Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 66)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 66)

. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa bài đọc: ca ngợi sứ thần Giang văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Vân Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông

3. Thái độ:

- Giáo dục HS thêm yêu Tổ quốc, hi sinh vì tổ quốc.

 

doc 28 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 66)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
Tiết 2: Tập đọc
Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa bài đọc: ca ngợi sứ thần Giang văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài
2. Kĩ năng:
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Vân Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu Tổ quốc, hi sinh vì tổ quốc.
II. Đồ dùng
GV+HS:- Tranh minh hoạ bài đọc
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ
? Đọc bài Thái sư Trần Thủ Độ
? Nêu nội dung bài đọc
- Gv nhận xét + đánh giá
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Luyện đọc
? Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc chung.
? Bài đọc chia làm mấy đoạn?
? Gọi HS đọc nối tiếp các đoạn
- GV nhận xét + sửa lỗi
? Em hiểu tiếp kiến có nghĩa là gì?
? Như thế nào là hạ chỉ
- GV đọc toàn bài
3.3. Tìm hiểu bài
? Sứ thần Giang Văn Minh làm thế nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng
-> Gv giảng: Sự khôn khéo của Giang Văn Minh đã đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình, từ đó dù biết đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng
? Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh
? Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại Giang Văn Minh
? Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
3.4. Đọc diễn cảm
? Gọi HS đọc nối tiếp các đoạn
- GV treo bảng phụ đoạn từ Thờ rất lâu  cúng giỗ, và hướng dẫn HS đọc
? Gọi HS thi đọc
- GV và cả lớp nhận xét + đánh giá
 Hát
2 HS
1 HS đọc
4 đoạn: Đ1: Từ đầu  cho ra lẽ
 Đ2: Từ Thám hoa  Liễu Thăng
 Đ3: Từ Lần khác  hại ông
 Đ4: Phần còn lại
Lần 1: HS đọc + từ khó: cúng giỗ, thuở
Lần 2: HS đọc + giải nghĩa từ/ SGK
 gặp mặt
 ra chiếu chỉ, ra lệnh
Lần 3: HS luyện đọc theo cặp
1 HS đọc toàn bài
 vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời: Vua Minh phán: không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? Vua Minh biết mắc mưu vẫn phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng
- Đại thần nhà Minh ra vế đối: Đông trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Ông đối lại ngay: Bạch Đằng thuở trước máu còn loang
- Vua Minh mắc mưu phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều còn dám lấy việc quân đội cả 3 triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm hại trên sông Bạch Đằng nên giận quá sai người ám hại ông
- Vì ông vừa mưu trí, vừa bất khuất
- Ông dùng mưu  để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm không sợ chết, dám đối lại vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc
- Đại diện 3 nhóm thi đọc
4. Củng cố:
? Nêu ý nghĩa bài đọc
- Gv nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Về nhà luyện đọc
______________________________
Tiết 3: Toán
Luyện tập về tính diện tích
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về diện tích.
2. Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của một số hình được cấu tạo từ hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có óc quan sát, tư dung sáng tạo, cần cùng, cẩn thân.
