Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 40)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 40)

I) Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông.

- Giải toán thành thạo và tính đúng kết quả.

II) Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ

III) Hoạt động dạy học:

 

doc 47 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1194Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 40)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21	TOÁN
Ngày:	Luyện tập về tính diện tích
I) Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông.
- Giải toán thành thạo và tính đúng kết quả.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
Bài dạy:
HĐ 1: Giới thiệu cách tính
GV HD cho HS như sách giáo khoa.
Chia hình lớn thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ có thể tính được diện tích)
Xác định kích thước các hình mới tạo.
Tính diện tích từng phần nhỏ → tính diện tích cả mảnh đất.
HĐ 2: thực hành
Bài 1:
Gv cho HS nêu cách thực hiện.
HS thực hành cá nhân vào vở.
GV giúp những HS chưa biết cách làm.
Yêu cầu: chia thành hai hình chữ nhật
	3,5m
	3,5m	3,5m
	6,5m
	4,2m
 Bài giải
	Diện tích của hình chữ nhật thứ nhất là:
	6,5 x 4,2 = 27,3(cm2)
	Chiều dài của hình chữ nhật thứ hai là:
	3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2(cm)
	Diện tích của hình chữ nhật thứ hai là:
	11,2 x 3,5 = 39,2(cm2)
 Diện tích của cả hai hình chữ nhật là:
	27,3 + 39,2 = 66,5(cm2)	
	Đáp số: 66,5cm2	
Bài 2:
GV cho HS thực hiện tương tự bài 1
Yêu cầu: Giả sử kéo dài hai bên tạo thành hình chữ nhật lớn (hai phần khuyết hai bên là hai hình chữ nhật bằng nhau).
Cách tính: Tính DT hình chữ nhật lớn, tính DT hai hình chữ nhật nhỏ hai bên, sau đó lầy DT hình lớn trừ DT của hai hình nhỏ.
	Bài giải
Diện tích hai hình vuông nới ra là:
 (50 x 40,5) x 2 = 4050(m2)
Chiều dài hình chữ nhật lớn là:
 100,5 + 40,5 = 141(m)
Chiều rộng hình chữ nhật lớn là:
 50 + 30 = 80(m)
Diện tích hình chữ nhật lớn là:
 141 x 80 = 11280(m2)
Diện tích của mảnh đất là:
 11280 – 4050 = 7230(m2)
	Đáp số: 7230 m2
HĐ tổng kết bài:
Củng cố: GV hỏi lại cách tính diện tích đất không có dạng hình quen thuộc đã học.
Dặn dò: Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
TẬP ĐỌC
Trí dũng song toàn
I) Mục đích yêu cầu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Giọng đọc lúc rắn rỏi hào hứng, lúc trầm lắng, tiếc thương.
- Biết đọc giọng các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê thần Tông.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài học.
III) Hoạt động dạy học:
KT: Gv cho HS đọc bài “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng” trả lời câu hỏi nội dung.
Bài dạy:
HĐ 1: HD luyện đọc
Hai HS đọc nối tiếp bài văn.
HS quan sát tranh minh họa SGK.
HS đọc nối tiếp lượt một, GV uốn nắn cách phát âm cho HS.
HS đọc nối tiếp lược hai, một HS đọc chú giải, GV giải thích thêm các từ: nhà Minh, ngạo mạn.
HS luyện đọc theo cặp, hai HS đọc lại bài.
GV đọc mẫu bài văn theo yêu cầu.
HĐ 2: HD tìm hiểu bài
+ GV cho HS đọc lướt đoạn 1 và 2 để nêu các chi tiết trả lời 
Câu 1: Sứ thần vờ than khóc vì không có mặt ở nhà đề cúng giổ cụ tổ năm đời, chờ vua Minh phán không ai cúng giổ cụ tổ năm đời cả. Lúc đó ông bèn tâu: Tướng Liễu Thăng chết đã mấy trăm năm sao nhà Minh còn bắt góp cúng giổ, do đó vua Minh bèn bỏ lệ đó.
