Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Trường tiểu học Dư Hàng - Đặng Thị Hoà

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Trường tiểu học Dư Hàng - Đặng Thị Hoà

Mục tiêu:

- H nắm được các bệnh mùa đông thường gặp như : ho, cảm cúm , sởi, thủy đậu

- H biết cách phòng tránh

II. Nội dung:

- G cho H kể các bệnh thường gặp

- H thảo luận nhóm theo từng bệnh( nhóm 4)

 

doc 239 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Trường tiểu học Dư Hàng - Đặng Thị Hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
TUẦN 19
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG
I.Mục tiêu:
- H nắm được các bệnh mùa đông thường gặp như : ho, cảm cúm , sởi, thủy đậu
- H biết cách phòng tránh
II. Nội dung:
- G cho H kể các bệnh thường gặp
- H thảo luận nhóm theo từng bệnh( nhóm 4)
- Bệnh ho có biểu hiện gì ? cách phòng bệnh như thế nào?
- Bệnh cảm cúm có biểu hiện gì ? cách phòng bệnh như thế nào?
- Bệnh sởi có biểu hiện gì ? cách phòng bệnh như thế nào?
- Bệnh thủy đậu có biểu hiện gì ? cách phòng bệnh như thế nào?
- Nếu bị mắc một trong các bệnh trên em cần làm gì ?
Toán
Tiết 91: DIỆN TÍCH HÌNH THANG (93)
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
-Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
-Nhớ và vận dụng đúng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán có liên quan.
 II.Đồ dùng dạy học:
-GV và HS chuẩn bị 2 hình thang bằng bìa như SGK, kéo cắt giấy.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3 – 5 phút)
?Hình thang là hình như thế nào?
-Nhận xét,chữa bài.
-KT đồ dùng của HS.
2.HĐ2: Dạy học bài mới (13 – 15 phút)
HĐ2.1. Giáo viên nêu bài toán:
Cho hình thang ABCD và điểm M là trung điểm của cạnh BC. Em hãy tìm cách cắt , ghép hình thang đó thành hình tam giác. 
HĐ2.2. HS thực hành cắt ghép trên 1 hình thang bằng bìa.
-Gọi HS nêu cách làm.
-Nếu HS không tự làm được thì GV vừa yêu cầu HS làm từng bước, vừa làm cùng các em. Sau mỗi lệnh thì kiểm tra sản phẩm của HS.
HĐ2.3. Tính diện tích hình thang ABCD:
?Em có nhận xét gì về diện tích hình thang ABCD với diện tích hình tam giác ADK vừa ghép được?.
?Hãy tính diện tích tam giác ADK? ()
?Em có nhận xét gì về độ dài đáy DK của tam giác ADK với 2 đáy AB và DC của hình thang ABCD? (DK = AB + DC).
?Vậy diện tích tam giác ADK còn bằng gì nữa? ()
-GV: Vì diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK nên ta có diện tích hình thang ABCD là 
?Vậy muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
-HS nêu quy tắc SGK/93.
-Nếu kí hiệu diện tích hình thang là S; độ dài các cạnh đáy là a,b; chiều cao là h -->Em hãy nêu công thức tính diện tích hình thang?
3.HĐ3:Luyện tập thực hành (15 – 17 phút)
Bài 1/93
-Gọi HS nêu miệng câu lời giải.
-Nhận xét, chữa bài,nêu cách làm.
*KT:Cách tính diện tích hình thang cùng đơn vị đo và trình bày bài giải. 
Bài 2/94:
-Nhận xét, chữa bài trên bảng phụ.
?Phần b: Vì sao em biết chiều cao là 4 cm?
*KT: Cách tính diện tích hình thang thường và hình thang vuông cùng đơn vị đo và trình bày bài giải.
Bài 3/94:
?Để tính được diện tích của thửa ruộng hình thang bạn đã tìm gì trước?
*KT: Cách tính diện tích hình thang, tìm số trung bình cộng của 2 số và trình bày bài giải.
 Dự kiến sai lầm: Không có.
4.HĐ4: Củng cố dặn dò (2 – 3 phút)
-Nhiều HS nhắc lại cách tính diện tích hình thang. 
-GV tổng kết tiết học.
-HS làm bảng con: Vẽ 1 hình thang và nêu các yếu tố của hình thang đó.
-HS có thể quan sát SGK để tìm cách cắt ,ghép.
HS quan sát hình vẽ
- H nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK 
S = 
-Diện tích tam giác ADK là:
S = 
Lần lượt học sinh nhắc lại công thức diện tích hình thang.
S= ( a + b ) x h : 2
-HS đọc thầm đề bài và làm phép tính vào bảng con.
a) S = 50 ( cm2)
b) S = 84 (m2)
-HS tự đọc thầm đề bài và làm vào vở.
-2 em lên làm vào bảng phụ (mỗi em làm 1 phần)
a) S = 32,5 ( cm2)
b) S = 20 ( cm2)
-HS tự đọc thầm đề bài và làm vào vở.
-Đổi vở kiểm tra chéo và nhận xét bài làm của bạn.
 Bài giải
 Chiều cao hình thang là : 
 ( 110 + 90,2 ) : 2 = 100,1 ( m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang :
100,1 x 100,1 = 10020,1 ( m2)
 Đáp số : 10020,1 (m2)
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Đạo đức:
Bài 9: EM YÊU QUÊ HƯƠNG 
I.Mục tiêu:
Sau bài học này HS biết:
-Mọi người cần phải yêu quê hương.
-Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
-Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương. 
II.Tài liệu và phương tiện:
-Tranh ảnh về quê hương. 
-Thẻ màu.
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: (4’)
+ GV yêu cầu HS trình bày việc hợp tác với những người xung quanh
- 2-3 HS trình bày 
* Hoạt động 1: (13’) Tìm hiểu truyện “Cây đa làng em” 
- GV hỏi : 
Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa ? 
Hà gắn bó với cây đa như thế nào ? 
Ban Hà đóng góp tiền làm gì ? Vì sao bạn Hà làm như vậy ? 
Đối với quê hương, chúng ta phải như thế nào ? 
- 1 HS đọc truyện ở SGK
- HS trả lời 
* Hoạt động 2: (8’) Làm bài tập 1, SGK 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo từng cặp để làm bài tập 1. 
- GV theo dõi 
- Kết luận: Trường hợp (a,b,c,d,e) thể hiện tình yêu quê hương. 
- ... gắn bó, yêu quý, bảo vệ quê hương 
- HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
- HS đọc phần ghi nhớ 
* Hoạt động 3: (8’) Trò chơi “Phóng viên” 
- GV hướng dẫn cách chơi và cử 2 em lần lượt làm phóng viên để phỏng vấn các bạn.
- GV theo dõi 
- GV nhận xét chung
- HS tiến hành trò chơi, trao đổi nhau theo gợi ý: 
Quê bạn ở đâu ? Bạn biết gì về quê hương mính ? 
Bạn đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ? 
* Hoạt động tiếp nối: (2’) 
- 1 HS vễ 1 bức tranh về chủ đề “Quê hương”
- 1 tổ chuẩn bị 1 bài thơ hay 1 bài hát nói về tình yêu quê hương 
- Nhân xét tiết học
- HS lắng nghe 
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
KHOA HỌC :
TIẾT 37: DUNG DỊCH
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết : 
Cách tạo ra một dung dịch . 
Kể tên một số dung dịch
Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
	 Hình và thông tin trang 76, 77 SGK 
Một ít đường nước, cốc thìa. 
III/ Hoạt động dạy học : 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/ Kiểm tra bài cũ( 5') : Kể tên một số hỗn hợp mà em biết ?
Nêu cách tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước? 
* Giới thiệu bài : 
2/Hoạt động 1: (12') Làm việc theo nhóm
Mục tiêu: Kể được tên một số loại dung dịch
G cho H làm việc theo nhóm như SGK
Thảo luận các câu hỏi sau:
a/ Để tạo ra dung dịch cần có điều kiện gì?. 
b/ Dung dịch là gì?
Kể tên một số dung dịch mà em biết?
Kết luận: SGK. 
3/Hoạt động 2: (8') Thực hành 
Mục tiêu : H nêu được các cách tách các chất trong dung dịch. 
Yêu cầu làm thực hành như chỉ dẫn trang 77 SGK . 
Kết luận :
 - Ta có thể tách các chất dung dịch bằng cách chưng cất, trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế
4/Hoạt động 3: (10') Trò chơi đố bạn 
H chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ trả lời câu hỏi trong vòng một phút, nhóm nào nhanh sẽ thắng cuộc 
GV sử dụng 2 câu hỏi như SGK
Thực hiện theo yêu cầu của GV . 
Nghe Giới thiệu bài 
Làm việc theo nhóm 3 
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu . 
Đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời cho một hình 
Các nhóm khác bổ sung . 
Thảo luận cả lớp : 
Làm việc theo nhóm 6 
Các nhóm thực hành 
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình .
Các nhóm khác nhận xét . 
Làm việc cá nhân 
Toán 
Tiết 92: LUYỆN TẬP (94)
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
-Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải toán.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
 1.HĐ1: Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5 Phút)
-Nhận xét, chữa bài.
-Nêu công thức tính diện tích hình thang?
2.HĐ2: Luyện tập (32 – 33 phút)
Bài 3/94:
-Gọi HS nêu kết quả và giải thích cách làm từng phần.
-Nhận xét, chữa bài.
*KT:Củng cố kĩ năng tính diện tích hình thang và so sánh diện tích các hình.
Bài 1/94: Phần b,c
*KT: Củng cố kĩ năng tính diện tích hình thang. 
Bài 2/94:
-Nhận xét và chữa bài trên bảng phụ.
?Muốn tính được diện tích của thửa ruộng ta phải biết được những gì?
?Bạn đã tính số thóc thu được trên cả thửa ruộng bằng cách nào? 
*KT:Tính đúng và trình bày đúng bài toán có lời văn. 
Dự kiến sai lầm: Bài 1(b,c): Có thể HS nhầm lẫn trong khi tính toán với phân số và số thập phân.
4.HĐ4: Củng cố dặn dò (2 – 3 phút)
-GV nhắc HS: Trong hình thang vuông, độ dài của cạnh bên vuông góc với 2 đáy cũng chính là chiều cao hình thang. Khi tính diện tích hình thang vuông, ta lấy tổng độ dài 2 đáy nhân với độ dài cạnh bên vuông góc với 2 đáy rồi chia cho 2.
-GV tổng kết tiết học. 
-HS làm vào bảng con: Bài 1(a)/94.
-HS đọc thầm yêu cầu và làm vào nháp, ghi Đ, S vào SGK.
a)Đ
b) S
-HS tự làm vào vở.
-Đổi vở kiểm tra chéo và nhận xét bài làm của bạn.
a) S = 70 (cm2)
b) S = 7/20 (m2) 
c) S = 1,15 (m2) 
-HS tự đọc thầm đề bài và làm vào vở.
-1em lên làm vào bảng phụ.
 Bài giải
Đáy bé của thửa ruộng là : 
 120 x 2: 3= 80 (m)
Chiều cao của thửa ruộng là:
 80 - 5 = 75 (m)
Diện tích của thửa ruộng là :
 ( 120 + 80 ) x 75 :2 = 75 00 ( m2)
 Số thóc thu hoạch được là :
 7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 ( kg)
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Kĩ thuật:
 NUÔI DƯỠNG GÀ. 
I.Mục tiêu: HS cần phải:
-Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
-Biết cách cho gà ăn uống. 
-Có ý thức nuôi dưỡng, chăem sóc gà.
 II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh ảnh minh hoạ cho bài học theo nội dung SGK.
-Phiếu đánh giá kết quả học tập. 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
 1.Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ (3-5 phút)
-Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà?
-Vì sao khi cho gà ăn thức ăn hỗn hợp sẽ giúp gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, đẻ trứng to và nhiều?
 2.Hoạt động 2:Dạy học bài mới (23-25 phút)
2.1.Làm việc cả lớp:
*Mục tiêu:
Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
*Cách tiến hành:
?Thế nào là nuôi dưỡng gà?
?Nuôi dưỡng gà nhằm mục đích gì?
?Thường cho gà ăn những thức ăn gì?ăn vào lúc nào?
?Lượng thức ăn cho gà ăn hàng ngày ra sao?
?Cho gà uống nước vào lúc nào?
?Cho gà ăn uống cần chú ý điều gì?
-GV kết luận.
 2.2:Thảo luận nhóm.
*Mục tiêu:
Tìm hiểu cách cho gà ăn uống.
*Cách tiến hành:
+)Cần phải cho gà ăn như thế nào?
+)Nêu cách cho gà ăn trong thời kì gà con.
+)Em hãy cho biết vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm.?
+)Theo em cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và Vi-ta-min?
+)Em hãy nêu vai trò của nước đối với động vật?
+)Vì sao phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà?
+)Người ta cho gà ăn uống như thế nào?
-GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3.Hoạt động 3:Củng cố  ... ( 3 – 5 Phút)
-HS làm vào bảng con: Bài 1(d)/176:
Tính giá trị biểu thức: 3,42 : 0,57 8,4 – 6,8
-Nhận xét, nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
2.HĐ2: Luyện tập (32 – 33 phút)
a) Luyện bảng con:
Bài 1/176:
-HS làm : Lần 1: Phần a,b; Lần 2: Phần c
-Nhận xét, chữa bài trên bảng con.
?Để tính được kết quả của phần a và b ta phải làm gì trước?
?Nêu cách nhân và cách chia phân số cho phân số. 
*KT: Củng cố kĩ năng nhân, chia phân số cho phân số và tính giá trị biểu thức với số thập phân.
b) Luyện nháp:
Bài 2/177:
-HS đọc thầm đề bài và làm vào nháp.
-Đổi nháp, kiểm tra chéo và nhận xét bài làm của bạn
?Phần a làm thuận tiện như thế nào? Dựa vào đâu ta làm được như vậy?
*KT: Củng cố kĩ năng nhân phân số và rút gọn phân số.
Bài 3/177:
-HS đọc thầm đề bài và làm vào nháp.
-Gọi HS nêu miệng cách làm.
-Nhận xét, chữa bài.
?Để tìm được chiều cao của bể ta phải tìm gì trước?
?Tìm chiều cao mực nước bằng cách nào?
-*KT: Củng cố kĩ năng giải toán có liên quan đến các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
c)Luyện vở:
Bài 4/177:
-HS đọc thầm đề bài và làm vào vở.
-1em lên làm vào bảng phụ.
-Nhận xét và chữa bài trên bảng phụ.
?Muốn tìm quãng đường ta làm thế nào?
?Nêu cách tính thời gian?
*KT: Củng cố kĩ năng tính toán và giải toán có lời văn liên quan đến chuyển động trên dòng nước.
Bài 5/177:
-HS đọc thầm đề bài và làm vào vở.
-Đổi vở, kiểm tra chéo và nhận xét bài làm của bạn.
Dựa vào kiến thức nào ta làm được như vậy?
?Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? 
*KT: Củng cố tính chất nhân một số với một tổng, cách tìm thừa số chưa biết và tính toán với số thập phân.
Dự kiến sai lầm:- Bài2(a) : có thể HS không rút gọn hết trong quá trình làm bài mà tính toán rồi rút gọn sau.
-Bài 3: Có thể có một số HS không biết phải tìm chiều cao của mực nước trong bể trước.
3.HĐ3: Củng cố dặn dò (2 – 3 phút)
-Hệ thống lại các kiến thức vừa ôn tập.
-GV tổng kết tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
kĩ thuật:
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN( 3 tiết )
(Đã soạn ngày 20/4/2009)
Thứ ba ngày 5 tháng 5 năm 2009
Bài 69 Khoa học
ÔN TẬP: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
	Biết một số từ ngữ liên quan đến môi trường.
	Củng cố kiến thức về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	- Bảng lớp kẻ sẵn ô chữ.
	- Phiếu học tập cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. HĐ1 Ôn tập về môi trường và tài nguyên:(15')
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự ô nhiễm nước.
 + Nguyên nhân nào dẫn đến sự ô nhiễm không khí.
+ Ô nhiễm nước và không khí có tác hại gì?
+ Ở địa phương em, người dân đã làm gì để môi trường không khí, nước bị ô nhiễm? Việc làm đó sẽ gây ra những tác hại gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. HĐ2. Trò chơi đoán chữ.(15')
- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS.
- GV yêu cầu các em hoàn thành phiếu trong 15 phút.
- GV viết biểu điểm lên bảng.
- GV gọi HS chữa bài.
- GV kết luận từng bài làm đúng.
- GV thu bài, kiểm tra việc chữa bài, chấm bài của HS.
+ HS trả lời.
- Theo dõi.
- HS hoạt động nhóm.
- HS thực hiện.
- 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài.
Tiết 172
LUYỆN TẬP CHUNG (176)
I.Mục tiêu:
Giúp HS :
-Củng cố tiếp về tính giá trị biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.HĐ1: Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5 Phút)
?Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số?
?Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
-Nhận xét, bổ sung.
2.HĐ2: Luyện tập (32 – 33 phút)
a) Luyện bảng con:
Bài 2/177:
-HS đọc thầm đề bài và làm vào bảng con
-Nhận xét, chữa bài trên bảng con.
?Tại sao phần a chia cho 3, phần b chia cho 4?
*KT: Củng cố kĩ năng làm tính với số tự nhiên, số thập phân và cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
b) Luyện nháp:
Bài 3/177:
-HS đọc thầm đề bài và làm vào nháp.
-Đổi nháp, kiểm tra chéo và nhận xét bài làm của bạn
?Để tìm số phần trăm HS trai, HS gải ta phải tìm gì trước? 
*KT: Củng cố kĩ năng giải toán có liên quan đén tỉ số phần trăm.
Bài 4/178:
-HS đọc thầm đề bài và làm vào nháp.
-Gọi HS nêu miệng cách làm.
-Nhận xét, chữa bài.
?Ai còn cách làm khác?
-GV chốt lại hai cách làm.
*KT: Củng cố kĩ năng làm tính và giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
c)Luyện vở:
Bài 1/177: 
-HS đọc thầm đề bài và làm vào vở.
-Đổi vở, kiểm tra chéo và nhận xét bài làm của bạn.
?Phần a làm theo thứ tự nào?
?Gọi 1 HS nêu lại cách chia 14 giờ 30 phút : 5 
*KT: Củng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức với số thập phân và số đo thời gian.
Bài 5/178:
-HS đọc thầm đề bài và làm vào vở.
-1em lên làm vào bảng phụ.
-Nhận xét và chữa bài trên bảng phụ.
?Dựa vào dạng toán nào ta tìm được vận tốc tàu thuỷ khi nước lặng và vận tốc của dòng nước?
*KT: Củng cố kĩ năng làm tính và giải toán có lời văn dạng tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Dự kiến sai lầm:- Bài 4/178: có thể HS lấy luôn số sách tăng của 1 năm nhân với 2 để tìm số sách tăng trong 2 năm nên sai.
3.HĐ3: Củng cố dặn dò (2 – 3 phút)
-Hệ thống lại các kiến thức vừa ôn tập.
-GV tổng kết tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thứ tư ngày 6 tháng 5 năm 2009
Tiết 173: LUYỆN TẬP CHUNG (178)
I.Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập và củng cố về:
-Tí số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm.
-Tính diện tích và chu vi hình tròn.
-Phát triển trí tưởng tượng không gian của HS.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.HĐ1: Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
2.HĐ2: Luyện tập 
-GV yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa chung cả lớp.
+)Phần 1: HS khoanh ngay vào trong SGK.
+)Phần 2: HS giải vào vở
-Chữa bài:
Phần 1:Khi hs chữa bài, yêu cầu hs giải thích cách làm
Bài 1/178: Khoanh vào C (vì 0,8% = 0,008 = )
Bài 2/178: Khoanh vào C (vì số đó là: 475 100 : 95 = 500 và số đó là: 500 : 5 = 100)
Bài 3/178: Khoanh vào D (vì trên hình vẽ khối B có 22 hình lập phương nhỏ, khối A và C mỗi khối có 24 hình lập phương nhỏ, khối D có 28 hình lập phương nhỏ)
Phần 2:
Bài 1/179: Bài giải
Ghép các mảnh đã tô màu của hình vuông ta được một hình tròn có bán kính là 10 cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.
a)Diện tích của phần đã tô màu là:
10 10 3,14 = 314 (cm2)
b)Chu vi của phần không tô màu là:
10 2 3,14 = 62,8 (cm)
Đáp số: a/ 314 (cm2); b/ 62,8 (cm)
Bài 2/179: Bài giải
Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà(120% = = ) hay số tiền mua cá bằng số tiền mua gà. Như vậy nếu số tiền mua gà là 5 phần bằng nhau thì số tiền mua cá gồm 6 phần như thế.
Ta có sơ đồ sau: 
Số tiền mua gà: 	
Số tiền mua cá:	88000 đồng
	? đồng
Theo sơ đò, tổng số phần bằng nhau là:
	5 + 6 = 11 (phần)
Số tiền mua cá là:
	88000 : 11 6 = 48000 (đồng)
	Đáp số: 480000 đồng	
3.HĐ3: Củng cố dặn dò (2 – 3 phút)
-Hệ thống lại các kiến thức vừa ôn tập.
-GV tổng kết tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thứ năm ngày 7 tháng 5 năm 2009
Khoa học
KIỂM TRA CUỐI NĂM
(Đề do BGH ra)
Tiết 174
LUYỆN TẬP CHUNG (179)
I.Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập và củng cố về:
-Giải toán liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, tính thể tích hình hộp chữ nhật,... và sử dụng máy tính bỏ túi.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.HĐ1: Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
2.HĐ2: Luyện tập 
-GV yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa chung cả lớp.
+)Phần 1: HS khoanh ngay vào trong SGK.
+)Phần 2: HS giải vào vở
-Chữa bài:
Phần 1: Khi hs chữa bài, yêu cầu hs giải thích cách làm
Bài 1/179: Khoanh vào C
Bài 2/179: Khoanh vào A 
Bài 3/180: Khoanh vào B 
Phần 2:
Bài 1/180: 	Bài giải
Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và của con trai là:
 (tuổi của mẹ)
Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhauthì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi của mẹ là:
 (tuổi)
Đáp số: 40 tuổi
Bài 2/179: 	Bài giải
a)Số dân ở Hà Nội năm đó là:
	2627 921 = 2 419 467 (người)
Số dân ở Sơn La năm đó là:
	61 14210 = 866 810 (người)
Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là:
	866810 : 2419467 = o,3582...
	0,3582...=35,82%
b)Nếu mật độ dân số của Sơn La là 100 người/km2 thì trung bình mỗi km2 sẽ có thêm số người là:
	100 – 61 = 39 (người)
Khi đó số dân của tỉnh Sơn La tăng thêm là:
	39 14210 = 554190 (người)
	Đáp số: a)Khoảng 35,82%
	b)554 190 người.
3.HĐ3: Củng cố dặn dò (2 – 3 phút)
-Hệ thống lại các kiến thức vừa ôn tập.
-GV tổng kết tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thứ sáu ngày 8 tháng 5 năm 2009
Tiết 175
KIỂM TRA HỌC KÌ II
(Đề chung của BGH)
Địa lý
KIỂM TRA HỌC KỲ II
(Đề chung của BGH)
Thứ hai ngày 12 tháng 5 năm 2008
Đạo đức:
THĂM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN NGHÈ
I.Mục tiêu:
Học xong bài này HS :
-Hiểu được di tích lịch sử Đền Nghè: Sự ra đời, sự bảo vệ và tôn tạo.
-Hiểu được công lao to lớn của Bà Lê Chân.
-Có ý thức bảo vệ và xây dựng các di tích lịch sử.
II.Tài liệu và phương tiện:
-Các tư liệu về di tích lịch sử Đền Nghè.
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 -5 phút)
-Em đã làm gì để giữ gìn vệ sinh trường lớp.
-Tại sao phải giữ vệ sinh trường lớp?
2.Hoạt động 2: Dạy học bài mới (27 – 28 phút)
2.1.Làm việc cả lớp.
*Mục tiêu:
Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Bà Lê chân.
*Cách tiến hành:
-GV đọc “Chuyện Bà Lê Chân”-Sách Lịch sử, Địa lí HảI Phòng.
-Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:
+)Thuở nhỏ, Bà Lê Chân có những đức tính gì?
+)Khi làm tướng, Bà Lê Chân đã đánh giặc như thế nào?
+)Bà đã có công lao gì với thành phố HảI Phòng?
-HS xung phong trả lời. 
-Các em khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận.
2.2: Làm việc theo nhóm.
*Mục tiêu:
 Tìm hiểu Hải Phòng xưa và nay.
*Cách tiến hành:
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
+)Nghĩ đến An Biên ngày trước, nhìn quang cảnh hải Phòng ngày nay, em thấy có sự thay đổi như thế nào?
+)Em phải làm gì để lớn lên xây dựng đất nước?
-Đại diện từng nhóm lên trả lời.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2.3.Làm việc cả lớp.
*Mục tiêu:
Thi kể chuyện, đọc thơ ca ngợi Bà Lê chân.
*Cách tiến hành:
-Các nhóm chuẩn bị nội dung.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày nội dung đã chuẩn bị.
-Nhận xét.
3.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (2 – 3 phút)
-GV nêu lại những nét chính về Bà Lê Chân và nêu qua việc xây dựng, tu sửa Đền Nghè.
-Nhận xét giờ học. 
-Dặn HS tiếp tục tìm thêm những câu chuyện, bài thơ, bài hát nói về bà Lê Chân và tìm hiểu thêm về di tích lịch sử Đền Nghè.
kĩ thuật:
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN ( tiết 2 )
(Đã soạn ở tuần trước)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tron bo lop 5.doc