II. Đồ dùng:
- GV+HS: Thứớc kẻ
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ
? Gọi HS chữa BT2- VBT
- GV kiểm tra VBT của HS
3. bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Giới thiệu cách tính
Ví dụ: Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ bên
? Thảo luận để tìm cách tính diện tích của mảnh đất
- GV nhận xét + hướng dẫn HS giải
- GV chốt cách tính
+ Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (có phần chia nhỏ) có thể tính được diện tích 
+ Xác định kích thước của các hình mới tạo thành
+ Tính diện tích của từng phần, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất
3.3. Thực hành
Bài 1:
? Đọc bài toán
? Nêu cách tính diện tích của mảnh đất
? Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV và cả lớp chữa bài + nhận xét
Bài 2:
- Gv hướng dẫn tương tự bài 1
- Gv hướng dẫn HS nhận biết cách làm khác 
+ Hình chữ nhật có các kích thước 14m và 80m bao phủ khu đất
+ Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi 2 hình chữ nhật nhỏ ở bên phải và góc dưới bên trái
+ Diện tích khu đất bằng diện tích hình chữ nhật bao phủ trừ đi diện tích 2 hình
 Hát
 2-3em
 Q P
 20m
 A D H B
 40,1m
 K 25m M N 25m C
 20m
 E 20m G
C1: Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật trong đó có 2 hình chữ nhật bằng nhau rồi tính diện tích của từng hình. Sau đó cộng diện tích của các hình với nhau
C2: Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và 2 hình vuông bằng nhau rồi tính diện tích của từng hình. Sau đó cộng diện tích các hình được diện tích mảnh đất
HS giải bài toán
C1: Độ dài cạnh PG là
20 + 40,1 + 20 = 80,1 (m)
Diện tích hình QPGE là
20 x 80,1 = 1602 (m²)
Diện tích hình ADMK và BCNH là
(25 x 40,1) x 2 = 2005 (m²)
Diện tích mảnh đất là
2005 + 1602 = 3607 (m²)
C2: Như SGK
- Chia mảnh đất thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của 2 hình sau đó tính diện tích mảnh đất
- Chia mảnh đất thành hai hình chữ nhật: ABCD và MNPQ
Độ dài cạnh AB là:
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là
11,2 x 3,5 = 39,2 (m²)
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là
6,5 x 4,2 = 27,3 (m²)
Diện tích mảnh đất là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m²)
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật ABCD là
141 x 80 = 11280 (m²)
Diện tích 2 hình chữ nhật MNPD và EBIQ là
(50 x 40,5) x 2 = 4050 (m²)
Diện tích khu đất đó là
11280 + 4050 = 7230 (m²)
Đáp số: 7230 m²
4. Củng cố
- Gv nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà làm VBT
Tiết 4:Lịch sử
Nước nhà bị chia cắt
 I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS biết:
- Đôi nét về tình hình đất nước ta sau hiệp định Giơ- ne – vơ 1954.
- Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp Định Giơ- ne- vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta
- Vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ Diện.
2. Kĩ năng:
- Chỉ giới tuyến tạm thời trên bản đồ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu tổ quốc.
II. Đồ dùng
GV:- Bản đồ Hành chính Việt Nam
HS:
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định
2.Kiểm tra bài cũ
? Hãy kể tên các sự kiện tiêu biểu trong 9 năm kháng chiến chống Pháp
- GV nhận xét + đánh giá
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hoàn cảnh lịch sử
? Tìm hiểu tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954
? Nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ- ne- vơ
=> GV kết luận
3.3. Âm mưu của đế quốc Mĩ
? Nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp, nhung nguyện vọng đó có được thực hiện không? Vì sao?
? Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ- ne- vơ của Mĩ- Diệm được thể hiện qua những hành động nào?
? Gọi các nhóm trình bày
- Gv và cả lớp nhận xét + đánh giá
? Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên cầm súng đánh giặc
? Sự lựa chọn cầm súng đánh giặc của nhân dân ta thể hiện điều gì?
 Hát
2-3 em
- Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương; quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Trong 2 năm quân Pháp phải rút khỏi Miền Nam Việt Nam . Đến tháng 9- 1956 tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước
HS thảo luận nhóm
- Nguyện vọng đó không được thực hiện. Vì Mĩ vào miền Nam Việt Nam lập chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại hiệp định Giơ- ne- vơ
- Thực hiện chính sách tố cộng, diệt cộng, đàn áp nhân dân
4. Củng cố
- GV chốt nội dung bài
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Về nhà làm VBT và chuẩn bị bài sau
_____________________________
Tiết 5: Khoa học
Năng lượng mặt trời
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết ví dụ sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống và sản xuất.
2. Kĩ năng:
- Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên
- Kể tên một số phương tiện máy móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết tiết kiệm năng lượng điện.
