức: “Phân biệt 3 thể của chất”
Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- GV chuẩn bị bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi tên một chất.
- GV cùng HS kiểm tra lại từng tấm phiếu các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã làm đúng chưa
Hoạt động 2: Trò chơi ai nhanh ai đúng.
Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của chất 
Đáp án: 1-b 2-c 3-a 
Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngày.
Bước 1:
GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
- Hình 1: Nước ở thể lỏng.
- Hình 2: Nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
- Hình 3:Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao.
Hoạt động 4: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”
Mục tiêu: Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
* Cách tiến hành:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu cho các nhóm.
3. Củng cố dặn dò.- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
	+ GV chia lớp thành 2 đội và hướng dẫn cách chơi
Bước 2: Tiến hành chơi
Bước 3: Cùng kiểm tra
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
	+ GV chia lớp thành 2 đội và hướng dẫn cách chơi
Bước 2: Tiến hành chơi
Bước 3: Cùng kiểm tra
- HS quan sát các hình trang 73 SGK / 73 nĩi về sự chuyển thể của nước.
Bước 2: HS tự tìm thêm các ví dụ khác
HS đọc mục bạn cần biết trang 73 SGK
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
Bước 2: Các nhóm làm việc và dán phiếu lên bảng
Bước 3: Cùng kiểm tra nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm: 
Thứ ba, ngày 28 tháng 12 năm 2010
TỐN
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu: * Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.- Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).
II. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
2. Luyện tập.
Mục tiêu: Củng cố thực hành, luyện tập các yếu tố trong tam giác và kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
Bài 1: 
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm như thế nào?
- Trong trường hợp đáy và chiều cao không cùng đơn vị đo ta làm như thế nào?
Bài 2: GV vẽ hình lên bảng
- Hướng dẫn HS quan sát từng hình tam giác vuông rồi chỉ ra đáy và chiều cao tương ứng.
Bài 3: Hướng dẫn HS quan sát hình tam giác vuông.
- Tam giác có đặc điểm gì ?
- Hãy xác định đáy và chiều cao tương ứng.
- Hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác vuông ABC.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề, nêu yêu cầu, thảo luận hồn thành bài tậpa.
* Tương tự cho câu b.
	Gọi HS đọc bài làm
- Yêu cầu HS đo độ dài các cạnh của MNPQ. Nêu kết quả đo.
- GV xác nhận và yêu cầu cả lớp làm bài.
3. Củng cố – dặn dò: - Nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình tam giác vuông.- Nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS thực hành tính diện tích hình tam giác vào bảng phụ và vở.
- Nhận xét sửa bài của HS.
- HS nêu yêu cầu bài
- 2 HS lên bảng làm bài - Dưới lớp HS vẽ hình vào vở và làm bài.
- HS nhận xét bài của bạn, sửa bài.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi.
- HS thực hành tính diện tích hình tam giác vuông.
- 1 HS lên bảng làm bài tập, ở dưới làm vào vở
- HS nêu yêu cầu câu a
- HS thảo luận nhóm tìm số đo các cạnh hình chữ nhật ABCD.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS tính diện tích tam giác ABC.
- So sánh diện tích tam giác ABC với diện tích hình chữ nhật ABCD.
- HS làm bài bảng phụ + vở.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm: ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP (tiết 3)
CUỐI HỌC KÌ I 
I. Mục đích yêu cầu: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lịng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.- Biết lập bảng thống kê vốn từ về môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lịng.- Phiếu học tập. 	
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Dạy bài mới.
Giới thiệu bài: Trực tiếp. 
 Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lịng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.
- GV đặt câu hỏi .Nhận xét, cho điểm. 
Hoạt động 2: Lập bảng thống kê vốn từ về môi trường
Mục tiêu: Biết lập bảng thống kê vốn từ về môi trường
 Bài 2 :
	+ Bài tập có những yêu cầu gì ?
	+ Thế nào là từ đồng âm ?
	+ Thế nào là từ đồng nghĩa ?
	+ Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
- Hãy thay những từ đồng nghĩa em vừa tìm vào bài văn.
+ Cách dùng từ của tác giả so với những từ em vừa thay vào, bài văn nào hay hơn?
+ Vì sao nhà văn lại chọn những từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó?
Ba ...  TẬP(tiết 2) 
CUỐI HỌC KÌ I 
I. Mục đích yêu cầu:- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lịng.-Nghe và viết đúng chính tả bài Chợ Ta- sken.	 
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lịng.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Dạy bài mới : * Giới thiệu bài: giới thiệu mục đích, yêu cầu giờ học. 
