Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Lê Thị Lan Hương - Trường Tiểu học Gio Sơn

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Lê Thị Lan Hương - Trường Tiểu học Gio Sơn

Mục tiêu :

Giúp H :

- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

- Giáo dục thái độ tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ.

 

doc 16 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Lê Thị Lan Hương - Trường Tiểu học Gio Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 21
Thứ hai
Ngày soạn: 21 / 1 / 2011
Ngày dạy: 23 / 1 / 2011
Toán
Luyện tập về tính diện tích
I. Mục tiêu : 
Giúp H : 
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- Giáo dục thái độ tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ. 
III.Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Ôn lại cách tính diện tích một số hình 
- Yêu cầu H viết công thức tính diện tích một số hình đã học : diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật. 
- 2 H trả lời.
- Gọi H nhận xét; Gv xác nhận. 
2.Hướng dẫn H thực hành tính diện tích của một hình trên thực tế 
- Treo bảng phụ có vẽ sẵn hình minh họa trong ví dụ ở SGK (trang 103)
- H quan sát. 
- Gv đọc yêu cầu : Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ trên bảng.
- H lắng nghe, quan sát hình đã treo của Gv.
- Có thể áp dụng ngay công thức để tính diện tích của mảnh đất đã cho chưa ?
- Chưa có công thức nào để tính được diện tích của mảnh đất đó. 
Hỏi : Muốn tính diện tích mảnh đất này ta làm thế nào ? 
- Ta phải chia hình đó thành các phần nhỏ là các hình đã có công thức tính diện tích.
- Yêu cầu H thảo luận nhóm đôi, tìm ra cách giải bài toán.
- H thực hiện yêu cầu - trả lời nhóm 
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình.
- Các nhóm trình bày kết quả. 
- Yêu cầu từng H nói lại cách làm của mình.
Cách 1 : Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCD và 2 hình vuông FGHK và hình vuông 
Cách 2 : Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật
Hỏi : Các cách giải trên thực hiện mấy bước ?
- Quy trình gồm 3 bước :
+ Chia hình đã cho thành các hình có thể tính được diện tích.
+ Xác định số đo các hình theo hình vẽ đã cho.
+ Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ hình (mảnh đất) 
- Gv xác nhận.
- H nêu lại 3 bước. 
3.Thực hành tính diện tích
* Bài 1 : 
- Gọi 1 H đọc đề bài. Xem hình vẽ. 
- Yêu cầu H làm vào vở, 1 H làm bảng phụ. 
- Chữa bài 
+ Gọi H trình bày bài làm, H khác nhận xét, chữa bài.
+ Gv nhận xét, chữa bài.
* Bài 1 
- H đọc và làm bài vào vở
Bài giải
Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCI và FGDE.
Chiều dài của hình chữ nhật ABCI là :
3,5 + 3,5 + 4,2 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCI là :
3, 5 x 11,2 = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật FGED là : 
4,2 x 6,5 = 27,3 (m2)
Diện tích khu đất đó là : 
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) 
Đáp số : 66,5 (m2)
Hỏi : Ngoài cách giải trên, ai còn có cách giải khác (gọi H khá nêu) ?
- H chữa bài.
- H chỉ cần vẽ hình và nêu hướng giải. 
- Gọi H nhận xét bài của bạn. 
- Nhận xét chung, yêu cầu H về nhà làm các cách giải khác vào trong vở. 
* Bài 2 
- Dành cho H khá, giỏi tự làm. 
4. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà làm BT và chuẩn bị bài sau
Chính tả 
 Trí dũng song toàn (Nghe - Viết)
I.Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Làm được BT2 (a, b) hoặc BT3 (a, b) hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - BP, thẻ từ: bài 3.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Chữa lỗi bài trước.
- Gv nhận xét chung.
- H tự chữa lỗi ở vở CT.
35’
2.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
- Gv ghi tên bài bảng lớp.
=> Ghi tên bài vào vở Chính tả
1. Hướng dẫn H nghe – viết:
* Đọc mẫu đoạn viết: 
- Gv đọc bài viết: chậm, rõ, phát âm phân biệt các từ ngữ dễ lẫn. 
- H mở SGK quan sát đoạn viết để ghi nhớ: 
+ Viết đúng những chữ dễ viết sai chính tả: triều đại, linh cữu, điếu văn,
+ Viết hoa danh từ riêng.
* Tìm hiểu nội dung bài viết:
 - Đoạn văn cho em biết điều gì?
- H nêu theo ý hiểu
* Viết bài:
- Gv nhắc nhở H viết đúng tốc độ quy định và ghi tên tác giả.
- H gấp SGK, lấy vở viết bài theo lời đọc của giáo viên, ghi tên tác giả.
* Soát lỗi:
- H tự phát hiện lỗi, sửa lỗi.
* Chấm chữa: Gv chấm bài 1 tổ. Gv nhận xét chung.
- H đổi vở soát lỗi.
- H tự sửa lỗi .
3. Hướng dẫn H làm BT chính tả:
Bài 2a: Tìm và viết các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:
- Gv nhận xét, chốt đúng – sai. 
- H đọc yêu cầu đề bài.
- H thảo luận nhóm ghi nhớ kết quả vào bảng nhóm.
- H nhận xét, chữa bổ sung.
Bài 3a:
- Gv treo bảng phụ.
- Gv chốt Đ/S.
- H đọc yêu cầu đề bài.
- H làm thẻ từ, giơ ý kiến lần lượt.
- H nhận xét, chữa bổ sung.
2’
3.Củng cố – Dặn dò:
- Bài học hôm nay cần ghi nhớ điều gì?
- H nêu 
- Gv nhận xét giờ học. Khen H viết đẹp.
Thứ ba
Ngày soạn: 21 / 1 / 2011
Ngày dạy: 24 / 1 / 2011
Toán
Luyện tập về tính diện tích
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu : 
Giúp H: 
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- Giáo dục thái độ tích cực, tính chính xác trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ ghi số liệu như SGK (trang 104 - 105)
III.Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Kiểm tra bài cũ.
? Hãy nêu các bước tính diện tích mảnh đất đã học ở bài trước.
- Để tính diện tích mảnh đất ta thực hiện 3 bước.
2. Bài mới
- Gắn bảng phụ có vẽ sẵn hình sau lên bảng 
- H quan sát. 
B
C
A
D
E
N
M
- Giới thiệu: Giả sử đây là mảnh đất ta phải tính diện tích trong thực tế, khác ở tiết trước, mảnh đất không được ghi sẵn số đo.
- H lắng nghe. 
? Bước 1 chúng ta cần làm gì ?
- Chia mảnh đất thành các hình cơ bản, đó là hình thang và hình tam giác.
- Gọi 1 H nêu và thực hiện cách chia. 
? Mảnh đất được chia thành những hình nào ?
- Nối điểm A với điểm D, ta có : Hình thang ABCD và hình tam giác ADE.
- Gv vẽ nối vào hình đã cho theo câu trả lời của H. 
? Muốn tính được diện tích của các hình đó, bước tiếp theo ta phải làm gì ?
- Phải tiến hành đo đạc.
?Ta cần đo đạc những khoảng cách nào ? 
- H trả lời. 
- Gv giới thiệu 
Trên hình vẽ ta xác định như sau :
- Hạ đường cao BM của hình thang ABCD và đường cao EN của tam giác ADE.
- H quan sát.
- Giả sử sau khi tiến hành đo đạ, ta có bảng số liệu các kết quả đo như sau : 
Gv gắn bảng số liệu lên bảng (1).
 ? Vậy bước 3 ta phải làm gì ?
- Tính diện tích hình thang ABCD và hình tam giác ADE, từ đó tính diện tích mảnh đất. 
- Yêu cầu H thực hiện tính, trình bày vào bảng phụ (cột S)
- H làm bài.
- H dưới lớp làm nháp.
- Yêu cầu H nhận xét bài của bạn. 
- Yêu cầu 1 H nhắc lại các bước khi tiến hành tính diện tích ruộng đất trong thực tế.
- Vậy diện tích mảnh đất là 1677,5m2
3. Thực hành tính diện tích các hình 
* Bài 1 
- Gọi 1 H đọc yêu cầu của bài 
? Mảnh đất gồm những hình nào ?
- H đọc.
- Tam giác BGC và hình thang ABGD.
? Muốn tính diện tích mảnh đất ta làm thế nào?
- Yêu cầu H nêu các bước giải toán.
- Yêu cầu H tự làm vào vở, 1 H làm bảng phụ 
- Tính diện tích tam giác BGC và diện tích hình thang ABGD. Rồi cộng chúng với nhau. 
- Tính BG --> S tam giác BGC và S hình thang ABGD --> S mảnh đất. 
- Gv chữa bài
- H chữa bài. 
* Bài 2 
- Yêu cầu H khá, giỏi tự làm.
4. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét giờ học
- Dặn học sinh về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau
Thứ tư
Ngày soạn: 21 / 1 / 2011
Ngày dạy: 25 / 1 / 2011
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu : 
Giúp H:
Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.
Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
Rèn tính chính xác, nhanh nhẹn trong tính toán. 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ vẽ các hình ở bài tập 2 và bài tập 3 (trang 106) 
III.Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra BT ở nhà.
2. Hướng dẫn H luyện tập 
* Bài 1 
- Gọi 1 H đọc đề bài
- Yêu cầu H gạch 1 gạch dưới dữ kiện đề bài cho; 2 gạch dưới yêu cầu của đề bài.
* Bài 1
- H đọc đề bài.
- H thực hiện yêu cầu 
Hỏi : Bài tập yêu cầu gì ?
- Tính độ dài đáy của hình tam giác biết diện tích và chiều cao.
Hỏi : Hãy viết công thức tính diện tích tam giác 
S = (h x a) : 2 
- Hãy xác định yếu tố đã biết trong công thức ? 
- H nêu 
- Gọi 1 H lên bảng giải tìm a.
- H dưới lớp tự làm vào nháp.
- Gv quan sát giúp H còn yếu (gợi ý tìm thành phần chưa biết trong phép tính) 
- Từ những điều đã trình bày trên bảng, ai có thể nêu ra quy tắc tính độ dài đáy của tam giác khi biết S và h ? 
- H nêu. 
- Yêu cầu một vài H nhắc lại. Ghi bài giải vào vở.
- Yêu cầu H nêu lại quy tắc tính độ dài đáy của tam giác (cả lớp đọc thầm theo) 
- H nêu lại quy tắc. 
* Bài 3 
- Gọi 1 H đọc đề bài 
- Gắn hình minh họa lên bảng 
* Bài 3 
- H đọc đề bài
- H quan sát. 
- Từ tâm hai đường tròn, kẻ đường kính AD và BC như hình vẽ. 
- H quan sát. 
- Yêu cầu 1 H lên tô đỏ sợi dây nối hai bánh xe ròng rọc.
- H thực hiện yêu cầu. 
Hỏi : Độ daì sợi dây bằng tổng độ dài của những đoạn nào ? 
- Của AB, DC, và 2 nửa đường tròn đường kính AD và BC.
Hỏi : Có nhận xét gì về 2 đoạn AB và DC ? 
- Bằng nhau và bằng 32,1m
? Vậy độ dài của sợi dây được tính như thế nào?
- Bằng 2 lần khoảng cách giữa 2 trục và chu vi của đường tròn đường kính AD.
- Yêu cầu H làm vào vở, 1 H làm vào bảng phụ. 
- H làm bài. 
Đáp số : 7,299m 
- Chữa bài 
- H nêu lại. 
3. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn H về nhà làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức 
 Uỷ ban nhân dân xã (phường) em (tiết 1)
I.Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh biết: 
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường).
- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do UBND xã (phường) tổ chức.
II.Đồ dùng dạy học: 
Tranh SGK, BP: ghi nhớ, bài 1.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
1.Kiểm tra bài cũ:
- Em đã làm những gì để thể hiện tình cảm của em đối với quê hơng?
- Gv nhận xét chung, cho điểm.
- 2 H nêu
- H khác nhận xét, bổ sung.
35’
2.Bài mới:
=> Lấy vở: Ghi bài
* Giới thiệu bài:
=> Ghi tên bài vào vở
1. Truyện kể: 
- Gv kể chuyện: “Đến Uỷ ban nhân dân phường”
- H theo dõi, QS tranh SGK.
- Gv giao việc cho nhóm:
+ Đọc truyện: “Đến Uỷ ban nhân dân phường” SGK.
+ TLCH trong SGK
- H làm việc nhóm 4.
- H trình bày trớc lớp.
- H nhận xét, bổ sung.
Bài 1: 
- Gv treo BP.
- Gv hỏi thêm với từng ý.
- H đọc yêu cầu SGK.
- H thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện trình bày ý kiến.
- Gv chốt ý đúng.
- Các nhóm bổ sung.
- GVKL: UBND phường là nơi giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương. Mọi ngời cần phải
- HG nêu được ý bên.
tôn trọng.
2. Ghi nhớ:
- H đọc SGK
- GV treo BP.
- H nhắc lại
- Nêu một số việc làm thể hiện tôn trọng UBND phường mà em biết?
- H nêu theo ý kiến cá nhân.
2’
3.Củng cố – Dặn dò:
- Bài hôm nay ta cần ghi nhớ những gì?
- Gv nhận xét giờ học, giao việc: 
+ Tìm hiểu về UBND phường nơi gia đình em ở. 
+ Nêu địa chỉ của UBND phường Trung Liệt.
- H đọc ghi nhớ SGK
- H thực hiện theo để chuẩn bị cho tiết 2.
Kể chuyện 
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I.Mục tiêu: 
Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công rtình công cộng, các di tích lịch sử-văn hoá, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
II.Đồ dùng dạy học: 	
Một số tranh ảnh minh hoạ về cảnh sum họp gia đình do GV - H sưu tầm tranh ảnh
Viết sẵn ba đề bài BP.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại một câu chuyện về: Sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Gv nhận xét chung, cho điểm.
- 2 H tiết trước chưa tham gia kể lên kể lại và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- H lắng nghe, nhận xét.
32’
2.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Gv nêu YC tiết học ghi tên bài bảng lớp.
=> Ghi tên bài vào vở Tiếng Việt
1. Hướng dẫn H hiểu yêu cầu của đề bài: - Gv gạch dưới những TN lưu ý trong đề bài: (như SGV – 46).
- H đọc đề bài.
- H nêu các từ lưu ý theo ý hiểu, lắng nghe, QS theo hướng dẫn của Gv.
- Gv lưu ý H: Chọn một trong ba đề. 
- H lắng nghe, ghi nhớ, tự chọn 
2. Gợi ý kể chuyện:
- Gv nêu gợi ý cách kể theo SGK-29.
- H đọc gợi ý SGK-29.
- Nêu sự chuẩn bị của em cho tiết học này, sự lựa chọn của bản thân:
- H chuẩn bị dàn ý ra nháp.
- Gv treo BP về gợi ý SGK-29.
- H chú ý về cách kể.
3. Thực hành KC, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
* KC theo cặp:
- Gv đến từng nhóm lắng nghe, hướng dẫn, uốn nắn.
- H kể trong nhóm đôi.
- H lưu ý cách xưng hô của mình trong câu chuyện.
* Thi kể chuyện trước lớp:
- Gv treo tiêu chuẩn đánh giá bài KC
- Gv nhận xét, cho điểm.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện em vừa kể.
- H tham gia thi kể chuyện trước lớp: nhiều lượt H kể. 
- H tự nói suy nghĩ của mình việc làm trong câu chuyện => ý nghĩa của câu chuyện.
3’
3.Củng cố – Dặn dò:
- Hãy bình chọn bạn kể hay nhất.
- H tự bình chọn.
- Gv nhận xét giờ học, dặn dò tập kể cho bạn bè người thân nghe.
- H lắng nghe và làm theo.
Thứ năm
Ngày soạn: 21 / 1 / 2011
Ngày dạy: 26 / 1 / 2011
Toán
Hình hộp chữ nhật, hình lập phương
I. Mục tiêu : 
Giúp H : 
- Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Một số hình hộp chữ nhật và hình lập phương có kích thước khác nhau, có thể khai triển được (bộ đồ dùng dạy - học nếu có) 
- Bảng phụ có hình vẽ các hình khai triển
- Vật thật có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương (bao diêm, hộp phấn) 
III.Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Bài cũ
- GV kiểm tra bài tập ở nhà.
2. Bài mới 
a) Hình hộp chữ nhật 
- Giới thiệu một số vật thật có dạng hình hộp chữ nhật, ví dụ : bao diêm, viên gạch ...
- H lắng nghe, quan sát.
- Giới thiệu mô hình hình hộp chữ nhật (trong bộ đồ dùng dạy học) và yêu cầu H quan sát. 
GV chỉ vào hình và giới thiệu : Đây là hình hộp 
chữ nhật. Tiếp theo chỉ vào 1 mặt, 1 đỉnh, 1 cạnh giới thiệu tương tự. 
- H quan sát. 
? Hình hộp chữ nhật có mấy mặt ?
- Trả lời : 6 mặt. 
? Các mặt đều là hình gì ?
- Hình chữ nhật 
1
2
32
42
62
52
- Gắn hình sau lên bảng (hình hộp chữ nhật đã viết số vào các mặt) 
- H quan sát. 
- Gọi 1 H lên chỉ tên các mặt của hình hộp chữ nhật 
- H lên chỉ.
- Gọi 1 H lên bảng mở hình hộp chữ nhật thành hình khai triển (như SGK trang 107)
- H thao tác. 
- Vừa chỉ trên mô hình vừa giới thiệu : Mặt 1 và mặt 2 là hai mặt đáy; mặt 3, 4, 5, 6 là các mặt bên
- H lắng nghe. 
? Hình hộp chữ nhật có các mặt đối diện bằng nhau.
- Gv gắn mô hình có ghi tên các đỉnh và các kích thước (như SGK trang 107)
- H quan sát. 
? Hình hộp chữ nhật gồm có mấy đỉnh và là những đỉnh nào ? 
- Tám đỉnh; nêu tên các đỉnh : A; B; C; D; M; N ;P ; Q
? Hình hộp chữ nhật gồm có mấy cạnh và là những cạnh nào ?
- Nêu tên 12 cạnh : AB ; BC ; CD ; DA; DQ ; CP ; BN ; AM ; MN ; NP ; PQ ; QM 
Giới thiệu hình hộp chữ nhật.
- Gv kết luận : Hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật. Các mặt đối diện bằng nhau, có 3 kích thước là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Có 8 đỉnh và 12 cạnh.
- H lắng nghe. 
- Gọi 1 H nhắc lại.
- Yêu cầu H tự nêu tên các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật.
- H nêu
b) Hình lập phương 
- Gv đưa ra mô hình hình lập phương. Tiến hành tương tự 
- H quan sát. 
? Vậy ta rút ra kết luận gì về độ dài các cạnh của hình lập phương ? 
- Các cạnh đều bằng nhau.
? Hãy nêu nhận xét về 6 mặt của hình lập phương ? 
- Đều là hình vuông bằng nhau. 
? Ai có thể nêu đặc điểm về hình lập phương ?
- Hình lập phương có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh, các mặt đều là hình vuông bằng nhau.
- Yêu cầu H thảo luận nhóm, ghi ra giấy điểm giống và khác nhau của 2 hình : hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- H thực hiện yêu cầu. 
3. Thực hành 
* Bài 1 
- Gọi 1 H đọc yêu cầu của bài toán. 
- Yêu cầu tự làm vào vở (không cần kẻ bảng) ; 1 H làm bảng phụ.
* Bài 1 
- H đọc.
- H làm bài
- H đọc kết quả ghi bài 1 
- Chữa bài
+ Gọi H nhận xét bài của bạn
+ Gv nhận xét và đánh giá 
? Từ bài tập này, em rút ra kết luận gì ? 
- Hình hộp chữ nhật và hình lập phương đều có 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh. Số mặt, số cạnh và số đỉnh giống nhau. 
* Bài 3 
- Gọi 1 H đọc yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu H quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
- Yêu cầu H giải thích kết quả (nêu đặc điểm của mỗi hình đã xác định) 
* Bài 3 
- H đọc 
- Hình A là hình hộp chữ nhật 
- Hình B là hình lập phương 
- H giải thích 
? Tại sao hình B không phải là hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
- Vì hình B có nhiều hơn 6 mặt; 8 đỉnh; 12 cạnh 
4. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn H về nhà ôn bài, xem trước bài sau.
Thứ sáu
Ngày soạn: 22 / 1 / 2011
Ngày dạy: 27 / 1 / 2011
Toán
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu: Giúp H :
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Biết cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, chính xác trong tính toán.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Một số hình hộp chữ nhật có thể triển khai được.
- Bảng phụ có vẽ các hình triển khai. 
III.Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: 
+ Hình hộp chữ nhật gồm có mấy mặt? là những mặt nào? Các mặt đó có đặc điểm gì?
+ Hình hộp chữ nhật có những kích thước nào?
2. Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. ghi bảng
 b.Giảng bài: 
 *Hình thành công thức tính DTXQ & DTTP của hình hộp chữ nhật
 * Diện tích xung quanh
- GV cho H quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật. Yêu cầu H chỉ ra các mặt xung quanh. 
+ Lớp nhận xét
* GV: Tổng diện tích 4 mặt của hình hộp chữ nhật được gọi là DTXQ của hình hộp chữ nhật. 
* GV: Nêu bài toán và gắn hình minh hoạ lên bảng (ví dụ SGK trang 109).
+ Cho H quan sát mô hình và gọi 1 H lên tháo hình hộp chữ nhật ra và gắn lên bảng.
* GV: tô màu phần DTXQ của hình hộp chữ nhật 
+ Yêu cầu thảo luận nhóm tìm cách tính DTXQ của hình hộp chữ nhật. 
+ Yêu cầu 1 H lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.
* Gv nhấn mạnh: 5 + 8 + 5 + 8 = (5 + 8) x 2, đây là chu vi mặt đáy, 4 là chiều cao.
+ Yêu cầu H đọc quy tắc SGK.
*** Lưu ý: Các kích thước cùng đơn vị đo
b) Diện tích toàn phần
* GV: Diện tích của tất cả các mặt gọi là DTTP
+ Em hiểu thế nào là DTTP của hình hộp chữ nhật?
+ Muốn tính DTTP của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
+ 1 H lên bảng tìm DTTP của hình hộp chữ nhật vừa cho. Lớp làm nháp.
+ H nhận xét.
* GV: Muốn tính DTTP của hình hộp chữ nhật, ta lấy tổng của DTXQ và diện tích 2 đáy.
+ Gọi H nhắc lại công thức. 
*** Lưu ý: Các kích thước cùng đơn vị đo
 3. Luyện tập:
 Bài 1 : H nêu yêu cầu của bài
+ Yêu cầu H tự làm bài vào vở; 1 H làm bảng lớp.
+ Gọi H đọc quy tắc tính DTXQ & DTTP của hình hộp chữ nhật. (cả phần lưu ý) 
III. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà học thuộc các quy tắc vừa học, tiết sau luyện tập.
- H trả lời
- 1 H lên chỉ phần diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- H nhận xét
- H nghe
- H thao tác
- H tìm cách tính
- H làm bài và chữa bài
- 2 H đọc
- Tổng diện tích 6 mặt
- Lấy DTXQ + DT 2 đáy
- H làm bài
- H chữa bài.
- 2, 3 H nhắc lại
- H đọc
- H làm bài
- H chữa bài
- 2 H nêu quy tắc
- H nêu.
- Nhận xét, chữa bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Toan lop 5 Tuan 21 CKTKN.doc