II. Đồ dùng
GV+HS: - Tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời
 - Thông tin và hình trang 84, 85/ SGK
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu ví dụ về các vật có biến đổi vị trí hình dạng, nhiệt độ  nhờ được cung cấp năng lượng
- GV nhận xét + đánh giá
3. bài mới
1.1. Giới thiệu bài
3.2Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Gv chia nhóm và tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
? Nặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
? Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống
? Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu
? Gọi đại diện các nhóm trình bày 
 Hát
- Hs trả lời 
 ánh sáng và nhiệt
=> Gv cung cấp: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là Mặt trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối sinh trưởng được
3.3.Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
? Quan sát các hình 2, 3, 4/ 84, 85 và thảo luận theo các nội dung sau
? Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày
? Kể tên một số công trình , máy móc sử dụng năng nưỡng mặt trời. Giới thiệu máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời
? Kể tên một số ví dụ về sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương
? Gọi các cặp trình bày
- Gv và cả lớp nhận xét
* Người ta có thể sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện, tuy nhiện lượng điện của tất cả các nguồn hiện nay của chủng ta còn ít, chúng ta sử dụng cần phải tiết kiệm.
4. Củng cố
- Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi về vai trò của năng lượng mặt trời
- Gv nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò
- Về nhà làm VBT
HS thảo luận nhóm đôi
- Chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối
- máy tính bỏ túi
- Bình nước năng lượng
 Chiếu sáng
 Sưởi ấm
___________________________________
Thứ bang ngày 25 tháng 1 năm 2011
Tiết 1:
Thể dục
Đ41: 
Tung và bắt bóng, nhẩy dây - bật cao
I .Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Ôn tung bắt bóng theo nhóm 2,3 người, ôn nhẩy dây kiểm chân trước chân sau.
 - Làm quen động tác bật cao.
- Chơi trò chơi bòng chuyền sâu yêu cầu biết cách chơi.
2. Kĩ năng:
- yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. 
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có thói quen cơi trò chơi, tập thể dục thường xuyên.
II. Địa điểm phương tiện 
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhẩy và đủ số lượng bóng để HS tập luyện.
III. Nội dung và phươ ... g đã lập
- GV nhận xét + đánh giá
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Nhận xét kết quả bài viết của HS
- GV treo bảng phụ 3 đề bài của tiết kiểm tra
* Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Ưu điểm: + Xác định đúng đề bài
 + Bố cục (đầy đủ, hợp lí) ý (đủ, phong phú, mới lạ) diễn đạt (mạch lạc, trong sáng)
- Những thiếu sót, hạn chế
* Thông báo điểm số cụ thể
2.3. Hướng dẫn HS chữa bài
- Gv hướng dẫn chữa lỗi chung
- Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
- Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay 
+ GV đọc đoạn văn, bài văn hay
+ HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đúng trong đoạn văn, bài văn
2.4. HS chọn viết một đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn
- HS đọc đoạn văn lại
- GV chấm + chữa đoạn viết
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS làm bài tốt
- Về nhà viết lại cả bài văn để nhận điểm cao hơn và chuẩn bị tiết tập làm văn tuần sau (Ôn tập về văn kể chuyện)
______________________________
Tiết 2: Toán
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- Tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được các quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có liên quan
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tính cần cù, cẩn thận trong khi tính toán, giải toán.
II. Đồ dùng
- Hình hộp chữ nhật trong bộ học toán 5
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
? Gọi HS chữa BT2- VBT
- GV kiểm tra VBT của HS
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Giới thiệu về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật
- GV đưa mô hình hình hộp chữ nhật
? Chỉ ra các mặt xung quanh
=> Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật
- GV đưa VD:
? Nêu cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật
- GV nhận xét + đánh giá
? Quan sát hình, 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật tạo thành hình như thế nào?
? Nêu kích thước của hình chữ nhật đó
? So sánh diện tích của hình chữ nhật đó với tổng diện tích các mặt bên của hình hộp chữ nhật
? Nhận xét về chiều dài của hình chữ nhật triển khai từ các mặt bên và chu vi đáy của hình hộp chữ nhật
? Nhận xét về chiều rộng của hình chữ nhật triển khai rừ các mặt bên và chiều cao của hình hộp chữ nhật?
