Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Lê Đăng Khoa - Tiểu học Khánh Mậu - Năm học 20 10- 20101

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Lê Đăng Khoa - Tiểu học Khánh Mậu - Năm học 20 10- 20101

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết: - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bói . Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định .

- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người.

- Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 

doc 8 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Lê Đăng Khoa - Tiểu học Khánh Mậu - Năm học 20 10- 20101", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:20/12/2010.
Tuần 19
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
Môn Tự nhiên - xã hội
Vệ sinh môi trường
( Tiếp theo )
I. Mục tiêu: Sau bài học, hs biết: - Nờu tỏc hại của việc người và gia sỳc phúng uế bừa bói . Thực hiện đại tiểu tiện đỳng nơi qui định .
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người.
- Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.
II. Đồ dùng dạy học.
Các hình trang 70, 71 ( SGK ).
III. Phương pháp:
- Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập.
IV. Hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ:
- Rác bẩn vứt bừa bãi không được xử lí kịp thời có hại gì?
- Nêu cách xử lí rác?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh.
Bước 1: Quan sát cá nhân.
Bước 2:
- GV y/c 1 số em nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
Bước 3: Thảo luận nhóm.
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho 1 số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương.
- Cần phải làm gì để tránh hiện tượng trên?
* Kết luận: Phân và nước tiểu là những chất cạn bã của quá trình tiêu hóa và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định, không để vật nuôi ( chó, mèo, lợn, gà ) phóng uế bừa bãi.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Bước 1: GV chia nhóm hs và y/c hs quan sát hình 3,4 và trả lời theo gợi ý: chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình?
Bước 2: Thảo luận:
- ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
- Bạn và gia đình cần phải làm gì cho nhà tiêu sạch sẽ?
- Đối với vật nuôi cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?
* KL: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí đất và nước.
4. Củng cố, dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Hát.
- Gây mùi ôi thối và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Chôn, đốt, ủ, tái chế.
- Hs quan sát các hình trang 70, 71 ( SGK ).
- 1 số hs nêu.
- Các hs khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Người và gia súc phóng uế bừa bãi sẽ gây ra mùi hôi thối khó chịu, ruồi, chuột đến đậu sinh sản truyền bệnh ho con người
- Cần đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định, không để vật nuôi phóng uế bừa bãi
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
 - Hs quan sát hình 3, 4 và nêu cho nhau nghe tên từng loại nhà tiêu.
- Gọi 1 hs lên bảng chỉ và nêu:
+ Có 2 loại nhà tiêu: Tự hoại và hố xí 2 ngăn.
Hình 3a: Tự hoại ( bệ bệt ). Hình 3b: bộ xổm.
- Hs tự liên hệ và nêu ví dụ:
- ở địa phương thường sử dụng nhà tiêu hai ngăn.
- ở địa phương em thường sử dụng nhà tiêu tự hoại.
- Phải quét dọn, mỗi lần đi đại tiện phảiđổ tro ( dội nước ).
- Phân vật nuôi phải được quét dọn và xử lí như: đào hố chôn để ủ.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung.
-------------------------o0o------------------------
	Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011
Tự nhiên - xã hội
Vệ sinh môi trường
( Tiếp theo )
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, hs biết:
 - Nờu được tầm quan trọng của việc xử lớ nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật , thực vật .
- Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
- Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải.
III. Phương pháp:
- Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập.
IV. Các hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ:
- Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh và xử lí phân người, động vật hợp lí sẽ có lợi gì?
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới.
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh.
Bước 1:
- Y/c hs quan sát tranh H1, H2 và trả lời câu hỏi gợi ý.
Bước 2: Gọi vài nhóm trình bày và bổ sung.
Bước 3: Thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK.
- Trong nước thải có gì gây hại cho sức khỏe của con người?
- Theo bạn có loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máycần cho chảy ra đâu?
Bước 4:
- Một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiểm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
b. Hoạt động 2:
Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh.
Bước 1:
Từng cá nhân hãy cho biết ở gia đình hoặc địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu? Theo em cách xử lí như vậy hợp vệ sinh chưa? Nên xử lí ntn?
Bước 2: 
Quan sát hình 3, 4 theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- Theo bạn hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao?
- Theo bạn nước thải có cần xử lí không?
