Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Môn Kĩ thuật

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Môn Kĩ thuật

MỤC TIÊU:

 HS cần:

 - Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dường gà.

 - Biết cách cho gà ăn, uống.

 - Có ý thức nuôi dường, chăm sóc gà.

II- CHUẨN BỊ:

 - Ảnh SGK, phiếu đánh giá kết quả học tập

 

doc 24 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 4512Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Môn Kĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 	Kĩ thuật
NUÔI DƯỠNG GÀ
I- MỤC TIÊU:
 HS cần: 
 - Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dường gà.
 - Biết cách cho gà ăn, uống.
 - Có ý thức nuôi dường, chăm sóc gà.
II- CHUẨN BỊ:
 - Ảnh SGK, phiếu đánh giá kết quả học tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ: Thức ăn nuôi gà
- GV gọi HS trả lời:
+ Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà? 
+ Thức ăn có tác dụng gì?
- GV nhận xét đánh giá.
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
b- Bài giảng: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Cho HS đọc thầm mục 1 SGK.
- GV hỏi: 
+ Ở gia đình em cho gà ăn những loại thức ăn nào?
+ Ăn vào lúc nào?
+ Lượng thức ăn dùng hàng ngày cho gà ra sao?
+ Cho gà ăn uống vào lúc nào?
+ Cho ăn uống như thế nào?
- GV tóm ý: Nuôi dưỡng gà gồm hai công việc chủ yếu là: cho gà ăn và cho gà uống, nhằm cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Nuôi dưỡng gà hợp lí sẽ giúp cho gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. Muốn nuôi gà đạt năng suất phải cho gà ăn uống đủ chất và hợp vệ sinh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống.
- Yêu cầu HS đọc SGK và rả lời câu hỏi mục 2 SGK.
+ Hãy nêu thức ăn và cách cho gà ăn uống ở từng thời kì:
● Thời kì gà con?
●Thời kì gà giò.
● Thời kì đẻ trứng?
+ Vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm.
+ Theo em, cần cho gà đẻ trứng ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và vitamin?
- GV nhận xét và giải thích: Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật. Nhờ có nước cơ thể động vật hấp thu được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ tức ăn và tạo thành các chất cần thiết cho sự sống của động vật.
- GV hỏi: Vì sao cần phải cung cấp đủ nước cho gà? Nước cho gà uống phải như thế nào?
- GV nhận xét, tóm ý cách cho gà ăn uống.
- GV kết luận: Khi nuôi gà phải cho gà ăn, uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS làm bài tập (bài 21 trang 30 SGK).
- GV nêu đáp án để HS tự đối chiếu, tự đánh giá kết quả làm bài tập.
- Mời HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
- GV nhận xét đánh giá kết quả.
4- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tính thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị tiết sau: Chăm sóc gà
- Hát vui.
- 2 HS trả lời.
- HS theo dõi.
- HS cả lớp đọc thầm.
- HS lần lượt trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- Đại diện các nhóm trả lời, các em khác nhận xét bổ sung.
- HS cả lớp lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời.
- HS theo dõi.
- HS làm vào vở thực hành kĩ thuật 5.
- HS lần lượt nối tiếp nêu, các em khác nhận xét bổ sung.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 20 	Kĩ thuật
CHĂM SÓC GÀ
I- MỤC TIÊU: HS cần: 
 - Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
 - Biết cách chăm sóc gà.
 - Có ý thức chăm sóc bảo vệ gà.
II- CHUẨN BỊ:
 - Ảnh trong SGK, phiếu đánh giá kết quả học tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ: Nuôi dưỡng gà.
- GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời: Vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và đạm.
- GV nhận xét đánh giá.
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Muốn cho gà mau lớn và khoẻ mạnh, chúng ta cần phải biết cách chăm sóc gà, đó là nội dung bài học hôm nay.
b- Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- GV nêu: Khi nuôi gà, ngoài việc cho gà ăn uống, ta cần tiến hành một số công việc như sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng, chắn gió lùa...để giúp gà không bị rét hoặc nắng, nóng. Tất cả những việc đó gọi là chăm sóc gà.
- GV gọi HS đọc mục 1 SGK.
- Hỏi:
 + Chăm sóc gà nhằm mục đich gì?
 + Nêu tác dụng của việc chăm sóc gà?