-> GV chốt: Để tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao
? Dựa vào quy tắc, hãy trình bày bài giải bài toán
- GV chữa bài + nhận xét
3.3. Giới thiệu diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
=> GV giới thiệu: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và 2 mặt đáy
? Hãy tính diện tích tàon phần của hình hộp chữ nhật trên?
-> GV chữa bài + nhận xét
-> GV chốt KT: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
3.4. Thực hành
Bài 1:
? Đọc bài toán
? BT cho biết gì? BT hỏi gì?
? Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV và cả lớp chữa bài + nhận xét
Bài 2:
- GV hướng dẫn tương tự bài 1
? Làm thế nào để tính được diện tích tôn cần dùng để gò thùng
- GV chấm + chữa bài
 Hát
2-3 em
HS chỉ hình
2- 3 HS nêu lại
VD: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 4cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó
5 x 4 x 2 + 8 x 4 x 2 = 104 (cm²)
- Tạo thành hình chữ nhật
- Chiều dài của hình chữ nhật đó là
5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm)
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là 4cm
Diện tích của hình chữ nhật đó là
26 x 4 = 104 (cm²)
- Diện tích của hình chữ nhật này bằng tổng diện tích của các mặt bên
- Chiều dài của hình chữ nhật triển khai từ các mặt bên bằng chu vi đáy của hình hộp chữ nhật
- Chiều rộng của hình chữ nhật triển khai từ các mặt bên bằng chiều cao của hình hộp chữ nhật 
Bài giải
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là
(8 + 5) x 2 = 26 (cm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
26 x 4 = 104 (cm²)
Bài giải
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
8 x 5 = 40 (cm²)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trên là:
104 + 40 x 2 = 184 (cm²)
2- 3 HS nêu
Bài giải
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là
(5 + 4) x 2 = 18 (dm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 18 x 3 = 54 (dm²)
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là: 5 x 4 = 20 (dm²)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 50 + 20 x 2 = 94 (dm²)
Đáp số: 54 dm² và 94 dm²
HS làm vở Bài giải
Chu vi mặt đáy của thùng tôn là
(6 + 4) x 2 = 20 (dm)
Diện tích xung quanh của chiếc thùng là: 20 x 9 = 180 (dm²)
Diện tích của đáy thùng tôn là
6 x 4 = 24 (dm²)
Diện tích tôn dùng để làm thùng là
180 + 24 = 204 (dm²)
Đáp số: 204 dm²
4. Củng cố
- GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò
- Về nhà làm VBT
____________________________
Tiết 3: Địa lí
Các nước láng giềng của Việt Nam
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nhận biết được:
 + Cam- pu- chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
 + Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số hàng công nghiệp và thủ công nghiệp
2. Kĩ năng:
- Dựa vào lược đồ (bản đồ) nêu được vị trí địa lí của Cam- pu- chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô 3 nước này
3. Thái độ:
- Giáo dục Hs có tinh thần đoàn kết quốc tế.
II. Đồ dùng
GV + HS: - Bản đồ Các nước châu á
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ
? Kể tên 11 quốc gia ở khu vực Đông Nam á
? Nêu đặc điểm về dân cư Châu á
- GV nhận xét + đánh giá
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Cam- pu- chia
? Quan sát hình 3 bài 17 và hình 5 bài 18, nhận xét Cam- pu- chia thuộc khu vực nào của Châu á, giáp những nước nào?
