Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Nguyễn Thái Kết - Tiểu học Lãng Sơn - Năm học 2010 - 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Nguyễn Thái Kết - Tiểu học Lãng Sơn - Năm học 2010 - 2011

- Biết đọc đúng ngữ điệu một văn bản kịch cụ thể. - Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.

- Đọc đúng ngữ điệu của các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Biết đọc phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch.

- Hiểu ý nghĩa: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước.

- GD HS tấm lòng yêu nước cao cả của Nguyễn Tất Thành.

 

doc 29 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Nguyễn Thái Kết - Tiểu học Lãng Sơn - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
người công dân số một ( Phần 1)
I - Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đọc đúng ngữ điệu một văn bản kịch cụ thể. - Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu của các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Biết đọc phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch. 
- Hiểu ý nghĩa: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước.
- GD HS tấm lòng yêu nước cao cả của Nguyễn Tất Thành.
II- Chuẩn bị: Tranh SGK. 
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Không
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc. 
b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
*Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
Cho HS đọc lời giới thiệu, cảnh trí diễn ra trích đoạn vở kịch, 
- GVđọc diễn cảm vở kịch. 
- Hướng dẫn chia đoạn đọc: 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Đoạn 2: tiếp đến  ở Sài Gòn này nữa
Đoạn 3: Còn lại.
- Cho đọc nối tiếp theo đoạn, 
(giải nghĩa từ, luyện đọc từ)
* Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc đoạn 1 để trả lời câu hỏi 1 SGK.
- GV chốt ý
- Cho đọc đoạn còn lại trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi 2 và 3 SGK
- Cho đọc câu hỏi 2, 3 SGK, thảo luận.
- Cho trả lời từng câu, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý nghĩa: Anh Thành chỉ nghĩ đến việc cứu nước.
* Luyện đọc diễn cảm
- Cho luyện đọc phân vai:
+ GV đọc mẫu đoạn kịch
+ Từng tốp HS phân vai luyện đọc
- Cho thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Qua bài học em đã học tập ở Anh Thành điều gì?
- Dặn HS về học bài và đọc trước bài. Phần 2 của vở kịch.
- 1 HS khá đọc, lớp theo dõi.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1 
- Luyện từ : Phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2 (giải nghĩa từ: SGK)
- Đọc cặp, 2 HS đọc cả bài (chú ý giọng điệu)
- HS luyện đọc cặp.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
- HS đọc lướt đoạn 1 và trả lời: 
+ Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm
- 1 HS đọc trước lớp.
- Thảo luận theo bàn.
- Đại diện trả lời từng câu. nhận xét, bổ sung
+ Chúng ta là đồng bàoVì anh với tôi
+Anh Lê báo tin cho anh Thành nhưng không vui, không trả lời vào câu hỏi của anh Lê
- 3 HS luyện đọc phân vai theo hướng dẫn của GV
- 2- 3 HS thi đọc
HS nêu ý kiến.
Toán
Tiết 91: diện tích hình thang
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- Nhớ và biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo. 
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Nêu các đặc điểm của hình thang 
- Nêu cách tính diện tích tam giác
..
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài
* Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thangABCD đã cho
- HD xác định trung điểm M của BC, cắt rời hình tam giác ABM, ghép thành tam giác ADK
- YC nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành
- GV HD HS để HS rút ra nhận xét và ghi công thức: 3. Thực hành:
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu
- Nhận xét, HD HS nhắc lại cách tính diện tích của hình thang
HD BT2: Gọi HS nêu yêu cầu
HD HS làm bài, chữa chung trước lớp
HD BT3: (Dành cho HS khá giỏi)
Gọi HS đọc đề bài, phân tích và nêu hướng giải bài toán
YC HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải toán
4. Củng cố – dặn dò
- YC HS hệ thống lại kiến thức
- Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập
- 2 HS nêu
- HS thực hành cắt ghép theo sự hướng dẫn của GV
- Nhận xét diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành
- HS nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình 
- Nêu quy tắc và ghi công thức (như trong SGK tr93)
BT1(93):1 HS nêu y/c cả lớp làm nháp
- 2 HS lên bảng thực hiện, HS khác nhận xét
- 1 HS nhắc lại cách tính diện tích thang
BT2: 1 HS đọc y/c
HS làm vở rồi đổi vở kiểm tra cho nhau
BT3: 1 HS đọc đề, tìm hiểu đề bài
- Vận dụng công thức làm bài rồi chữa
 Bài giải
 Chiều cao của hình thang là:
 (110 + 90,2) : 2 = 100,1( m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là: (110 + 90,2) 100,1 : 2 = 10020,01(m2)
 Đáp số: 10020,01m2
*1–2 HS nêu lại cách tính diện tích hình thang
Lịch sử
Chiến thắng lịch sử điện biên phủ
I. Mục tiêu:Sau bài học HS biết:
- Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt 3: tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
+ Ngày 7 – 5 – 1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Biết tinh thần đấu tranh anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. 
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ địa danh Điện Biên Phủ); Giáo án điện tử.
- Lược đồ phóng to
- Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ.
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi bài cũ: 
+Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho Cách mạng Việt Nam?
+Lấy dẫn chứng về 1 trong 7 tấm gương anh hùng được bầu.
- GV nhận xét - ghi điểm.
..
2. Bài mới:
- Giới thiệu, nêu nhiệm vụ của bài học.
a. Hoạt động1: (làm việc theo nhóm)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung.
b. Hoạt động 2: (làm việc theo cặp)
GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch điện Biên Phủ.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV giới thiệu cho HS quan sát ảnh tư liệu..
- Dặn dò về nhà học bài - chuẩn bị bài sau.
- 1-2 HS trả lời
- HS thảo luận theo 4 nhóm 
+ Nhóm 1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “ pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường đông Dương những năm 1953- 1954.
+ Nhóm 2: Tóm tắt những mốc lịch sử quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Nhóm 3: Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS thảo luận theo cặp:
- HS sử dụng lược đồ, thuật lại diễn biến của chiến dịch, tóm tắt và nhớ được 3 đợt tấn công của ta trong chiến dịch. 
+ Đợt 1: Bắt đầu từ ngày 13-3
+ Đợt 2: Bắt đầu từ ngày 30-3
+ Đợt 1: Bắt đầu từ ngày 1-5 đến ngày 7-5 thì kết thúc thắng lợi.
- HS nêu ý nghĩa của chiến dịch.
- HS đọc một số câu thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ mà HS đã sưu tầm
TIẾNG VIỆT (ÔN)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIấU: - HS ụn tập tổng kết về từ loại.
- Tỡm từ đồng nghĩa, trỏi nghĩa.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	* Bài 1: Xỏc định cỏc từ loại cú trong đoạn văn sau:
Mặt trăng trũn to và đỏ từ từ nhụ lờn ở chõn trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mõy cũn vắt ngang qua mỗi lỳc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trờn quóng đồng rộng, cơn giú nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mựi hương thơm mỏt.
- HS tự làm bài vào vở, nối tiếp nhau nờu kết quả trước lớp. VD:
+ Danh từ: mặt trăng, chõn trời, rặng, tre, làng, mấy, sợi, quóng, cơn, giú,...
+ Động từ: lờn, vắt, qua, đứt, đưa.
+ Tớnh từ: trũn, to, đỏ, từ từ, đen, xa, mảnh, rộng, nhe,...
* Bài 2: Tỡm cỏc từ đồng nghĩa, trỏi nghĩa với mỗi từ sau:
Giữ gỡn, yờu thương, to lớn.
- HS làm bài tập theo nhúm 6.
- Cỏc nhúm lần lượt đớnh bài lờn bảng và cử người trỡnh bày
- Lớp cựng GV nhận xột, bổ sung.
- HS: Nhúm nào tỡm được nhiều từ đồng nghĩa, trỏi nghĩa với cỏc từ đó cho thỡ nhúm đú thắng. VD:
Từ 	Đồng nghĩa 	Trỏi nghĩa
Giữ gỡn: 	Gỡn giữ, bảo vệ, che chở, đựm bọc. 	phỏ hoại, phỏ phỏch,...
To lớn: rộng lớn, bao la, mờnh mụng,... 	nhỏ bộ, nhỏ hẹp,...
Yờu thương: thương yờU, chăm súc, 	căm ghột, căm hờn,...
Bài 3. 
Xỏc định cỏc kiểu cõu kể và cỏc thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong cỏc cõu ở bài tập 1
Mặt trăng trũn to và đỏ từ từ nhụ lờn ở chõn trời sau rặng tre đen của một ngụi làng xa. Mấy sợi mõy cũn vắt ngang qua mỗi lỳc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trờn quóng đồng rộng, cơn giú nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mựi hương thơm mỏt.
- HS trao đổi theo cặp và làm bài vào vở.
- GV tổ chức cho HS nờu ý kiến và chữa bài tập, ụn lại kiến thức cũ, kết quả là:
+ Ai làm gỡ? Mặt trăng trũn to và đỏ // từ từ nhụ lờn ở chõn trời sau rặng tre 
	CN	VN
đen đen của một ngụi làng xa.
+ Ai thế nào? Mấy sợi mõy // cũn vắt ngang qua mỗi lỳc một mảnh dần rồi đứt 
	CN	VN
hẳn.
Trờn quóng đồng rộng,/cơn giú nhẹ hiu hiu đưa lại,/thoang thoảng mựi hương// 
	 TN	TN	CN
thơm mỏt.
 VN
II. NHẬN XẫT, DĂN Dề:
GV nhận xột giờ học, nhắc HS xem lại cỏc bài tập đó luyện.
Địa lý
Châu á
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Nhớ tên các châu lục và đại dương.
- Biết dựa vào lược đồ (bản đồ) nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu á.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình và khí hậu của châu á.
- Đọc được tên và các dãy núi cao và đồng bằng lớn của châu á.
- Nêu được một số cảnh thiên nhiên châu á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu á.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Quả địa cầu, bản đồ tự nhiên châu á.
- Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên châu á.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc, dân tộc nào đông nhất ?
+ Hãy nêu đặc điểm sự phân bố dân cư của nước ta.
..
2. Bài mới: Giới thiệu, ghi bài
a. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm nhỏ (15p)
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Nêu tên các châu lục và đại dương mà châu á tiếp giáp.
+ So sánh diện tích của châu á với các châu lục khác.
Kết luận: Châu á nằm ở bán cầu Bắc; có 3 phía giáp biển và đại dương. Châu á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp (5p)
- Hướng dẫn HS nhận biết Châu á có diện tích lớn nhất.
- Gọi các nhóm trao đổi kết quả trước lớp
- GVso sánh diện tích rút ra kết luận
- Kết luận: Châu á có diện tích lớn nhất trên thế giới.
c. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân và cả lớp
- Hướng dẫn HS quan sát H3, sử dụng chú giải để nhận biết các khu vực của châu á.
- Gọi HS đọc tên các khu vực đó, nêu tên theo kí hiệu a,b ...  HS kiểm điểm theo tổ
- Từng HS trong tổ kiểm điểm nêu rõ ưu khuyết điểm trong tuần.
- Thảo luận đóng góp ý kiến chung.
- Tổ trưởng tổ chức cho tổ mình thảo luận bổ sung ý kiến.
- Bình chọn cá nhân tiêu biểu của tổ.
* Sinh hoạt cả lớp.
-Tổ trưởng tổng hợp chung của tổ, báo cáo
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- HS phát biểu ý kiến chung.
- Bình xét thi đua.
* Tổ tiêu biểu:..........
* Cá nhân tiêu biểu:...
+ Khen:.
+ Chê:
+ Liên hoan văn nghệ.
Kĩ thuật
Nuôi dưỡng gà
I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
- Biết cách cho gà ăn uống
- Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II. chuẩn bị: 
Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
a, Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà (10’)
b, Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống (25’)
+ Cách cho gà ăn
+ Cách cho gà uống
c, Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập (5’)
3. Nhận xét - dặn dò:
- Nêu: công việc cho gà ăn uống được gọi chung là nuôi dưỡng gà. Như cho gà ăn thức ăn gì? vào lúc nào?....
- Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi: Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà?
GV tóm tắt ý.
Cho HS đọc mục 2a SGK và yêu cầu HS trình bày cách cho gà ăn ở từng thời kỳ sinh trưởng (gà con mới nở, gà giò, gà đẻ trứng)
- Vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn này?
- Kể tên các thức ăn cúng cấp nhiều chất đạm, khoáng và vi ta min?
- GV giải thích thêm.
- Nhắc lại vai trò của nước đối với đời sống động vật
- Yêu cầu HS đọc mục 2b và quan sát hình 2 em hãy cho biết người ta cho gà uống như thế nào?
- GV kết luận: Phải cho gà ăn uống đủ lượng, chất và hợp vệ sinh bằng cách...
Khi nuôi dưỡng gà cần chú ý những điều gì? HS đọc ghi nhớ
Đọc bài chăm sóc gà
HS lắng nghe
1HS trả lời
- Gà con: ăn liên tục suốt ngày đêm. Gà nở được....
- Gà giò (7-8 tuần): ăn nhiều thức ăn chứa chất bột đường, vitamin, chất đạm,, ăn suốt ngày đêm
- Gà đẻ trứng: chất đạm, khoáng.
- Nước sạch, máng sạch luôn đủ nước, máng uống đặt gần máng ăn.
- Hàng ngày phải cọ rửa máng, thay nước bị vẩn đục...
Cho gà ăn uống đủ chất, đủ lượng....cách cho gà ăn uống thay đổi theo tuổi gà, giống gà và mục đích nuôi.
Toán
Tiết 92: luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang( kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau. 
II- Đồ dùng dạy học:
- GV chuẩn bị một số bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Nêu cách tính diện tích hình thang.
...
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
3. Thực hành:( 35 phút)
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu
HD HS áp dụng công thức tính
 - Nhận xét, HD HS chốt lại 
HD BT2: Gọi HS nêu yêu cầu
HD theo các bước:
+ Tìm độ dài đáy bé và chiều cao 
+ Tính diện tích của thửa ruộng
+ Tính số kg thóc thu hoạch... 
- GV đánh giá bài làm của HS
HD BT3: Y/C HS đọc và HD HS quan sát và làm bài
 Chấm, chữa bài, nhận xét, thống nhất kết quả
HD củng cố cách tính diện hình thang và kĩ năng ước lượng
4. Củng cố – dặn dò
- YC HS hệ thống lại kiến thức
- Chuẩn bị tiết sau: LT chung
1-2 HS nêu và viết công thức tính 
BT1(94):1 HS nêu y/c
- Cả lớp thực hiện vào vở nháp, đổi vở kiểm tra chéo cho nhau 
- HS trình bày kết quả( đọc kết quả từng trường hợp), nhận xét 
* Củng cố lại cách tính diện tích hình thang và kĩ năng tính toán trên các STN, PS, STP
BT2: 1 HS đọc y/c
- HS tự giải toán vào vở, 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, chữa bài
 Bài giải
 Đáy bé của thửa ruộng hình thang là:
 120 = 80 (m)
 Chiều cao của thửa ruộng hình thang là:
 80 – 5 = 75 (m)
 Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
 (120 + 80) 75 : 2 = 7500(m2)
 Thửa ruộng đó thu hoạch được số thóc là:
 64,5 7500 : 100 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4837,5 kg
BT3 :1 HS đọc y/c, tự làm bài vào vở, đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của bạn
Nhận xét thống nhất kết quả
a) Đ b) S
*1–2 HS những nội dung vừa luyện tập
Tiếng việt (ôn)
 Luyện từ và câu : câu ghép
I. Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Dạy bài mới : 
 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 - Cho học sinh nhắc lại những kiến thức về câu ghép.
Bài tập 1 : Tìm câu ghép trong đoạn văn sau, gạch chân dưới câu ghép đó.
 ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương (1). Những cây gỗ tếch xoè tán rộng soi bóng xuống mặt nước(2). Nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ hiện ra trước mắt (3). Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào(4). 
* Trong câu ghép em vừa tìm được có thể tách mỗi cụm chủ – vị thành một câu đơn được không? Vì sao?
Trong đoạn văn trên câu 4 là câu ghép. Ta không thể tách mỗi cụm chủ – vị trong câu ghép thành câu đơn được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc.
Bài tập 2 : Đặt 3 câu ghép
 - Do chăm chỉ học tập nên cuối năm bạn ấy đạt danh hiệu học sinh giỏi.
 - Sáng nay, bố em đi làm, mẹ em đi chợ, em đi học.
 - Trời mưa rất to, Lan vẫn đi học đúng giờ.
Bài tập 3: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép..
a) Vì trời nắng to nên ruộng đồng nứt nẻ.
b) Mùa hè đã đến nên hoa phượng nở rực.
c) Trong truyện Tấm Cám, Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám lười nhác và độc ác.
d) Mặt trời lặn, gà rủ nhau lên chuồng.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
Chính tả
nhà yêu nước nguyễn trung trực (Nghe – viết)
Phân biệt âm đầu d/gi/r
I- Mục tiêu : - Nghe và viết chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực”.
- Làm các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: r/gi/d
- GD HS có ý thức rèn chữ và ý thức khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm kẻ sẵn bài tập 2 SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Không 
2. Dạy bài mới: 
- Giới thiệu bài:
a. Hướng dẫn nghe viết:
- GV đọc mẫu bài viết.
+Bài chính tả cho em biêt điều gì?
-Hướng dẫn viết từ khó:
- Y/ cầu HS nêu từ ngữ khó viết, dễ lẫn trong khi viết chính tả.
- Y/ cầu HS viết các từ khó.
(GV đọc cho HS viết một số từ)
- Nhận xét, HD viết đúng chính tả.
- Viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết bài.
-Soát lỗi chính tả:
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Thu chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
GV chọn BT2 phần a 
Bài 2: a) Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a..
- GV treo (bảng phụ).
- Chia nhóm HD HS làm bài. 
- Nhận xét, bổ sung.
BT3a: Tìm tiếng bắt đầu bằng r, gi, d.
- Gọi HS đọc y/c. 
- Cho làm theo nhóm.
- Gọi dại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kết quả đúng: ra, giải, giá, dành
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà ôn lại mô hình cấu tạo vần.
- HS nghe đọc và tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- 2-3 HS trả lời
- HS nghe và viết ra bảng con và bảng lớp: : Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì, Tây
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vở nháp.
- HS nhận xét.
- HS nghe và viết bài.
- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để kiểm tra, soát lỗi, chữa bài.
Bài 2:a) HS đọc YC, làm việc theo nhóm bàn.
- Trình bày kết quả trên bảng.
- Nhận xét bổ sung và nêu kết quả đúng
+ 1- giấc, 2- dim, 3- rơi, 4- giêng
- 1-2 HS đọc lại bài làm hoàn chỉnh
BT3: 1 HS đọc YC bài tập.
- 1HS nhắc lại yêu cầu: 
- HS trao đổi, làm việc theo cặp.
- Trình bày kết quả
- Nhận xét.
Về nhà ôn tập...
Đạo đức
em yêu quê hương (Tiết 1)
I- Mục tiêu: HS biết:
- Mỗi người cần phải yêu quê hương . 
- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Tôn trọng, yêu quý, những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II- Chuẩn bị :- HS chuẩn bị thẻ.
III- Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra: Không
2- Bài mới:(1’) Giới thiệu, ghi bài.
a.HĐ1: Tìm hiểu truyện “Cây đa làng em” 
*Mục tiêu: HS biết một số biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành: (12’)
- GV đọc truyện Cây đa làng em 
- Cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi SGK.
- GV kết luận. 
b. HĐ2: Làm BT1, SGK.(10’)
* Mục tiêu: HS nêu những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành:
- GV cho thảo luận
- Cho HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận: Trường hợp (a), (b), (c), (d), (e), đều thể hiện tình yêu quê hương.
c. HĐ 3: Liên hệ thực tế
* Mục tiêu: HS kể được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình.
* Cách tiến hành.
- GV y/c trao đổi theo nhóm:
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương mình?
- Cho trình bày.
- GV kêt luận: các em đều hiểu biết về quê hương mình
3. Củng cố dặn dò
- Cho HS trình bày tranh ảnh về quê hương.
- Cho hát về quê hương.
- 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận 2’ câu hỏi SGK. 2-3 HS trả lời.
- Thảo luận theo cặp 2’
- HS trình bày. nhận xét, bổ sung.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS trao đổi theo cặp.
- Trình bày theo cặp (3-4 cặp). nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày theo tổ.
- Đại diện giới thiệu.
Thứ sáu ngày 8 tháng 1năm 2010
Toán ( Ôn)
Luyện tập: Chu vi hình tròn
I - Mục đích yêu cầu: Tiếp tục giúp HS
Dựa vào công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn.
- Củng cố mở rộng kiến thức toán tính chu vi.
- Rèn HS tính cẩn thận khi làm bài.
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán; 
III- Các hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1( VBT- 11)
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Củng cố kĩ năng tính chu vi hình tròn, đã biết đường kính.
- 1 HS đọc Y/C của bài.
- HS tự làm bài vào VBT, sau đó kiểm tra chéo.
- 3HS làm trên bảng.
Bài 2( VBT- 11)
- Củng cố kĩ năng tính chu vi hình tròn, đã biết bán kính.
- 1HS đọc Y/C của bài.
- HS tự làm bài vào VBT. 3 HS làm bảng.
Bài 3( VBT- 11 )
- Củng cố giải toán về chu vi hình tròn.
- 1HS đọc đề bài.
Hoc sinh vận dụng quy tắc tự làm bài vào VBT. Đại diện 1 HS làm bảng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- 2 , 3 HS nêu lại công thức và quy tắc tính chu vi hình tròn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 19 hai buoi chuan KTKN.doc