Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Nguyễn Thái Kết - Tiểu học Lãng Sơn

Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Nguyễn Thái Kết - Tiểu học Lãng Sơn

- Mục tiêu: - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

- Hiểu các từ ngữ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, ).

- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, một con người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

- Giáo dục HS yêu thích, kính trọng những con người gương mẫu, nghiêm minh.

II- Chuẩn bị: Tranh SGK.

 

doc 27 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Nguyễn Thái Kết - Tiểu học Lãng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
thái sư trần thủ độ
I - Mục tiêu: - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu,).
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, một con người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
- Giáo dục HS yêu thích, kính trọng những con người gương mẫu, nghiêm minh.
II- Chuẩn bị: Tranh SGK. 
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Gọi HS đọc phân vai trích đoạn Người công dân số một.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu bài trực tiếp.
b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
* GV đọc diễn cảm bài văn
- Đ1: từ đầu đến ông mới tha cho.
- Đ2: tiếp đến thưởng cho. 
- Đ3: Còn lại.
Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc. 
* Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu nội dung theo đoạn.
* Đoạn 1: Gọi HS đọc bài
- GV kết hợp giúp HS hiểu từ: Thái sư, câu đương; sửa lỗi phát âm cho HS.
- HD và tổ chức luyện đọc diễn cảm.
* Đoạn 2: Gọi HS đọc bài
- GV kết hợp giúp HS hiểu từ: kiệu, quân hiệu thềm cấm, khinh nhờn; sửa lỗi phát âm cho HS.
- HD và tổ chức luyện đọc phân vai.
* Đoạn 3: Gọi HS đọc bài
- GV kết hợp giúp HS hiểu từ: Xã tắc, thượng phụ, chầu vua, tâu xằng...; sửa lỗi phát âm cho HS.
- HD và tổ chức luyện đọc phân vai: (Người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ).
- HD HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
3. Củng cố- dặn dò: - Gọi HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện, liên hệ giáo dục
- Dặn dò về nhà học bài..
- 4 HS đọc phân vai: Anh Thành, anh Lê, anh Mai và người dẫn chuyện
- Nhận xét, đánh giá.
- Quan sát tranh, luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài theo YC của GV
* Đoạn 1: 2-3 HS đọc
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 1 SGK.
- 1 HS đọc lại.
- Từng cặp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm.
* Đoạn 2: 1- 2 HS đọc
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 2 SGK.
- 1 HS đọc lại.
- HS luyện đọc phân vai theo 4 vai.
* Đoạn 3: 2-3 HS đọc
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 3 và 4 SGK.
- 1 HS đọc lại.
- HS đọc phân vai.
-2 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài (1 HS đọc đoạn 1, 2 và 1 HS đọc đoạn 3)
Toán
Tiết 96: luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
II- Đồ dùng dạy học: - GV chuẩn bị một số bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Nêu cách tính chu vi hình tròn
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài.
3. Thực hành:( 35 phút)
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu
HD HS áp dụng công thức tính
 - HD HS đổi hỗn số ở phần c
 - Nhận xét, HD HS chốt lại 
HD BT2: Gọi HS nêu yêu cầu
HD HS rút ra công thức tính đường kính hoặc bán kính hình tròn khi biết chu vi của nó
- GV đánh giá bài làm của HS
HD BT3: Y/C HS đọc và HD HS nhận biết bánh xe lăn một vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường bằng chu vi của bánh xe
- Chấm, chữa bài, nhận xét, thống nhất kết quả
4. Củng cố – dặn dò
-YC HS hệ thống lại kiến thức
- Chuẩn bị tiết sau: Tính diện tích hình tròn.
1-2 HS nêu và viết công thức tính 
BT1(94):1 HS nêu y/c
- Cả lớp thực hiện vào vở nháp, đổi vở kiểm tra chéo cho nhau 
- HS trình bày kết quả( đọc kết quả từng trường hợp), nhận xét 
* Củng cố lại cách tính chu vi hình tròn
BT2: 1 HS đọc y/c, HS trao đổi với nhau để tìm cách tìm đường kính hoặc bán kính khi biết chu vi (từ công thức tính chu )
- HS tự giải toán vào vở, 1 số HS trình bày, các HS khác nhận xét, chữa bài
* Củng cố kĩ năng tìm thừa số chưa biết của một tích và kĩ năng làm tính chia STP
BT3 :1 HS đọc y/c, tự làm bài vào vở, đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của bạn
Nhận xét thống nhất kết quả
 Bài giải
 a) Chu vi của bánh xe đó là:
 0,65 3,14 = 2,041 (m)
 b) Nếu bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng thì người đó đi được quãng đường là:
 2,041 10 = 20,41(m)
Nếu bánh xe lăn trên mặt đất 100 vòng thì người đó đi được quãng đường là:
 2,041 100 = 204,1(m)
 Đáp số: a) 2,041m; b) 20,41m; 204,1m
*1–2 HS những nội dung vừa luyện tập
Lịch sử
Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc
I. Mục tiêu: - Hệ thống lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian.
- Rèn kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử.
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học: - Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập, giáo án điện tử
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi bài cũ: 
- GV nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới:
- Giới thiệu, nêu nhiệm vụ của bài học.
a. Hoạt động1:(làm việc theo nhóm)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung.
b. Hoạt động 2: (làm việc cả lớp)
- Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề: “Tìm địa chỉ đỏ”
- Cách tiến hành: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa và kiên thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- Nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết nội dung bài học.
- Dặn HS về ôn tập.
- 1-2 HS trả lời câu hỏi về nội dung bài Chiến thắng Điện Biên Phủ
+ Nêu diễn biến của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- HS thảo luận theo 4 nhóm, làm việc theo phiếu học tập, mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi trong SGK.
+ Nhóm 1: câu hỏi 1.Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng những cụm từ nào? Hãy kể tên ba loại “giặc” mà cách mạng nước ta đã phải đương đầu từ cuối năm 1945?
+ Nhóm 2: câu hỏi 2. “Chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”. Em hãy cho biết: Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
+ Nhóm 3: câu hỏi 3. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì? Lời kêu gọi ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lầ thứ hai (đã học ở lớp 4)?
+ Nhóm 4: câu hỏi 4. Hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Các nhóm làm việc, sau đó cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
- HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV
- HS cùng GV hệ thống lại những nội dung chính của bài.
Tiếng việt (ôn)
 Luyện từ và câu : câu ghép
I. Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Dạy bài mới : 
 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 - Cho học sinh nhắc lại những kiến thức về câu ghép.
Bài tập 1 : Tìm câu ghép trong đoạn văn sau, gạch chân dưới câu ghép đó.
 ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương (1). Những cây gỗ tếch xoè tán rộng soi bóng xuống mặt nước(2). Nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ hiện ra trước mắt (3). Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào(4). 
* Trong câu ghép em vừa tìm được có thể tách mỗi cụm chủ – vị thành một câu đơn được không? Vì sao?
Trong đoạn văn trên câu 4 là câu ghép. Ta không thể tách mỗi cụm chủ – vị trong câu ghép thành câu đơn được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc.
Bài tập 2 : Đặt 3 câu ghép
 - Do chăm chỉ học tập nên cuối năm bạn ấy đạt danh hiệu học sinh giỏi.
 - Sáng nay, bố em đi làm, mẹ em đi chợ, em đi học.
 - Trời mưa rất to, Lan vẫn đi học đúng giờ.
Bài tập 3: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép..
a) Vì trời nắng to nên ruộng đồng nứt nẻ.
b) Mùa hè đã đến nên hoa phượng nở rực.
c) Trong truyện Tấm Cám, Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám lười nhác và độc ác.
d) Mặt trời lặn, gà rủ nhau lên chuồng.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
Địa lý
Châu á (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Nêu được đặc điểm về dân cư, 1 số hoạt động kinh tế của người dân châu á 
- Dựa vào lược đồ, nhận biết 1 số hoạt động của người dân châu á.
- Biết được khu vực Đông nam á có khí hậu nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ các nước châu á. Bản đồ tự nhiên châu á.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
+ Nêu vị trí của châu á? Nêu đặc điểm tự nhiên của châu á?
2. Bài mới: Giới thiệu, ghi bài
a. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp (8p)
- YC HS làm việc với bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17, so sánh số dân châu á với dân số các châu lục khác.
- Kết luận: Châu á có số dân đông nhất trên thế giới. Phần lớn dân cư châu á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
b. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp sau đó theo nhóm nhỏ (12p).
- Yêu cầu HS quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân Châu á.
- KL: Người dân Châu á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp: Khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,
c. Hoạt động 5: Làm việc cả lớp (10p)
- YC HS quan sát hình 3 bài 17, hình 5 b 18. 
- GV lưu ý khu vực Đông Nam á có đường xích đạo chạy qua nên khí hậu nóng, loại rừng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới.
Kết luận: Khu vực Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.
- Liên hệ với đất nước Việt Nam.
3. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống bài: HS đọc bài học.
- Chuẩn bị bài sau:Các nước láng giềng của VN
-2-3 HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
3. Dân cư châu á.
- HS làm việc với bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17, so sánh số dân châu á với dân số các châu lục khác.
- HS đọc đoạn văn ở mục 3 và đưa ra nhận xét về người dân châu á.
4. Hoạt động kinh tế.
- HS lần lượt nêu tên một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,
- HS làm việc nhóm nhỏ với hình 5, tìm kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ và rút ra nhận xét về sự phân bố của chúng.
5. Khu vực Đông Nam á
HS quan sát hình 3 bài 17, hình 5 bài 18. Xác định lại vị trí địa lí khu vực Đông Nam á, ... thệu ghi bài
a.Hoạt động 1: Thí nghiệm 
* Mục tiêu: Giúp HS
- Nêu đước VD hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ... nhờ được cung cấp năng lượng.
* Cách tiến hành.
Bước 1: làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
- GV bổ sung, kết luận: SGK (mục bạn cần biết – trang 82).
- HS làm việc theo nhóm 6
- HS làm thí nghiệm rồi ghi kết quả vào phiếu học tập.
+ Hiện tượng quan sát được.
+ Vật bị biến đổi như thế nào?
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.(14p)
*Mục tiêu: HS nêu được một số VD về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
* Cách tiến hành
Bước 1: - Làm việc theo cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV cho trình bày thêm các VD về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng.
Ví dụ:
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày, cấy,
Thức ăn
Các bạn HS đá bóng, học bài,.
Thức ăn
Chim đang bay
Thức ăn
Máy cày
Xăng
- HS tự đọc mục bạn cần biết trang 83 SGK, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
- Đại diện một số HS báo cáo kết quả.
- HS trình bày VD.
- Nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố- dặn dò:
- Củng cố nội dung.
- Chuẩn bị cho giờ sau.
Tiếng việt (Ôn)
 Tập làm văn : lập chương trình hoạt động 
I - Mục tiêu : - Củng cố cho học sinh cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
- Rèn cho học sinh có tác phong làm việc khoa học.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Chuẩn bị :
Phấn màu, nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh..
B. Dạy bài mới: GV ghi đề bài lên bảng, hướng dẫn học sinh làm bài
Đề bài : Giả sử em là lớp trưởng, em hãy lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày 26-3
Bài làm
Chương trình liên hoan văn nghệ
chào mừng ngày thành lập Đoàn 26 – 3 - 2010
I. Mục đích : Chào mừng 79 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
II. Phân công chuẩn bị
1. Trang trí : Trang, Long, Đức.
2. Báo : Oanh, Yến Linh, Nga.
3. Văn nghệ : dẫn chương trình: Công Sơn. 
- Đơn ca : Cải, Liễu. Kịch câm : Khánh. Múa : Tổ 3. 
- Tam ca nữ: Vân Anh, Chinh, Duyên . Kéo đàn: Dũng.
- Hoạt cảnh : Tổ 2.
- Dọn lớp sau buổi lễ: Cả lớp.
III. Chương trình cụ thể :
1. Phát biểu : Hiền, Bùi Lan.
2.Giới thiệu báo tường : Bùi Sơn.
3.Chương trình văn nghệ: - Giới thiệu: Ngô Lan.
- Biểu diễn : 
+ Kịch câm.
+ Kéo đàn vi ô lông.
+ Múa
+ Tam ca nữ
+ Hoạt cảnh kịch
4. Kết thúc: Thầy chủ nhiệm phát biểu.
+) Học sinh làm bài vào vở – 2 em làm vào bảng nhóm
+) GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Cho học sinh đọc bài làm của mình, cả lớp và GV nhận xét. 
- Tuyên dương những học sinh có bài làm hay.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. 
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh.
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm nền nếp tuần 20
I. Mục tiêu:
- HS thấy được ưu nhược điểm trong tuần.
- Rèn thói quen phê và tự phê.
- Giáo dục HS có ý thức vươn lên trong mọi hoạt động
II. Chuẩn bị
- Nội dung kiểm điểm tuần 20 và phương hướng tuần 21.
- Các tổ chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III. Nội dung:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức
- Chia tổ để sinh hoạt
2. Nội dung sinh hoạt
- GV tổ chức HS kiểm điểm theo tổ
- Tổ chức sinh hoạt cả lớp
- GV đánh giá chung, tuyên dương, phê bình.
- Đề ra phương hướng tuần sau.
.
- Tổ chức cho cả lớp vui văn nghệ.
- Dặn dò HS thực hiện tốt tuần sau.
- Cả lớp hát 1 bài. 
* HS kiểm điểm theo tổ
- Từng HS trong tổ kiểm điểm nêu rõ ưu khuyết điểm trong tuần.
- Thảo luận đóng góp ý kiến chung.
- Tổ trưởng tổ chức cho tổ mình thảo luận bổ sung ý kiến.
- Bình chọn cá nhân tiêu biểu của tổ.
* Sinh hoạt cả lớp.
-Tổ trưởng tổng hợp chung của tổ, báo cáo
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- HS phát biểu ý kiến chung.
- Bình xét thi đua.
* Tổ tiêu biểu:..........
* Cá nhân tiêu biểu:...
+ Khen:.
+ Chê:
+ Liên hoan văn nghệ.
Kĩ thuật
Chăm sóc gà
I. Mục tiêu: HS cần phải: - Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc chăm sóc gà
- Biết cách chăm sóc gà
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà.
II. Chuẩn bị: - Tranh H1 (SGK)
III. Các hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
a, Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc chăm sóc gà:
 10’
b, Tìm hiểu cách chăm sóc gà: 15’
c, Đánh giá kết quả học tập:
Giải thích khái niệm: Chăm sóc gà
- Hãy nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà?
GV: Chăm sóc gà đầy đủ giúp gà khoẻ mạnh mau lớn, có sức chống bệnh tốt và góp phần nâng cao năng suất nuôi gà.
Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK
Chăm sóc gà cần những công việc gì?
Vì sao phải sưởi ấm cho gà con?
Dựa vào hình 1, em hãy nêu các dụng cụ dùng để sưởi ấm cho gà con.
Địa phương (nhà con) sưởi ấm cho gà con bằng cách nào? ( GV treo tranh)
- chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà bằng cách nào?
GV giải thích thêm vì sao phải làm như thế.
- Gọi HS đọc mục 2c.
Hãy nêu tên các thức ăn không được cho gà ăn?
- Gà bị ngộ độc thức ăn có biểu hiện gì?
GV kết luận: Gà không chịu được.... nên khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng cách như: sưởi ấm, chống nóng...
Tại sao phải sưởi ấm, chống nóng, chống rét cho gà? Làm những việc đó như thế nào? đọc ghi nhớ. 
- HS nêu.
HS đọc thầm.
Sưởi ấm cho gà con, chống nóng, rét, phòng ngộ độc thức ăn.
Gà con không chịu được rét: bị lạnh gà kém ăn, bị bệnh... lạnh kéo dài có thể chết.
bóng điện, chụp sưởi
- Bóng điện, đốt bếp để gần chuồng gà.
HS nêu
ôi, mốc, thức ăn mặn...
gà bỏ ăn, ủ rũ, uống nhiều nước, ỉa chảy.
HS nêu
Tiếng việt (ôn)
 Luyện từ và câu: 
mở rộng vốn từ : công dân
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Công dân.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung ôn tập.
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Dạy bài mới : 
 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : Nối từ công dân ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B
A
B
Người làm việc trong cơ quan nhà nước.
Công dân
Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Người lao động chân tay làm công ăn lương.
Bài tập 2: Đặt 2 câu, trong mỗi câu đều có từ công dân.
Bài làm
Bố em là một công dân gương mẫu.
Mỗi công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
Bài tập 3 : Tìm những từ đồng nghĩa với từ công dân.
Bài làm
Những từ đồng nghĩa với từ công dân là : người dân, dân chúng, nhân dân
Bài tập 4: ( Bài 5 trang 9 – sách BT trắc nghiệm TV5 – tập 2)
GV nêu yêu cầu đề bài
HS làm vở BT 
Chữa bài
3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét giờ học. 
 Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
em yêu quê hương (Tiết 2)
I- Mục tiêu: HS biết:
- Mỗi người cần phải yêu quê hương . 
- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Tôn trọng, yêu quý, những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II- Chuẩn bị :- HS chuẩn bị thẻ.
III- Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra: YC nêu lại ghi nhớ
2- Bài mới: Giới thiệu, ghi bài.
a.HĐ1: Triển lãm nhỏ (BT4- SGK)
*Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm với quê hương.
* Cách tiến hành: 
- GV HD các nhóm HS trưng bày tranh.
- GV nhận xét về tranh ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc để tỏ lòng yêu quê hương. 
b. HĐ2: Bày tỏ thái độ (BT2, SGK).
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp đối với một số ý kiến có liên quan đến tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành:
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2.
- Mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: tán thành ý kiến (a), (d); không tán thành với ý kiến (b), (c).
c. HĐ 3: Xử lí tình huống (BT3)
* Mục tiêu: HS biết xử lí tình huống liên quan đến tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành.
- GV y/c trao đổi theo nhóm:
- GV kết luận:
+ Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn tham gia giữ gìn sách vở
+ Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm.
3. Củng cố dặn dò
- Cho HS trình bày kết quả đã sưu tầm.
- Nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việ làm cụ thể, phù hợp với khả năng
1-2 HS nêu.
- HS làm việc theo nhóm tổ.
- Trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- Cả lớp xem tranh và và trao đổi, bình luận.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu.
- HS giải thích lí do, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận theo nhóm 4
- HS các nhóm làm việc.
- Theo từng tình huống, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung..
- HS trình bày những kết quả đã sưu tầm được về các cảnh đẹp, phong cảnh, tập quán, danh nhân quê hương và các bài thơ, điệu múa, bài hát... đã chuẩn bị
- Cả lớp cùng trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát,...
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm nền nếp tuần 20
I. Mục tiêu
- HS thấy được ưu nhược điểm trong tuần.
- Rèn thói quen phê và tự phê.
- Giáo dục HS có ý thức vươn lên trong mọi hoạt động
II. Chuẩn bị
- Nội dung kiểm điểm tuần 20 và phương hướng tuần 21.
- Các tổ chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III. Nội dung:
GV
HS
1. ổn định tổ chức
- Chia tổ để sinh hoạt
2. Nội dung sinh hoạt
- GV tổ chức HS kiểm điểm theo tổ
- Tổ chức sinh hoạt cả lớp
- GV đánh giá chung, tuyên dương, phê bình.
- Đề ra phương hướng tuần sau.
- Tổ chức cho cả lớp vui văn nghệ.
- Dặn dò HS thực hiện tốt tuần sau.
- Cả lớp hát 1 bài. 
* HS kiểm điểm theo tổ
- Từng HS trong tổ kiểm điểm nêu rõ ưu khuyết điểm trong tuần.
- Thảo luận đóng góp ý kiến chung.
- Tổ trưởng tổ chức cho tổ mình thảo luận bổ sung ý kiến.
- Bình chọn cá nhân tiêu biểu của tổ.
* Sinh hoạt cả lớp.
-Tổ trưởng tổng hợp chung của tổ, báo cáo
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- HS phát biểu ý kiến chung.
- Bình xét thi đua.
* Tổ tiêu biểu:.
* Cá nhân tiêu biểu:
+ Khen:
+ Chê:
+ Liên hoan văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 20 hai buoi theo chuan KTKN.doc