? Đọc thông tin về đất nước Cam- pu- chia/ SGK
? Nhận biết về địa hình và các ngành sản xuất chính ở nước Cam- pu- chia
-> GV kết luận:
3.3. Lào
- GV hướng dẫn tim hiểu nước Lào giống như Cam- pu- chia
=> GV chốt sự khác nhau về vị trí địa lí, địa hình, cả hai nước này đều là nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp
3.4. Trung Quốc
? Quan sát hình 5 bài 18 và gợi ý SGK
-> GV giới thiệu: Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ ba trên Thế giới (sau Liên bang Nga và Ca- na- da) và có số dân đông nhất Thế giới, trung bình có 5 người dân trên TG thì có 1 người Trung Quốc (so với Việt Nam diện tích gấp 30 lần nhưng dân số gấp 16 lần
? Quan sát hình 3/ SGK và giới thiệu về Vạn lí Trường Thành của Trung Quốc
? Kể tên một số ngành sản xuất nổi tiếng của Trung Quốc
=> Phần lớn các ngành sản xuất tập trung ở miền Đông nới có đồng bằng châu thổ , các sông lớn 
 Hát
 2em
- Cam- pu- chia nằm ở Đông Nam á. giáp với Việt Nam, Lào, Thái Lan, Vịnh Thái Lan
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng chảo trũng (ở giữa có Biển Hồ); các ngành sản xuất chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt, đánh bắt cá
- Vị trí địa lí: Nằm ở khu vực Đông Nam á(giáp Việt Nam, Trung Quốc, Mi- a- ma, Thái Lan, Cam- pu- chia, không giáp biển
- Địa hình: Núi và cao nguyên
- Sản phẩm chính: Quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo
- Đó là một di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng nhằm bảo vệ đất nước, nay là điểm di lịch nổi tiếng
- Xưa: tơ lụa, gốm, sứ, chè 
- Nay: Máy móc, hàng điện tử, hàng may mặc, đồ chơi 
=> GV chốt: Trung Quốc có diện tích lớn, có số dân đông nhất Thế giới, nền kinh tế đang páht triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng. Trung Quốc hiện nay có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Thế giới, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện
4. Củng cố
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 4: đạo đức
Uỷ ban nhân dân xã( phường) em (Tiết 1)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thứic:
- Cần phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân (UBND) xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường)
2. Kĩ năng:
- Thực hiện các quy định của UBND xã (phường); tham gia các hoạt động do UBND xã (phường) tổ chức
3. Thái độ:
- Tôn trọng UBND xã (phường)
II. Đồ dùng
GV + HS: - ảnh trong bài .
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ
? Em đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương
- GV nhận xét + đánh giá
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “ đến UBND phường”
? Đọc truyện trong SGK
? Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
? UBND phường làm các công việc gì?
? UBND phường, xá có vai trò rât quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND?
=> GV chốt KT
3.3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động của UBND – BT2
? Đọc BT1/ 32, 33 và đánh dấu Đ vào trước các ý nêu các việc cần đến UBND để giải quyết
? Gọi các cặp trình bày
- Gv và cả lớp nhận xét + đánh giá
3.4. Hoạt động 3: Thế nào là tôn trọng UBND phường, xã
? Nêu những hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã, phường
- GV nhận xét + đánh giá
? để tôn trọng UBND phường, xã chúng ta cần làm gì?
 Hát
2-3 em
2 HS đọc
- Bố Nga đi làm giấy khai sinh cho em Nga
- Xác nhận chỗ ở, quản lí việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, tổ chức tiêm chủng
-  mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ UB hoàn thành công việc
- HS đọc phần ghi nhớ
HS thảo luận nhóm đôi
- Các việc cần đếm UBND xã, phường giải quyết: b, c, d, đ, e, h, i
- b, c là hành vi, việc làm đúng
- a là hành vi không nên làm 
4. Củng cố
- GV nhận xét tiết học
5. Dặn d ò
- Về nhà liệt kê các hoạt động mà UBND phường, xã đã làm cho trẻ em
______________________________
Tiết 5
Sinh hoạt lớp
 Nhận xét tuần 21
i. yêu cầu
- Học sinh nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi lĩnh vực hoạt động ở tuần 15.
-Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc.
II. lên lớp
1. Nhận xét chung.
- Duy trì tỉ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nề nếp của trường, của lớp.
- Việc học bài và làm bài có tiến bộ.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Thân thể sạch sẽ.
Khen: .........................................................................................................................
Tồn tại: 
- Một số em ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
- Lười học bài và làm bài.
- Đi học còn quên đồ dùng
- Chê: ........................................................................................................................
2. Phương hướng tuần 22
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 21.
- Tiếp tục chữ viết và bồi dưỡng học sinh yếu kém.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc