Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 17)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 17)

.MỤC TIÊU

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

- Đọc trơn toàn bài.Đọc đúng các từ : sung sướng , tinh nghịch, trăng rằm, tựu trường.

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật.

2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.

Hiểu ý nghĩa các từ mới: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.

Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.

 

doc 21 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 17)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON
BA CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI NON.
Thứ tư ngày 5 tháng 01 năm 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 55-56: CHUYỆN BỐN MÙA
I.MỤC TIÊU
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn toàn bài.Đọc đúng các từ : sung sướng , tinh nghịch, trăng rằm, tựu trường. 
- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
- Đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật.
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Hiểu ý nghĩa các từ mới: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. 
II.CHUẨN BỊ
 GV:Viết sẵn câu hướng dẫn đọc
 HS: Đọc bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động 1:Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài (5 phút)
1.Yêu cầu mở mục lục sách Tiếng Việt tập 2 đọc 7 chủ điểm.
GV giới thiệu 7 chủ điểm ở học kì 2.
 2. Gv giới thiệu bài.
- Quan sát tranh, tranh vẽ những ai ? Họ đang làm gì ?
à GV giới thiệu bài : Chuyện bốn mùa.
Gv biết 7 chủ điểm : Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân.
Tranh vẽ bà cụ và 4 cô gái. Họ đang cùng nhau trò chuyện.
Hoạt động 2 : Luyện đọc .(30 phút)
MT: Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy cho học sinh
1. Luyện đọc
 Gv đọc mẫu toàn bài
Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a.Đọc từng câu
Hướng dẫn đọc từ khó 
b.Đọc tùng đoạn trước lớp
Gv hướng dẫn giọng đọc
Hướng dẫn đọc, h/d ngắt nghỉ đọc câu dài 
Giải nghĩa từ( chú giải)
 Gv đặt câu hỏi – giải nghĩa từ. 
c.Đọc từng đoạn trong nhóm
nhận xét – tuyên dương
d.Thi đua giữa các nhóm
 (đoạn ,bài)
Nghe theo dõi
Nối tiếp nhau đọc từng câu
 Đọc trơn, đọc đúng các từ: sung sướng , tinh nghịch, trăng rằm, tựu trường ( CN- ĐT )
 Nối tiếp nhau đọc từng đoạn., đọc với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của chú chó, mèo. Ngắt nghỉ đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ.
 Đọc đúng câu (CN )
- Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấc ngủ ấm trong chăn.//
- Cháu có công ấm ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.//
Hiểu nghĩa từ( chú giải )
Luân phiên nhau đọc
 Nối tiếp nhau đọc
TIẾT 2
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (20 phút)
MT: Giu1p học sinh nắm nội dung câu chuyện
Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi .
- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm ?
Theo lời của nàng Đông và bà Đất thì:
- Mùa xuân có gì hay ?
- Mùa hạ có gì hay ?
- Mùa thu, mùa đông có gì hay ?
Biết 4 nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm. 
Hiểu nội dung bài: 
Mùa xuân làm cho cây đâm chồi, nảy lộc.
Mùa hạ làm cho trái ngọt hoa thơm, học trò được nghỉ học.
Mùa thu có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rtằm rước đàn phá cỗ...
Mùa đông: bập bùng bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn...
à Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
Gv chốt : Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại (13 phút)
MT: Giúp học sinh đọc đúng giọng các nhân vật, ngắt nghỉ hơi đúng
Giáoviên lưu ý học sinh giọng đọc, ngắt nghỉ.
GV chia nhóm (4nhóm) HS tự phân vai.
Thi đua giữa các nhóm
Nhận xét -tuyên dương 
 Đọc đúng vai – Ngắt nghỉ đúng.Gịong đọc phù hợp đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật. 
Nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất
 Hoạt động 5:Củng cố, dặn dò (3 phút)
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? 
Giáo dục và liên hệ thực tế thời tiết của khu vực để học sinh hiểu rõ về các mùa.
Dặn dò :Về nhà đọc bài nhiều lần để chuẩn bị cho tiết kể chuyện, tiết Chính tả.
Đọc trước bài : Thư Trung thu
TOÁN
Tiết 91: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ
I.MỤC TÊU
Giúp học sinh:
1. Nhận biết tổng của nhiều số.
	2.Biết cách tính tổng của nhiều số.
	3. Chuẩn bị để học phép nhân.
	4. Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng với các số đo đại lượng có đơn vị là kg và lít..
II.CHUẨN BỊ
 	GV: bảng nhựa 
HS: VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
	Hoạt động 1: Giới thiệu – Cách tính tổng của nhiều số 
1. GV ghi phép tính 2 + 3 + 4 = ?
Yêu cầu HS nhẩm – nêu kết quả 
Yêu cầu HS đặt tính
 Nhận xét 
Gv hướng dẫn cách đặt tính- Viết dấu cộng ở giữa
Vậy tổng của 2, 3 và 4 bằng bao nhiêu ? 
2. Gv ghi VD : 12 + 34 + 40 = ?
Yêu cầu HS đặt tính, tính 
- Nêu cách đặt tính và tính.
3. GV ghi VD: 15 + 46 + 29 + 8 = ?
Yêu cầu HS đặt tính, tính 
- Nêu cách đặt tính và tính.
- Ví dụ trên, ta vừa tính tổng của mấy số hạng ?
GV chốt : Tổng của từ 3 số hạng trở lên ta gọi là tổng của nhiều số.
à GV giới thiệu bài.
 2 - 2 cộng 3 bằng 5, 5 cộng 4 bằng 9, 
+ 3 viết 9.
 4
 9
 12 - 2 cộng 4 bằng 6, 6 cộng 0 bằng 6, 
+ 34 viết 6.
 40 - 1 cộng 3 bằng 4, 4 cộng 4 bằng 8,
 86 viết 8.
 1 5 -5 cộng 6 bằng 11, 11 cộng 9 
 bằng 20, 
 46 20 cộng 8 bằng 28, viết 8, nhớ 1.
+ - 1 cộng 4 bằng 5, 5 cộng 2 bằng 7,
 29 7 thêm 2 bằng 9, viết 9.
 8 
 98
Nhận biết tổng của nhiều số .
Biết cách tính tổng của nhiều số
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1/SGK/91
-YC 2 học sinh làm bảng phụ, lớp làm vở
-Nêu cách tính nhẩm. – Nhận xét các số hạng trong phép tính 6 + 6 + 6 + 6 ?
Bài 2/SGK/ 91
-YC 3 dãy làm bảng con, 1 học sinh làm bảng lớp
 Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính . 
Bài 3/ VBT/3
-YC học sinh nhìn hình và nêu phép tính
-GV nhận xét, sửa sai sau mỗi bài tập 
-Tính nhẩm và nêu kết quả.
6 + 6+ 6 + 6 . Các số hạng bằng nhau đều bằng 6. 
- Rèn kĩ năng tính tổng của nhiều số.
Ví dụ: 14 30
 +33 +20
 21 9
 68 59
-Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng với các số đo đại lượng có đơn vị là kg và lít..
Ví dụ: 12 kg + 12 kg +12 kg = 36 kg
 5 l + 5 l + 5 l + 5l = 20l
-HS nhận xét , bổ sung
	Hoạt động 3: Củng cố, dăn dò
Lưu ý HS cách đặt tính và thực hiện tính tổng của nhiều số.
Dặn dò : BTVN/ VBT/ 3
Chuẩn bị bài Phép nhân.
TẬP VIẾT
Tiết 19: CHỮ HOA :P
 I.MỤC TIÊU 
 Rèn kĩ năng viết chữ .
 	Viết chữ hoa P theo cỡ vừa và nhỏ đúng mẫu.
Viết câu ứng dụng: “Phong cảnh hấp dẫn”, đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. II.CHUẨN BỊ
 	GV:Chữ mẫu P –Bảng phụ viết câu ứng dụng 
 	 HS: vở tập viết
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
 	 Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ.(5 phút)
Yêu cầu HS viết Ô, Ơ (hoa) 
 Nhắc lại câu ứng dụng :viết Ơn
 Nhận xét 
 Viết bảng con –bảng lớp
 Viết đúng mẫu , đúng quy định, đều nét
 	 Hoạt động 2: Giới thiệu bài –Hướng dẫn viết chữ hoa (8 phút)
 1.Giới thiệu bài
 2.Hướng dẫn viết chữ hoa.
 GV gt chữ P (hoa).
 GV đồ trên chữ mẫu miêu tả cấu tạo, cách viết.
GV viết mẫu P (hoa) - vừa viết vừa nêu cách viết. 
 H/D viết bảng con 
 Nhận xét-sửa sai
 Nắm mục đích –yêu cầu của tiết học
 Quan sát và nhận biết chữ P ( hoa ) cỡ vừa cao 5 ô li. Gồm 2 nét : nét 1 giống nét 1 của chữ B, nét 2 nét cong trên, 2 đầu uốn vào không đều nhau. 
 Nắm rõ cấu tạo chữ P( hoa) 
 Nắm quy trình viết chữ P (hoa)
 Viết đúng mẫu, đúng quy trình chữ P (hoa).
 	 Hoạt động 3:Viết câu ứng dụng (7 phút)
 1.Giới thiệu câu ứng dụng
 Phong cảnh hấp dẫn
-Yêu cầu hs quan sát và nhận xét, độ cao khoảng cách các con chữ .
-GV viết mẫu :Phong
 Lưu ý hs điểm nối nét 
 H/D viết bảng con 
 Nhận xét- sửa sai
 -Hiểu nghĩa câu ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn là phong cảnh đẹp có nhiều người đến tham quan.
- Quan sát và nhận biết độ cao các con
chữ 2,5 ôli: P, g , h 2 ô li : d , p
 1 ô li : n, o, â, a.
 Khoảng cách các chữ một con chữ o. 
 -Biết cách nối nét :Nét 1 của chữ h viết gần với nét 2 của chữ P. 
-Viết đúng mẫu, đúng quy trình, nối nét đúng quy định .Phong 
Hoạt động 4:Viết vào vở (12 phút) 
 Nêu yêu cầu viết
 Hướng dẫn hs viết từng dòng vào vở
 GV chấm 5-6 vở 
 Lưu ý hs nét sai 
 Ngồi viết ngay ngắn, viết đúng mẫu, đúng quy trình, nối chữ đúng quy định .
 	Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. (3 phút) 
Gọi 3 hs thi viết :P (hoa ) 
 Nhận xét –tuyên dương 
Dặn dò: Viết bài ở nhà –
 Luyện viết thêm chữ P 
 (hoa)Tập viết chữ Q (hoa) 
Thứ ba ngày 4 tháng 01 năm 2011
TOÁN
Tiết 92: PHÉP NHÂN
I.MỤC TÊU
Giúp học:
1.Nhận biết được phép nhân trong mối quan hệ với tổng của các số hạng bằng nhau.
	2. Biết đọc và viết phép nhân.
	3. Biết tính kết quả của phép nhân dựa vào tính tổng của các số hạng bằng nhau.
II.CHUẨN BỊ
 	GV: 5 miếng bìa, mỗi miếng có 2 chấm tròn. 
HS: các miếng bìa có 2 chấm tròn. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
	Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
 GV yêu cầu 2 HS làm bài tập : 12 23 
 12 23
 + +
 12 23
 12 23
 Nhận xét các số hạng.
Củng cố cách tính tổng của nhiếu số .
 Chuẩn bị học phép nhân.
Hoạt động 2: Giới thiệu phép nhân . (12 phút)
MT: Học sinh hình thành được phép nhân từ phép cộng
Gv gắn 5 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.
Yêu cầu HS cùng thao tác theo trên đồ dùng.
- Có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
- Yêu cầu HS nêu phép tính ?
- 10 là tổng của mấy số hạng ?
- Nhận xét các số hạng trong tổng ?
GV giới thiệu : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng , mỗi số hạng đều bằng 2. 
Ta chuyển thành phép nhân , viết như sau :
 2 x 5 = 10 
GV nêu tiếp cách đọc phép nhân 2 x 5 = 10 (đọc là “ Hai nhân năm bằng mười ”) và giới thiệu dấu x gọi là dấu nhân 
GV giúp HS tự nhận ra , khi chuyển từ tổng : 
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 
thành phép nhân 2 x 5 = 10 
thì 2 là giá trị của một số hạng của tổng , 5 là số các số hạng của tổng , viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần . Như vậy từ tổng các số hạng bằng nhau ta có thể chuyển thành phép nhân .
Thao tác trên đồ dùng.
Hình thành phép tính: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
Biết 10 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2.
- Nhận biết được phép nhân trong mối quan hệ với tổng của các số hạng bằng nhau.
 - Biết đọc và viết phép nhân.
 - Biết tính kết quả của phép nhân dựa vào tính tổng của các số hạng bằng nhau.
	Hoạt động 2: Luyện tập (20 phút)
Bài 1/SGK/92
GV giới thiệu tranh – Yêu cầu HS quan sát tranh – Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.
-YC 3 dãy làm 3 ý (bảng con)
Bài 2/SGK/ 92
-YC 1 học sinh làm bảng phụ, lớp vở trắng
Bài 3/ SGK/92
-YC học sinh làm bảng con
-Biết chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.
Lấy giá trị của một số hạng nhân với số các số hạng. 
 Bảng con. 5 + 5 +5 = 15
 5 x 3 = 15
-Biết chuyển phép cộng thành phép nhân
Ví dụ: 
4 + 4+ 4+ 4+ 4 = 20
4 x 5 = 20
9 + 9 + 9 = 27
9 x 3 = 27
-HS nhìn tranh và viết phép nhân và biết tính kết quả của phép nhân dựa vào tính tổng của các số hạng bằng nhau
5 x 2 = 10
 4 x 3 = 12
. 
Hoạt động 3: Củng cố, dăn dò (3 phút)
Gọi 2 HS thi đua. Viết phépnhân 6 + 6 + ... tập.
 Gọi HS trả lời ( 1HS hỏi – 1 HS trả lời)
Nhận xét 
 Biết đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ?
- Đầu tháng sáu học sinh được nghỉ hè./ Học sinh được nghỉ hè vào đầu tháng sáu./...
- Học sinh tựu trường vào đầu tháng tám./ ...
- Mẹ thường khen em khi em học giỏi./...
- Ở trường em vui nhất khi được cô giáo khen./...
Hoạt đông 3: củng cố, dặn dò.(3 phút)
HS thi đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào?
 Nhận xét
Dặn dò : về nhà làm bài vào vở bài tập. 
 Chuẩn bị bài : Từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào 
 Dấu chấm, dấu chấm than.
Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2011
TOÁN
Tiết 94: BẢNG NHÂN 2
 I.MỤC TÊU
Giúp HS: 
1. Lập bảng nhân 2 (2 nhân với 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) Học thuộc lòng bảng nhân.
2. Áp dụng bảng nhân 2 để giải bài toán cò lời văn bằng một phép tính nhân.
3. Thực hành đếm thêm 2.
II.CHUẨN BỊ
GV, HS: 10 tấm nhựa có hai chấm tròn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ. 5`
Gọi hs làm bài tập : Chuyển các tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính.
2 x 9 =	 3 x 5 = 
9 x 2 = 5 x 3 =
 Nhận xét
Biết tìm kết quả của phép nhân thông qua việc tính tổng các số hạng bằng nhau.
 Hoạt động 1: Lập bảng nhân 2 (15- 17 `)
1. Gắn 1 tấm bìa có 2 chấm tròn 
- Có mấy chấm tròn ?
- 2 chấm tròn được lấy mấy lần ?
2 được lấy 1 lần, ta viết :
 2 x 1 = 2
Gắn 2 tấm bìa 
- 2 được lấy mấy lần ?
- Ta có 2 nhân mấy ?
- Chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau, tìm kết quả ?
- Vậy 2 x 2 = ?
Gắn 3 tấm bìa 
- 2 được lấy mấy lần ?
- Nêu phép nhân ?
- Chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau, tìm kết quả ?
- Vậy 2 x 3 = ?
2. Yêu cầu HS dùng ĐDHT lập các phép nhân tiếp theo .
Gọi HS nêu kết quả.
Giới thiệu bảng nhân 2.
Hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 2
Thi đọc thuộc lòng 
. 
 2 được lấy 1 lần:
 2 x 1 = 2
2 được lấy 2 lần:
 2 x 2 = 2 + 2 = 4
 Vậy : 2 x 2 = 4
2 được lấy 3 lần:
 2 x 3 = 2 + 2 + 2 = 6
 Vậy : 2 x 3 = 6
Lập được bảng nhân 2. Học thuộc bảng nhân2
 2 x 1 = 2 2 x 6 = 12
 2 x 2 = 4 2 x 7 = 14
 2 x 3 = 6 2 x 8 = 16
 2 x 4 = 8 2 x 9 = 18
 2 x 5 = 10 2 x 10 = 20
	Hoạt động 2 : Luyện tập 20`
Bài 1/SGK/ 95
-YC học sinh làm vở trắng sau đó nêu miệng kết quả
Bài 2 / SGK/ 95
-YC 1 học sinh làm bảng phụ, lớp làm vở trắng
 Bài 3 /SGK /95
-Tổ chức cho học sinh thi tiếp sức, mỗi dãy cử 5 học sinh
-Gv nhận xét, sửa sai và tuyên dương sau mỗi bài tập
– Giu1p học sinh thuộc bảng nhân 2
 Ví dụ:
2 x 2 = 4 2 x 8 = 16 2 x 7 = 14
2 x 4 = 8 2 x 10 = 20 2 x 5 = 10
2 x 6 = 12 2 x 1 = 2 2 x 9 = 18
-Biết áp dụng bảng nhân 2 để giải bài toán có lời văn bằng một phép nhân.
 Bài giải:
 Số chân 6 con gà có là:
 2 x 6 = 12 (chân)
 Đáp số: 12 chân
-Thực hành đếm thêm 2 và viết vào chỗ trống
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3: Củng cố 5`
 -Gọi HS thi đọc thuộc bảng nhân 2.
 - Nhận xét – Tuyên dương
 - Dặn dò : BTVN/VBT/6 
 Chuẩn bị bài Luyện tập 
CHÍNH TẢ (nghe viết)
Tiết 38: THƯ TRUNG THU 
 I.MỤC TIÊU.
 	 Nghe viết chính xác, trình bày đúng 12 dòng thơ trong bài thơ “ Thư Trung thu” theo cách trình bày thơ 5 chữ. 
 	Làm đúng bài tập phân biệt l / n, dấu hỏi/ dâu ngã.
 II.CHUẨN BỊ
 	 GV: Bảng phụ ghi bài tập. 
 	 HS: VBT, vở trắng 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 	Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ 5` 
 GV yêu cầu HS viết từ sai phổ biến của bài trước.
Viết từ : cơn bão, tổ chim.
 Nhận xét 
 Phân biệt dấu hỏi/ dâu ngã . Viết đúng từ
 (bảng con)
 Hoạt động 2:Giới thiêu bài –Hướng dẫn nghe viết.(17 phút)
MT: giúp học sinh viết đúng đoạn chính tả trong bài
 1.Giới thiệu bài
 2.Hướng dẫn nghe viết.
 Gv đọc bài viết
 - Bác khuyên các cháu những gì ?
- Bài thơ của Bác có những từ xưng hô nào? 
- Những từ nào trong bài phải viết hoa ? 
Viết từ khó :h/d phân tích, so sánh.
3.Viết bài vào vở
 GV đọc HS viết
4.Chấm, chữa bài
 Yêu cầu HS dò bài soát lỗi. Yêu cầu HS đổi vở dò lỗi. 
 Chấm 5- 6 vở
 Lưu ý HS lỗi sai phổ biến
- Nắm được MĐ-YC của tiết học
 -Nghe –theo dõi- 2HS đọc bài
- Nắm nội dung bài : Bác khuyên các cháu chăm học, chăm làm, tuổi nhỏ làm việc nhỏ để tham gia kháng chiến, gìn giữ hòa bình.
 -Các chữ viết hoa: các chữ đầu dòng, Bác, Hồ Chí Minh. 
-Biết so sánh, phân tích viết đúng từ : ngoan ngoãn, cố gắng, kháng chiến,.
-Ngồi viết đúng tư thế, viết chính xác, đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ 5 chữ. Viết lùi vào 3 ô..
-Học sinh dò bài viết với SGK soát lỗi, tự nhận ra lỗi sai .
 	Hoạt động 3:Làm bài tập chính tả.(12 phút)
MT: Giúp học sinh phân biệt thanh ngã/thanh hỏi
 Bài 2/SGK. 
Gv giới thiệu tranh – Gọi HS nêu tên đồ vật 
Bài 3b / SGK 
Hướng dẫn Hs phân biệt dấu hỏi / dấu ngã .
 Thu 5-6 vở chấm
 Lưu ý HS lỗi sai 
- Viết bảng con. 
Phân biệt dấu hỏi/ dấu ngã.
cái tủ, khúc gỗ, cửa sổ, muỗi.
-VBT – bảng nhựa
( đổ, đỗ ) : thi đỗ, đổ rác. 
 (giả, giã ) : giả vờ, giã gạo.
 Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò (3 phút)
 Lưu ý HS lỗi sai phổ biến
 Lưu ý phân biệt dấu hỏi/ dấu ngã, viết đúng chính tả . 
 Dặn dò :về nhà viết lỗi sai – làm thêm bài tập 2a, 3a vào vở bài tập 
 Chuẩn bị bài Ông Mạnh thắng Thần Gió 
KỂ CHUYỆN
Tiết 19: CHUYỆN BỐN MÙA
 I.MỤC TIÊU 
1.Rèn kĩ năng nói : Kể được toàn bộ câu chuyện: Chuyện bốn mùa , biết phối hợp lời kể với cử chỉ điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Dựng lại câu chuyện theo vai.
2.Rèn kĩ năng nghe:Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
 II.CHUẨN BỊ
Gv: Thuộc câu chuyện . 
 HS:Chuẩn bị bài trước
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ (5 phút) 
 Kiểm tra khả năng nhớ truyện đã học.
Yêu cầu HS nêu tên truyện, tên nhân vật của truyện đó.
 N xét - ghi điểm
 Nhớ lại các truyện đã học.
 	Hoạt động 2: Giới thiệu bài – Hướng dẫn HS kể chuyện.(30 phút)
 1.Giới thịêu bài.
 2.Hướng dẫn HS kể chuyện
 2.1 Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
Yêu cầu HS quan sát tranh- nêu nội dung từng tranh. 
GV gọi HS kể mẫu đoạn 1. 
 +Tập kể trong nhóm
 +Thi kể trước lớp.
 Nhận xét
2.2 Kể toàn bộ câu chuyện.
 Gọi HS kể.
Nhận xét- bình chọn nhóm kể hay nhất.
2.3 Dựng lại câu chuyện theo vai.
Chia nhóm ( 4 nhóm ) Dựng lại câu chuyện theo vai và tập kể trong nhóm .
-Thi đua giữa các nhóm
 Nhận xét
Nêu nội dung tranh.
Tranh 1: Đông nói với Xuân: Xuân về làm cho cây đâm chồi nảy lộc. 
Tranh 2: Xuân nói với Hạ : Nhờ có nắng của Hạ làm cho trái ngọt.
Tranh 3: Thu làm cho bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đèn phá cỗ.
Tranh 4: Có đông mới có bậo bùng bếp lửa, có giấc ngủ ấm trong chăn.
Kể toàn bộ câu chuyện. Giọng kể tự nhiên, phù hợp, biết kết hợp với cử, điệu bộ, nét mặt.
Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
Kể đủ nội dung, ngôn ngữ tự nhiên, kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
Giọng kể phù hợp – Kể đúng vai.
Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò (3 phút)
 - Theo em mùa nào đẹp nhất ? Vì sao ? 
Giáo dục HS :Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
 Dặn dò :Về nhà tập kể lại câu chuyện nhiều lần.
 Chuẩn bái Ông Mạnh thắng Thần Gió.
Thứ bảy ngày 7 tháng 1 năm 2011
TOÁN
Tiết 95: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU	
 Giúp HS củng cố về :
1. Kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 2.
 2. Áp dụng bảng nhân 2 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. 
	3. Tên gọi thành phần và kết quả trong phép nhân.
II.CHUẨN BỊ
 	GV: bảng phụ
HS: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Gọi từng cặp HS đố nhau các phép tính bất kì trong bảng nhân 2.
 Nhận xét
Thuộc bảng nhân 2.
 	Hoạt động 2 : Luyện tập 
 Bài 1 /SGK7
-YC 2 học sinh làm bảng phụ, lớp vở trắng
Bài 2 / SGK/ 96
-YC 2 học sinh làm bảng phụ, lớp làm vở trắng
Bài 3 /SGK / 96 
-YC 1 học sinh làm bảng phụ
Bài 4/ VBT/ 7
-Gv tổ chức 3 học sinh ở ba dãy thi đua xem ai nhanh và đúng
Bài 5 / SGK / 96
-YC 1 học sinh làm bảng phụ, lớp vở trắng
-Nhận xét, sửa sai, tuyên dương sau mỗi bài tập của học sinh
-Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 2.
Ví dụ: 2 x 3 = 6
 2 x 2= 4 +5 = 9
-Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 2 kèm theo đơn vị cm, kg.
2cm x 3 = 6 cm
2kg x 4 = 8kg
- Áp dụng bảng nhân 2 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. 
 Bài giải:
 Số bánh xe 8 xe đạp có là:
 2 x 8 = 16 (bánh xe)
 Đáp số: 16 bánh xe
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 2. 
x
4
6
9
10
7
5
8
2
2
8
12
18
20
14
10
16
4
- Củng cố tên gọi thành phần và kết quả trong phép nhân.
Thừa số
2
2
2
2
2
2
Thừa số
4
5
7
9
10
2
Tích
8
10
14
18
20
4
-Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3: Củng cố (3 phút)
Tổ chức cho HS thi đọc bảng nhân 2.
 Nhận xét
 Dặn dò : BTVN/ VBT trang 7
Chuẩn bị bài Bảng nhân3.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 19: ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I.MỤC TIÊU
 	* Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết đáp lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp. 
	* Rèn kĩ năng viết: Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.
II.CHUẨN BỊ
Gv: Bảng phụ viết bài tập. Tranh minh họa bài tập 
HS: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.(32 phút)
MT: Giúp học sinh biết nói lời chào, lời tự giới thiệu, ôn tập dấu chấm, dấu chấm than
1.GV giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 .GV giới thiệu tranh.Yêu cầu HS quan sát tranh – Đọc thầm lời của chị Hương – Thảo luận nhóm đôi đáp lời chào, lời tự giới thiệu. 
 Nhận xét
Bài 2. – Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
Gọi HS thực hành .
 Nhận xét 
Bài 3 . Yêu cầu HS điền đúng các lời đáp vào chỗ trống .
 Nhận xét.
 Nắm MĐ- YC của bài
- HS biết đáp lời chào, lời tự gới thiệu với thái độ lịch sự, lễ phép
VD: Chúng em chào chị ạ !/ Chào chị ạ !
-Biết nói lời đáp trong các trường hợp
VD : a.Bố mẹ có ở nhà
Cháu chào chú ạ ! Chú chờ một chút để cháu báo ba mẹ./ Cháu chào chú ạ ! Mời chú vào ạ! Ba mẹ cháu đang ở trong nhà./...
b. Bố mẹ không có ở nhà
Cháu chào chú ạ ! Bố mẹ cháu không có nhà, chú có nhắn gì không ạ ?
Bịết viết lời đáp phù hợp.
VD: - Cháu chào cô ạ !
- Dạ, đúng ạ ! cháu là Nam đây
- Cháu mời cô vào nhà ạ !
Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò (3 phút)
Nhắc nhở HS đáp lời chào hỏi, lời tự giới thiệu khi gặp khách, gặp người quen để thể hiện mình là người học trò ngoan, lích sự.
 Nhận xét
 Dặn dò: Về nhà tìm hiểu đặc điểm của mùa hè: Thời tiết, khí hậu, Mặt trời, cảnh vật... 
 Chuẩn bị bài Tả ngắn về bốn mùa.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2(5).doc