Hoạt động 1: Ôn các bài tập đọc và học thuộc lòng
Mục tiêu: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lịng.
	- HS bốc thăm chọn bài - HS đọc bài và trả lời câu hỏi - Nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả
Mục tiêu: Nghe và viết đúng chính tả bài Chợ Ta- sken.
 Bước1: Tìm hiểu nội dung đoạn viết 
- 1 HS đọc phần chính tả sẽ viết.+ Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ Ta- sken?
Bước 2: Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.VD: trộn lẫn, nẹp thêu, xúng xính, chảy dọc, chờn vờn, thõng dài. - Yêu cầu HS đọc viết các từ vừa tìm được vào bảng con, bảng lớp.
Bước 3: Viết chính tả. 
- GV đọc chậm rãi cho HS viết vào vở. - HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai – Viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết) - Thu bài chấm - GV nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố – dặn doØ.- GV nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm: .
TỐN
 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ƠN TẬP (TIẾT 7 )
CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc bài tập đọc và cảm nhận nội dung bài đọc.- Thực hành , luyện tập về : từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, quan hệ từ. 
II.Chuẩn bị: Viết sắn trên bảng phụ 10 câu hỏi 
III. Các hoạt động:
1. Đọc bài văn trong SGK/177
 - Gọi 1 em đọc bài to, rõ ràng, lớp đọc thầm theo - HS tự đọc 10 câu hỏi trong bài, suy nghĩ và đánh dấu bằng bút chì câu em cho là đúng
2. Thực hành trả lời các câu hỏi trong bài:
 - Gọi HS nối tiếp đọc câu hỏi và trả lời, các bạn ngồi dưới nhận xét, bổ sung.- GV kết luận, HS sửa bài đúng.- Từ câu 7 trở đi, yêu cầu HS lên bảng tìm từ , viết trên bảng.
 - Nhận xét, sửa bài, HS ghi câu trả lời đúng vào vở.
3. Củng cố:- HS đọc lại tồn bài đọc.- HS nối tiếp đọc câu hỏi và trả lời 10 câu trong bài. - Dặn HS về ơn tập thi học kì I
Rút kinh nghiệm: 
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP (Tiết 6)
CUỐI HỌC KÌ I 
I. Mục đích yêu cầu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lịng. - Ơn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lịng. 
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ.
 2.Dạy bài mới: GV giới thiệu bài: Trực tiếp. 
 Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
 Mục tiêu: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lịng.
- HS bốc thăm 1 trong những bài GV ghi sẵn trong phiếu.
- HS chuẩn bị 2 phút và đọc bài - GV đặt câu hỏi – HS trả lời - Nhận xét, cho điểm.
 Hoạt động 2: Ôn luyện tổng hợp
 Mục tiêu: Ơn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
Bài 2: 1HS đọc nội dung của bài tập 2. 
- HS đọc thầm bài “Chiều biên giới” và trả lời câu hỏi: 
+ Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương?+ Thế nào là từ đồng nghĩa?+ Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?+ Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ?+ Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ : “Lúa lượn bậc thang mây” gợi ra cho em.
- HS trình bày, nhận xét. 
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm: 
Thứ sáu, ngày 31 tháng 12 năm 2010
TỐN
HÌNH THANG
I. Mục đích, yêu cầu: * Giúp học sinh:- Hình thành được biểu tượng về hình thang - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học. 
- Biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
II. Đồ dùng dạy học: - Mô hình hình thang. - Phấn màu, thước kẻ. Eâke. - Bốn thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để có thể lắp ghép thành hình thang.
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ:- GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
	+ Chúng ta đã học các loại hình nào?+ Nêu các mối quan hệ giữa các hình đó?
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình thang
Mục tiêu: Hình thành được cho HS biểu tượng về hình thang
- GV cho HS quan sát hình vẽ cái thang trong SGK , nhận ra những hình ảnh của hình thang.
Hoạt động 2: Nhận biết một số đặc điểm của hình thang
Mục tiêu: HS nhận biết được một số đặc điểm của hình thang 
 GV yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ráp, hình vẽ hình thang đặt các câu hỏi gợi ý: 
+ Hình thang ABCD có mấy cạnh ? Đó là những cạnh nào ?
+ Có hai cạnh nào song song với nhau ? (BC và DC)
* GV kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.Hai cạnh song song gọi là hai đáy (đáy lớn DC, đáy béAB); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên (BC và AD) 
- GV kết luận về đặc điểm của hình thang.
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: HS biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
Bài 1: Củng cố biểu tượng về hình thang
	- Nhận xét, sửa bài.
