Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 23)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 23)

I)Mục tiêu.

. Giúp hs hình thành công thức tính diện tích hình thang.

. Nhớ và biết vận dụng cong thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan đến hình thang.

II) Đồ dùng dạy học.

 Bảng phụ và các mảnh bìa có hình thang.

III) hoạt động dạy học.

Kiểm tra: Gv cho hs vẽ hình thang và nêu các yếu tố cạnh, góc,

 

doc 77 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 23)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 TOÁN
 Ngày: Diện tích hình thang
I)Mục tiêu.
. Giúp hs hình thành công thức tính diện tích hình thang.
. Nhớ và biết vận dụng cong thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan đến hình thang.
II) Đồ dùng dạy học.
 Bảng phụ và các mảnh bìa có hình thang.
III) hoạt động dạy học.
Kiểm tra: Gv cho hs vẽ hình thang và nêu các yếu tố cạnh, góc,
Bài dạy:
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
Gv nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD.
Gv dẫn dắt: Xác minh trung điểm M của cạnh BC rồi cắt rơi hình thang ABM. Sau đó, ta ghép lại như hướng dẫn sách giáo khoa thanh hình tam giác ADK.
Gv cho hs nêu nhận xét: Hình thang ABCD = hình tam giác ADK => diện tích 2 hình bằng nhau.
Gv gợi cho hs tính diện tích hình tam giác ADK rồi suy ra cách tính diện tích hình thang.
Hs nêu quy tắc và công thức như sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Gv cho hs làm nháp và nêu miệng kết quả.
Kết quả: a) 50 cm2 b) 84m2
Bài 2: Gv cho hs làm phần a vào vở kiểm tra chéo lẫn nhau. Kết quả:
( 9 + 4) x 5 : 2 = 32,5 cm2
 Gv yêu cầu hs nêu lại kiến thức hình thang vuông để gợi cho hs tính diện tích.
( 7 + 3) x 4 : 2 = 20 cm2
Bài 3: Gv cho hs đọc đề toán. Gợi cho hs nêu nội dung yêu cầu bài toán, tìm cách giải.
 Hs làm vào vở, 1 hs làm bảng, sau đó chữa bài.
 Bài giải
 Chiều cao của hình thang là:
 (110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
 Diện tích thửa ruộng là:
 (110 + 92) x 100,1 : 2 = 10020,01 (m2)
 Đáp số: 10020,01 m2
Hoạt động: Tổng kết bài
Gv cho hs nêu lại quy tắc và công thức tính diện tích.
Dặn dò: Nhận xét, chuẩn bị bài sau “ Luyện tập”
 TẬP ĐỌC
 Người công dân số 1
I)Mục đích yêu cầu.
. Hs đọc lưu loát toàn bài, biết đọc phân vai diễn cảm theo lời thoại vỡ kịch.
. Hiểu được ý nghĩa: Lòng yêu nước của thế hệ thanh niên dưới thời Pháp thuộc. Tình yêu nước thương dân cao cả của anh Thành ( Bác Hồ)
II) Đồ dùng dạy học.
 Tranh minh họa.
III) Hoạt động dạy học.
Kiểm tra: Gv cho hs đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung.
Bài dạy:
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
Một hs đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
Gv nhận xét, gợi ý vỡ kịch có 7 lượt thoại ( Lê – Thành) cho nên một lượt đọc là 7 em
Bảy hs đọc lượt 1, hướng dẫn phát âm từ khó: phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa.
Bảy hs đọc lượt 2, một hs đọc chú giải.
Gv giải nghĩa từ: số một, Sài Gòn, Tây.
Hs đọc theo nhóm đôi.
Gv đọc toàn bài theo lời thoại vở kịch.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Gv cho hs đọc thầm từ đầu đến “ . Vậy ra anh vào Sài Gòn làm gì? Trả lời câu hỏi 1. ( Anh lê giúp anh Thành tìm việc làm)
Hs đọc lướt lời thoại anh Thành trả lời câu hỏi 2
( Đúng!... anh có khi nào nghĩ tới đồng bào không; Vì anh với tôi.nước Việt)
Câu 3: Gv cho hs thảo luận để tìm ra những chi tiết câu chuyện có lúc không ăn nhập gì với nhau? ( chi tiết 1: Vậy anh vào Sài Gòn để làm gì? Anh Lê này! Anh học nước nào?) ( chi tiết 2: Nhưng tôi chưa hiểu Sài Gòn này nữa? Anh Lê ạ. Vì đèn dầu của takhông có khói).
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Gv đọc mẫu một số câu thoại theo giọng phân vai.
Hs đọc phân vai theo nhóm đôi.
Hs thi đọc diễn cảm trước lớp ( 2 nhóm đọc)
Hoạt động: Tổng kết bài
Gv cho hs nêu ý nghĩa các đoạn kịch.
Dặn dò: Đọc lại bài, chuẩn bị phần tiếp theo.
 Ngày: TOÁN
 	 Luyện tập
I)Mục tiêu.
. Giúp hs rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
II) Đồ dùng dạy học.
 Chuẩn bị một số bảng phụ.
III) Hoạt động dạy học.
Kiểm tra: Gv hỏi quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
Bài tập: Tính diện tích biết a = 5cm, b = 3cm, h = 4cm.
Bài dạy:
Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1: Gv cho hs vận dụng trực tiếp công thức.
 Hs tự làm vào vở, kiểm tra chéo, 3 hs chữa bài.
Kết quả: a) 70 (cm2+) b) (m2) c) 1,15 (m2)
Bài 2: Gv cho hs làm vào vỡ, 1 hs làm bảng.
Gv hướng dẫn: Tính độ dài đáy và chiều cao thửa ruộng.
 Tính diện tích thửa ruộng.
 Tính số kg thóc thu hoạch.
 Bài giải
 Đáy bé thửa ruộng hình thang là:
 120 x = 80 (m)
 Chiều cao thửa ruộng hình thang là:
 80 – 5 = 75 (m)
 Diện tích thửa ruộng hình thang là:
 (120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2)
 Số kg thóc thửa ruộng thu hoạch là:
 ( 7500 : 100) x 64,5 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4837,5 kg
Bài 3: Gv hướng dẫn cho hs làm nháp, điền kết quả.
 Kết quả: a) Đ b) S.
Hoạt động: Tổng kết bài.
Gv cho hs nêu lại quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
Dặn dò: Chuẩn bi bài “ Luyện tập chung”
 CHÍNH TẢ
 Nghe – viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
I)Mục đích yêu cầu.
. Nghe viết đúng chính tả “ Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực”
. Làm đúng các bài tập, phân biệt âm đầu r/d/gi và phân biệt vần o , ô.
II) Đồ dùng dạy học.
 Bảng phụ viết sẳn cái bài tập.
III) Hoạt động dạy học.
Kiểm tra: Gv nhắc lại nề nếp trong HK I.
Bài dạy:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs nghe viết.
Gv đọc đoạn văn lần 1.
Gv cho hs ghi từ khó: sông Vàm Cỏ, 23 tuổi, phủ Tân An, Tây Nam bộ, khảng khái.
Gv đọc từng câu, cụm từ cho hs viết.
Gv đọc chậm toàn bài cho hs soát lỗi.
Hs tữ bắt lỗi sai.
Gv chấm một số bài, nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập âm vần.
Bài tập 1:
Gv cho hs nêu yêu cầu của bài tập 1( tìm chữ cái 1 = r,d,gi hoặc chữ cái 2 = o, ô vào chổ trống của bài thơ).
Gv yêu cầu hs đọc thầm đoạn thơ suy nghĩ, tìm và điền chữ cái thích hợp. Gv làm mẫu ô thứ nhất ( điền gi)
Hs làm vào nháp, Gv treo bảng, 4 hs chữa bài.
Kết quả: Trốn, dim, gom, rơi, giêng, ngọt.
 Bài tập 2:
Gv cho hs nêu yêu cầu bài tập 2, hs đọc thầm.
Gv giao việc theo nhóm, các nhóm tìm và ghi vào bảng con.
Gv cho các nhóm giơ bảng, nhận xét.
Kết quả: ra, giải, gia, dành.
Hs đọc lại bài đã điền từ.
 Bài tập 3: Gv thực hiện tương tự bài tập 1.
Kết quả: hồng, ngọt, trong, rộng.
Hoạt động: Tổng kết bài:
Gv nhận xét về lỗi sai tiêu biểu.
Hs nêu lại các kiến thức bài tập âm vần.
Dặn dò: Chuẩn bị bài “ nghe – viết : Cánh cam lạc mẹ”
 KỂ CHUYỆN
	 Chiếc đồng hồ
I)Mục tiêu.
. Rèn kĩ năng nói.
. Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh họa, kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ khuyên cán bộ, nhiệm vụ nào của cách mạng cũng quan trọng cũng đáng quý.
II) Đồ dùng dạy học.
 Tranh minh họa truyện.
III) Hoạt động dạy học.
Kiểm tra: Gv nhắc lại nề nếp học.
Bài dạy:
Hoạt động 1: Gv kể chuyện: Chiếc đồng hồ.
Gv kể lượt 1 cho hs nghe, ghi bảng các chi tiết tiêu biểu.
Gv kể lượt 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh, hs quan sát và ghi nhớ nội dung.
Hoạt động 2: Hs kể lại chuyện.
Gv cho hs đọc lại yêu cầu của truyện.
Kể chuyện trong nhóm, hs kể theo cặp.
Mỗi hs kể ½ truyện và trao đổi ý nghĩa.
Thi kể chuyện trước lớp.
Gv cho 2 nhóm thi đua, mỗi nhóm 2 hs kể nối tiếp 4 đoạn trong 4 tranh.
1,2 hs kể toàn truyện trước lớp, nêu ý nghĩa.
Gv cho hs lớp bình chọn bạn kể hay và nêu ý nghĩa đúng nhất.
Hoạt động: Tổng kết bài:
Gv cho hs nêu ý nghĩa câu chuyện.
Gv tóm tắt nội dung giúp hs hiểu ý nghĩa chuyện.
Dặn dò: Kể lại câu chuyện cho người thân.
 TOÁN (ÔN)
 Hình tam giác – diện tích hình tam giác.
I)Mục tiêu.
. Giúp hs nắm lại đặc điểm các yếu tố trong hình tam giác.
. Nắm vững quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
II) Hoạt động dạy học.
Bài dạy:
Hoạt động 1: Hình tam giác.
Gv cho hs vẽ 1 hình tam giác rùi kể tên các cạnh, đỉnh, góc.
Hs tự kẻ đường cao và nêu kết quả.
Gv chất lại kiến thức về hình tam giác.
Hoạt động 2: Diện tích hình tam giác.
Gv cho hs nêu lại quy tắc và diện tích hình tam giác.
Bài 1: Hs làm vào vở, mỗi nhóm làm 1 bài.
Đáy 7cm ; chiều cao 4cm
Đáy 15m ; chiều cao 9m
Đáy 3,7dm ; chiều cao 4,3 dm
Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
a) 14cm2 b) 67,5m2 c) 7,955dm2
Bài 2:
 Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 23,5m và chiều rộng 10,2m. Tính diện tích hình tam giác EDC.
 Gv giúp hs nắm cách giải và làm vào vở.
 Bài giải
 Đáy DC chiều dài hình chữ nhật = 23,5m
 Chiều cao EH bằng chiều rộng hình chữ nhật = 10,2m
 Diện tích hình tam giác là:
 (23,5 x 10,2) : 2 = 119,85 (m2)
 Đáp số: 119,85 m2
Hoạt động: Tổng kết bài:
Gv cho hs nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
Gv tóm tắt lại nội dung ôn tập.
 TIẾNG VIỆT(LT&C)
 Ôn tập về câu
I)Mục đích yêu cầu.
. Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
. Củng cố kiến thức các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) xác định đúng các thành phần CN,VN,TN trong từng câu.
II) Đồ dùng dạy học.
 Bảng phụ ghi nội dung, kiến thức về câu ( sách giáo viên tập 1 – 330)
III) Hoạt động dạy học.
Bài dạy:
Hoạt động 1: Thực hành.
Gv cho hs làm bài tập 1 sách giáo khoa tiếng việt 5 tập 1 – 171.
 + Gv hỏi ôn lại kiến thức.
 + Hs thực hành vào vỡ, 4 hs làm bảng phụ 4 loại ( câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến)
Cả lớp và Gv nhận xét.
Lời giải theo sách giáo viên tập 1 trang 331.
Bài tập 2: Sách giáo khoa tiếng việt 5 tập 1 trang 171.
Gv hướng dẫn cho hs làm vào vở.
Hướng dẫn cho hs ôn luyện kiến thức.
Hs làm vào vở. Một số hs đọc kết quả.
Ba hs làm bảng phụ trình bày bảng. Cả lớp nhận xét, Gv kết luận theo sách giáo viên tập 1 trang 332.
Hoạt động: Tổng kết bài:
Gv cho hs nêu lại kiến thức về câu.
Gv tóm tắt lại nội dung ôn tập.
TOÁN(ÔN)
Luyện tập
I) Mục tiêu
-Giúp HS củng cố kiến thức hình thang, cách tính diện tích hình thang.
-Biết vận dụng vào các bài tập thực hành.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ vẽ sẵn hình thang
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: Hướng dẫn kiến thức hình thang
-GV cho HS thực hành bài tập 3 SGK-92
- HS vẽ hình vào vở thảo và ghi các yếu tố của hình thang.
- HS nhìn bảng phụ đọc tên các yếu tố của hình thang.
HĐ 2: HD tính diện tích hình thang
Bài tập: GV cho HS làm các bài 1b, 2b SGK-93,94 vào nháp.
- HS làm và nêu miệng kết quả.
KQ: 1b.Diện tích = 84 m2 ; 2b. Sv = 20 m2 
Bài tập 3: SGK-94
GV HD cho HS tìm cách giải.
HS thực hành vào vở, một HS làm bảng.
GV chấm một số bài, nhận xét bài bảng phụ
KQ: bài giải
Chiều cao của hình thang là:
	(110 + 90,2) x 2 = 100,1(m)
Diện tích của hình thang là:
	(110 + 90,2) x 100,2 : 2 = 10020,01(m2 )
	Đáp số: 10020,01 m2
Bài tập 4: GV cho HS làm bài 2 SGK-94
-GV HD tương tự bài 3
KQ: DT = 7500 m2 ; Đáp số: 4837,5kg
HĐ tổng kết bài:
GV cho HS nêu lại công thức tính diện tích hình thang.
GV tóm tắt lại nội dung ôn
Dặn học thuộc công thức.
Ngày: TOÁN
 	 Luyện tập chung
I)Mục tiêu.
. Giúp hs củng cố: kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang.
. Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
II) Hoạt đ ... ừ nghữ gắn với chủ điểm.
TẬP LÀM VĂN
Lập chương trình hoạt động
I) Mục đích yêu cầu:
-Dựa vào mẫu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể biết lập chương trình hoạt động (CTHĐ) cho buổi sinh hoạt động tập thể đó và cách lập CTHĐ nói chung.
Qua việc lập CTHĐ rèn luyện cho HS có óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, bảng nhóm cho HĐ nhóm
III) Hoạt động dạy học:
Bài mới:
HĐ 1: Đặt vấn đề
-Lập chương trình HĐ là một kĩ năng cần thiết rèn cho con người có khả năng tổ chức công việc. Bài hôm nay sẽ giúp cho chúng ta hiểu về vấn đề này.
HĐ 2: HD cho HS luyện tập
Bài tập 1:
-Hai HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV HD cho HS trả lời lần lượt các câu hỏi.
+Các bạn tổ chức buổi liên hoang văn nghệ nhằm mục đích gì? (Chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11-Bày tỏ lòng biết ơn thầy cô)
-GV gắn lên bảng bìa : I/ Mục đích
+Để tổ chức liên quan cần làm những công việc gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào? (Chuẩn bị: bánh kẹo, báo tường, chương trình văn nghệ, phân công người phụ trách)
-GV gắn lên bảng: II/Phân công chuẩn bị
+Hãy thuật lại buổi liên hoan văn nghệ? (mở đầu-dẫn chương trình-các tiết mục-thầy chủ nhiệm phát biểu tổng kết)
-Gv gắn tiếp lên bảng: III/ Chương trình cụ thể
GV kết luận; Để tổ chức buổi liên hoan tốt đẹp như vậy, bạn lớp trưởng và tập thể lớp đã lập ra CTHĐ rát cụ thể. Chúng ta sẽ lập lại CTHĐ đó vảo BT2
Bài tập 2:
-Gv giúp HS hiểu yêu cầu bài tập.
-GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm lập một CTHĐ cụ thể có đủ 3 phần.
-Đại diện các nhóm trinh bày CTHĐ của nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét góp ý về nội dung và cách trính bày của từng nhóm.
HĐ tổng kết:
-Củng cố: GV cho HS nêu lại cách xây dựng một CTHĐ, ích lợi của việc lập chương trình HĐ.
Dặn dò:Nhận xét, chuẩn bị “LT lập CTHĐ” cho tiết sau.
TIẾNG VIỆT (TẬP ĐỌC)
Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
I) Mục đích yêu cầu:
-Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bải văn có cảm hứng ca ngợi,kính trọng nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
-Hiểu các từ ngữ trong bài văn
-Hiểu nội dung chính: Biểu dương một người công dân yêu nước, một nhà tư sản đã tài trợ cho Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì cách mạng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính.
II) Đồ dùng dạy học:
Ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS đọc bài “Thái sư Trần Thủ Độ” và trả lời câu hỏi.
Bài mới:
HĐ 1: HD luyện đọc & Tìm hiểu bài
-Hai HS khá, giỏi nối tiếp đọc toàn bài.
-HS quan sát ảnh chân dung ông Đỗ Đình Thiện
-GV HD từ khó: nhiệt thành, 1943, 24 đồng, 10 vạn.
-Một HS đọc chú giải SGK
-HS luyện đọc theo cặp, hai HS đọc lại bài.
-GV đọc mẫu bài văn theo yêu cầu.
HĐ 2: Tìm hiểu bài
-GV cho HS đọc thầm, lướt nhanh trả lời câu hỏi sau: Kể lại những đóng góp của ông Thiện qua các thời kì? (Trước Cách mạng, năm 1943, ông ủng hộ quỷ đảng 3 vạn đồng Đông dương. Năm 1945, trong tuần lễ vàng, ông ủng hộ 64 lạng vàng, góp quỷ độc lập 10 vạn đồng Đông dương. Trong kháng chiến chống Pháp, gia đình ông ủng hộ hàng trăm tấn thóc. Sau khi hòa bình lập lại, ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho Nhà nước.
-GV nói thêm:Ông Thiện đã trợ giúp rất to lớn về tiền bạc và của cải cho Cách mạng.
*Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì? (Việc làm đó cho thấy ông Thiện là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa sẵn sàng cống hiến số tài sản lớn của mình cho Cách mạng, mong góp sức mình cho đất nước)
*Từ câu chuyện này, em nghĩ gì về trách nhiệm của người công dân đối với đất nước? (VD: người công dân phải biết hy sinh vì Tồ quốc, người công dân phải góp công, góp sức để xây dưng và bảo vệ Tổ quốc)
-HS luyện đọc theo cặp, hai HS đọc lại bài.
-GV đọc mẫu bài văn theo yêu cầu.
-HS đọc cá nhân và trả lời câu hỏi nội dung.
HĐ 3: HD đọc diễn cảm
-GV HD đoạn văn “Với lòng nhiệt thành..giao phụ trách quỷ”
-HS luyện đọc trong nhóm hai.
-Các nhóm thi đua đọc diễn cảm.
-Cả lớp bình chọn bạn đọc hay.
HĐ tổng kết:
-Củng cố: GV gợi cho HS nêu ý chính như mục yêu cầu.
-Giáo dục lòng kính trọng nhà tư sản Đỗ Đình Thiện, bôi dưỡng tình yêu Tổ quốc cho HS.
-Dặn dò: Học ý chính, đọc bài nhiều lần, chuẩn bị “Trí dũng song toàn”
TOÁN (ÔN)
Diện tích hình tròn
I) Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố kiến thức tính diện tích hình tròn.
-Biết vận dụng công thức vào các bài tập thực hành.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: thực hành
Bài 1:
-GV cho HS làm nháp, nêu miệng kết quả.
-HS làm cá nhân, 3 HS làm bảng phụ.
*Tính diện tích hình tròn có bán kính:
a) r = 2,3cm ; b) r = 0,2dm ; c) r = 0,5m
KQ: a) 16,6106cm2 ; b) 0,1256 dm2 ; c) 0,875m2
Bài 2:
-GV cho HS làm vào vở, GV chấm một cố bài.
*Tính diện tích hình tròn có đường kính là:
a) 8,2cm	; b) 0,4m
-GV lưu ý HS phải tính bán kính trước.
KQ: a) r = 4,1cm	; S = 52,7834
 b) r = 0,2m	; S = 0,1256
Bài 3:
-GV tồ chức thi đua nhóm, giải nhanh trên bảng lớp.
-Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
	Bài toán: Sàn diễn của một rạp xiếc hình tròn có bán kính là 6,5m. Tính diện tích của sàn diển đó?
	Bài giải
Diện tích của sàn diển đó là:
	6,5 x 6,5 x 3,14 = 132,665( )
	Đáp số: 132.665
HĐ tồng kết :
-Củng cố: Gv cho HS nêu lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.
-Dặn học thuộc lòng.
TIẾNG VIỆT (TẬP LÀM VĂN)
Lập chương trình hoạt động
I) Mục tiêu:
-Giúp HS hình thành kĩ năng tổ chức một hoạt động cụ thể.
-Rèn tác phong làm việc khoa học, có ý thức tập thể
-Biết lập một chương trình hoạt động.
II) đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: HD cấu trúc nội dung hoạt động
-GV cho HS nêu các phần việc cơ bản của một hoạt động.
- nêu,cả lớp góp ý, GV chốt.
+Một hoạt đông có 3 phần
I/ Mục đích.
II/Phân công chuẩn bị.
III/ Chương trình cụ thể.
-GV treo bảng phụ ghi sẳn nội dung chương trình.
-Một số HS nêu lại.
HĐ 2: Thực hành
-GV cho HS làm bài tập sau: Lập chương trình Đại hội chi đội trường em.
a) GV gợi cho HS nêu từng phần việc:
*Mục đích đại hội: Đánh giá hoạt động Liên đội trong năm học qua. Phương hướng hoạt động của Liên đội trong năm học mới.
*Phân công chuẩn bị:
+Phòng lễ (Sân lễ) – trang trí : phong, băng ron, ảnh Bác, cờ,
+Phụ trách trà nước
+Các tiết mục văn nghệ.
+Dẫn chương trình
+Đọc báo cáo{ -Tổng kết hoạt động Đội trong năm qua, 
-Phương hướng hoạt động Đội trong năm mới
-BCH Liên đội cũ tuyên bố hết nhiệm kì
-Bầu BCH lên Đội mới
-Thầy TPT đọc quyết định công nhận BCH Liên đội mới
-Văn nghệ,}
*Chương trình cụ thể:	
-Chào cờ
-Dẫn chương trình
-Tuyên bố lí do
-Lần lượt từng nội dung công việc theo chương trình Đại hội
-
Kết thúc Đại hội.
b) HS thực hiện lập chương trình theo nhóm.
-Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung.
HĐ tổng kết bài:
Củng cố: GV tóm tắc những nội dung ôn.
Dặn dò: Hoàn chỉnh tiếp ở nhà.
	Ngày:	TOÁN
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
I) Mục tiêu:
-Giúp HS làm quen với biểu đồ hình quạt.
-Bước đầu biết cách đọc, phân tích, xử lý số liệu trên biểu đồ hình quạt.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ vẽ biểu đồ hình quạt trong VD1
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS nêu cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu biểu đồ hình quạt
-GV yêu cầu HS quan sát kĩ biểu đồ hình quạt ở vd1 trong SGK, nhận xét đặc điểm như:
+Biểu đồ dạng hình tròn, chia làm fao nhiêu phẩn
+Trên mỗi phần ghi tỉ số phần trăm tương ứng.
-GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ.
*Biểu đồ nói về điều gì?
-Có bao nhiêu HS tham gia môn bơi.
-Tổng số HS của lớp là bao nhiêu?
-Tính số HS tham gia môn bơi?
HĐ 2:Thực hành đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
Bài 1: GV HD như sau:
+Nhìn vảo biểu đồ chỉ số HS thích màu xanh.
+Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số % khi biết số HS của lớp (120 HS)
-GV HD tương tự với các câu hỏi còn lại.
-GV tổng kết thông tin mà HS khai thác qua biểu đồ.
KQ: a) 40% = 48hs	b) 25% = 30hs
 c) 15% = 18hs	d) 20% = 24hs
Bài 2: GV giúp HS nhận biết
+Biểu đồ nói về điều gì? (kết quả học tập của HS trường.)
+Căn cứ vào quy ước, hảy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS giỏi-HS khá-HSTB (quy ước: HS giỏi = màu trắng; HS khá = màu xanh nhạc; HSTB = màu xanh.
+Đọc các tỉ số % : HS giỏi: 17,5%; HS khá: 60%; HSTB: 22,5%.
HĐ tổng kết bài:
-Củng cố: GV hỏi lại kiến thức về biểu đồ.
-Dặn dò: nhận xét, chuẩn bị bài sau “luyện tập về tính diện tích”
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I) Mục đích yêu cầu:
-Nắm dược cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
-Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ, được sử dụng trong câu ghép.
-Biết dùng các quan hệ từ nối các vế câu ghép.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi nội dung BT1, BT2.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS làm BT1, 2 của bài MRVT.
Bài mới:
HĐ 1: HD phần nhận xét.
Bài tập 1: 
-Một HS đọc yêu cẩu bài tập 1 (nội dung bài tập)
-HS đọc thầm, tìm ra câu ghép trong đoạn văn.
-HS nêu nội dung các câu ghép, GV chốt lại.
+Đoạn trích có 3 câu ghép và treo nội dủng câu ghép lên bảng lớp.
Lời giải: theo nội dung SGV- 33
Bài tập 2:
-HS đọc yêu cầu, GV nhấn mạnh cách làm.
-HS làm cá nhân vào trong vở bài tập-gạch chéo, phân tích các vế câu, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới các vế câu.
-Gv mời 3 HS lên xác định các vế câu ghép, cả lớp bổ sung.
-GV nhận xét bổ sung, chốt ý đúng.
Lời giải: theo nội dung SGV- 33
Bài tập 3:
GV gợi ý: các em đã biết có hai cách nối các vế câu trong cân ghép: nối bằng từ nối và nối trự tiếp (bằng dấu câu). Các em hãy đọc lại tửng câu văn, xem các vế trong mỗi câu được nối với nhau bằng cách nào, có gì khác nhau?
-HS suy nghĩ, phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải: theo nội dung SGV- 34
HĐ 2: Phần ghi nhớ
-Hai HS đọc nội dung SGK
-Hai HS xung phong nhặc lại nội dung (không nhìn SGK)
HĐ 3: HD phần luyện tập
Bài tập 1: -Một HS đọc yêu cầu
-GV HD cho HS làm vào vở BT.
-HS đọc lại đoạn văn, phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả.
Lời giải: Câu 1 là câu ghép có hai vế câu.
	 Cặp QHT là Nếu thì
Bài 2:
-GV hỏi HS nêu hai câu ghép lược bớt QHT “hai câu cuối đoạn văn có dấu ( )
-HS khôi phục lại từ và giải thích vì sao lược bớt.
-GV cho HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét.
Lời giải: Nếu thì – lượt bớt để câu văn gọn rõ, tránh lặp lại.
Bài 3:
-GV giao việc thi đua theo nhóm.
-Đại diện nhóm lên thi.
Lời giải: Từ cần điền: a) còn	; b) nhưng (mà)	c) hay
HĐ tổng kết bài:
-GV cho HS nêu lại ghi nhớ
-Dặn dò: học ghi nhớ chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 19 20 Dug.doc