1. Kiến thức:
- Kiểm tra đọc hiểu lấy điểm
- Nội dung: Các bài tập đọc, học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17
- Biết lập bảng thống kê cácbài tập đọc thuộc chủ điểm giữ lấy mùa xuân xanh về tên tác giả, tên thể loại.
2. Kĩ năng:
- Kỹ năng đọc thành tiếng: Phát âm rõ tốc độ, tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện nội dung của văn bản nghệ thuật hoặc từng nhân vật.
Tuần 18 Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010 Tiét 2 Tập đọc Đ35 Ôn tập cuối học kỳ I (tiết 1) i. mục tiêu 1. Kiến thức: - Kiểm tra đọc hiểu lấy điểm - Nội dung: Các bài tập đọc, học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17 - Biết lập bảng thống kê cácbài tập đọc thuộc chủ điểm giữ lấy mùa xuân xanh về tên tác giả, tên thể loại. 2. Kĩ năng: - Kỹ năng đọc thành tiếng: Phát âm rõ tốc độ, tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện nội dung của văn bản nghệ thuật hoặc từng nhân vật. - Kỹ năng đọc hiểu: Trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài học. - Nêu được nhận xét về nhân vật trong bài tập, đọc và lấy dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét ấy. 3. Thái độ: - II. Đồ dùng - Phiếu ghi các bài tập đọc trong học kỳ I - Bảng phụ, bút dạ III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: - Hát 2. Giới thiệu bài Nêu mục tiêu của tiết học 3. Bìa mới: 3.1. giới thiệu bài; 3.2. Kiểm tra - Giáo viên gọi học sinh bốc thăm bài học - Lần lượt học sinh bốc thăm (mỗi lượt 3 - 5 học sinh) chuẩn bị 2 phút tại chỗ - Yêu cầu học sinh đọc bài và bốc thăm câu trả lời câu hỏi nội dung bài - Lần lượt học sinh nối nhau đọc và trả lời câu hỏi. - Giáo viên đánh giá theo hướng dẫn của bộ - Lớp theo dõi nhận xét 3.3. Bài 2 - Cần thống kê các bài tập đọc như thế nào? - 1 học sinh nêu - Nội dung, tên bài, tên tác giả, thể loại. - Hãy nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm giữ lấy màu xanh. - Học sinh nêu - Như vậy cần lập bảng thống kê mấy cột dọc, mấy cột ngang - 3 cột dọc, 7 cột ngang - Yêu cầu học sinh tự làm - Học sinh làm bài, 1 học sinh làm vào phiếu khổ to - lớp theo dõi - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt kết quả đúng STT Tên bài Tác giả Thể loại 1 Chuyện một khu vườn nhỏ Vân Long Văn 2 Tiếng vọng Nguyễn Quang Thiều Thơ 3 Mùa thảo quả Ma Văn Kháng Văn 4 Hành trình của bày ong Nguyễn Đức Mậu Thơ 5 Người gác rừng tí hon Nguyễn Thị Cẩm Châu Văn 6 Trồng rừng ngập mặn Phan Nguyên Hồng Văn 3.4. Bài 3 - 1 học sinh đọc - Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình - 3 học sinh đọc nối tiếp nhau, đọc bài làm của mình - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Dưới lớp theo dõi, nhận xét - Giáo viên chốt lại bài đọc mẫu Bạn nhỏ trong chuyện người gác rừng tí hon là một người rất thông minh và dũng cảm. Khi phát hiện ra có có dấu hiệu kẻ gian đi trong rừng cậu liền đi theo và nghe hai gã trộm bàn bạc với nhau. Cậu lén chạy theo và gọi điện thoại đến đồn công an gần nhất. Bạn nhỏ dám cùng với các chú công an bắt trộm. Bọn trộm đã bị bắt sống 4. Củng cố - Giáo viên nhận xét giờ học 5. Dặn dò - Ôn tập chuẩn bị bài tiếp theo. Tiét 3 Toán Đ86 Diện tích hình tam giác i. mục tiêu 1. Kiến thức: + Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác. 2. Kĩ năng: + Vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác. 3. Thái độ: - Giáo dục HS thêm yêu quý môn học. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau (bằng bìa) - Học sinh: Chuẩn bị 2 hình tam giác nhỏ bằng nhau, kéo III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Vẽ hình tam giác có 3 góc nhọn ABC và đường cao ứng với đáy BC - 2 học sinh thực hiện, lớp vẽ nháp - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt đúng 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn học sinh vẽ hình - Học sinh sử dụng đồ dùng trực quan * Cắt hình - Chồng 2 hình tam giác lên nhau và so sánh diện tích của 2 hình - 2 hình diện tích bằng nhau - Giáo viên gắn 2 hình tam giác lên bảng yêu cầu học sinh - Dùng êke vẽ đường cao của 2 hình tam giác trên? - Học sinh thực hành vẽ đường cao - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ 1 hình tam giác theo đường cao - Học sinh thực hành cắt hình tam giác theo đường cao - Sau khi cắt em được hình gì? - 2 hình tam giác A E D H B C 1 2 * Ghép hình - Học sinh ghép hình - Yêu cầu học sinh ghép 2 hình tam giác trên với hình tam giác còn lại để 1 hình chữ nhật ? Từ 2 hình tam giác có diện tích bằng nhau cắt 1 hình tam giác thành 2 hình tam giác ta ghép 2 hình tam giác vừa cắt với hình tam giác còn lại ta được 1 hình gì? - Vẽ đường cao EH - Một hình chữ nhật - Học sinh vẽ 2.3. So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép. ? So sánh diện tích hình chữ nhật với diện tích 2 hình tam giác không bị cắt. - Bằng nhau ? - Nêu chiều dài, chiều rộng hình tam giác. - Chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài đáy của hình tam giác. - Chiều rộng hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác. - Nêu tên đường cao, cạnh đáy của tam giác EDC. - Đường cao EH - Cạnh đáy DC - So sánh chiều rộng của hình chữ nhật với đường cao của hình tam giác. - Hình chữ nhật ABCD có chiều dài DC bằng độ dài DC của hình tam giác EDC. - So sánh chiều rộng của hình chữ nhật với đường cao của hình tam giác. - Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác. - So sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD với diện tích hình tam giác EDC - Diện tích hình chữ nhật bằng 2 lần diện tích hình tam giác. 2.4. Hình thành quy tắc công thức tính diện tích hình tam giác - Khi biết SHCN ta có thể tìm được diện tích hình tam giác không? Bằng cách nào? - Lấy SHCN : 2 - Nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật - Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo) - Giáo viên cho học sinh tính SHCNABCD. Vậy diện tích hình tam giác EDC bằng? - SHCNABCD = DC x AD = DC x EH S hình tam giác EDC = E C D h a H - Giáo viên vẽ hình - Biết EH = H, DC = a công thức tính diện tích hình tam giác? - Trong đó S là gì? a là gì? và h là gì? - S là diện tích - a là độ dài - h là đường cao - Từ công thức trên em hãy phát biểu thành lời quy tắc tính diện tích hình tam giác. - 1 số học sinh nêu: Muốn tính diện tích tam giác ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. - Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng 2.5. Thực hành Bài tập 1 - Học sinh đọc thầm yêu cầu - tự làm bài, lần lượt 2 học sinh lên bảng. - Lớp làm bài vào vở - Nêu cách làm Bài giải a. Diện tích hình tam giác là (cm2) b. Diện tích hình tam giác đó là (dm2) - Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng và cho điểm Đáp số: a. 24 cm2 b. 1,38 dm2 Bài 2 - 1 học sinh đọc yêu cầu bài - Trong bài toán cần lưu ý gì? - Độ dài đáy và chiều cao không cùng nhau - Học sinh tự làm bài - 2 học sinh lên bảng chữa - Giáo viên khuyến khích học sinh giải bằng nhiều cách Bài giải a. Đổi 5 m = 50 dm Diện tích hình tam giác là (dm2) Đáp số : 600 dm2 - Diện tích hình tam giác là - Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng. (m2) Đáp số: 110,5 m2 4. Củng cố - Nhận xét giờ học 5. Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị bài Lịch sử Kiểm tra cuối kì I Đề bài do nhà trường ra ____________________________________________ Tiết 5 Khoa học Đ35 Sự chuyển thể của chất i. mục tiêu 1. Kiến thứcƠ - Biết phân biệt 3 thể của chất 2. Kĩ nămhL: + Nêu điều kiện để 1 số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. + Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. + Kể tên 1 số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. 3. Thái độ: - Giáo dục HS thêm yêu quý môn học. II. Chuẩn bị - Chuẩn bị đồ dùng như H1, 2, 3 (SGK- 73) III. hoạt động dạy học 1. ổn định: - Hát 2. Kiểm tra : - Không 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức phân biệt 3 thể của chất *Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt 3 thể của chất - Chuẩn bị bộ phiếu ghi tên các chất có trong SGK - trang 72 - Kẻ bảng 3 thể của chất * Cách tiến hành Bước 1: Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ Bước 2: Giám sát - Các đội cử đại diện tham gia chơi: Mỗi người lên gắn 1 phiếu vào cột tương ứng trên bảng Bước 3: Giáo viên cùng học sinh dưới lớp kiểm tra kết quả - 1 số học sinh nêu lại nội dung bảng vừa điền Thể rắn Thể lỏng Thể khí Cát trắng Cồn Hơi nước Đường Dầu ăn Ôxi Nhôm Nước Ni-tơ Nước đá Xăng Muối 3.2. Hoạt động 2: Trò chơi "Ai nhanh ai đúng" * Mục tiêu: Học sinh nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí * Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi, luật chơi - Giáo viên đọc câu hỏi - học sinh lựa chọn ghi kết quả đúng vào bảng - nhóm nào phất cờ trước là nhóm ý thắng Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi - Học sinh tham gia chơi thi giữa các cặp - Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng Kq: 1-b ; 2-c ; 3-a - Giáo viên chốt lại hoạt động 2 - 2 - 3 học sinh nêu đặc điểm của chất lỏng, chất khí 3.4. Hoạt động 3: Quan sát thảo luận * Mục tiêu: Học sinh nêu được 1 số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngày. * Cách tiến hành Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1, 2, 3 trang 73-SGK và nói về sự chuyển thể của nước. - Đại diện nhóm 1 - 2 báo cáo - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả H1: Nước ở thể lỏng H2: Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường. H3: Nước bốc hơi, chuyển từ thể lỏng sang thể khí - Lấy 1 số ví dụ khác - Nêu mục bạn cần biết - Giáo viên chốt lại hoạt động 3 - Học sinh nêu - 2 học sinh nêu Kết luận: Khi thay đổi nhiệt độ các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lý học. 3.5. Hoạt động 4: Trò chơi "Ai nhanh ai đúng" * Mục tiêu: Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. - Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. * Cách tiến hành: - Chia lớp thành 3 nhóm trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc viết được nhiều tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác là thắng. - Học sinh tham gia trò chơi - Dán phiếu so sánh đối chiếu bình chọn - Giáo viên nhận xét, tuyên dương 4. Củng cố - Nhận xét giờ học, về nhà học thuộc bài 5. Dặn dò - Chuẩn bị bài hỗn hợp. Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010 Tiết 1 Thể dục Đ35 Đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân Khi đi đều sai nhịp - trò chơi Chạy tiếp sức - theo vòng tròn i. mục tiêu - Ôn động tác đi đều, vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. - Trò chơi: "Chạy tiếp sức vòng tròn" yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động. II. Địa điểm - phương tiện - Sân trường kẻ sân chơi trò chơi III. Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung Phương pháp - tổ chức 1. Phần mở bài - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu học bài. + Xoay khớp + Trò chơi: Khởi động "gió thổi" ĐHTT x x x ... sự tiến bộ của em trong học kỳ I và quyết tâm ở học kỳ II - Cuối thư lời chúc - lời hứa và ký tên - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài - Giáo viên gọi học sinh đọc bức thư của mình - Học sinh viết bài - 3 - 5 học sinh đọc bức thư của mình, dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung - Giáo viên chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho học sinh - Đọc bài văn mẫu cho học sinh tham khảo Bài tham khảo Kiên Đài, ngày 30/12/2010 Ông bà kính mến! Đã lâu cháu không có dịp về thăm ông bà. Hôm nay cháu viết thư thăm ông bà và kể cho ông bà nghe kết quả học tập, rèn luyện của cháu trong học kỳ I. Đầu thư cháu kính chúc ông bà mạnh khoẻ, sống lâu. Bà ơi! Dạo này bà đã đỡ đau chưa? Ông và bà có hay đi tập thể dục buổi sáng không? Đã vào mùa đông rồi ông bà phải mặc thật ấm khi đi ra ngoài nhé. Cháu mong muốn ông bà lúc nào cũng mạnh khoẻ, tươi vui. Ông bà kính mến sau đây cháu sẽ kể tình hình gia đình cháu cho ông bà nghe nhé. Gia đình cháu vẫn bình thường, bố mẹ cháu đi làm cả ngày, em Quân cháu rất ngoan, cô giáo vẫn thường xuyên khen gợi cháu, cháu được nhiều điểm 10 điểm 9. Chữ viết của cháu ngày càng tiến bộ hơn ông bà ạ. Bài kiểm tra cuối học kỳ môn nào cháu cũng được điểm 10, chỉ có môn tiếng Việt là 9 thôi. Cháu luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Học kỳ II cháu sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ lòng mong mỏi của ông bà. Thư chưa dài nhưng cháu xin dừng bút tại đây. Cháu kính chúc ông bà mạnh khoẻ, cháu mong đến hè về quê ở với ông bà. Cháu của ông bà Trang Đinh Thu Trang 4. Củng cố - Giáo viên nhận xét giờ học 5. Dăn dò: - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Toán Kiểm tra cuối học kì I Đề bài do phòng giáo dục ra. ___________________________________________ Chính tả Đ18 Ôn tập cuối học kỳ I (tiết 6) i. mục tiêu 1. Kiến thức: - Ôn luyện tổng kết vốn từ chuẩn bị kiểm tra. 2. Kĩ năng: - Kiểm tra đọc lấy điểm HTL 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng từ ngữ. II. Chuẩn bị 1. GV: - Phiếu học tập 2. HS: VBT III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định: - hát 2. Kiểm tra : không 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Kiểm tra đọc: Thực hiện tương tự như tiết 1 3.3. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2 - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Đọc bài thơ "Chiều biên giới" - 1 học sinh đọc yêu cầu - 1 - 2 học sinh đọc - Sở là tên loài cây như thế nào? - Sở là cây cùng họ với chè, lá hình trái xoan có răng cưa, hạt ép lấy dầu để ăn và dùng trong công nghiệp. a. Tìm trong câu thơ 1 từ đồng nghĩa với từ biên cương. a. Từ đồng nghĩa với từ biên cương là từ biên giới b. Trong khổ thơ 1 các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? b. Từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa chuyển c. Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ. c. Đại từ xưng hô em và ta d. Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em. d. Học sinh viết tuỳ theo cảm nhận của bản thân. 4. Củng cố - Giáo viên nhận xét giờ học 5. dặn dò - Về nhà học bài, làm bài tiết 7, 8. Kể chuyện Kiểm tra đọc Đề bài do phòng giáo dục ra _________________________________________________ Kĩ thuật Thức ăn nuôi gà (tiết 2) I-Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thấy được vai trò của của thức ăn trong chăn nuôi gà. 2. Kĩ năng: - HS cần phải kể được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Nêu được tác dụng của một số thức ăn để nuôi gà. 3. Thái độ: - Giáo dục HS thêm yêu quý con gà, vật nuôi II- Đồ dùng: - Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn để nuôi gà. III-Các hoạt động dạy học: 1. ổn địng: - Hát 2. Bài cũ: Không 3. Bài mới: 3.1 G iới thiệu bài: Tiết 2. 3.2-Hoạt động 4: Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi trong SGK + Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn hỗn hợp? - GV nhấn mạnh: Thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, nuôi gà bằng thức ăn hỗn hợp giúp gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng. - Kết luận: Khi nuôi gà cần sử dụng nhều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. 3.3-Hoạt động 5: Đánh giá kết quả học tập: - GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS. 4. Nhận xét - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: Phân loại thức ăn nuôi gà. - Các nhóm còn lại lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Hs theo dõi, nhận xét. - HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - HS trả lời và làm bài tập. ____________________________________________ Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2010 Tập làm văn Kiểm tra viết Đề bài Do Phònh Giáo Dục ra ________________________________________________ Tiết 2 Toán Đ90: Hình thang i. mục tiêu 1. Kiến thức: - Hình thành được biểu tượng về hình thang. - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang 2. Kĩ năng: - Phân biệt được hình thang với một số hình đã học. - Vẽ hình để rèn luyện kỹ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức học toấn II. Đồ dùng 1. GV + HS: - Chuẩn bị bộ đồ dùng toán học lớp 5 III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định: 2. Bìa cũ 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài - Hát - Không 3.2. Hình thành biểu tượng về hình thang - Giáo viên cho hs quan sát hình vẽ "Cái thang" để nhận ra hình ảnh của cái thang sau đó yêu cầu học sinh quan sát hình thang ABCD trong SGK trên bảng 3.3. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang - Yêu cầu hs quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang và trả lời câu hỏi - Hs quan sát mô hình về hình thang và hình vẽ tiêu biểu ? Hình thang có mấy cạnh? Có 2 hình nào song song với nhau - 4 cạnh - Có 2 cạnh đối diện song song với nhau * Kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai đáy (đáy lớn DC đáy bé AB) 2 cạnh kia gọi là 2 cạnh bên. A D H C B - Yêu cầu hs quan sát hình thang ABCD trong SGK (hoặc trên bảng) và giới thiệu về đường cao AH và chiều cao của hình thang (độ dài AH) - Quan sát hình và cho biết đường cao AH có quan hệ như thế nào với 2 đáy của hình thang. - Đường cao AH vuông góc với 2 đáy của hình thang - Giáo viên kết luận về đặc điểm của hình thang. - Nêu đặc điểm của hình thang - Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng - 1 số em nêu 3.4. Thực hành Bài 1: - Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng - Học sinh đọc bài - tự làm - đổi vở kiểm tra chéo nhau H 1, 2, 4, 5, 6 là hình thang Vì sao em lựa chọn hình đó là hình thang - 1 vài học sinh giải thích Bài 2 - Học sinh nêu yêu cầu bài - tự làm - Giáo viên cùng học sinh chữa bài - Hình 1, 2 có hai cặp cạnh đối diện song song: - Hình 3 chỉ có 1 cặp cạnh đối diện song song - Hình 1 có 4 góc - Trong 3 hình trên hình nào là hình thang - Hình 3 là hình thang - Giáo viên chốt hình thang chỉ có một cặp cạnh đối diện song song Bài 3: - Học sinh nêu yêu cầu - tự làm bài - đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau. - 1 học sinh lên bảng - Giáo viên chốt kết quả đúng - Lớp so sánh đối chiếu, nhận xét Bài 4: A D C B - 1 học sinh đọc - Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ - Hình thang ABCD có những góc nào vuông? - Hình thang ABCD có: cạnh AB và DC nên hình thang ABCD là hình thang vuông - Yêu cầu học sinh đọc khái niệm về hình thang vuông SGK - 92 - Hình thang ABCD có cạnh bên AD vuiông góc với 2 đáy nên hình thang ABCD gọi là hình gì? - Hình thang vuông 4. Củng cố - Giáo viên nhận xét giờ học 5. dặn dò - Về nhà học bài và chuẩn bị bài diện tích hình thang. Địa lí Kiểm tra cuối kì I Đề bài do nhà trường ra _______________________________________________ Tiét 4 Đạo đức Đ18 Thực hành cuối kỳ I i. mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức: Kính già yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ và hợp tác với những người xung quanh. 2. Kĩ năng: - Vận dụng các kiến thức đã học để xử lí một số tình huống. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức áp dụng quy tắc đạo đước trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học 1. GV:- Phiếu câu hỏi 2. HS: III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định: - Hát 2. Bài cũ: Không 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Hướng dẫn học sinh ôn tập - thực hành Hoạt động 1: Ôn tập * Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học trong bài đạo đức số 6, 7, 8 a. Vì sao phải kính trọng người già? - 2 học sinh nêu - Mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm gì đối với em nhỏ? - Nêu những biểu hiện thể hiện tình cảm mến già yêu trẻ - 2 học sinh nêu b. Vì sao cần phải tôn trọng và giúp đỡ phụ nữ - 1 học sinh nêu - Trẻ em có quyền gì? - Quyền được đối xử bình đẳng không phân biệt trai hay gái. - Nêu những việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ - 1 học sinh nêu - Kể một số công việc của em đã hợp tác với những người xung quanh? - 2 học sinh nêu Hoạt động 2: Sắm vài xử lí tình huống * Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế - Giáo viên nêu yêu cầu hoạt động 2 - Tổ chức học sinh thảo luận nhóm - Học sinh trao đổi theo phiếu - Nhóm xử lí tình huống - Nhóm phân vai - Giáo viên gọi mối tổ 2 nhóm tham gia thi giữa các tổ trước lớp - Giáo viên nhận xét chốt lại hoạt động 2 - Lớp theo dõi bình chọn 4. Củng cố - Nhận xét giờ học 5. Dặn dò - Về nhà học bài, chuẩn bị bài Tiết 5 Sinh hoạt Đ18: Nhận xét tuần 18 I. Yêu cầu - HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 18 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc II. Lên lớp 1. Nhận xét chung Ưu điểm - Duy trì tỉ lệ chuyên cần cao - Đi học, đúng giờ, thực hiện tốt nề nếp của trường lớp - Vệ sinh lớp học sạch sẽ + thân thể sạch sẽ - Khen................................................................................................................................................................................................................................................................. Tồn tại - 1 số em ý thức tự quản tự rèn luyện còn yếu. - Lười học bài và làm bài - Đi học còn quên đồ dùng. Chê:.......................................................................................................................... ................................................................................................................................. 2. Phương hướng tuần 19 - Phát huy ưu điểm khắc phục tồn tại tuần 18 - Tiếp tục rèn chữ viết và bồi dưỡng HS yếu kém ______________________________________________
Tài liệu đính kèm: