MỤC TIÊU
- Kiểm tra đọc- hiểu: Các bài tập đọc- học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17
- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm : Giữ lấy màu xanh
- Nêu được nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc và nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc- học thuộc lòng
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê
tuần 18 Ngày dạy: Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007 Tiết1. tập đọc Tiết số 35. Ôn cuối học kỳ( Tiết 1) I. Mục tiêu - Kiểm tra đọc- hiểu: Các bài tập đọc- học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17 - Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm : Giữ lấy màu xanh - Nêu được nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc và nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét II. Đồ dùng dạy- học - Phiếu ghi tên các bài tập đọc- học thuộc lòng - Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu TG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 2, 18, 8, 8, 4, 1. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu của tiết học 2. Kiểm tra đọc (5 HS) - Lần lượt HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút - HS đọc bài- trả lời câu hỏi (1- 2 câu hỏi) - Cho điểm HS 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 - 1HS đọc yêu cầu của bài - Hỏi : Thống kê các bài tập đọc theo nội dung nào? Đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh? - HS làm bài, 1HS làm bảng phụ - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3 - 1 HS đọc yêu cầu và nội dung - HS làm bài cá nhân, 3 HS tiếp nối đọc bài - Nhận xét cho điểm HS nói tốt 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét kết quả kiểm tra - Dặn luyện đọc ở nhà Ôn cuối học kỳ( Tiết 1) Bài 2 - Thống kê: Tên bài- Thể loại-Tác giả - Chủ điểm Giữ lấy màu xanh : + Chuyện một khu vườn nhỏ + Tiếng vọng. + Mùa thảo quả. + Hành trình của bầy ong. + Người gác rừng tí hon. + Trồng rừng ngập mặn Bài 3 Bạn nhỏ là người thông minh và dũng cảm : - Khi phát hiện có dấu chân lạ cậu liền đi theo. - Cậụ theo đường tắt gọiđiện thoại cho công an. - Bạn dám cùng các chú công an bắt trộm Tiết 2. toán Tiết số 86. diện tích hình tam giác I. mục tiêu: Giúp HS - Nắm quy tắc tính diện tích hình tam giác - Biết vận dụng quy tắc tính diện tích tam giác II. Đồ dùng dạy học - GV : Bộ đồ dùng học toán - HS : 2 hình tam giác bằng nhau (bìa) III. Các hoạt động dạy học TG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 4, 14, 16, 4, 1. Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng vẽ hình tam giác, kẻ đường cao, nêu cạnh đáy - Lớp làm vở nháp 2. Dạy- học bài mới (33 phút) a. Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích tam giác * Hdẵn HS : - Cắt hình tam giác : Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau ; vẽ đường cao ; cắt theo đường cao, được hai mảnh ghi l - 2 - Ghép thành hình chữ nhật : Ghép mảnh 1 - 2 vào hình tam giác còn lại thành hình chữ nhật ABCD ; vẽ đường cao EH - So sánh đối chiếu, thấy hcn ABCD có : chiều dài DC = độ dài đáy DC của tg EDC chiều rộng AD = chiều cao EH của tgEDC SHCN ABCD = 2 lần S tam giác EDC - Nêu quy tắc và ghi công thức (SGK) b. Hướng dẫn thực hành Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu 2 HS lên bảng, lớp làm vở Chữa, kết luận lời giải đúng Bài 2 : 1 HS nêu yêu cầu HS làm vở, 2HS bảng phụ Trao đổi bài bảng phụ : cách làm ? vì sao cần đổi cùng đơn vị đo Lớp nhận xét, thống nhất kết quả 3. Củng cố - dặn dò. - 2 HS nêu quy tắc, công thức tính S tgiác - Dặn chuẩn bị bài Luyện tập diện tích hình tam giác A E B D C H S hình chữ nhật