- GV tóm tắt: Gà cần ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước và các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc tạo điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, không khí thích hợp cho gà sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc gà đầy đủ giúp gà khoẻ mạnh, mau lớn, có sức chống bệnh tốt và góp phần nâng cao năng suất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà.
- Yêu cầu HS đọc thầm nội dung mục 2 SGK và trả lời câu hỏi.
 + Em hãy nêu tên các cộng việc chăm sóc gà?
- GV ghi từng đề mục a, b, c, d.
- Hướng dẫn HS khai thác từng đề mục:
a) Sưởi ấm cho gà.
- Hỏi: Em hãy nêu vai trò của nhiệt độ đối với động vật?
- GV nhận xét, giải thích thêm: Nhiệt độ tác dụng đến sự lớn lên, sinh sản của động vật. Động vật còn nhỏ có khả năng chịu rét, chịu nóng kém hơn động vật lớn.
- GV hỏi: 
 + Dựa vào hình 1, em hãy nêu dụng cụ dùng để sưởi ấm cho gà?
 + Vì sao cần phải sưởi ấm cho gà nhất là gà không có mẹ?
- GV nhận xét và nêu một số cách sưởi ấm cho gà mới nở: dùng chụp sưởi, bóng đèn, đốt bếp than (củi) quanh chuồng.
b) Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà:
- GV yêu cầu HS đọc mục 2b và hỏi:
 + Nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà?
 + Nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ở gia đình em?
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tính thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị tiết sau: Vệ sinh phòng bệnh cho gà. 
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 1, 2 HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp đọc thầm.
- 1 HS trả lời.
- Vài HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời, các em khác nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 21 	Kĩ thuật
VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
I- MỤC TIÊU:
 HS cần: 
 - Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
 - Biết cách chăm sóc gà.
 - Có ý thức chăm sóc bảo vệ gà.
II- CHUẨN BỊ:
 - Ảnh SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ: Chăm sóc gà
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời:
 + Nêu tác dụng của việc chăm sóc gà?
- GV nhận xét ghi điểm.
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
b- Bài giảng:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Gọi HS đọc mục 1 SGK.
- GV cho HS nêu: Những công việc trên được gọi chung là vệ sinh phòng bệnh cho gà. Vậy thế nào là vệ sinh phòng bệnh cho gà?
- GV tóm ý và nêu khái niệm: Những công việc được thực hiện nhằm giữ cho dụng cụ ăn uống, nơi ở, thân thể của vật nuôi luôn sạch và giúp cho vật nuôi có sức chống bệnh tốt, được gọi chung là vệ sinh phòng bệnh.
- GV hỏi: Hãy nêu mục đích, tác dụng của về sinh phòng bệnh cho gà?
- GV chốt ý: Về sinh phòng bệnh nhằm tiêu diệt vi trùng gây bẹnh, làm cho không khí chuồng nuôi sạch sẽ giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh. Nhờ đó gà khoẻ, ít bệnh đường ruột, đường hô hấp và các bệnh dich.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 và trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên các dụng cụ cho gà ăn uống và nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn uống của gà?
+ Theo em, vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống có tác dụng gì?
+ Tóm tắt nội dung cách vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống?
- Hỏi tiếp: Hãy nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi gà?
+ Nêu tác dụng của không khí đối với đời sóng động vật?
+ Nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ như thế nào?
- GV tóm ý.
- Yêu cầu HS đọc nội dung mục 2 SGK và quan sát hình 2 để nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà?
- GV nhận xét, tóm tắt tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập 2, 3 .
- GV nêu đáp án để HS tự đối chiếu, tự đánh giá kết quả.
- Mời HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
- GV nhận xét.
4- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau: Lắp xe cần cẩu
- Hát vui.
- 1, 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Một số HS trả lời theo cách hiểu của mình.
- HS cả lớp lắng nghe.
- HS lần lượt trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm.
- Lần lượt HS trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm.
- HS làm vào vở bài tập.
- HS theo dõi.
- Vài HS nêu.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 22	Kĩ thuật
LẮP XE CẦN CẨU (tiết 1)
I- MỤC TIÊU:
-Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
-Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
* Với HS khéo tay:
- Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắc, chuyển động dễ dàng; tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được.
II- CHUẨN BỊ:
 - Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ: Vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- GV gọi HS nhắc lại những công việc vệ sinh và phòng bệnh cho gà
- GV nhận xét ghi điểm.
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu mục đich bài học.
- GV nêu tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế: Xe cần cẩu dùng để nâng chở hàng, nâng các vật nặng ở cảng hoặc ở các công trình xây dựng...
b- Bài giảng:
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận và trả lời câu hỏi: 
 + Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận?
 + Hãy nêu tên các bộ phận đó.
 Hoạt động 2:
2.1 Hướng dẫn chọn các chi tiết.
- GV cùng HS chọn đúng các chi tiết theo bảng trong SGK. (xếp các chi tiết đó vào nắp hộp.
2.2 Lắp từng bộ phận.
* Lắp giá đỡ (hình 2 SGK)
- GV nêu câu hỏi: Để lắp giá đỡ cẩu, em phải chọn những chi tiết nào?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 và nêu.
- Gọi HS lên bảng chọn các chi tiết để lắp.
- GV thao tác lắp thanh thẳng 5 lỗ.
- GV hỏi: Phải lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào hàng lỗ thứ mấy của thanh thẳng 7 lỗ?
- GV hướng dẫn lắp thanh 5 lỗ vào thanh 7 lỗ.
- Gọi HS lên lắp thanh U dài vào các thanh 7 lỗ.
* Lắp cần cẩu (Hình 3 SGK).
- Gọi HS lên lắp hình 3a; 3b; 3c (lưu ý HS vị trí các lỗ lắp và phân biệt mặt trái, phải cần cẩu để sử dụng vít.
- Gọi HS nhận xét.
* Lắp các bộ phận khác.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4 để trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét.
2.3 Lắp xe cần cẩu (Hình 1 SGK).
- GV lắp xe cần cẩu theo các bước trong SGK.
2.4 Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu ghi nhớ.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau: “Lắp xe cần cẩu (tiếp theo)”
- Hát vui.
- 2 HS nêu.
- HS theo dõi.
 - HS quan sát và trả lời.
- 5 bộ phận; giá đỡ cẩu; cần cẩu; ròng rọc; dây tời; trục bánh xe.
 ... oạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
- GV yêu cầu HS nêu tiêu chuẩn đánh giá theo mục III SGK.
- GV cử HS tiêu biểu đi kiểm tra.
- GV chấm sản phẩm và đưa ra kết luận của sản phẩm đó và đánh giá theo 3 tiêu chuẩn: hoàn thành tốt (A+), hoàn thành (A), chưa hoàn thành (B).
- GV nhắc nhở các nhóm chưa hoàn thành phải thực hành ở tiết sau để đánh giá lại.
- Cho HS tháo sản phẩm.
4- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp máy bay trực thăng.
- GV nhận xét thái độ làm việc của HS.
- Nhắc HS về nhà xem trước bài: “Lắp rô- bốt”
- Hát vui.
- 2 HS nêu lại.
- HS trình bày theo nhóm.
- 2 HS đọc.
- 3, 4 HS đi kiểm tra và báo cáo.
- HS nhận sản phẩm về và xếp vào hộp.
- 2 HS nêu lại quy trình lắp máy bay trực thăng.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 30 	Kĩ thuật
LẮP RÔ - BỐT (Tiết 1)
I- MỤC TIÊU:
-Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
* Với HS khéo tay:
- Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II- CHUẨN BỊ:
 - Mẫu Rô-bốt đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ: Lắp máy bay trực thăng
- Gọi HS nhắc lại quy tắc.
- GV nhận xét.
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ lắp rô- bốt đây là sản phẩm gần gũi với tuổi thiếu nhi (đồ chơi) và đây cũng là sự tiến bộ của khoa học. Hôm nay các em sẽ học bài lắp rô-bốt.
b- Bài dạy: 
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- GV trưng bày rô-bốt mẫu.
- Gọi HS dựa câu hỏi nêu ra các bộ phận chính của Rô-bốt.
Câu hỏi: 
+ Để lắp được Rô-bốt, theo em cần mấy phải lắp mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a- Hướng dẫn chọn các chi tiết;
- GV chọn HS lên chọn các chi tiết và giới thiệu trước lớp.
- GV nhận xét các chi tiết của HS đã chọn.
b- Lắp từng bộ phận.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2a và cử 1 HS lên bảng lắp.
- GV hỏi: Để lắp chân rô-bốt ta chọn các chi tiết nào? Vị trí lắp.
- Cho cả lớp quan sát nhận xét bộ phận đã lắp xong.
- GV hướng dẫn lắp hai mặt trước hai chân rô-bốt.
- Lưu ý HS gắn vít phía trong trước.
* Lắp thân Rô-bốt.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 (SGK) và trả lời câu hỏi.
- GV cử 1 em lắp mẫu.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS lắp cho đúng.
c- Lắp Rô-bốt.
- Cho HS quan sát lại H1 và tiến hành lắp từng bộ phận để hoàn chỉnh Rô-bốt.
- GV theo dõi nhắc nhở HS:
+ Khi lắp Rô-bốt và giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác và giá đỡ.
+ Lắp ăng ten vào thân Rô-bốt phải dựa vào hình 1b.
- Kiểm tra sản phẩm.
d- Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết xếp vào hộp.
- Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và lắp vào hộp.
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại cách lắp ráp.
- Chuẩn bị tiết sau: Lắp Rô-bốt (tiết 2)
- Hát vui.
- 2 HS nhắc lại quy trình lắp máy bay trực thăng.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- Lắp 6 bộ phận: chân, tay, đầu, thân, ăng ten và trục bánh xe.
- 2 HS lên chọn.
- HS cả lớp quan sát, 1 HS lên bảng lắp.
- 2 HS nêu.
- HS quan sát.
- HS quan sát và trình bày.
- 1 HS lắp mẫu:
+ Lắp đầu Rô-bốt.
+ Lắp tay Rô-bốt.
+ Lắp ăng ten.
+ Lắp trục bánh xe.
- HS quan sát hình 1.
- HS tháo rời chi tiết.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 31	 	Kĩ thuật
LẮP RÔ - BỐT (Tiết 2)
I- MỤC TIÊU:
-Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
* Với HS khéo tay:
- Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II- CHUẨN BỊ:
 - Mẫu Rô-bốt đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I- Ổn định:
II- Kiểm tra bài cũ: “Lắp rô- bốt (tiết 1)”
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp Rô-bốt.
- GV nhận xét.
III- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Lắp Rô-bốt (tiết 2).
b- Bài giảng: 
Hoạt động 3: HS thực hành lắp Rô-bốt.
a- Chọn chi tiết.
GV phát bộ lắp ghép.
- Yêu cầu HS chọn các chi tiết ra nắp hộp.
- GV cho HS tiến hành lắp.
b- Lắp từng bộ phận.
- GV hỏi: Để lắp Rô-bốt ta cần lắp mấy bộ phận đó là bộ phận nào?
- GV theo dõi giúp đỡ HS lắp cho đúng.
c- Lắp rô- bốt.
- Sau khi các nhóm hoàn thành các bộ phận cho HS tiến hành lắp Rô-bốt.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. Các nhóm trình bày sản phẩm.
IV- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp Rô-bốt.
- Nhận xét thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị tiết sau: Lắp ghép mô hình tự chọn.
- Hát vui.
- 2 HS nêu.
- HS chọn chi tiết và tiến hành ghép Rô-bốt.
- HS nêu: Gồm 6 bộ phận: chân, thân, đầu, tay, ăng ten, trục bánh xe.
- HS các nhóm tiến hành ráp các bộ phận với nhau để thành Rô-bốt.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 32	 	Kĩ thuật
LẮP RÔ - BỐT (Tiết 3)
I- MỤC TIÊU:
-Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
* Với HS khéo tay:
- Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II- CHUẨN BỊ:
 - Mẫu Rô-bốt đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I- Ổn định:
II- Kiểm tra bài cũ: “Lắp rô- bốt (tiết 1)”
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp Rô-bốt.
- GV nhận xét.
III- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Lắp Rô-bốt (tiết 2).
b- Bài giảng: 
Hoạt động 3: HS thực hành lắp Rô-bốt.
a- Chọn chi tiết.
GV phát bộ lắp ghép.
- Yêu cầu HS chọn các chi tiết ra nắp hộp.
- GV cho HS tiến hành lắp.
b- Lắp từng bộ phận.
- GV hỏi: Để lắp Rô-bốt ta cần lắp mấy bộ phận đó là bộ phận nào?
- GV theo dõi giúp đỡ HS lắp cho đúng.
c- Lắp rô- bốt.
- Sau khi các nhóm hoàn thành các bộ phận cho HS tiến hành lắp Rô-bốt.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. Các nhóm trình bày sản phẩm.
IV- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp Rô-bốt.
- Nhận xét thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị tiết sau: Lắp ghép mô hình tự chọn.
- Hát vui.
- 2 HS nêu.
- HS chọn chi tiết và tiến hành ghép Rô-bốt.
- HS nêu: Gồm 6 bộ phận: chân, thân, đầu, tay, ăng ten, trục bánh xe.
- HS các nhóm tiến hành ráp các bộ phận với nhau để thành Rô-bốt.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 33	Kĩ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
I- MỤC TIÊU:
-Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
-Lắp được một mô hình tự chọn.
* Với HS khéo tay:
- Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
-Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
II- Chuẩn bị:
 - Lắp sẵn 2 mô hình gợi ý trong SGK.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I- Ổn định:
II- Kiểm tra bài cũ: Lắp Rô-bốt
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp Rô-bốt.
- GV nhận xét.
III- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài: Lắp mô hình tự chọn.
b- Bài giảng: HS chọn mô hình.
Hoạt động 1:
- GV cho HS xem 2 mô hình đã được lắp sẵn: Máy bay trực thăng và băng chuyền,
- GV gợi ý HS chọn 1 trong 2 mô hình hoặc sản phẩm tự sưu tầm.
- GV ghi nhận nhóm chọn mô hình.
- Gọi nhóm chọn mô hình 1 nêu các chi tiết.
- Gọi nhóm chọn mô hình 2 và nêu chi tiết.
- GV hỏi: 
 + Ở mô hình 1 cần lắp bộ phận nào trước, bộ phận nào sau?
 + Ở mô hình 2 cần lắp bộ phận nào trước, bộ phận nào sau?
- GV cử 2 nhóm thực hành 2 mô hình lên trên bàn GV trình bày.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- Nhóm nào làm xong GV kiểm tra sản phẩm.
- GV nhận xét từng sản phẩm: lắp đúng các chi tiết, lắp chắc chắn không xiêu quẹo.
- Cho HS tháo rời chi tiết.
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau: Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 2, 3).
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt nêu.
- HS quan sát.
- HS chọn và nêu ý kiến.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS 2 nhóm lên thực hành (mỗi nhóm 2 em).
TUẦN 34	Kĩ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
I- MỤC TIÊU:
-Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
-Lắp được một mô hình tự chọn.
* Với HS khéo tay:
- Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
-Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
II- CHUẨN BỊ:
 - Lắp sẵn 2 mô hình gợi ý trong SGK.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I- Ổn định:
II- Kiểm tra bài cũ: “Lắp mô hình tự chọn (tiết 1)”
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp: Lắp máy bay và băng chuyền”
- GV nhận xét.
III- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Lắp mô hình tự chọn (tiết 2, 3).
b- Bài giảng: 
Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay và băng chuyền.
a- Chọn chi tiết.
GV phát bộ lắp ghép.
- Yêu cầu HS chọn các chi tiết ra nắp hộp.
- GV cho HS tiến hành lắp.
b- Lắp từng bộ phận.
- GV theo dõi giúp đỡ HS lắp cho đúng.
- Sau khi các nhóm hoàn thành các bộ phận cho HS tiến hành 2 mô hình.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. Các nhóm trình bày sản phẩm.
IV- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp.
- Nhận xét thái độ học tập của HS.
- Hát vui.
- 2 HS nêu.
- HS chọn chi tiết và tiến hành lắp ghép máy bay và băng chuyền.
- HS nêu.
- HS các nhóm tiến hành ráp các bộ phận với nhau để hoàn thành sản phẩm.
Rút kinh nghiệm
TUẦN 35	Kĩ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
I- MỤC TIÊU:
-Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
-Lắp được một mô hình tự chọn.
* Với HS khéo tay:
- Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
-Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
II- CHUẨN BỊ:
 - Lắp sẵn 2 mô hình gợi ý trong SGK.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I- Ổn định:
II- Kiểm tra bài cũ: “Lắp mô hình tự chọn (tiết 1)”
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp: Lắp máy bay và băng chuyền”
- GV nhận xét.
III- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Lắp mô hình tự chọn (tiết 2, 3).
b- Bài giảng: 
Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay và băng chuyền.
a- Chọn chi tiết.
GV phát bộ lắp ghép.
- Yêu cầu HS chọn các chi tiết ra nắp hộp.
- GV cho HS tiến hành lắp.
b- Lắp từng bộ phận.
- GV theo dõi giúp đỡ HS lắp cho đúng.
- Sau khi các nhóm hoàn thành các bộ phận cho HS tiến hành 2 mô hình.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. Các nhóm trình bày sản phẩm.
IV- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp.
- Nhận xét thái độ học tập của HS.
- Hát vui.
- 2 HS nêu.
- HS chọn chi tiết và tiến hành lắp ghép máy bay và băng chuyền.
- HS nêu.
- HS các nhóm tiến hành ráp các bộ phận với nhau để hoàn thành sản phẩm.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docKi thuat 5 HK2.doc