Bài 2: Củng cố nhận biết đặc điểm của hình thang
* GV nhấn mạnh: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.
Bài 3: Rèn kĩ năng nhận dạng hình thang
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 4: GV giới thiệu về hình thang vuông.
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học.- Dặn về nhà học bài , làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau
- HS quan sát hình vẽ hình thang ABCD trong SGK và trên bảng.
- HS ï nêu nhận xét: Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau
- HS quan sát hình thang ABCD trong SGK (ở dưới) và GV giới thiệu ( chỉ vào) đường cao AH và chiều cao của hình thang (độ dài AH)
 - HS nhận xét về đường cao AH, quan hệ giữa đường cao AH và hai đáy
- HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại đặc điểm của hình thang .
- HS đọc đề bài 
- HS làm vào vở
- HS đọc đề bài - HS làm miệng - Nhận xét, sửa bài.
- HS đọc đề bài - HS vẽ trên giấy kẻ ô vuông- HS nhận xét về đặc điểm của hình thang vuông
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm: .
TẬP LÀM VĂN
BÀI LUYỆN TẬP ( tiết 8 )
Đề bài :
Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài.
KHOA HỌC
 HỖN HỢP
I. Mục đích yêu cầu: * Sau bài học HS biết:- Cách tạo ra một hỗn hợp.- Kể tên một số hỗn hợp.- Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
II. Đồ dùng dạy học: - GV hình minh hoạ trang 75 SGK.- Giấy khổ to, bút dạ.- Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ- Cát trắng, nước, dầu ăn, gạo có lẫn sạn, chậu nước.
III. Các hoạt động dạy học.
Bài mới.
* Giới thiệu bài : Ghi đầu bài lên bảng
Hoạt động 1: Thực hành: “ Tạo một hỗn hợp gia vị”
Mục tiêu: HS biết cách tạo ra hỗn hợp.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
	+ GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận các câu hỏi:
Bước 2: Làm việc cả lớp
Tiếp theo, GV cho HS phát biểu hỗn hợp là gì ? 
GV kết luận : Muốn tạo ra một hỗn hợp phải cĩ ít nhất 2 chất trở lên và các chất đĩ phải được trộn lẫn với nhau.
Hoạt động 2: Thảo luận.
Mục tiêu: HS kể tên được một số hỗn hợp 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày
Bước 3: Cùng kiểm tra, và bổ sung
* Kết luận: hỗn hợp gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo, đường lẫn cát, 
Hoạt động 3: Trò chơi: “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp” 
Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: GV đặt câu hỏi ( ứng với mỗi hình)
+ Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
+ Kết luận: Hình 1: Làm lắng; Hình 3: Lọc.
Hoạt động 4:Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
 Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe
HS thảo luận theo nhĩm 4:
- Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào ?
- Hỗn hợp là gì ?
- Đại diện mỗi nhóm có thể nêu công thức chọn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, so sánh xem nhóm nào tạo ra được một hỗn hợp gia vị ngon.
*4 nhóm thảo luận:
- Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp?
- Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết.
- HS thảo luận rồi ghi đáp số đúng vào bảng con
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện theo mục thực hành trang 75 SGK
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu cho các nhóm.
Bước 2: Các nhóm làm việc và dán phiếu lên bảng
Bước 3: Cùng kiểm tra nhóm nào đúng là thắng cuộc
Rút kinh nghiệm: 
Thứ bảy, ngày 1 tháng 1 năm 2011
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. Yêu cầu: Qua kiểm điểm học sinh thấy được những việc cần phải làm, cần phải khắc phục để đưa phong trào của lớp đi vào nề nếp. Nghiêm khắc phê bình những em vi phạm nhiều lần.
II. Hoạt động chủ yếu:
 1.Lớp trưởng báo cáo: Các mặt hoạt động trong tuần.- Đọc tên các bạn vi phạm trong tuần.- Đề nghị tuyên dương các bạn có tiến bộ trong tuần.
 2. GVCN sinh hoạt lớp: - Nhận xét chung tình hình lớp trong tuần 18. - Khen các cá nhân, tổ có tiến bộ trong học tập, trong các hoạt động của lớp - Đề nghị các em phát huy các mặt tốt, khắc phục mặt còn hạn chế.
 3. Phương hướng tuần 19 (HKII): - Đề nghị cả lớp ôn bài thật kỹ để làm bài tốt.- Tuyệt đối không quay cóp hay nhìn bài của bạn. - Không nói chuyện riêng, đi học đều, làm bài, học bài đầy đủ.- Thực hiện tốt nội quy của trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc