Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 16)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 16)

- Tổng kết học kì I

- Đề ra phương hường hoạt động tuần 20

- Rèn luyên thói quen nề nếp kỉ luật nghiêm cho học sinh.

- Giáo dục học sinh theo chủ điểm của tháng, tuần

II/ CÁCH TIẾN HÀNH

1/ Ổn định:

2/ Tổng kết thi đua học kì I

3/ Phương hướng tuần 19:

 -Tiếp tục củng cố nề nếp lớp.

 

doc 34 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 16)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2011
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
I/ MỤC TIÊU:
Tổng kết học kì I
Đề ra phương hường hoạt động tuần 20
Rèn luyên thói quen nề nếp kỉ luật nghiêm cho học sinh.
Giáo dục học sinh theo chủ điểm của tháng, tuần
II/ CÁCH TIẾN HÀNH
1/ Ổn định:
2/ Tổng kết thi đua học kì I
3/ Phương hướng tuần 19:
	-Tiếp tục củng cố nề nếp lớp.
	- Rèn thên cho học sinh toán và tiếng việt.
	- Tiếp tục rèn chữ viết đẹp cho học sinh.
- Đi học đúng giờ và chuyên cần.
-Học và làm bài đầy đủ trươc khi đến lớp.
- Tuyệt đối không được nói chuyện trong giờ học.
4/ Dặn dò:
Khắc phục tồn tại
Thực hiện tốt phương hướng tuần 19
LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I.MỤC TIÊU:
- Tường thuật sơ lược chiến dịch Điện Biên Ph:
- Chiến dịch diễn ra trong 3 đợt tấn công;đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
- Ngày 7-5-1954,bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng,chiến dịch kết thúc thắng lợi.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: mốc son chói lọi,góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
II. ĐỒ DÙNG.
- Bản đồ hành chính VN. Tư liệu về chiến dịch ĐBP
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
GV
HS
1.Bài mới. Nêu mục tiêu bài 
2.HĐ1: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên nêu tình thế của Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới 1950 đến năm 1953. 
- Mời học sinh đọc mục chú giải.
-GV nêu câu hỏi để cả lớp thảo luận:
+ Điện Biên Phủ thuộc tỉnh nào? Ở đâu? Có địa hình như thế nào?
+Tại sao Pháp gọi đây là “Pháo đài khổng lồ không thể công phá”.
+ Vì sao Pháp lại xây dựng ĐBP thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
-GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.
N1: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
N2: Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó.
 -Yêu cầu học sinh chỉ vị trí đó trên lược đồ chiến dịch.
N3: Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiếm dịch Điện Biên Phủ ? Thắng lợi của Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta?
N4: Kể về một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- GV nhận xét, rút ra ý nghĩa lịch sử:
Chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ đã chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (7-5-1954), đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp, phá tan ách đô hộ của thực dân Pháp, hòa bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, c/mVN bước sang giai đoạn mới.
3. Củng cố, dặn dò. 
+Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ?
-Gv nhận xét tiết học 
- HS lắng nghe.
- HS đọc mục chú giải, giải nghĩa từ tập đoàn cứ điểm, pháo đài.
- Học sinh đọc SGK và thảo luận.
-Thuộc tỉnh Lai Châu,thung lũng được bao quanh bởi rừng núi.
-Pháp tập trung xd tại đây 1 tập đoàn cứ điểm...vũ khí hiện đại.
- Địch âm mưu thu hút lực lượng quân sự của ta tới đây để tiêu diệt.
-HS thảo luận theo nhóm, phát biểu.
-Mùa đông 1953, tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp 
Đ1: mở vào ngày 13-3-1954,...
Đ2: Vào ngày 30-3-1954  
Đ3: bắt đầu từ ngày 1-5-1954, ..
+ Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
+ Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường.
- HS kể về các NV tiêu biểu như Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện
- HS lắng nghe.
- HS nêu ( như mục bài học)
- HS lắng nghe.
TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I.MỤC TIÊU:
-Biết tính diện tích hình thang,biết vận dụng vào giải các bài toán có liên quan.
- Làm các bài tập: bài 1(a),bài 2(a).
-Bộ đồ dùng học toán
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi hs nêu đặc điểm của HT
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
b)HDHS hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp ghép hình – Tính diện tích hình ABCD như SGK
-Nêu cách tính diện tích hình thang ABCD.
* Vậy muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
c) Thực hành
Bài 1:
-Gọi hs đọc yêu cầu.
-Cho hs làm bài vào vở.
-Gọi 1 em lên bảng sửa bài.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2. 
-Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
-Giáo viên lưu ý học sinh cách tính diện tích hình thang vuông.
3. Củng cố, dặn dò:
-Gọi học sinh nhắc lại cách tính diện tích của hình thang.
-Nhận xét tiết học 
-HS nêu
-HS lắng nghe
-Học sinh thực hành nhóm, ghép hình như trong sgk.
*/Diện tích hình thang là:
	S = 
-Hs nêu quy tắc trong sgk/trang 93.
(S là diện tích đáy; a, b là độ dài các cạnh đáy; h là chiều cao)
Bài 1.
a)Diện tích hình thang là:
(12+8) x 5 :2 = 50 (cm2)
b)Diện tích hình thang là:
( 9,4 + 6,6) x 10,5 : 2 = 84 (m2)
Bài 2. 
-HS quan sát sgk và làm bài vào vở.
Diện tích hình thang ở câu a là:
(9+4) x 5 :2= 32,5 (cm2)
Diện tích hình thang ở câu b là:
(7+3) x 4 :2 = 20 (cm2)
ĐẠO ĐỨC
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
- Biết làm những việc làm phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương
-Yêu mến,tự hào về quê hương mình mong muốn được góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương .
II. ĐỒ DÙNG:
-Thẻ màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GV
HS
HĐ1:Tìm hiểu truyện Cây đa làng em: 
-GV kể chuyện Cây đa làng em .
-Cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK.
+Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
+ Bạn Hà góp tiền để làm gì ? Vì sao Hà làm như vậy?
-GV kết luận: Cây đa là hình ảnh quen thuộc của quê hương, gắn bó với quê hương rất lâu đời.Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh.Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà 
HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.
- GV yêu cầu HS thảo luận để làm bài tập 1: cho biết trường hợp nào thể hiện tình yêu quê hương 
- Cho đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
-GV kết luận :Trường hợp a,b,c,d,e thể hiện tình yêu quê hương .
-GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ 
HĐ 3 : Liên hệ thực tế .
-GV yêu cầu HS trao đổi với nhau theo các gợi ý sau :
+ Quê bạn ở đâu ? Bạn biết những gì về quê hương mình ?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
-GV mời 1 số HS trình bày trước lớp; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mình quan tâm .
-GV kết luận và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể .
3. Củng cố,dặn dò:
-Giáo dục hs yêu quý quê hương, có ý thức xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
-Chuẩn bị bài sau: Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương.
-Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Đại diện các nhóm trình bày , cả lớp trao đổi , bổ sung .
+H/a quen thuộc của quê hương, gắn bó với quê hương rất lâu đời.
+ góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh.Vì Hà rất yêu quê hương 
Bài 1
-Từng cặp HS thảo luận cho biết trường hợp nào thể hiện tình yêu quê hương :
- Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- HS lắng nghe.
- HS đọc phần Ghi nhớ SGK.
- HS trao đổi với nhau.
-HS tự liên hệ và trình bày.HS khác có thể nêu câu hỏi .
- Hs trả lời 
Thứ ba ngày 4tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I.MỤC TIÊU:
1.Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt lời tác giả với lời nhân vật Anh Thành, anh Lê.
2.Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.Trả lời câu hỏi 1,2,3.
3.Giáo dục lòng kính trọng Bác Hồ.
II.ĐỒ DÙNG 
- Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
GV
HS
1.Bài mới 
- Giới thiệu mục tiêu bài
2.Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm đoàn kịch
-GV ghi bảng các từ gốc tiếng Pháp: phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lẵng Sa
- Y/C học sinh chia đoạn.
- Mời 2 tốp, mỗi tốp 3 HS đọc nối tiếp.
- Mời 1 học sinh đọc phần chú giải.
- Y/C học sinh luyện đọc theo cặp.
3.Tìm hiểu bài.
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
+Em hãy gạch dưới câu nói của anh Thành trong bài cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
+ Tìm chi tiết thể hiện câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau.
-Cho hs thảo luận, tìm nội dung của bài.
4.Rèn đọc diễn cảm. 
-GV hướng dẫn hs đọc diễn cảm và đọc diễn cảm đoạn 1-2 của bài.
 -Mời 3 học sinh đọc phân vai 
-Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm.
-Giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh đọc hay - ghi điểm.
5.Củng cố, dăn dò.
-Giáo dục lòng kính trọng Bác Hồ.
- GV yêu cầu luyện đọc thêm ở nhà.Chuẩn bị: “Người công dân số Một (tt)”
-GV nhận xét tiết học. 
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Học sinh luyện đọc từ khó
- Chia 3 đoạn: 
- 2 tốp đọc, cả lớp theo dõi.
- 1 học sinh đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
-Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
- “Chúng ta là đồng bào nghĩ đến đồng bào không?”.
“Vì anh với tôi  chúng ta là công dân nước Việt”.
-Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
-Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh 
*/ND: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
-Lắng nghe.
- 3 học sinh đọc nối tiếp thể hiện đúng lời nhân vật.
- HS thi đọc diễn cảm, cả lớp lắng nghe bạn đọc, nhận xét .
CHÍNH TẢ (Nghe-Viết)
NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I.MỤC TIÊU:
-Viết đúng bài chính tả ,trình bày đúng hình thơcs bài văn xuôi. 
-Làm đúng bài BT2, BT(3) a/b,hoặc bài tập chính tả phương ngữ do Gv soạn.
-Giáo dục học sinh rèn chữ, giữ vở sạch.
II .ĐỒ DÙNG: 
-Bảng phụ, bảng con 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
GV
HS
1.Bài mới : Nêu mục tiêu bài học
2.Hướng dẫn HS nghe – viết :
-GV đọc bài chính tả trong SGK.
-Gọi HS đọc bài
+ Bài chính tả cho em biết điều gì ?
-Cho HS đọc thầm lại đoạn văn .
-Hướng dẫn HS viết đúng những từ mà HS dễ viết sai .
-GV đọc bài cho HS viết 
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi 
+ GV chọn chấm một số bài của HS.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 2:
 -1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
-Cho HS trao đổi theo cặp làm bài vào VBT, gọi hs nối tiếp lên bảng làm, cho lớp nhận xét.
 - GV nhận xét tuyên dương.
Bài tập 3a :
 - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
 - Cho HS đọc thầm bài : Làm việc cho cả ba thời kỳ, sau đó viết câu cần điền vào VBT, gọi 1 hs lên bảng điền, cho lớp nhận xét.
- Cho 1 HS đọc toàn bài . 
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét bài viết, sửa các lỗi sai phổ biến 
-Dặn hs về xem lại các lỗi viết sai và viết lại cho đúng.
-Chuẩn bị bài sau: Nghe – viết : “Cánh cam lạc mẹ “ ...  vào lòng. Tôi như muốn hít hà mãi mùi mồ hôi ở áo ông.
-HS lần lượt đọc đoạn mở bài.
-Lớp nhận xét.
-HS nhắc lại.
TOÁN
HÌNH TRÒN. ĐƯỜNG TRÒN
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn.
- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
- Làm các bài tập: bài 1, bài 2.
II. ĐỒ DÙNG 
-bộ đồ dùng toán 
III. HỌAT ĐỘNG DẠY-HỌC:
GV
HS
1.Bài mới: Nêu mục tiêu bài
2.Giới thiệu hình tròn – đường tròn
-Dùng compa vẽ 1 đường tròn, chỉ đường tròn, như SGK
-Dùng thước chỉ bề mặt ® hình tròn.
-Tâm của hình tròn là tâm O.
-Bán kính: Nối 0 với một điểm A trên đường tròn. Đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
+Các bán kính OA, OB, OC như thế nào?
+Lấy 1 điểm M và N nối 2 điểm MN và đi qua tâm O gọi là gì của hình tròn?
+ Đường kính như thế nào với bán kính?
3.Thực hành.
Bài 1:
-Gọi hs đọc đề bài.
-Theo dõi giúp cho học sinh dùng com pa.
-Gọi 2 hs lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở.
-Nhận xét ghi điểm.
Bài 2:Gọi hs đọc đề bài.
-Gọi hs đọc đề bài, tìm hiểu cách vẽ.
-Cho hs vẽ vào vở.
-Gọi 1 em lên bảng vẽ.
3. Củng cố, dặn dò:
-Nêu lại các yếu tố của hình tròn.
-Ôn bài và tập vẽ hình tròn.
-Chuẩn bị: Chu vi hình tròn.
-Nhận xét tiết học 
-HS lắng nghe
-Dùng compa vẽ 1 đường tròn.
-Dùng thước chỉ xung quanh ® đường tròn.
-Học sinh thực hành vẽ bán kính.
-1 học sinh lên bảng vẽ.
- đều bằng nhau OA=OB=OC
-  đường kính.
 gấp 2 lần bán kính.
Bài 1. Vẽ hình tròn có:
a) Bán kính 3cm 
b) Đường kính 5cm.
-Thực hành vẽ hình tròn bằng com pa
Cả lớp nhận xét, sửa .
Bài 2.
-Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Hãy vẽ hai hình tròn tâm A và tâm B đều có bán kính 2cm.
.
KĨ THUẬT
NUÔI DƯỠNG GÀ
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Biết liên hệ thực tế nêu tên và tác dụng chủ yếu một số thức ăn thường dùng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương	
II. ĐỒ DÙNG 
- Hình minh họa SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
GV
HS
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu phần ghi nhớ bài học.
2. Bài mới:
*/Hoạt động1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
- HS đọc nội dung mục 1 (SGK)
 -Hãy nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi duỡng gà
 -GV tóm tắt SGK
 */Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống
a.Cách cho gà ăn:
- Cho HS đọc nội dung mục 2a (SGK)
+Hãy nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng (gà con mới nở, gà giò, gà đẻ trứng?
+Em hãy cho biết vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm?
+Theo em cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và vi-ta-min?
b)Cách cho gà uống: 
-Cho HS đọc mục 2b.
-Quan sát H2, em hãy cho biết người ta cho gà ăn, uống như thế nào?
c)Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Gv cho hs làm bài trắc nghiệm vào phiếu BT: Đúng ghi Đ, sai ghi S
+Cho gà ăn theo từng thời kì 
+Khi cho gà, ăn uống cần phải hợp vệ sinh 
+ Gà nở được 2-3 ngày thì cho gà ăn cào cào, châu chấu, mối, cua, bột đỗ tương
+Cần cho gà dẻ ăn những thức ăn chứa nhiều chất đạm, chát khoáng và vi-ta-min.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
3 . Củng cố,dặn dò.
- Cho hs đọc ghi nhớ bài học.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc ghi nhớ
-nhằm cung cấp nước và các chất dd cần thiết cho gà.
-HS đọc
- Thời kì gà sinh con: Cho gà ăn liên tục suốt ngày đêm. Gà nở được 2-3 ngày thì cho gà ăn ngô nghiền nhỏ hoặc gạo tấm.
-Chất bột đường, chất đạm cung cấp năng lượng hoạt động và tạo thịt, mỡ cho gà lớn nhanh.
-Chất đạm: cào cào, châu chấu, mối, cua, bột đỗ tương
-Chất khoáng: vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến được sấy kho,
-Chất vi-ta –min: rau ,củ, quả và rau xanh.
-Phải là nước sạch, máng sạch và thường xuyên thay nước,..
-Hs làm bài trắc nghiệm 
- Kết quả đúng là :
-Cho gà ăn theo(Đ)
+Khi cho gà, ăn uống (Đ)
+Gà nở được 2-3 ngày thì cho gà ăn cào cào(S)
+nhiều chất đạm, chát khoáng và vi-ta-min.( Đ)
Thứ sáu ngày 7 thnág 01 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được hai cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối .
Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1,mục III) viết được đoạn văn theo yêu cầu bài tập2.
II. ĐỒ DÙNG:
-Bảng phụ
III.HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
 -Gọi 1 HS nhắc lại ghi nhớ về câu ghép trong tiết trước.
2.Bài mới:
a)Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
b)Phần nhận xét
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
-GV yêu cầu HS đọc lại các câu, đoạn văn; dùng bút chì gạch chéo để phân tách các vế câu ghép.
- Gọi 1 hs lên bảng làm , cho lớp nhận xét.
+ Ranh giới giữa các câu được đánh dấu bằng những từ hoặc những dấu câu nào?
3.Phần ghi nhớ :
4.Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1:
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS nêu bài làm.
-GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Bài 2 : 
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài.
-GV phát giấy khổ to cho HS làm .
-Gọi Hs đọc đoạn văn.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố,dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe
-2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu 
-4 HS lên bảng, mỗi em phân tích 1 câu.
 a) Đoạn này có 2 câu ghép, mỗi câu gồm hai vế:
C1: Súng kíp của ta mới bắn một phát / thì súng của họ đã bắn năm, sáu phát.
+Đánh dấu bằng những từ:thì,là, và,hay, hoặc, các dấu câu dấu chấm phẩy,dấu phẩy, dấu hai chấm.
-HS đọc ND ghi nhớ trong SGK.
Bài 1
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT 
a) Có một câu ghép với 4 vế câu :
 + Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng ( 2 trạng ngữ) thì tinh thần ấy lại sôi nổi, / nó kết thànhto lớn,/ nó lướt qua khó khăn, / nó nhấn chìm..lũ cướp nước.
 * 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy (Từ thì nối trạng ngữ với các vế câu).
 Bài 2
-HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT 
- HS viết đoạn văn 
-HS làm trên lên bảng phụ
Ví dụ: Bích Vân là bạn thân nhất của em. Tháng 2 vừa rồi, bạn tròn 11 tuổi. Bạn thật xinh xắn và dễ thương.Vóc người bạn thanh mảnh,/ dáng đi nhanh nhẹn,/ mái tóc cắt ngắn gọn gàng. ..
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 (Dựng đoạn kết bài)
I. MỤC TIÊU:
-.
- Nhận biết được 2 kiểukết bài (mở rộng và không mở rộng) qua 2 đoạn kết bài trong SGK(BT1)
- Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu bài tập 2.
II.ĐỒ DÙNG 
-Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
-GV gọi HS đọc lại đoạn mở bài đã học 
2. Bài mới
Bài tập 1:
-GV cho HS đọc nội dung của bài tập 1.
-GV yêu cầu HS đọc thầm lại 2 đoạn văn và chỉ ra sự khác nhau của 2 cách kết bài của đoạn a và kết bài của đoạn b 
 - Cho HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Bài tập 2 :
-GV cho HS đọc yêu cầu của bài và đọc lại 4 đề văn ở bài tập 2 tiết luyện tập tả người (tiết dựng đoạn mở bài).
-GV hướng dẫn HS hiểu được yêu cầu của đề bài .
 -Cho HS nêu đề bài mà em chọn.
 -Cho HS viết các đoạn kết bài.GV phát bảng phụ cho 2 HS làm bài.
 -Cho HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, chấm điểm.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện cách kết bài .
3- Củng cố,dặn dò.
- GV gọi HS nhắc lại kiến thức 2 kiểu kết bài tả người.
-Dặn HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn kết bài, chuẩn bị viết bài văn tả người.
-Nhận xét tiết học.
- HS lần lượt đọc.
Bài 1
- HS 1 đoc, lớp đọc thầm.
-HS làm việc cá nhân:
+ Đoạn kết a – kết bài không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người định tả.
+Đoạn kết b – kết bài mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.
 - HS trình bày kết quả.
Bài 2
-1HS đọc, cả lớp đọc thầm SGK .
- HS lần lượt nêu.
- HS làm việc cá nhân, 2 HS làm bài trên bảng phụ.
- HS lần lượt đọc đoạn kết bài.
- Lớp nhận xét.
-HS nhắc lại: Có hai kiểu kết bài :
 + Kết bài không mở rộng: nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người định tả.
 + Kết bài mở rộng: từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
-HS lắng nghe.
TOÁN
CHU VI HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU:
- Biếtquy tắc tính chu vi hình tròn và vậv dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
- Làm các bài tạp: bài 1(a,b) ,bài 2(c) bài 3.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. ĐỒ DÙNG:
-Bộ đồ dùng toán
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
1.KT bài cũ.
-Gọi 2 hs lên bảng vẽ hình tròn có bán kính là 6cm
2.Bài mới.
- Giới thiệu bài: Chu vi hình tròn.
Hoạt động 1: Nhận xét về quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
-GV hướng dẫn như sgk.
-Cho hs thảo luận theo nhóm.
+Giáo viên chốt: Chu vi hình tròn là tính xung quanh hình tròn.
*/Nếu biết đường kính.
Chu vi = đường kính ´ 3,14
C = d ´ 3,14
*/Nếu biết bán kính.
Chu vi = bán kính ´ 2 ´ 3,14
C = r ´ 2 ´ 3,14
( C là chu vi, r là bán kính)
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:Gọi hs đọc đề bài.
-Cho hs làm bài vào vở, gọi 3 em lên bảng làm.
-Nhận xét , ghi điểm.
Bài 2:Gọi hs đọc đề bài.
-Cho hs làm bài vào vở, gọi 3 em lên bảng làm.
-Nhận xét, ghi điểm
Bài 3:Gọi hs đọc đề bài.
-Cho hs làm bài vào vở, tương tự các bài trước.
-Gọi 1 em lên bảng làm.
-Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố,dặn dò:
-Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn, biết đường kính hoặc bán kính. 
-Nhận xét tiết học 
-2 em lên bảng vẽ.
-Lắng nghe.
-Mỗi nhóm nêu cách tính chu vi hình tròn.
- Chu vi = đường kính ´ 3,14.
- Chu vi = bán kính ´ 2 ´ 3,14
-Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn.
Bài 1.
 a) d= 0,6 cm
C= 0,6 x 3,14= 1,884(cm)
b) d= 2,5 dm
C= 2,5 x 3,14= 7,85(dm)
Bài 2.
c) r== 0,5 m
C = 0,5 x 2 x 3,14= 3,14 (m)
Bài 3. Bài giải
Chu vi bánh xe đó là:
0,75 x 3,14= 2,355(m)
 Đáp số: 2,355 m.
-Cả lớp nhận xét.
SINH HOẠT LỚP
I.MỤC TIÊU:
-Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 19
-Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 20.
II.HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức
2.Sinh hoạt lớp
-Gọi lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp
-Gọi các tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung.
-GV nhận xét:
a)Đạo đức: 
-Các em đã có tiến bộ hơn tuần trước, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tốt hơn.
-còn có em chưa ngoan, hay gây mất đoàn kết với bạn bè.
b)Học tập: 
-Một số em có ý thức học tập tốt, ngoan, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Còn có em lười học: một số em chữ còn xấu, viết cẩu thả, có em ngồi trong lớp chưa chú ý nghe giảng. 
c)Các công tác khác:
-Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường.
3.Kế hoạch tuần 20.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L5 TUAN 19(1).doc