Giáo án Lớp 5 tuần 2 (21)

Giáo án Lớp 5 tuần 2 (21)

TIẾT 1:TẬP ĐỌC

NGHÌN NĂM VĂN HIẾN.

I. Mục tiêu

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Hiểu nội dung: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời ( Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

II- Đồ dùng dạy - học:

- Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.

III- Các hoạt động dạy - học :

A. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2HS đọc bài Quang cảnh ngày mùa và TLCH.

-Em thích chi tiết nào nhất trong đoạn văn em vừa đọc ?Vì sao ?

-Những chi tiết nào làm cho bức tranh quê hương thêm đẹp và sinh động ?

-Nhận xét cho điểm từng HS.

B. Bài mới :

 

doc 26 trang Người đăng nkhien Lượt xem 963Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 2 (21)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
Tiết 1:TậP ĐọC
Nghìn năm văn hiến.
I. Mục tiêu
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời ( Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
II- Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.
III- Các hoạt động dạy - học : 
A. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2HS đọc bài Quang cảnh ngày mùa và TLCH.
-Em thích chi tiết nào nhất trong đoạn văn em vừa đọc ?Vì sao ?
-Những chi tiết nào làm cho bức tranh quê hương thêm đẹp và sinh động ?
-Nhận xét cho điểm từng HS.
B. Bài mới :
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
-Tranh vẽ cảnh ở đâu ?
-Em biết gì về di tích lịch sử này ?
- Giới thiệu bài: Đây là ảnh chụp Khê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám- một di tích lịch sử nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Đây là trường đai học đầu tiên của Việt Nam, một chứng tích về nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Chúng ta cùng tìm hiểu nền văn hiến của đất nước qua bài tập đọc Nghìn năm văn hiến.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc . 
-1 HS khá - đọc bài
- GV chia 3 đoạn 
Đoạn1: Từ đầu...cụ thể như sau.
Đoạn 2: Bảng thống kê.
Đoạn 3: Còn lại.
-HS đọc nối tiếp đoạn.
-Lần 1:3 HS đọc nối tiếp đoạn ( kết hợp luyện đọc từ khó): Hà Nội, lấy, muỗm,lâu đời... 
-Lần 2 :3 HS đọc nối tiếp đoạn ( kết hợp đọc chú giải).
-Lần 3 :3 HS đọc nối tiếp đoạn .
- GV đọc mẫu cả bài giọng thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê.
b. Tìm hiểu bài:
 Đoạn 1:
- Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
? Đoạn này cho ta biết gì ?
- Chốt ý 1.
Đoạn 2,3:
- Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
 - Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
-Văn Miếu vừa là nơi thờKhổng Tử và các bậc hiền triết nổi tiếng về đạo Nho của Trung Quốc,là nơi dạy các thái tử học.Đến năm 1075 đời vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám.Năm 1076 được xem là mức khởi đầu của giáo dục đại học chính quy ở nước ta.Đến năm 1253 đời vua Trần Nhân Tông,tuyển lựa những học sinh ưu tú trong cả nước về đây học tập.Triều đại Lê việc học được đề cao và phát triển nên đã tổ choc được nhiều khoa thi nhất,104 khoa,lấy đỗ 1780 tiến sĩ và 27 trạng nguyên.Tiều đại này có nhiều nhân tài của đất nước như :Ngô Sĩ Liên ,Lương Thế Vinh,Lê Quý Đôn ,Ngô Thời Nhậm Phan Huy Ich.
- Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?
-Bài văn nói lên điều gì ?
-Đoạn còn lại của bài cho em biết điều gì ?
-GV chốt ND chính.
-GV giảng thêm :Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám được tu sử rất nhiều qua các triều đại.Thế kỉ XI X,nhà Nguyễn chuyển kinh đô vào Huế và cho xây dựng một Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới tại Huế .Năm1833 Văn Miếu được xây dựng lại to,đẹp hơn.Năm 1858, sử lại nhà Giải Vũ ,dựng bia tiến sĩ.Vào thăm Van Miếu cá em sẽ thấy có 82 con rùa đội 82 bia tiến sĩ trên mình.Văn Miếu - Quốc Tử Giám là niềm tự hào của dân tộc ta về đại học.
 c.Luyện đọc diễn cảm : 
 -Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn; GV uốn nắn HS cách đọc, giọng đọc.
 - Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn 2:
GV đọc mẫu đoạn 2, HD HS luyện đọc đoạn 2, chú ý cách nhắt nghỉ hơi:
 Triều đại / Lý/ Số khoa thi/6/ Số tiến sĩ/ 11/
Số trạng nguyên/ 0/
 -Tổ chức cho HS thi đọc đoạn 2 trước lớp.
 - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt bảng thống kê.
-Tranh vẽ Khuê Văn Các ở Quốc Tử Giám .
-Văn Miếu - Quốc Tử Giám- một di tích lịch sử nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Đây là trường đai học đầu tiên của Việt Nam.ở đây có rất nhiều rùa đội bia tiến sĩ .
-Lắng nghe.
-1 HS đọc bài
-HS theo dõi ,đánh dấu đoạn.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn.
 -3 HS nối tiếp đọc – 1HS đọc chú giải .
- 3HS nối tiếp đọc , kết hợp phát hiện ngắt nghỉ.
+ HS đọc thầm Đ1 và nêu:
-...vì từ năm 1075nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ, ngót 10 thế kỉ đã tổ chức 185 khoa thi, đỗ gần 3000 tiến sĩ.
ý1: VN có truyền thống khoa cử lâu đời .
 + Cho HS đọc thầm đoạn còn lại .
- Triều Lê: 104 khoa thi.
- Triều Lê: 1780 tiến sĩ.
-Từ xa xưa ,nhân dân Việt Nam đã coi trọng đạo học ; Việt Nam có một nền văn hiến lâu đời; chúng ta rất tự hào về đất nước ta có nền văn hiến lâu đời.
ý2: Chứng tích về 1 nền văn hiến lâu đời ở VN.
-Nội dung:Bài văn nói lênViệt Nam có truyền thống khoa cử,thể hiện nền văn hiến lâu đời của nước ta.
-2 HS nhắc lại.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
- HS theo dõi, nêu cách ngắt nghỉ hơi giữa các từ, các cụm từ.
 -HS luyện đọc đoạn 2 trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc trước lớp.
 - HS theo dõi, bình chọn người đọc tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- NX tiết học. 
- Liên hệ thực tế: Để noi gương cha ông các em cần phải làm gì ?
- Tiếp tục luyện đọc. Chuẩn bị bài Sắc màu em yêu.
Tiết 2: Đạo đức
Em là học sinh lớp 5(tiết 2)
I. Mục tiêu:
Sau khi học bài này học sinh biết:
- Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập
- Có ý thức học tập, rèn luyện. Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện. 
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- GV: Truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
- HS: Bài hát, thơ, tranh vẽ về chủ đề: Trường em
III- Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ :
-HS lớp 5 có khác gì so với HS lớp khác?
-Em cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? 
B. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu.
 - Tổ chức cho HS trình bày kế hoạch phấn đấu của mình trong nhóm .
 Theo dõi các nhóm hoạt động .
 - Yêu cầu HS trình bày kế hoạch phấn đấu trước lớp. 
 - Nhận xét, kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5 chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu một cách có kế hoạch.
 Hoạt động2 : Kể chuyện về các tấm gương học sinh lớp 5 gương mẫu.
 - Yêu cầu HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu( ở lớp, trường, qua đài, qua đọc báo.)
 - Hướng dẫn học sinh thảo luận:
 - Em có thể học tập điều gì từ các tấm gương đó?
 - GV giới thiệu thêm một số tấm gương khác.
 -GV kết luận nhắc nhở HS cần học tập theocác tấm gương tốt để mau tiến bộ.
 Hoạt động3: Hát, múa, đọc thơ , giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em.
 - Yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp.
 - Tổ chức cho HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề Trường em.
- GV nhận xét, kết luận về tình yêu, lòng tự hào về trường lớp mình và trách nhiệm của các em đối với trường, lớp.
 3. Củng cố, dặn dò: 
-GV tổng kết ND bài.
- Nhận xét tiết học, dặn HS phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
- 2HS trình bày , HS khác n/x
- HS trình bày kế hoạch phấn đấu của mình trong nhóm.( 3-4 HS)
 -HS trao đổi, góp ý cho kế hoạch phấn đấu của bạn.
 - 3 - 4 HS trình bày kế hoạch phấn đấu của mình trước lớp.
 -HS theo dõi, nhận xét.
- HS kể về các tấm gương học sinh lớp 5 gương mẫu.
-HS thảo luận cả lớp, nêu những điều bản thân mình cần học tập qua các tấm gương đó.
- HS theo dõi.
- HS giới thiệu tranh (đã vẽ ở nhà) trước lớp.
 - HS các nhóm thảo luận,chọn bài hát, múa, thơ và trình bày trước lớp.
- HS nhận xét về nội dung các bài hát, bài thơ đã trình bày.
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài.
Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
Tiết1:LUYệN Từ Và CÂU
Mở rộng vốn từ: Tổ quốc.
I. Mục tiêu:
- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học( Bài tập 1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc ( Bài tập 2), tìm được một số từ chứa tiếng quốc ( Bài tập 3).
-Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương(BT4).
- HS khá giỏi có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở bài tập 4.
II- Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ , Từ điển TV
III- Các hoạt động dạy - học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
 -Tìm từ đồng nghĩa với xanh, đỏ, trắng...Đặt câu với từ em vừa tìm được.
 -Thế nào là từ đồng nghĩa ?
 - Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?
 -Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
 -GV-HS nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài :
- Giới thiệu : Chúng ta đã hiểu thế nào là từ đồng nghĩa,thực hành luyện tập về từ đồng nghĩa.Bài học hôm nay giúp các em mở rộng vốn từ về Tổ quốc,tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và rèn luyện kỹ năng đặt câu.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, 
xác định yêu cầu của bài 1 ? Y/c HS giải nghĩa từ Tổ quốc.
- Tổ chức làm việc cá nhân.
- GV NX , chốt lời giải đúng
- HD Học sinh tìm hiểu nghĩa của từ “Tổ quốc ’’.
 - Giải thích: Tổ quốc là đất nước gắn bó với những người dân của nước đó (giống như ngôi nhà chung của tất cả mọi người dân sống trong nước đó).
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 2, 
xác định yêu cầu của bài 2 ?
 - GV tổ chức chơi trò chơi tiếp sức: Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
 - GV công bố nhóm thắng cuộc 
 Bài 3
-Thảo luận nhóm 4. GV phát bảng phụ nhóm cho HS, HS có thê dùng từ điển để làm.
-GV giải thích thêm cho HS .
Bài 4
- GV giải thích các từ đồng nghĩa trong bài.
- Tổ chức làm việc cá nhân.
- GV NX
Các từ trên cùng chỉ một vùng đất có những dòng họ sinh sống lâu đời, gắn bó với nhau, với đất đai rất sâu sắc, từ Tổ quốc có nghĩa rộng hơn.
-HS lắng nghe.
-HS đọc y/c BT1, dựa vào 2 bàiTĐ đã học để tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
-HS làm bài cá nhân, chữa bài, n/x.
- Tiếp nối nhau phát biểu:
+ Bài “Thư gửi các học sinh”: nước, nước nhà, non sông.
+ Bài “VN thân yêu”: đất nước, quê hương.
- Tổ quốc :đất nước ,được bao đời xây dựng và để lại trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó.
-HS đọc bài 2
-HS các nhóm nối tiếp lên tìm từ đồng nghĩa. VD:Đồng nghĩa với từ tổ quốc:
 nước nhà, non sông, đất nước, quê hương...
-HS đọc y/c BT3.
-HS thảo luận tìm từ chứa tiếng quốc(có nghĩa là nước)VD: vệ quốc, ái quốc, quốc gia, quốc ca,quốc học ,quốc doanh,quốc huy,quốc kì,.
Nhóm khác bổ sung
 -HS đọc y/c BT4
-HS làm vào Vở. HS nối tiếp đọc câu mình đặt. Lớp NX
- VD:+ Em yêu Trà Lĩnh quê hương em. 
+Trùng Khánh là quê mẹ của em. 
+Ai đi đâu xa cũng nhớ về quê cha đất tổ của mình.
+Bà tôi luôn mong khi chết được đưa về nơI chôn rau cắt rốn của mình.
- 4 H giải tích theo ý hiểu các từ: quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn
+ Quê hương: quê của mình, về mặt tình cảm là nơi có sự gắn bó về mặt tình cảm.
+ Quê mẹ: Quê hương của người mẹ sinh ra mình.
+Quê cha đất tổ: Nơi gia đình, dòng họ đã nhiều đời làm ăn sinh sống từ lâu đời, có sự gắn bó tình cảm sâu sắc.
+ Nơi chôn rau cắt rốn: Nơi mình ra đời, nơi mình sinh ra, có tình cảm gắn bó tha thiết.
3. Củng ...  cho bài tập 2
III. Các hoạt động dạy - học: 
I. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2- 3 em đọc đoạn văn tả cảnh các buổi trong ngày.
II. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm bàì cũ.
 Đọc đoạn văn tả cảnh 1 buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới.
 - Giới thiệu: 
- Bài tập đọc nghìn năm văn hiến cho ta biết điều gì? 
+ Dựa vào đâu em biết được điều đó ?
Giới thiệu: Bài tập đọc nghìn năm văn hiến đã giúp các em biết đọc bảng thống kê số liệu. Bảng thống kê số liệu có tác dụng gì, cách lập bảng thống kê thế nào? Bài học hôm nay giúp các em trả lời câu hỏi đó.
b.Huớng dẫn làm bài tập.
Tìm hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê.
+ Bài tập 1:
 Hướng dẫn HS đọc lại bài: Nghìn năm văn hiến, trả lời các câu hỏi:
a.Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài: 
b. Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới những hình thức nào?
c. Các số liệu thống kê nói lên tác dụng gì?
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
Thực hành thống kê.
Bài tập 2:
 Giúp HS nắm vững y/c của BT 2. (thống kê số HS trong lớp)
-GV phát phiếu cho từng nhóm làm bài tập.
- Yêu cầu các nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
- Nhận xét, biểu dương nhóm làm bài tốt nhất.
Nêu nhận xét :
? Nhìn bảng thống kê em biết được điều gì? 
Tổ nào có nhiều HS nam, HS nữ nhất ?
Tổ nào có nhiều HS khá giỏi nhất ?
Bảng thống kê có t/d gì ?
- Yêu cầu HS viết vào vở BT bảng thống kê đúng.
GV củng cố cách làm bảng thống kê.
3. Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trình bày đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- HS nhận xét
+ Bài tập đọc nghìn năm văn hiến cho ta biết Việt Nam có truỳen thống khoa cử lâu đời.
+ Dựa vào bảng thống kê số liệu các khoa thi của từng triều đại.
-HS theo dõi, nắm mục đích, yêu cầu của tiết học.
-1 HS đọc yêu cầu của BT 1.
-Đọc thầm bài, lần lượt trả lời câu hỏi.
a.-Từ 1075->1919, số khoa thi ở nước ta: 18 số tiến sĩ:2896.
-Nêu rõ khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại.
-Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay.
b. 2 hình thức:+.Nêu số liệu.
 +Trình bày bảng số liệu.
- Người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
-Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
-1 HS đọc yêu cầu của BT2.
-HS làm việc theo nhóm:(Hai bàn 1 nhóm)
-HS thống kê số HS trong lớp theo các yêu cầu của BT 2, cử đại diện lên dán bài lên bảng, trình bày kết quả.
-HS nêu.
-1 HS nói tác dụng của bảng thống kê.
- HS viết vào vở BT bảng thống kê đúng.
- HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê, chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Khoa học
cơ thể chúng ta được hình thành nh thế nào?
I. Mục tiêu:
 - Biết cơ thể của chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
II. Đồ dùng dạy học.
	+ Các hình ảnh trong SGk trang 10, 11	
III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
+ GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài trớc+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Bài mới
1. - Giới thiệu bài.
- Giới thiệu bài
-Đưa ra 2 hình minh hoạ trứng và tinh trùng (tiết trước ).Yêu cầu HS lên bảng viết tên của từng hình vẽ.
-Người phụ nữ có khả năng có thai và sinh con khi nào?
--Nêu:Cơ quan sinh dục của nữ có khả năng tạo ra trứng.Nếu trứng gặp tinh trùng thì người phụ nữ có khả năng mang thai và sinh con.Vậy quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?Sự phát triển của bào thai ra sao?Các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
- HS lên bảng lần lợt trả lời câu hỏi :
+ Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
-1HS lên bảng viết tên.
-Người phụ nữ có khả năng có thai và sinh con khi cơ quan sinh dục của họ tạo ra trứng,trứng gặp tinh trùng.
-HS lắng nghe.
2. Nội dung bài:
Hoạt động 1 : Sự hình thành cơ thể ngời.
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết địn giới tính của mỗi ngời.
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra?
- GV giảng : Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng,cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của bố.Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử .Hợp tử phát triển thành bào thai,sau khoảng 9 tháng trong bụng,em bé sẽ được sinh ra.
+Cơ quan sinh dục của cơ thể quyết định giới tính của mỗi người.
+ Cơ quan sinh dục nam tạo tinh trùng.
+ cơ quan sinh dục nữ tạo trứng.
+ Bào thai được hình thành từ trứng gặp tinh trùng.
+ Em bé được sinh ra sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ.
- Lắng nghe
Hoạt động 2.Mô tả khái quát quá trình thụ tinh.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp: cùng quan sát kĩ hình minh hoạ sơ đồ quá trình thụ tinh và đọc các chú thích để tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Gọi 1 HS lên bảng gắn giấy ghi chú thích dưới mỗi hình minh họa và mô tả khái quát quá trình thụ tinh theo bài mình làm.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét.
- Gọi 2 HS mô tả lại.
- GV kết luận:(Chỉ vào từng hình minh hoạ).Khi trứng rụng,có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh trùng.Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử.Đó là sự thụ tinh.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì nối vào các hình với chú thích thích hợp trong SGK
- 1 HS lên bảng làm bài tập và mô tả.
- Nhận xét.
- 2 HS mô tả lại.
+Hình 1a: các tinh trùng gặp trứng.
+ Hình 1b. một tinh trùng đã chui được vào trong trứng.
+ hình 1c: trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử.
Hoạt động 3: Các giai đoạn phát triển của thai nhi.
- GV nêu yêu cầu: Hãy đọc mục bạn cần biết trang 11 SGK và quan sát các hình minh hoạ 2, 3, 4, 5 và cho biết hình nào chụp thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- GV gọi HS nêu ý kiến.
- GV yêu cầu HS mô tả đặc điểm của thai nhi, em bé ở từng thời điểm được chup trong ảnh.
- Nhận xét, khen ngợi.
- GV kết luận: Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Đến tháng thứ 3(12 tuần) thai đã có đầy đủ các cơ quan của cơ thể, khoảng tháng thứ 5, bé thường xuyên cử động,... sau 9 tháng ở trong bụng mẹ bé sẽ được sinh ra.
-Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?
Kết luận về sự hình thành của cơ thể người
- HS làm việc theo cặp cùng đọc SGK, quan sát hình và xác định các thời điểm của thai nhi được chụp.
- 4 HS lần lượt nêu ý kiến của mình về từng hình, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến
+ Hình 2: thai được khoảng 9 tháng.
+ Hình 3: Thai được 8 tuần.
+ Hình 4: Thai được 3 tháng.
+ Hình 5: Thai được 6 tuần.
- 4 HS tiếp nối nhau trả lời.
+ Khi thai được 5 tuần ta nhìn thấy hình dạng của đầu và mắt nhng cha có hình dạng của người, vẫn còn một cái đuôi.
+ Khi thai được 8 tuần đã có hình dạng của một con người, đã nhìn thấy mắt, tai, tay và chân nhưng tỉ lệ giữa đầu, thân và chân tay cha cân đối, đầu rất to.
+ Khi thai được 3 tháng, đã có đầy đủ các bộ phần của cơ thể và tỉ lệ giữa các phần cơ thể cân đối hơn so với giai đoạn thai 8 tuần.
+ Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh.
3 . Củng cố dặn dò: 
- Muốn cơ thể khoẻ mạnh em cần làm gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm hiểu xem phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?
 Tiết 5:thể dục
Đội hình đội ngũ.Trò chơi: Kết bạn
I. Mục tiêu :
- HS thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp.
- Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau.
Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “ Kết bạn”.
II- Đồ dùng dạy - học :
 -1 còi.
III- Các hoạt động dạy- học
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Phần mở đầu:6-10 phút.
- ổn định tổ chức, phổ biến nội dung, y/c tiết học.
- Khởi động: 
- Đứng vỗ tay , hát.
* Trò chơi : Thi đua xếp hàng:1-2 phút.
-Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.1-2,1-2:1-2 phút.
 2. Phần cơ bản:18-22 phút.
a, Ôn đội hình, đội ngũ:10-12 phút: tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp.
b, Trò chơi vận động:8-10 phút.
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nói lại cách chơi và qui định chơi.
- Cả lớp chơi thử 2 lần- chơi chính thức.
- GV quan sát, nhận xét, đánh giá cuộc chơi.
3. Phần kết thúc:4-6 phút.
- Cho HS thả lỏng;1-2 phút.
- GV cùng HS hệ thống bài:1-2 phút.
- Nhận xét tiết học , dặn dò:1-2 phút.
- Lớp tập trung 3 hàng ngang cự li hẹp rồi chuyển sang cự li rộng.
- Lần 1-2 do cán sự điều khiển lớp tập GV, HS nhận xét, sửa động tác sai.
- Chia tổ tập luyện.
- Tập hợp lớp, các tổ thi đua trình diễn.
- Cả lớp tập củng cố.
- Tập hợp theo đội hình chơi. Cả lớp thi đua chơi 
-HS các tổ vừa đi vừa thả lỏng, tạo thành vòng tròn lớn, sau khép lại thành vòng tròn nhỏ, quay vào trong.
Sinh họat
I .Muc tiêu
1- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 2.
2- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
3- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1- GV: Nội dung sinh hoạt
2-HS: Sổ ghi chép ưu khuyết điểm tuần qua
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì sĩ số lớp tốt.
- Nề nếp lớp tương đối ổn định.
 * Học tập: 
- Dạy học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hỏt đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 * Hoạt động khác:
- Bọc sách vở đúng quy định.
2. Kế hoạch tuần 3:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 * Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 3.
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đó học.
- Duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Thực hiện trang trí lớp học.
 * Hoạt động khác:
- Vận động HS ra lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 2(4).doc