Câu 2: HS nêu cuộc đối đáp giữa Giang Văn Minh và đại thần nhà Minh.
Đại thần nhà Minh ngạo mạn ra vế đối: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Giang Văn Minh khẳng khái đáp lại: Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
+ GV cho HS đọc phần cuối trả lời:
Câu 3: Vì tức giận mắc mưu Giang Văn Minh và căm tức tính khẳng khái lúc đối đáp với đại thần.
Câu 4: Vì ông vừa mưu trí vừa dũng cảm để giử thể diện và danh dự đất nước.
HĐ 3: HD đọc diễn cảm
-GV cho 5 HS đọc bài văn theo lối phân vai.
-GV HD cho HS đọc diễn cảm đoạn “Chờ rất lâu.nữa.”
- HS đọc nhóm ba (dẫn chuyện, vua Minh, Giang Văn Minh).
HĐ tổng kết bài:
Củng cố: GV cho HS nêu ý nghĩa bài văn, GV tóm tắc nội dung GD tư tưởng tình cảm kính yêu ông Giang Văn Minh, tình yêu tổ quốc và hết lòng vì đất nước.
Dặn dò: Đọc bài nhiều lần, chuẩn bị bài sau “Tiếng rao đêm”
Ngày:	TOÁN
Luyện tập về tính diện tích (tiếp theo)
I) Mục tiêu:
-Giúp HS: củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang.
-Biết cách thực hiện tính diện tích một mảnh đất nhanh và chính xác.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ vẽ hình các bài tập
III) Hoạt động dạy học:
Bài mới:
HĐ 1: Thực hành giới thiệu cách tính.
-Gv HD cho HS cách tính diện tích hình ABCDE (vd1) bằng cách:
+ Chia hình đó thành hai hình là hình tam giác ADE và hình thang ABCD.
+ Đo độ dài các cạnh trên mặt đất. Ghi nhận số liệu như trong SGK.
+ Tính diện tích từng phần nhỏ, cả mảnh đất.
Bài tập 1:
-Gvcho HS vẽ hình và ghi số liệu vào vở.
-HS thực hành theo nhóm đôi, GV giúp các nhóm gặp khó khăn.
	Bài giải
	Mảnh đất đã cho được chia thành một hình chữ nhật AEGD và hai hình tam giác BAE và BGC.
	Diện tích hình chữ nhật là: 84 x 63 = 5292(m2)
	Diện tích hình tam giác BAE là:84 x 28 : 2 = 1176(m2)
	Độ dài cạnh BG là: 21 + 63 = 91(m)
Diện tích hình tam giác BGC là; 91 x 30 : 2 = 1365(m2)
Diện tích cả mảnh đất là: 5292 + 1176 + 1365 = 7833(m2)
	Đáp số: 7822m2
Bài 2: GV HD tương tự.
	Bài giải
	Diện tích hình tam giác ABM là: 24,5 x 20,8 : 2 = 254.8(m2)
	Diện tích hình thang BCMN là: (38 + 20,8) x 37,4 : 2 = 1099,56(m2)
	Diện tích hình tam giác CND là: 37,4 x 25.3 : 2 = 473,11(m2)
	Diện tích hình ABCD là: 254,8 + 1099,56 + 473,11 = 1827,47(m2)
	Đáp số: 1827.47m2
HĐ tổng kết bài:
-GV cho nêu lại công thức tính DT các hình đã học.
-Dặn dò: học lại cho thuộc, chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ
Nghe-viết: Trí dũng song toàn
I) Mục đích yêu cầu:
-Nghe viết đúng chính tả một đoạn truyện “Trí dũng song toàn”.
-Làm đúng các bài tập chính tả có phân biệt âm đầu r, d, gi; có thanh hỏi, thanh ngã.
II) Đồ dùng dạy học:
Bàng phụ ghi bài tập 2b, bài tập 3b.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS viết các từ có chứa âm đầu r, d, gi. (ví dụ: rộn rã, dễ dàng, giản dị)
Bài mới: 
HĐ 1: HD học sinh nghe viết
-GV đọc mẫu đoạn viết, HS theo dõi trong SGK.