ABCD là DCAD = DCEH S tam giác EDC là DCEH : 2 Quy tắc : SGK Công thức : SGK Bài 1 a. 86 : 2 = 24 (m2) b. 2,31,2 = 1,38 (dm2) Bài 2 a. Đổi 5m = 50m (24dm = 2,4m) 50 24 : 2 = 600(dm2) b. 42,5 5,2 : 2 = 110,5(m2) Tiết 3. lịch sử Tiết số18. Kiểm tra định kỳ - cuối kỳ 1. Mục tiêu: Kiểm tra HS kiến thức lịch sử phần: - Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945) - Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ k/c chống Pháp (1945 - 1954) II. Chuẩn bị : Đề kiểm tra III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (1,): vở kiểm tra 2. Kiểm tra (40,) Câu 1.(4 điểm): Hoàn thành bảng sau Thời gian Sự kiện lịch sử 1-9-1858 Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. (0,25đ) 1911 Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. (0,25đ) 3-2-1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. (0,25đ) 19-8-1945 Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. (0,25đ) 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. (0,25đ) Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà thành lập. 1946 Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến. (0,25đ) 1947 Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. (0,25đ) 1950 Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. (0,25đ) Câu 2. (2đ) - Lời kêu gọi toàn quốc k/c của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì? (Quyết tâm: Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ của nhân dân ta) Câu3.(1đ) - Cuối năm 1946, nhân dân ta phải đương đầu với ba loại “giặc” nào? ( giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm) Câu 4. (1đ) - Kể tên một số địa danh tiêu biểu trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947? (đèo Bông Lau, Chợ Đồn, Chợ Mới, Đoan Hùng ) Câu 5.(2đ) - Viết đoạn văn ngắn về một tấm gương chiến đấu tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp mà em biết? (Tấm gương chiến đấu của anh La Văn Cầu: trong khi tấn công tiêu diệt đồn địch, anh bị trúng đạn giập nát một cánh tay. Anh nghiến răng chịu đau, nhờ đồng đội chặt đi cho đỡ vướng để tiếp tục chiến đấu. ) 3. Thu bài, nhận xét ý thức làm bài của HS. 4. Dặn dò: Bài sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Ngày dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2007 Tiết 1. đạo đức Tiết số 18. Thực hành học kỳ 1 I. mục tiêu: - Củng cố cho HS những chuẩn mực hành vi đạo đức đã học ở học kỳ 1. - Biết lựa chọn những việc làm, hành động, cách ứng xử phù hợp với những chuẩn mực hành vi đạo đức đã học. - Biết liên hệ với bản thân, thực tế cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học TG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 3, 13, 15, 4, 1. Giới thiệu bài - Nêu y/c thực hành. 2. Hướng dẫn thực hành. Bài 1: HS thảo luận cặp : đọc từng ý, thống nhất lựa chọn, điền phiếu. - Cán sự lớp điều khiển các bạn trao đổi ý kiến về các lựa chọn (vì sao lựa chọn như vậy?). Nxét, kết luận chung. Bài 2 - HS điền phiếu học tập. - Gọi HS đọc bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung: a. Điền vào chỗ trống thích hợp: khó khăn, thân thiết, đoàn kết, vượt qua, tiến bộ. b. Phân biệt ngày dành riêng cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ : 1 tháng 6, 2 tháng 9, 1 tháng 10, 30 tháng 4, 20 tháng 10, 20 tháng 11, 5 tháng 9, 8 tháng 3 3. Dặn dò - Đối xử tốt với bạn bè. Thực hiện việc làm thể hiện tình cảm yêu già, kính trẻ. - Bài sau Em yêu quê hương Thực hành học kỳ 1 Bài 1: Đúng điền Đ, sai điền S. - Làm tốt một việc dù nhỏ cũng là có tinh thần trách nhiệm. (Đ) - Học sinh lớp 5 cần gương mẫu để các em lớp dưới học tập. (Đ) - Chỉ những người có khó khăn trong cuộc sống mới cần phải có chí. (S) - Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở Phú Thọ, ngày 10 tháng 3 âm lịch. (Đ) - Bạn bè tốt phải biết giúp đỡ, che giấu khuyết điểm cho nhau. (S) Bài 2. a. Bạn bè cần phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn. Có như vậy tình bạn mới thêm thân thiết, gắn bó, khó khăn nào cũng có thể vượt qua. b. Ngày dành cho trẻ em + ngày 1 tháng 6 Ngày dành cho người cao tuổi + ngày 1 tháng 10 Ngày dành cho phụ nữ + ngày 20 tháng 10 (Việt Nam) + ngày 8 tháng 3 (Quốc tế) Tiết 2. Kĩ thuật Tiết số 18. Thức ăn nuôi gà Mục tiêu : HS cần phải - Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn. - Một số mẫu thức ăn. III. Các hoạt động dạy học TG Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học 5, 17, 13, 3, A. Kiểm tra : Tác dụng của thức ăn nuôi gà? Kể tên các loại thức ăn nuôi gà ? (2HS) B. Dạy bài mới 1. Hoạt động 1: Gthiệu bài : nêu mục tiêu 2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng , vi-ta-min, thức ăn tổng hợp - HS các nhóm kiểm tra lại kết quả thảo luận giờ trước. - Đại diện từng nhóm trình bày lần lượt tác dụng – sử dụng : thức ăn cung cấp chất đạm, khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp - Các nhóm khác theo dõi, bổ sung cho từng nhóm . - Kết luận : Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà. 3. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập - HS làm bài tập 3,4/vở Thực hành - 4HS trình bày, lớp nhận xét và bổ sung. - Hỏi : Thức ăn chủ yếu của gà ? (thức ăn cung cấp chất bột đường) C. Củng cố - Dặn dò - 2HS đọc ghi nhớ - Nêu tác dụng của thức ăn nuôi gà? - Bài sau : Thức ăn nuôi gà (tiếp) Thức ăn nuôi gà 1. Thức ăn cung cấp chất đạm - Tác dụng : duy trì hoạt động sống, tạo thịt trứng. - Có nhiều trong côn trùng, động vật, hạt họ đậu. - Sử dụng : bột cá, bột thịt, khô dầu, 2. Thức ăn cung cấp chất khoáng - Tác dụng : cần cho sự hình thành xương, vỏ trứng. - Có trong vỏ sò, vỏ hến, xương động vật. - Sử dụng : sấy khô, nghiền bột 3. Thức ăn cung cấp vi-ta-min - Tác dụng : cần cho sức khoẻ, sự sinh trưởng, sinh sản. - Có trong cám gạo, thịt, cá, củ quả, rau xanh, hạt nảy mầm. 4. Thức ăn hỗn hợp - Đã qua chế biến, đủ thành phần dinh dưỡng - Gà lớn nhanh, khoẻ mạnh, đẻ trứng to, nhiều Tiết 3. luyện từ và câu Tiết số 35. Ôn tập học kỳ i (tiết 3) I. mục tiêu - Kiểm tra đọc - hiểu (lấy điểm) - Lập bảng tổng kết về vốn từ môi trường II. Đồ dùng dạy học - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc III. Các hoạt động dạy học chủ yếu TG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 20, 15, 1. Kiểm tra đọc - Lần lượt HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. HS đọc bài- trả lời câu hỏi (1- 2 câu hỏi). Cho điểm 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2. - 1 HS đọc yêu cầu, trao đổi nhóm: + Tìm từ chỉ sự vật trong môi trường thuỷ - sinh - khí quyển + Tìm từ chỉ hành động bảo vệ môi trường thuỷ - sinh - khí quyển? - Các nhóm làm bảng phụ. - Đại diện 3 nhóm trình bày - Nhóm khác thống nhất, bổ sung. - HS ghi vở từ đúng. 3. Củng cố- dặn dò - Ghi nhớ từ ngữ vừa tìm - Tiếp tục luyện đọc - Xem lại các bài Mở rộng vốn từ (Hoà bình, Hạnh phúc,...) Ôn tập học kỳ i (tiết 3) Tổng kết vốn từ về môi trường 1. Sinh quyển (môi trường động- thực vật) a. Các s/v trong môi trường : - rừng ; con người ; thú (hổ, báo,dê, lợn,...) chim ; cây lâu năm ; cây ăn quả ; cây rau ; cỏ b. Những hành động bảo vệ môi trường : - trồng cây gây rừng ; chống săn bắt thú rừng ; chống đánh cá bằng điện ;... 2. Thuỷ quyển (môi trường nước) a. Các s/v trong môi trường : - sông, suối, ao, biển, khe, thác, kênh, mương, rạch... b. Những hành động bảo vệ môi trường : - giữ sạch nguồn nước ; lọc nước thải công ... ời đúng 1. Chữ số 9 trong số 85,924 có giá trị là A. B. C. D. 9 2. Tìm 1% của 100000 đồng A. 1đồng B.10 đồng C.100đồng D. 1000đồng 3. 3700 m bằng bao nhiêu ki-lô-mét A. 370km B. 37 km C. 3,7 km D.0,37 km Phần 2. 1. Đặt tính rồi tính 286,43 +521,85 516,40 - 350,28 25,043,5 45,54 : 1,8 2. Viết số thập phan thích hợp vào chỗ chấm a. 8kg 375g = ...kg b. 7m2 8dm2 = ... m2 3. Tính diện tích phần tô đậm của hình vẽ bên. 4cm 4cm 5cm 5cm Đánh giá Phần 1. (3 điểm) - Mỗi lần khoanh đúng:1 điểm 1. Khoanh vào C. 2. Khoanh vào D. 3. Khoanh vào C. Phần 2. (7 điểm) 1. (4 điểm) - Đặt tính, tính đúng mỗi phép tính: 1 điểm 2. (1 điểm) - Viết đúng số thập phân vào mỗi chỗ chấm được: 0,5 điểm 3. (2 điểm): Giải theo nhiều cách - Phần tô đậm là 2 hình tam giác bằng nhau (có chung đáy AM = 4cm, chiều cao tương ứng với đáy AM đều là 5cm) - Vậy diện tích phần tô đậm là: (4 5 : 2) 2 = 20 (cm2) Đáp số: 20cm2 Tiết 4. địa lý Tiết số 18. kiểm tra định kỳ cuối kỳ 1. I. Mục tiêu - Kiểm tra kiến thức phần Địa lý Việt Nam. II. Chuẩn bị - Phiếu kiểm tra. III. Các hoạt động dạy học 1. Giao đề, HS làm bài. Câu1. Đúng ghi Đ, sai ghi S (1,5đ) - Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với Lào, Trung Quốc, Căm- pu-chia - Trên phần đất liền nước ta, đồng bằng chiếm diện tích lớn hơn đồi núi. - Đặc điểm khí hậu nước ta : Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. - Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất. - Số dân thành thị chiếm 3/4 tổng số dân nước ta. - ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất. Câu 2. Nối mỗi từ ở cột A với 1 từ ở cột B cho phù hợp (1,5đ) A. Nơi du lịch, nghỉ mát B.Thuộc tỉnh 1. Đồ Sơn 2. Sầm Sơn 3. Sa Pa 4.Cửa Lò 5. Non Nước 6.vịnh Hạ Long a. Thanh Hoá b. Đà Nẵng c. Nghệ An d. Lào Cai đ. Quảng Ninh e. Hải Phòng Câu 3. Tên thành phố có cảng biển lớn:................................(1đ) Tên thành phố có sân bay quốc tế...............................(1đ) Câu 4. Nối tên nhà máy thuỷ điện với tên sông có nhà máy thuỷ điện đó.(1,5đ) A. Tên nhà máy thuỷ điện B. Tên sông Hoà Bình Đồng Nai Y-a-ly Xê xan Trị An Sông Đà Câu 5. Điền vào chỗ trống các từ thích hợp (3đ) - Tên các thắng cảnh - Tên một số bãi biển đẹp - Tên một số vườn quốc gia ..................... - Tên một số công trình kiến trúc cổ - Tên một số di tích lịch sử . - Tên một số di sản thế giới (trình bày: 0,5đ) 2. Thu bài chấm. Nhận xét việc làm bài của HS. 3. Dặn dò: Bài sau Châu á Tiết 5. Kể chuyện Tiết số 18. Kiểm tra Đọc – hiểu I- Mục tiêu - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc hiểu và Luyện từ và câu. II- Chuẩn bị - Đề kiểm tra III- Các hoạt động dạy- học TG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 5, 30, 2, 2, 1. Kiểm tra Đọc hiểu * Hướng dẫn HS + Ghi vở kiểm tra, trình bày bài làm : ghi số thứ tự câu hỏi, kí hiệu a, b, c, d để trả lời + Đọc thầm bài Luyện tập trang 177, chọn ý trả lời đúng ghi vở. * HS làm bài : Câu1. Chọn tên nào đặt cho bài văn a. Làng tôi b. Những cách buồm. c. Quê hương Câu 2. Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì ? Câu 3. Màu sắc của những cánh buồm được so sánh với gì ? Câu 4. Cách so sánh tren có gì hay ? Câu 5. Câu văn nào tả sđúng cánh buồm căng gió ? Câu 6. Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thuỷ cùng con người? Câu 7. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ to lớn? Đó là từ nào? Câu 8. Trong câu : “Từ bờ tre làng, về xuôi” có mấy cặp từ trái nghĩa ? Câu 9. Từ trong ở cụm từ phấp phới trong gió vàcó quan hệ với nhau thế nào? Câu10. Trong câu “ Còn lá buồm đẩy thuyền đi”, có mấy quan hệ từ ? 2. Nhận xét việc làm bài của HS 3. Dặn : Đọc trước bài Chiếc đồng hồ Kiểm tra Đọc - hiểu Đọc thầm bài đọc trang 177, trả lời câu hỏi : Câu1. (b) Những cánh buồm Câu2. (a) Nước sông đầy ắp Câu3. (c) Màu áo của những người thân trong gia đình Câu4. (c) Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm Câu5. (b) Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ. Câu6. (b) Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay. Câu7. (b) Hai từ : lớn, khổng lồ Câu8. (a) Một cặp : ngược/xuôi Câu9. (c) Đó là hai từ đồng âm Câu10. (c) Ba quan hệ từ . Đó là : còn, thì, như Ngày dạy: Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2007 Tiết 1. Tập làm văn Tiết số 36. Kiểm tra viết I. mục tiêu - Kiểm tra HS về thể loại văn tả người II. Đồ dùng dạy học - Đề bài III. các hoạt động dạy học TG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 40, 1. Kiểm tra - Ra đề, ghi bảng, gọi 2 HS đọc đề. - Gợi ý HS nắm vững yêu cầu. - 1 HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người. Lưu ý HS: tả rõ hoạt động. - HS viết bài, nhắc HS thái độ làm bài. 2. Thu bài, nhận xét việc làm bài của HS. 3. Dặn dò - Bài sau : Luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài) Kiểm tra Đề bài: Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài Gợi ý - Mở bài: Giới thiệu người định tả - Thân bài: + Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bậtvề tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng...) + Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ. thói quen, cách cư xử với người khác) + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. Bài văn tả ông đọc báo: Chiều nào đi học về, em cũng thấy ông ngồi trên ghế sa lông đọc báo. Em dừng lại từ xa nhìn ông. Khuôn mặt hiền từ phúc hậu của ông như đang đăm chiêu, suy nghĩ điều gì đấy. Đôi tay ông cầm tờ báo ngang trước mặt. Thỉnh thoảng ông đưa tay đẩy gọng kính lên cao. Đôi chân ông khẽ rung nhè nhẹ như đưa nhịp theo một bản nhạc. Ông khẽ gật đầu như hài lòng về điều gì đó. Có lúc ông cầm chén nước chè đang bốc khói nghi ngút, nhấp một ngụm rồi khẽ khà một tiếng sảng khoái. Đứng ngắm ông đọc báo, em thấy cuộc sống thật bình yên. Tiết 2. toán Tiết số 90. hình thang I. mục tiêu: Giúp HS - Hình thành biểu tượng về hình thang - Nhận biết đặc điểm hình thang. Phân biệt hình thang với một số hình khác. - Biết vẽ hình thang. II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng dạy học toán 5 III. các hoạt động dạy học TG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 6, 10, 4, 6, 5, 5, 3, Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình thang - Cho HS q/s hình vẽ cái thang (SGK) - Vẽ bảng, giới thiệu hình thang. - 3- 4 HS đọc tên hình thang ABCD Hoạt động 2: Đặc điểm hình thang - HS trao đổi theo cặp : + Hình thang ABCD có mấy cạnh? + Hai cạnh naò song song với nhau? - Giới thiệu (chỉ): cạnh đáy; cạnh bên ; đường cao; chiều cao hình thang. - Gợi ý HS nêu : đặc điểm hình thang Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành Bài 1: - 1HS đọc yêu cầu, 2HS nêu các hình thang. - Giải thích : Vì sao đó là hình thang? Bài 2 - HS làm bài theo nhóm. Đại diện HS từng nhóm trả lời. HS nêu tên từng hình. Bài 3 : Lớp vẽ hình vào vở. Chấm 1số bài, nhận xét. Bài 4 : Vẽ hình lên bảng - HS nêu góc vuông, cạnh bên vuông góc 2 đáy của hình thang ABCD. - Giới thiệu hình thang vuông. - HS nêu đặc điểm hình thang vuông. Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò - Phân biệt hình thang-thang vuông - Bài sau: Diện tích hình thang. 