Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 (tiết 32)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 (tiết 32)

- Học sinh đọc đúng, phân biệt được các nhân vật đọc đúng ngữ điệu các kiểu câu trong bài .

 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu.

 * Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ-một người cư sử gương mẫu,

nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

- Giáo dục các em ý thức học tập tốt .

 

doc 20 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 (tiết 32)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 năm 2010
Chào cờ
Tập đọc
Thái sư Trần Thủ Độ
I. Mục tiêu
 - Học sinh đọc đúng, phân biệt được các nhân vật đọc đúng ngữ điệu các kiểu câu trong bài .
 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu...
 * Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ-một người cư sử gương mẫu,
nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
- Giáo dục các em ý thức học tập tốt .
 II. Đồ dùng dạy-học
 - Tranh minh hoạ, bảng phụ
 III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Khởi động
Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- 1 em đọc toàn bài
- Đọc tiếp nối theo đoạn
- Luyện đọc theo cặp
- Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp tìm hiểu chú giải.
- 1 em đọc lại toàn bài.
- HS đọc thầm bài trả lời các câu hỏi
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác.
* Trần Thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa
* Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
* HS rút ra ý nghĩa (mục I)
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- 4 em đọc
- Luyện đọc theo nhóm
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Nhận xét bình chọn
Giới thiệu bài (Tranh sgk)
- HD chia đoạn (3 đoạn)
- Giáo viên đọc mẫu 
- Gợi mở hỗ trợ giúp đỡ
* Gợi ý rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
- HD học sinh đọc phân vai (đoạn 3). 
- Đánh giá, ghi điểm
Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài
- Dặn dò học sinh về nhà học bài và xem trước bài sau
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
 - Rèn luyện kĩ năng tính chu vi hình tròn và giải toán liên quan. 
 - Rèn kĩ năng tính toán chính xác, trình bày khoa học cho HS .
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
HS thực hiện yêu cầu
Hoạt động 2: Luyện tập
* Đọc yêu cầu
- HS tự làm bài vào bảng con và giải thích cách làm.
+ Nhận xét bổ sung.
* Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm nháp, bảng nhóm
- Chữa, nhận xét.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, bảng nhóm, chữa 
 Bài giải
Chu vi của bánh xe là: 
 0,65 x 3,14 = 2,041 ( m )
Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng là :
 2,041 x 10 = 20,41 ( m )
Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 100 vòng là :
 2,041 x 100 = 204,1 ( m )
 Đáp số: a) 2,041 
 b) 20,41m; 214,1m
- Suy nghĩ nêu miệng
Đáp số: Khoanh vào D. 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn?
Giới thiệu bài
Bài 1: Tính chu vi hình tròn biết bán kính
- Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Lưu ý cách đổi hỗn số ra số thập phân.
Bài 2: Tính đường kính và bán kính biết chu vi
- Hướng dẫn tìm thừa số chưa biết của 1 tích
Bài 3: Hướng dẫn làm vở.
- Chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: HD tính nửa chu vi hình tròn và đường kính, tìm ra chu vi hình H.
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau. 
Khoa học
Sự biến đổi hoá học
I. Mục tiêu
Sau khi học bài này, học sinh biết:
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
- Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong sự biến đổi hoá học.
II. Đồ dùng dạy học
 - Đồ dùng thí nghiệm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
Hoạt động 1: Thí nghiệm
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra rồi ghi lại vào phiếu.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Thảo luận
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 79 và thảo luận các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi trang 80.
- Các nhóm giới thiệu bức thư của nhóm mình với nhóm khác.
Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, trả lời các câu hỏi.
* Các nhóm báo cáo kết quả.
* Đọc to ghi nhớ (sgk).
Giới thiệu bài
* Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
* Cách tiến hành.
- Chia nhóm giao việc cho các nhóm.
- Hỗ trợ giúp đỡ
- GV chốt lại câu trả lời đúng, rút ra KL.
* Mục tiêu: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. 
* Cách tiến hành.
- HD HS làm việc theo nhóm.
- GV chốt lại câu trả lời đúng, rút ra KL.
* Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi háo học.
 * Cách tiến hành.
- Tổ chức chơi thi giữa các nhóm
- GV chốt lại câu trả lời đúng, rút ra KL.
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành.
- Chia nhóm giao việc cho các nhóm
- GV kết luận.
Hoạt động nối tiếp
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Chiều
Ngoại ngữ
(GV chuyên dạy)
Đạo đức
Em yêu quê hương (tiết 2)
I. Mục tiêu
Giúp học sinh nắm được: 
- Mọi người cần phải yêu quê hương.
- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Đồng tình với những việc làm góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương và không đồng tình với người không xây dựng và bảo vệ quê hương.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy-học
 - Bảng nhóm, thẻ màu
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Khởi động 
Hoạt động 2: Triển lãm nhỏ (BT4)
* HS thảo luận nhóm và cử đại diện lên trả lời các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT2)
- Thảo luận nhóm để làm bài tập 2.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung hoặc nêu ý kiến khác.
Hoạt động 4: Xử lí tình huống (BT3)
- Dùng thẻ màu bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành với từng ý kiến.
- HS khác giải thích lí do.
* Đọc phần ghi nhớ (sgk).
Giới thiệu ( Trực tiếp ).
* Mục tiêu: Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
* Cách tiến hành.
- GV chia nhóm phát và giao nhiệm vụ.
- GV kết luận.
* Mục tiêu: Nhận biết một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
 * Cách tiến hành.
- Treo bảng phụ nd bài tập 2 lên bảng
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- GV kết luận.
* Mục tiêu: Đồng tình với những việc làm góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương và không đồng tình với người không xây dựng và bảo vệ quê hương.
* Cách tiến hành: Treo bảng phụ ghi nd BT3 lên bảng
- Nêu từng ý kiến ở bài tập 3.
- GV kết luận từng nội dung.
Hoạt động nối tiếp
- Tóm tắt, nhắc lại nội dung bài
- Về nhà học bài
Kỹ thuật
Chăm sóc gà
I. Mục tiêu
Sau khi học bài này, học sinh nắm được:
- Nêu được tác dụng và mục đích của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của việc chăm sóc gà
* HS đọc mục 1 sgk.
- Suy nghĩ tìm thông tin để giải quyết các nhiệm vụ nêu trên.
- Trình bày kết quả trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà
* Các nhóm tìm thông tin.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc
- Cử đại diện trình bày kết quả.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- HS suy nghĩ điền các thông tin vào phiếu
- Lần lượt trình bày kết quả trước lớp.
Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu.
- HD học sinh tìm hiểu về những yếu tố giúp gà tồn tại, sinh trưởng và phát triển; nguồn gốc của các chất dinh dưỡng; tác dụng của thức ăn nuôi gà...
* Tóm tắt nội dung chính hoạt động 1.
- Cho HS chia nhóm thảo luận.
- Nêu nhiệm vụ hoạt động nhóm.
- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm và nêu kết luận chung.
- GV ghi các nd bài học vào phiếu phát cho từng HS
- GV kết luận chung, ghi điểm một số em.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Thứ ba, ngày 12 tháng 1 năm 2010
Toán
Diện tích hình tròn
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
 - Nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn.
 - Biết vận dụng quy tắc để tính diện tích hình tròn.
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn
Hoạt động 1: Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn
- Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14.
- Công thức: S = r x r x 3,14.
- HS thực hành làm bảng con
Hoạt động 3: Thực hành
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài vào bảng con và giải thích cách làm.
+ Nhận xét bổ xung.
* Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào bảng con
- Chữa, nhận xét.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, bảng nhóm chữa 
 Bài giải
Diện tích của mặt bàn hình tròn là:
 45 x45 x 3,14 = 6358,5 ( cm2)
 Đáp số: 6358,5 cm2
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài
- HD gợi mở hình thành quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn
* HD làm ví dụ (sgk).
Bài 1: Tính diện tích hình tròn biết bán kính
Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Lưu ý đổi phân số ra số thập phân.
Bài 2: Tính diện tích hình tròn biết đường kính
- Lưu ý đổi phân số ra số thập phân.
- Gọi HS chữa bảng.
Bài 3: Hướng dẫn làm vở.
- Chấm chữa bài
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Công dân
I. Mục tiêu
 - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm Công dân.
 - Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.
 - Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn .
II. Đồ dùng dạy - học 
 - Từ điển, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Kiểm tra bài cũ
Hoạt động: Luyện tập
* Đọc yêu cầu.
- Chọn ý thích hợp nhất, nêu miệng 
* HS tự làm bài theo nhóm vào bảng nhóm, trình bày kết quả.
- Công (1): công dân, công cộng, công chúng.
- Công (2): công bằng, công lí, công minh, công tâm.
- Công (3): công nhân công nghiệp.
 - Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS tra từ điển, hoàn thiện bài tập vào vở, bảng nhóm
- Lần lượt trình bày, nhận xét, bổ sung
* Đọc yêu cầu.
- Thử thay thế các từ đồng nghĩa với từ công dân và bày tỏ thái độ.
- Kết quả: không thay thế được.
Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yê ... ấy kiểm tra
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- Cho lớp hát
Hoạt động: Kiểm tra
- Đọc yêu cầu, xác định đề bài.
- Chọn đề phù hợp với bản thân.
- Viết bài vào vở.
Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 
- Dùng 3 đề đã gợi ý trong SGK cho học sinh chọn và viết bài.
- Giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Thu bài chấm 
Hoạt động: Củng cố - dặn dò
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Chiều
Âm nhạc
(GV chuyên dạy)
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Gìn giữ truyền thống văn hoá dân tộc
I. Mục tiêu
1- Tổ chức cho học sinh nghe nói chuyện, giao lưu, tìm hiểu về nghề truyền thống ở địa phương.
2- Rèn thói quen tổ chức giao lưu, tìm hiểu về nghề truyền thống ở địa phương. 
3- Giáo dục học sinh giữ gìn và phát huy nghề truyền thống ở địa phương.
II. Nội dung
- HS nêu những hiểu biết của các em về truyền thống văn hoá của quê hương đất nước 
- GV giới thiệu và giúp HS hiểu về truyền thống văn hoá của quê hương đất nước 
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian
III. Tổng kết
- GV nhận sét củng cố giờ học
- Dặn dò HS
Tự học
Ôn toán
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
 - Củng cố quy tắc tính diện tích hình thang, chu vi và diện tích hình tròn
 - Vận dụng quy tắc tính diện tích hình thang hình tròn, chu vi hình tròn để giải các bài tập có liên quan. 
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. Nội dung tự rèn
- HS nhắc lại các quy tắc, công thức tính diện tích hình thanh, chu vi diện tích hình tròn
- HS làm bài tập GV ra đề
- HS lên bảng chữa bài tập
III. Tổng kết
- HS nêu nôi dung giờ học
- GV củng cố, dặn dò HS, giao bài tập về nhà
Thứ năm, ngày 14 tháng 1 năm 2010
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS: - Củng cố kĩ năng tính chu vi, diện tích hình tròn.
 - Củng cố về giải toán liên quan đến chu vi, diện tích hình tròn.
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- Nêu quy tắc tính chu vi và diện tích hình tròn
Hoạt động 1: Luyện tập
* Đọc yêu cầu.
- Làm nháp, bảng nhóm chữa 
- Nhận xét bổ sung.
* Đọc yêu cầu của bài.
- Làm nháp, bảng nhóm, báo cáo kết quả.
- Chữa, nhận xét.
Đáp số: 94,2 cm.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, bảng nhóm, chữa 
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
 7 x 2 = 14 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
 14 x 10 = 140 (cm2)
Diện tích hình tròn là: 
 7 x 7 x 3,14 = 153,86 (cm2)
Diện tích của hình đó là:
140 + 153,86 = 293,86 (cm2) 
Đáp số: 293,86 cm2
* Đáp số: Khoanh vào A.
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài ( Nêu mục tiêu bài học ).
Bài 1: Hướng dẫn làm nháp.
- Lưu ý: độ dài sợi dây là tổng chu vi hai hình tròn.
Bài 2: GV giới thiệu trực quan.
- Hướng dẫn làm bài
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3: Hướng dẫn làm vở.
- Chấm chữa bài.
Bài 4: HD làm nháp và nêu miệng kết quả (có giải thích cách tính).
Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Chính tả - nghe viết
Cánh cam lạc mẹ
I. Mục tiêu
 - Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Cánh cam lạc mẹ
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi
 - Giáo dục ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết
- Theo dõi trong sách giáo khoa.
- Đọc thầm lại bài chính tả.
+Viết bảng từ khó:(HS tự chọn)
- Viết bài vào vở.
- Đổi vở, soát lỗi theo cặp 
Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả
* Đọc yêu cầu bài tập 2.
- Làm vở, bảng nhóm 
- Lần lượt trình bày, nhận xét
- Cả lớp chữa theo lời giải đúng.
Giới thiệu bài
- Đọc bài chính tả 1 lượt.
- Lưu ý HS cách trình bày của bài chính tả.
- HD viết từ khó
- Đọc chính tả.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm chữa chính tả 
- Nêu nhận xét chung.
Bài tập 2.
- HD học sinh làm bài tập vào vở .
- Chữa, nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu
1.Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép bằng quan hệ từ.
2.Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép; biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép.
3.Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng con, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
- HS đọc
- Lớp đọc thầm lại đoạn văn và tìm câu ghép.
- HS phát biểu ý kiến.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
* Đọc yêu cầu và làm việc cá nhân.
- Lớp đọc thầm lại đoạn văn, dùng bút chì gạch chéo để tìm vế câu, gạch dưới những từ và dấu câu ở giữa các vế câu.Trình bày
* Đọc yêu cầu.
- Suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- 2-3 em đọc lại nội dung bài vừa làm
* Đọc yêu cầu.
+ Làm bài vào vở, chữa bài.
Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
- GV chép ví dụ lên bảng
- GV chốt lại lời giải đúng.
- HD xác định các vế câu.
- Xác định các vế trong mỗi câu được nối với nhau bằng cách nào...
- Chốt lại lời giải đúng.
* Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
 Bài tập 1. HD làm bài
* GV chốt lại ý đúng.
Bài tập 2.
- Dán bảng 2 câu văn bị lược bớt từ.
- Chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3.
- HD làm bài vào vở.
- Chấm bài, nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Lịch sử
Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954)
I. Mục tiêu
Sau khi học bài này, giúp học sinh biết:
- Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học).
- Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân ta.
II. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: (làm việc theo nhóm)
* Lớp theo dõi.
- Mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi trong sgk.
- Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoạt động.
- Lần lượt từng nhóm nêu câu hỏi cho nhóm kia trả lời.
Hoạt động 2: (làm việc cả lớp)
- HS kể về những sự kiện, những tấm gương chiến đấu tiêu biểu ứng với các địa danh đó.
- HS nối tếp trình bày
- Nhận xét bổ sung
Giới thiệu bài ( Nêu mục tiêu bài học )
- Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Gọi các nhóm báo cáo.
- GV kết luận.
- Đánh giá ghi điểm các nhóm.
- GV cho HS quan sát hình ảnh tư liệu và chơi trò chơi theo chủ đề "tìm địa chỉ đỏ".
Hoạt động nối tiếp
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Thứ sáu, ngày 15 tháng 1 năm 2010
Chiều
Khoa học
Năng lượng
I. Mục tiêu
Sau khi học bài này, học sinh biết:
 - Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ... nhờ được cung cấp năng lượng.
 - Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
 - HS ham thích học bộ môn
II. Đồ dùng dạy học
 - Nến, diêm, phiếu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
Hoạt động 2: Thí nghiệm
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra rồi ghi lại vào phiếu.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
 - HS quan sát các hình sgk và thảo luận các câu hỏi.
- Lần lượt trình bày, nhận xét, bổ sung.
* Đọc to ghi nhớ (sgk).
Hoạt động 1: Khởi động.
Giới thiệu bài (Nêu mục tiêu bài học)
* Mục tiêu: Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ... nhờ được cung cấp năng lượng.
 * Cách tiến hành.
- Chia nhóm giao việc cho các nhóm
- GV chốt lại câu trả lời đúng, rút ra KL.
* Mục tiêu: Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
 * Cách tiến hành.
- HD HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV chốt lại câu trả lời đúng, rút ra KL.
Hoạt động nối tiếp
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau
Thể dục
Tung và bắt bóng- Nhảy dây
I. Mục tiêu
 - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, bằng một tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác...
 - Nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.
 - Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao
II. Địa điểm, phương tiện
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của HS
Thời gian
Hỗ trợ của GV
1. Phần mở đầu.
- Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động.
2. Phần cơ bản.
a. Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, bằng một tay.
b. Trò chơi: “ Tự chọn ”.
- Nêu tên trò chơi, HD luật chơi.
- Động viên nhắc nhở các đội chơi.
3.Phần kết thúc. 
- Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
4- 6’
18-22’
4- 6’
- 2 hàng dọc
- Chuyển 2 hàng ngang
* Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác : tung và bắt bóng bằng hai tay và một tay.
- Chia nhóm tập luyện.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
- HS tự chọn trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức (có hình thức phạt các đội thua).
Sinh hoạt đội
Mừng đảng mừng xuân
I. Mục tiêu
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
- Tuyên dương, khen thưởng. 
- Phê bình.
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhận xét chung.
Chuẩn bị cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan20.5.doc