-GV hỏi nội dung: Đoạn văn kể lại các chi tiết gì?
+Giang Văn Minh khẳng khái khiến cho vua Minh tức giận sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương khen ngợi ông là anh hùng thiên cổ.
-Gv cho HS đọc thầm, nhắc lại cách trình bày, cách viết hoa.
-Hs đọc chậm cho HS viết.
-HS tự bắt và chữa lỗi.
-GV chấm một số bài, nhận xét.
HĐ 2: HD học sinh làm bài tập chính tả.
Bài 2:
-GV cho HS làm bài 2b.
-Một HS nêu yêu cầu bài.
-HS làm cá nhân vào vở bài tập.
-Ba HS làm nhanh trên bảng, cả lớp và GV nhận xét.
Lời giải: +Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm: dũng cảm
	+Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả:” vỏ
	+Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ
Bài 3:
-GV cho HS làm bài 3b.
-GV giao việc cho các nhóm cùng làm.
-Hai nhóm thi đua làm bảng, các nhóm theo dõi nhận xét.
Lời giải: theo như SGV-43
HĐ tổng kết bài:
-GV chữa một số lỗi tiêu biểu.
-Nhận xét chung nội dung bài tập
-Dặn đọc kĩ bài “Dáng hình ngọn gió” hoặc nhớ mẫu chuyện vui “Sợ mèo không biết”
để kể cho người thân.
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến, tham gia
I) Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng nói:
+HS kể được câu chuyện chứng kiến, tham gia thề hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử,ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, việc làm biết ơn thương binh liệt sĩ.
+Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện, trao đổi nội dung ỳ nghĩa câu chuyện.
-Rẻn kĩ năng nghe, nghe bạn kể,nhận xét lời kể của bạn.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh, ảnh phục vụ đề tài chuyện.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS kể lại chuyện tiết trước
Bài mới:
HĐ 1: HD cho HS tìm hiểu đề bài
-Một HS đọc ba đề bài.
-GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
1/ Kể chuyện một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng các di tích lịch sử, văn hóa.
2/ Kể mợt việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ.
3/ Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ
-Ba HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng 3 gợi ý cho 3 đề. Cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV nhắc việc chuẩn bị của HS.
-Một số em giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
-HS lập nhanh dàn ý cho chuyện sẽ kể.
HĐ 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Kể trong nhóm:
–Từng nhóm kể chuyện theo dàn ý đã lập, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Thi kể chuyện trước lớp:
Các nhóm thi kể (đại diện nhóm thi) khi kể xong, cả lớp trao đổi nội dung, ý nghĩa chuyện.
Cả lớp và GV nhận xét bình chọn HS kể hay.
HĐ tổng kết bài:
-GV tóm tắt nội dung, gợi ý nghĩa chuyện.
-Dặn dò: kể lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết sau.
TOÁN(ÔN)
Luyện tập về tính diện tích
I) Mục đích yêu cầu:
-Giúp HS: củng cố kiến thức về tính diện tích các hình đã học.
-Biết cách giải các bài toán có liên quan đến tính diện tích.
II) Đồ dùng dạy học:	
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: HD thực hành
Bài 1: Một thửa ruộng có kích thước như hình bên.
Tính diện tích thửa ruộng?	40m
-GV gợi cho HS chia thành hai hình chữ nhật.	
-Cách tính: Tính diện tích từng hình, tính diện tích	 30m
chung.
-HS làm vào vở, một HS làm bảng phụ	40m
	Bài giải	
	Diện tích hình chữ nhật thứ nhất là:
	40 x 30 = 1200(m2)	 60,5m
	Diện tích hình chữ nhật thứ hai là:
	60,5 x 40 = 2420(m2)
	Diện tích cả thửa ruộng là:
	1200 + 2420 = 3620(m2)
	Đáp số: 3620 m2
Bài 2: Một mảnh đất có kích thước như hình bên.
Tính diện tích mảnh đất đó?	
-GV cho HS thực hiện tương tự.
	 Bài giải	
	Diện tích hình chữ nhật thứ nhất là:	 50m 10m
	50 x 20,5 = 1025(m2)	```	40,5m
	Diện tích hình chữ nhật thứ hai là:
	40,5 x 10 = 405(m2) 	 20m
	Diện tích của mảnh đất là:
	1025 + 405 = 1430(m2)
	Đáp số: 1430m2
HĐ tổng kết bài:
-GV hỏi lại kiến thức bài ôn.
-Dặn HS học lại kiến thức về tính diện tích.
TIẾNG VIỆT (LT&C)
Mở rộng vốn từ: Công dân
I) Mục đích yêu cầu:
-Giúp HS củng cố, hệ thống hóa và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Công dân.
-Hiểu nghĩa từ và biết cách vận dụng vào lời nói và câu văn cụ thể.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: thực hành
Bài 1: GV cho HS đặt câu với các từ sau: công dân, công chức, công nhân.
-HS làm vào vở, một HS làm bảng phụ.
-Một số HS đọc câu vừa tìm, HS làm bảng phụ treo bảng.
-Cả lớp và GV góp ý. GV hỏi nghĩa các từ trên.
Bài 2: GV cho HS làm lại bài 2-SGK-18.
-GV cho HS thi đua theo nhóm.
-Các nhóm thi đua làm nhanh.
-GV hỏi nghĩa một số từ.
Lời giải: 
Công dân, công cộng, công chúng.
Công bằng, công lí, công minh, công tâm.
Công nhân, công nghiệp.
Bài tập 3: Đề: Qua câu chuyện “Tiếng rao đêm”, ... ết quả, bằng cách điền QHT; cặp QHT; thêm một vế câu ghép.
II) Đồ dùng dạy học:
Viết hai câu văn bài tập 1 vào bảng phụ.
III) Hoạt động dạy học:
KT: HS nêu kiến thức về câu ghép có quan hệ nguyên nhân-kết quả.
Bài mới:
HĐ 1: Phần nhận xét
Bài 1:
-Một HS nêu yêu cầu bài tập.
-GV nhắc lại trình tự làm bài (đánh dấu phân cách các vế câu, phát hiện cách nối giữa hai vế câu có gì khác nhau.)
-HS làm vào vở, một số HS đọc kết quả.
-Hai HS chữa câu đã viết sẵn trên bảng, cả lớp nhận xét, GV chốt ý.
Lời giải: 
Câu a: nối bằng cặp QHT Nếu thì, chỉ quan hệ điều kiện-kết quả; vế 1 chỉ điều kiện, vế 2 chỉ kết quả.
Câu b: nối bằng QHT Nếu, chỉ quan hệ điều kiện-kết quả; vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ điều kiện.
Bài tập 2:
-GV gợi ý cho HS suy nghĩ.
-HS tìm và nêu miệng, GV chốt lại.
Lời giải: 
+Cặp QHT: Nếuthì; Hể thì ; Giáthì
HĐ 2: phần ghi nhớ
-GV cho hai HS đọc ghi nhớ trong SGk.
-Hai HS đọc lại ghi nhớ không nhìn sách.
HĐ 3: Phần luyện tập
Bài 1: Một HS đọc bài tập.
-GV HD cho HS làm vào vở, một HS làm bàng phụ.
-Cả lớp nhận xét bài bảng phụ, GV chốt lời giải đúng.
Lời giải:
Câu a: cặp QHT: Nếuthì
	Vế 1 chỉ điều kiện, vế 2 chỉ kết quả.
Câu b: Ba câu ghép cùng cấu trúc: cặp QHT: Nếuthì
	Vế 1 chỉ giả thuyết, vế 2 chỉ kết quả.
Bài tập 2:
-GV cho HS làm vào vở bài tập.
-HS nêu miệng bài làm, ba HS chữa bài
Lời giải: Các cặp QHT trong từng câu là:
a) Hểthì ; b) Nếuthì ; c) Giá màthì
Bài 3:
-GV cho HS thực hành theo nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày.
Lời giải: theo như nội dung SGV-64
HĐ tổng kết bài:
-GV cho HS nêu lại kiến thức về câu ghép điều kiện-kết quả, giả thuyết-kết quả.
-GV nhận xét,nhắc HS học thuộc ghi nhớ.
-Dặn dò: chuẩn bị bài “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”
TẬP LÀM VĂN
Kể chuyện (Kiểm tra viết)
I) Mục đích yêu cầu:
-Củng cố lại những kiến thức đã ôn về văn kể chuyện.
-Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có HS viết được bài văn kể chuyện hoàn chỉnh.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi tên một số chuyện đã đọc.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV xem lại việc chuẩn bị của HS.
Bài dạy:
HĐ 1: HD cho HS tìm hiểu yêu cầu đề bài
-Một HS đọc 3 đề bài trong SGK.
-GV lưu ý đề số 3 yêu cầu các em phải kể câu chuyện theo lời một nhân vật trong chuyện.
-Một số HS nói đề bài đã chọn.
VD: +Em muốn kể lại kỉ niệm của em với bạn Hương (một bạn thân với em từ năm lớp 3)
+Tôi rất khâm phục ông Giang Văn Minh, tôi sẽ kể chuyện về ông ấy.
+Tôi rất thích chuyện Tấm Cám, tôi xin kể lại chuyện này theo lời của Tấm.
HĐ 2: HS làm bài tập
-GV nhắc nhở cách trình bày.
-HS làm bài-35 phút
HĐ tổng kết bài:
GV rút kinh nghiệm phần thực hành.
Dặn dò: chuẩn bị bài “Lập chương trình hoạt động”
TIẾNG VIỆT(TẬP ĐỌC)
Cao Bằng
I) Mục đích yêu cầu:
-Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm thể hiện lòng yêu nước của tác giả đối với đất đai và người dân Cao Bằng đôn hậu.
-Hiểu nội dung bài thơ:Ca ngợi Cao Bằng mảnh đất có địa thế đặc biệt, nó những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.
-Học thuộc lòng bài thơ.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS đọc bài “Lập làng giữ biển” và trả lời câu hỏi.
Bài mới: GV dùng bản đồ Việt Nam để giới thiệu bài.
HĐ 1: HD luyện đọc và Tìm hiểu bài
-Một HS khá đọc toàn bài thơ.
-HS quan sát tranh minh họa.
- GV HD phát âm: lặng thầm, suối khuất, rì rào.
- Một HS đọc chú giải.
*GV HD cho HS trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK.
+HS đọc thầm khổ 1, trả lời câu 1: Muốn lên Cao Bằng phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, Đèo Cao Bắc.
*Những từ: sau khi qua, ta lại vượt, vượt quaĐể nói lên địa thế hiểm trở, xa xôi.
+HS đọc lướt khổ 2, 3 trả lời câu 2:Hình ảnh và từ ngữ thể hiện: mận ngọt đôi môi, người trẻ rất thương rất thảo, người già lành như hạt gạo, hiền như suối trong.
+HS tìm trong khổ 4, 5 trả lời câu 3:Tình yêu đất nước được so sánh như núi cao không đo hết được và trong trẻo sâu sắc như suối sâu.
+Một HS đọc khổ cuối và trả lời câu 4:Cao Bằng là vùng đất biên cương của Tổ quốc.
-HS đọc nhóm ba, HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi nội dung.
-GV đọc diễn cảm bài văn theo yêu cầu.
HĐ 2: Đọc diễn cảm và HTL bài thơ
-Ba Học sinh đọc diễn cảm bài thơ. GV uốn nắn cách thề hiện.
-GV HD đọc diễn cảm ba khổ của bài thơ và HTL cả bài thơ
-HS thi đọc ba khổ của bài thơ. Hai HS thi đọc thuộc từng khổ, cả bài thơ.
HĐ tổng kết bài:
-GV gợi cho HS nêu ý chính của bài thơ như yêu cầu.
-GD cho HS tình yêu quê hương đất nước.
-Dặn dò học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài “Phân xử tài tình”
TOÁN (ÔN)
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
I) Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố kiến thức về tính DTXQ và DTTP của hình lập phương.
-Biết vận dụng vào các bài tập thực hành.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: thực hành
Bài 1:
-GV cho HS làm nháp, nêu miệng kết quả.
+Tính DTXQ và DTTP của hình lập phương có cạnh là 2,5m.
Kết quả: Sxq = 10 m2 ; Stp = 15 m2
Bài 2:
-GV cho HS làm bảng con theo từng cột.
Cạnh hình lập phương
4cm
10cm
2cm
DT một mặt hình lập phương
16cm2
100 cm2
4 cm2
DTTP hình lập phương
64 cm2
600 cm2
24 cm2
Bài 3:
-HS làm vào vở, một HS làm bảng phụ.
-GV chấm một số bài, nhận xét.
+Hình lập phương thứ nhất có cạnh 8cm. Một hình lập phương thứ hai có cạnh 4cm. Hỏi DTXQ hình lập phương thứ nhất gấp mấy lần hình lập phương thứ hai?
	Bài giải
	Diện tích xung quanh hình lập phương thứ nhất là:
	(8 x 8) x 4 = 256(cm2)
	Diện tích xung quanh hình lập phương thứ hai là:
	(4 x 4) x 4 = 64(cm2)
	Diện tích xung quanh hình lập phương thứ nhất gấp diện tích xung quanh hình lập phương thứ hai là:
	256 : 64 = 4(lần)
	Đáp số: 4 lần
HĐ tổng kết bài:
-GV hỏi lại quy tắc tính DTXQ và DTTP hình lập phương.
-Nhận xét chung.
TIẾNG VIỆT (TẬP LÀM VĂN)
Lập chương trình hoạt động
I) Mục đích yêu cầu:
-Giúp HS biết cách lập một chương trình hoạt động cụ thể
-Rèn kĩ năng sống thực hành việc tổ chức một hoạt đông có hiệu quả.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi cấu tạo chương trình hoạt động
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: Cấu tạo một chương trình hoạt động
-HS nêu các phần cơ bản của chương trình hoạt động.
-GV mở bảng phụ, HS đọc nắm lại cấu tạo CTHĐ.
HĐ 2: Thực hành
Đề bài: Chọn một trong các đề và lập một chương trình HĐ
1/ Chương trình Đại hội Liên Đội trường.
2/ Một buổi cắm trại.
3/ Tổ chức một guổi biểu diễn văn nghệ nhân một ngảy kĩ niệm.
-HS lập CTHĐ theo nhóm đôi.
-GV nhắc HS chỉ ghi các ý cơ bản.
-Các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác góp ý.
-GV nhận xét, bình chọn chương trình lập tốt.
* Gợi ý một CTHĐ tiêu biểu
	CT Đại hội Liên đội
I) Mục đích:
-Đánh giá HĐ của Liên đội trong năm học qua.
-Đề ra phương hướng HĐ Liên đội trong năm học mới.
-Bầu ban chỉ huy Liên Đội.
II) Phân công chuẩn bị:
-Thành phần Đoàn chủ tịch: gồm.
-Chuẩn bi các văn kiện: Bạn ; Bạn..
-Dẫn chương trình đại hội: Ban.
-Báo cáo trước đại hội: Bạn.; Bạn.
Các bạn nam: trang trí phòng lễ, các bạn nữ: bánh trái, nước uống,
III) H\Chương trình cụ thể:
-+Phần nghi thức:
-Chào cờ, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
-Bầu chủ tịch đoàn, thư kí đoàn.
Phần đại hội:
-Dẩn chương trình Đại hội tiến hành theo trình tự
-Thầy HT huấn thi cho đại hội.
Văn nghệ chúc mừng đại hội.
-Liên hoan, bế mạc
HĐ tổng kết bài:
-GV đánh giá chung tiết ôn, nhắc HS rèn kĩ năng thực hảnh.
Ngày:	TOÁN
Thể tích của một hình
I) Mục tiêu:
-Giúp HS có biểu tượng về thể tích của một hình.
-Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
II) Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng toán 5
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS nêu DTXQ và DTTP hình lập phương.
Bài mới:
HĐ 1: Hình thành biểu tượng tính thể tích của một hình.
-GV cho Hs quan sát mô hình trực quan, mô hình trong SGK. Nhận xét như VD 1.
-Tương tự, GV cho HS quan sát hình trong SGK nêu nhận xét ở VD2, VD 3.
Kết quà:
+Thể tích hình C = thể tích hình D
+Thể tích hình P = thể tích hình M &N
HĐ 2: thực hành
Bài 1: 
-GV cho HS quan sát nhận xét các hình trong SGK.
-Một số HS trả lời, cả lớp nhận xét, GV chốt lại
Kết quả:
*Hình A có 16 hình lập phương nhỏ
*Hình B có 18 hình lập phương nhỏ
Vậy: hình B có thể tích lớn hơn.
Bài 2: 
-GV cho HS trao đổi theo nhóm hai.
-Đại diện một số nhóm trình bày, GV kết luận.
Kết quả:
*Hình A có 45 hình lập phương nhỏ
*Hình B có 26 hình lập phương nhỏ
Vậy: hình A có thể tích lớn hơn
Bài 3: 
-GV cho HS thảo luận cách xếp.
-Các nhóm lên trình bày trên lớp. GV nhận xét.
Kết quả:
Có 5 cách xếp (3 cách xếp 2 hàng, 2 cách xếp 1 hàng)
HĐ tổng kết bài:
-GV hỏi kiến thức về thể tích của một hình
-Dặn dò: Nhận xét, chuẩn bị bài “Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối”
LUYỆN TỪ & CÂU
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I) Mục đích yêu cầu:
-HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
-Biết tạo ra câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng QHT, thêm các vế câu vào ô trống, thay đổi vị trí các vế câu.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn bài tập
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS làm lại bài tập 1, 2 tiết trước.
Bài mới: 
HĐ 1: Phần nhận xét
Bài tập 1:
-GV cho HS làm việc độc lập, phát biểu ý kiến.
-Một HS làm bảng phụ, cả lớp góp ý GV kết luận.
Lời giải: 
Câu ghép: Tuy bốn mùa là vậy như mỗi mùa Hạ Long có những nét riêng biệt hấp dẫn lòng người.
Cách nối: Bằng cặp QHT Tuy nhưng
Bài tập 2: 
-GV cho HS đặt câu vào vở bài tập
-Hai HS làm vào bảng phụ.
-Một số HS trình bày miệng.
-Cả lớp và GV góp ý bài bảng phụ.
*VD: Dù trời mưa, chúng em vẫn đến trường.
HĐ 2: Phần ghi nhớ
-Hai HS đọc ghi nhớ trong SGK.
-Hai HS đọc thuộc ghi nhớ.
HĐ 3: Phần thực hành
Bài 1: 
-Một HS đọc nội dung bài tập.
-GV nhắc nhở HS làm đúng yêu cầu bài.
-HS làm vào vở bài tập, hai HS làm bảng.
-Cả lớp nhận xét bài bảng phụ, GV chốt lại.
Lời giải: Theo như nội dung SGV-73
Bài 2:
-HS thực hành vào vở bài tập.
-Hai nhóm HS thi làm nhanh trên bảng.
-Cả lớp và GV nhận xét.
VD:
Tuy nắng hạn kéo dài nhưng cây cối vẫn xanh tươi.
Mặc dù mặt trời đã đứng bóng nhưng các bác nông dân vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Bài tập 3: 
-GV cho HS làm vào vở, nêu miệng bài làm.
-Một HS làm bảng phụ, cả lớp nhận xét.
Lời giải: 
+Mặc dù tên cướp rất hung hăng nhưng cuối cùng hắn vẫn đưa tay vào còng số 8.
HĐ tổng kết bài:
-GV cho HS nêu lại phần ghi nhớ.
-Dặn dò: học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài “Mở rộng vốn từ: Trật tự-an ninh”

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 21 22 Dug.doc