Bước 3: Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình.
- GV lấy ví dụ phân tích sau đó - Hs theo dõi, nhận xét.
KL: Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.
4. Củng cố, dặn dò:
- Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
- Hát.
- Góp phần chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi ý:
Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra nơi bạn đang sống không?
- Vài nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Có chất bẩn nhiều vi khuẩn, chất hóa học độc hại gây bệnh cho con người, làm chết cây cối, sinh vật
- Cần thải vào hệ thống thoát nước chung ( cống rãnh có nắp đậy ).
- 2 - 3 nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Hs tự liên hệ thực tế đến gia đình mình. Địa phương mình để trả lời câu hỏi.
- Hs khác theo dõi và nhận xét.
- Hệ thống cống ở H4 là hợp vệ sinh vì trên mặt cống có nắp đậy, không bị bốc mùi hôi thối.
-------------------------o0o------------------------
Môn thủ công
Ôn tập Chương II : Cắt, dán chữ cái đơn giản
I. Mục tiêu :
-Biết cỏch kẻ cắt dỏn một số chữ đơn giản,cú nột thẳng,nột đối xứng.
- Kẻ ,cắt ,dỏn được một số chữ đơn giản cú nột thẳng, nột đối xứng đó học.
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh.
II. Giáo viên chuẩn bị.
- Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện.
- Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
III. Nội dung kiểm tra.
Để bài kiểm tra : " Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II ".
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 1. Kiểm tra sự CB của HS
 2. Bài mới
- Giáo viên giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm.
- Giáo viên quan sát học sinh làm bài, gợi ý cho học sinh yếu còn lúng túng để hoàn thành bài kiểm tra.
IV. Đánh giá : Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh theo 2 mức độ.
- Hoàn thành A - Sản phẩm đẹp, sáng tạo A+, chưa hoàn thành B.
V. Nhận xét, dặn dò : Chuẩn bị tiết sau mang giấy bìa và đồ dùng để đan nong mốt.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Học sinh làm bài kiểm tra.
-------------------------o0o------------------------
Thứ năm 6 tháng 1 năm 2011
 Môn đạo đức
đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
(Tiết1 )
I. Mục tiêu:
1. Hs biết được:
 Bước đầu biết thiếu nhi trờn thế giới đều là anh em ,bạn bố,cần phải đoàn kết giỳp đỡ lẫn nhau khụng phõn biệt dõn tộc ,mầu da, ngụn ngữ.
-Tớch cực tham gia hoạt động doàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phự hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
3. Hs có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn bè thiếu nhi nước khác.
II. Tài liệu và phương tiện
- Vở bài tập đạo đức.
- Các bài thơ , bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế.
- Các tư liệu về hđ giao lưu giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế.
III. Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , thảo luận nhóm, luyện tập thực hành
IV. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. ổn định tổ chức: - Hát 
2. Kiểm tra bài cũ
- KT sự chuẩn bị bài của hs
3. Bài mới.
a. khởi động
b. Hoạt động 1: Phân tích thông tin 
- Gv chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh hoặc mẩu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế.
* GNKL: các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên TG - thiếu nhi VN cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
c. Hoạt động 2: Du lịch thế giới
- Yc mỗi nhóm hs đóng vai trẻ em của 1 nước mà em biết.
* Thảo luận cả lớp
- Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau, những sự giống nhau đó nói lên điều gì.
* GVKL: Có nhiều điểm giống nhau như yêu quê hương đất nước của mình, yêu thiên nhiên yêu hòa bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền sống được đối xử bình đẳng.
d, Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Gv chia nhóm và Y/c các nhóm thảo luận, liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
* GNKL: 
đ. Liên hệ:
- Chúng ta tự liên hệ xem bản thân, lớp, trường về những việc đã làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiêú nhi quốc tế.
4. Củng cố dặn dò: - HD thực hành: các nhóm lựa chọn và thực hiện các hoạt động phù hợp với khả năng để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Sưu tầm tranh ảnh, truyện, báo vẽ tranh làm thơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
- Hs hát tập thể bài hát về tình hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó.
- Đại diện từng nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Mỗi nhóm ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hóa của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó.
- Sau mỗi phần trình bày của một nhóm, các hs khác của lớp có thể đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm đó.
- Hs thảo luận.
- Các nhóm kiệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế như:
+ Kết nghĩa với thiếu nhi Quốc tế.
+ Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước.
+ Tham gia các cuộc giao lưu
+ Viết thư gửi ảnh gửi quà cho các bạn.
- Hs tự liên hệ.
-------------------------o0o------------------------
Ký duyệt GH

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 19 - nam2010-2011.doc