1. Hình thang - Hình thang ABCD có: + Cạnh đáy AB và DC ( đối diện, song song) + Cạnh bên AD và BC (không song song) + Đường cao AH (vuông góc với 2 đáy) + Chiều cao hình thang là độ dài AH. - Kết luận : Hình thang có 1 cặp cạnh đối diện song song. Bài 1 - Hthang:H1-H2-H4-H5-H6 Bài 2 - 4 cạnh và 4 góc : H1-H2-H3 - 2 cặp cạnh đối diện song song : H1-H2 - Chỉ có một cặp cạnh song song: H3 - Có 4 góc vuông: H1 Bài 3: Vẽ hình thang Bài 4: Hình thang vuông: có một cạnh bên vuông góc với hai đáy. Tiết số 3. khoa học Tiết số 36. hỗn hợp I. mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Cách tạo ra một hỗn hợp. Kể tên một số hỗn hợp. - Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp. II. Đồ dùng dạy học - Muối, mì chính, chén, thìa - Hỗn hợp cát trắng, nước; phễu, giấy, bông. - Hỗn hợp dầu ăn, nước - Gạo lẫn sạn, rá, chậu. III. Các hoạt động dạy học TG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 4, 12, 7, 13, 3, 1. Kiểm tra bài cũ - Kể tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác? 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1: Thực hành: “Tạo một hỗn hợp gia vị” - HS làm việc theo nhóm: Tạo hỗn hợp gồm muối- mì chính-hạt tiêu bột. Nếm, ghi nhận xét.Trao đổi: Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần chất nào? Hỗn hợp là gì? - Làm việc cả lớp: Đại diện mỗi nhóm nêu công thức trộn gia vị, mời nhóm bạn nếm gia vị của nhóm. So sánh, chọn nhóm tạo hỗn hợp gia vị ngon. Hoạt động 2: Kể tên hỗn hợp - HS thảo luận theo cặp: + Không khí là một chất hay hỗn hợp? + Kể tên một số hỗn hợp? Đại diện 3 cặp trình bày, lớp bổ sung. Hoạt động 3: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp - HS làm việc theo nhóm: + Giao mỗi nhóm tách một hỗn hợp. + Ghi các bước làm vào bảng bài 4 - Đại diện từng nhóm báo cáo - Quan sát chéo kết quả thực hành của các nhóm. 3. Củng cố- dặn dò - Hỗn hợp là gì? Kể tên hỗn hợp em biết? - Bài sau : Dung dịch (chuẩn bị đường, muối, thìa, cốc). hỗn hợp 1. Tạo hỗn hợp gia vị Chất Hỗn hợp Muối tinh: mặn Hỗn hợp gia vị Mì chính: ngọt Cay-mặn-ngọt Hạt tiêu: cay - Tạo hỗn hợp : có 2 chất trở lên, trộn lẫn vào nhau. - Hỗn hợp : Hai hay nhiều chất trộn lẫn, mỗi chất vẫn giữ nguyên t/c của nó. 2. Các loại hỗn hợp -Hỗn hợp : gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo ; đường lẫn cát ; muối lẫn cát ; không khí ; nước và các chất rắn không tan. 3. Tách các chất khỏi hỗn hợp N1: Tách cát khỏi hỗn hợp nước-cát (đổ hỗn hợp qua phễu, cát ở lại phễu, nước chảy xuống). N2: Tách dầu khỏi hỗn hợp dầu ăn-nước (để yên, nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên, dùng thìa hớt dầu nổi trên mặt nước). N3: Tách gạo khỏi hỗn hợp gạo lẫn sạn (đổ hỗn hợp vào rá, đãi trong chậu nước, bốc gạo ở trên, sạn ở dưới). Tiết 4. Sinh hoạt Tiết số 18. Nhận xét tuần I. Mục tiêu - HS thấy được kết quả phấn đấu trong tuần và những tồn tại cần khắc phục . - Xây dựng được hướng phấn đấu tuần tới của bản thân, tổ, lớp. II. Chuẩn bị - Tập hợp kết quả theo dõi thi đua của các tổ trưởng. III. Các hoạt động dạy học 1. Lớp trưởng thông báo kết quả theo dõi thi đua nghỉ học trang phục vệ sinh phát biểu điểm tốt thuộc bài Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 2. Nhận xét tình hình lớp trong tuần - Chuyên cần : nghỉ học (có phép - không phép), đi muộn - ý thức học bài, làm bài. - Tham gia công việc chung : trực tuần, trực nhật - Giúp đỡ bạn trong học tập. - Chuẩn bị bài, xây dựng bài trong giờ học - Sách vở : đầy đủ - thiếu Phần nhận xét của Ban giám hiệu Ngày 19 tháng 12 năm 2007 Người duyệt
Tài liệu đính kèm: