Giáo án Lớp 5 tuần 22 đến 28

Giáo án Lớp 5 tuần 22 đến 28

TOÁN ($106)

LUYỆN TẬP

A. Mục tiêu:

- Giúp học sinh củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.

- Học sinh chăm chỉ luyện tập.

B. Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu học tập.

 

doc 104 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2005Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 22 đến 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 
 Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
Toán ($106)
Luyện tập
A. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.
- Học sinh chăm chỉ luyện tập.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
- Học sinh làm bài tập 2.
2. Bài mới:	Giới thiệu bài.
Bài 1: Học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên nhật xét, đánh giá.
- Đọc bài, nêu yêu cầu.
- Học sinh làm vào nháp.
- Chữa bài.
 Giải
a) Đổi: 1,5 m = 15 dm.
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
(25 + 15) x 2 x 18 = 1440 dm2
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
1440 + 25 x 15 x 2 = 2190 (dm2 )
 Đáp số: 1440 dm2 
 2190 dm2 
b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
 (m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
 (m2)
 Đáp sô: m2 ; m2
Bài 2: Học sinh làm vào vở
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Đọc bài, nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở.
- Học sinh chữa bài. 
 Bài giải
 Đổi : 1,5m = 15dm ; 0,6m = 6dm
Diện tích xung quanh của thùng tôn đó là:
 (15 + 6) x 2 x 8 = 336 (dm2)
Diện tích quét sơn là:
 336 + 15 x 6 = 426 (dm2)
 Đáp số: 426 dm2.
Bài 3.(Dành cho HS khá, giỏi)
- Giáo viên chữa nhận xét.
- Đọc bài, nêu yêu cầu.
- HS nêu miệng.
 a) Đ c) S
 b) S đ) Đ
3. Củng cố, dặn dò:
- Nội dung bài.
- Liên hệ – nhận xét.
- Về làm bài.
Toán (C)
Ôn Luyện: Diện tích hình hộp chữ nhật
A. Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Củng cố về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật .
- Rèn kĩ năng tính về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
B. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ,phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra : VBT
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1. Tính Sxq; S tp hình hộp CN có:
a) Chiều dài 25cm,chiều rộng 15cm,chiều cao 12cm .
b) Chiều dài 7,6 dm,chiều rộng 4,8 dm,chiều cao 2,5 dm .
- GV nhận xét + củng cố về Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật
- HS đọc yêu cầu của BT
- HS làm bài cá nhânv
- 2 HS lên chữa bài lớp nhận xét
Bài 2: Một cái hộp tôn không nắp dạng HHCN Chiều dài 30cm,chiều rộng 20 cm,chiều cao 15cm . Tính diện tích tôn để làm cái hộp đó.
- GV nhận xét + kết luận 
- HS đọc đề.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện 1 nhóm lên chữa bài, nhận xét.
Đáp số: 2100cm2
Bài 3. Cái hộp dạng HHCN Chiều dài 20cm, chiều rộng 15cm, chiều cao 10cm .
Dán giấy đỏ vào các mặt XQ, giấy xanh vào 2 mặt đáy. Hỏi diện tích giấy màu nào lớn hơn và lớn hơn?cm
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
- GV nhận xét và kết luận .
- Học sinh đọc yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài theo nhóm
vào bảng phụ
- Đại diện 1 nhóm lên chữa bài ,
lớp nhận xét
Đáp số:100cm2
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà và làm lại các bài tập
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
Toán($107)
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
của hình lập phường
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Tự nhận biết được hình lập phương là hinh hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
	- Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
C. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra : 
? Nêu lại khái niệm về hình lập phương.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.	
a)Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Cho học sinh quan sát mô hình trực quan.
? Các mặt có đặc điểm gì?
? Hình lập phương có mấy kích thước?
g Học sinh rút ra công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần.
b) Luyện tập
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Đều là hình vuông.
+ Có 3 kích thước đều bằng nhau.
Bài 1: 
- Nhận xét, cho điểm.
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào nháp.
- Chữa bài.
Giải 
Diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 1,5 m là:
(1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 1,5 m là:
 (1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2)
 Đáp số: 9 m2
 13,5 m2
Bài 2 : 
- Gọi chấm vở.
- Nhận xét, cho điểm.
- Đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm vở.
- Chữa bài.
Giải
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
2,5 x 2,5 = 6,25 (dm2)
Diện tích cần dùng để làm hộp gồm 5 mặt (do không có nắp) là:
6,25 x 5 = 31,25 (dm2)
 Đáp số: 31,25 dm2
3. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Dặn về chuẩn bị bài sau.
Khoa học ($43)
Sử dụng Năng lượng chất đốt (tiếp theo)
A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Hình và thông tin trang 86 - 89 SGK. 
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra:
- Kể tên một số loại chất đốt? 
- Nêu công dụng và việc khai thác của từng loại chất đốt?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
- Vài HS trình bày
- Nhận xét, bổ xung
Hoạt động 3: Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
+Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết và một
số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.+Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm 7.
GV phát phiếu thảo luận. HS dựa vào SGK ; các tranh ảnh, đã chuẩn bị và liên hệ thực tế ở địa phương, gia đình HS để trả lời các câu hỏi trong phiếu:
+Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
+Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?
+Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
+Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình em?
+Gia đình em sử dụng chất đốt gì để đun nấu?
+Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
+Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+Đại diện một số HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Đọc sách, quan sát tranh. Thảo luận theo nhóm
- Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làn ảnh hưởng tới tàI nguyên rừng, tới môi trường. 
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là vô tận vì chúng được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm
- HS nêu. Ví dụ: Đun nấu quá lâu, tắc đường, đun nấu quá to, bật qua nhiều bóng điện, 
- đun nấu phải cẩn thận, bật bóng điện vừa phải, 
- HS nêu
- Hoả hoạn, nổ bình ga, ngộ độc khí đốt,
- Tác hại: Làm ô nhiễm môi trường. 
- Biện pháp: Làm sạch, khử độc các khí thải. Dùng ống dẫn khí lên cao
- Đại diện nhóm trình bày
- Lắng nghe, thực hiện
Thứ tư ngày 26 tháng 1 năm 2011
Toán ($108)
Luyện tập
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải bài tập trong một số tình huống đơn giản.
B. Đồ dùng dạy học.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
- Cho HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Vài HS nêu
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1 (112). 
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài vào nháp.
- 1HS chữa bài. 
 Bài giải
 Đổi: 2m 5cm = 2,05 m 
 Diện tích xung quanh của HLP đó là:
 (2,05 x 2,05) x 4 = 16,8 (m2)
 Diện tích toàn phần của HLP đó là:
 (2,05 x 2,05) x 6 = 25,215 (m2)
 Đáp số: 16,8 m2
 25,215 m2.
Bài 2 (112). 
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1HS nêu.
- HS làm nháp. Trình bày
- Kết quả: chỉ có hình 3 và hình 4 là gấp được hình lập phương.
Bài 3 (112).
- Cho thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho và phải giải thích tại sao.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Nêu yêu cầu
- Vài HS nêu cách làm
- Kết quả:
 a) S b) Đ c) S d) Đ
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. Chuẩn bị bài sau
Thể dục($43)
Bài 43: Nhảy dây- phối hợp mang vác
trò chơi “trồng nụ, trồng hoa”
A. Mục tiêu :
 - Ôn tung bắt bóng theo nhóm 2-3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau,
yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. Tập bật cao, tập phối hợp chạy- mang vác, 
yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Chơi trò chơi “ Trồng nụ – trồng hoa” yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi được .
 B. Đồ dùng dạy học.
 - Sân trường vệ sinh sạch sẽ an toàn.
 - Mỗi HS một dây nhảy.
 C. Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức .
1. Phần mở đầu.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học.
- Ch HS chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập.
- Xoay các khớp cổ chân cổ tay , khớp gối .
2. Phần cơ bản :
a. ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
GV cho các tổ tập theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng.
- GV quan sát nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túc, trật tự , kỉ luật.
b. Ôn nhẩy dây kiểu chân trước chân sau .
+ Cho HS luyện tập theo từng cặp, 2 HS tự theo dõi và kiểm tra bạn mình nhẩy được bao nhiêu lần.
c.Tập bật cao và tập chạy mang vác:
GV cho h/s tập bật cao theo tổ .
+ GV làm mẫu cách bật nhẩy với tay lên cao chạm vàog vật chuẩn ,sau đó cho HS thực hiện thử một vài lần rồi mới bật chính thức theo lệnh của giáo viên. Tập phối hợp chạy kết hợp mang vác theo từng nhóm 3 người, 
- GV cho HS làm theo.
- GV theo dõi sửa sai cho hs.
d. Trò chơi: Trồng nụ, trồng hoa.
- GV nêu tên trò chơi, HD h/s chơi thử, tổ chức cho HS chơi thật 
- GV nhắc nhở h/s thực hiện cho an toàn tránh chấn thương và động viên các em trong khi chơi.
3. Phần kết thúc : 
-GV cho HS thực hiện động tác thả lỏng, hít thở sâu. 
- GV cùng HS hệ thống lại bài, nhận xét và đánh giá giờ học.
- GV giao bài về nhà : Nhẩy dây kiểu chân trước, chân sau.
5- 8 p 
18-20p
5-6 p
HS thực hiện 2-4 lần.
4-6 p.
Đội hình nhận lớp.
* * * *
* * * * *
* * * *
* * * *
* * * * *
* * * *
* * * *
* * * * *
* * * *
Thứ năm n ... ề nhà.
 4- 6 phút
- ĐHTC : GV
 * * * *
 * * * *
- ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2011
Toán(139)
ôn tập về số tự nhiên
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố về đọc, viết, so sánh số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Vận dụng giải các bài toán liên quan.
B. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
2. Bài mới:	Giới thiệu bài.
Bài 1: Làm miệng
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- HS nối tiếp nêu miệng.
- Kết quả:
70815: Bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm.
975806: Chín trăm bảy lăm nghìn tám trăm linh sáu.
5720800: Năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn tám trăm.
Bài 2: Học sinh tự làm rồi chữa.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài 2.
- HS làm nháp .
- 3 HS chữa bài.
a) Ba số tự nhiên liên tiếp.
998; 999; 100.	7999 ; 8000 ; 8001.
b) Ba số chẵn liên tiếp.
98 ; 100 ; 102.	990 ; 998 ; 1000.
c) Ba số lẻ liên tiếp:
71 ; 79 ; 81.	299 ; 301 ; 303.
Bài 3. (Cột 2 dành cho HS khá, giỏi) 
? Giải thích cách điền dấu ?
- Đọc yêu cầu bài 3.
- HS làm vào vở.
- Chữa bài.
1000 > 997	53 796 < 53800
6978 < 10087	217 690 < 217 689
7500 : 10 = 750	68 400 = 684 x 100
Bài 4. (Dành cho HS khá, giỏi)
? Nêu cách sắp xếp ?
- Đọc yêu cầu bài 4.
- HS làm vào vở.
- Chữa bài.
a) 3999 ; 4856 ; 5468 ; 5486
b) 3762 ; 3726 ; 2763 ; 2736
Bài 5: Thi ai nhanh nhất.
- Chia lớp làm 2 đội, thảo luận và cử 4 bạn lên thi.
- Mỗi bạn lần lượt làm từng phần rồi trở về chỗ.
? Giải thích cách điền số ?
- Đọc yêu cầu bài 5.
- Thi giải toán nhanh.
- Chữa bài.
2
0
0
5
a) 43 chia hết cho 3.
b)2 7 chia hết cho 9
c) 81 chia hết cho cả 2 và 5
d) 46 chia hết cho cả 3 và 5.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Khoa học(56)
Sự sinh sản của côn trùng.
A. Mục tiêu
- HS nêu được sự sinh sản của côn trùng một cách chung nhất.
- Xác định được vòng đời của một số côn trùng gây hại để có biện pháp tiêu diệt chúng, tránh gây hại cho cây cối, hoa màu và sức khoẻ của con người.
B. Đồ dùng dạy học
- Hình ảnh và thông tin minh hoạ trang 114-115.Bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
- Mô tả tóm tắt sự thụ tinh ở động vật?
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài: nêu MĐYC của bài học
* Nội dung:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh. Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải. Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm:
+Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá cải?
+ở giai đoạn nào chu trình sinh sản , bướm cải gây nhiều thiệt hại nhất?
- Hai HS trình bày
- HS lắng nghe
- HS thảo luận câu hỏi được ghi trên bảng phụ.
- Bướm thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá cải.
- ở giai đoạn phát triển thành sâu của chu trình sinh sản, bướm cải gây nhiều thiệt hại nhất.
+Tromg trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra?
- GV treo tranh minh hoạ mời đại diện nhóm lên bảng chỉ hình và trả lời 1 câu hỏi đặt ra.
- Nhận xét, kết luận 
+Như vậy thì thông thường côn trùng đẻ gì?
- Người ta thường phun thuốc trừ sâu bắt sâu, diệt bướm
- HS quan sát tranh, trình bày:
+ Hình 1: Trứng.
+ Hình 2a, 2b, 2c, 2d: Sâu.
+ Hình 3: Nhộng.
+ Hình 4: Bướm.
+ Hình 5: Bướm
- Ghi lại kết quả vào phiếu nhóm để trình bày.
- Các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung 
- Côn trùng đẻ trứng.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu: So sánh sự khác nhau, giống nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và rán. Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng. Biện pháp diệt rán và ruồi.
+ Cách tiến hành:
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK Thảo luận
+Nêu tóm tắt vòng đời của gián và ruồi?
+Trình bày sự giống nhau và khác nhau về chu kì sinh sản nơi đẻ trứng cũng như cách tiêu diệt chúng?
Ruồi
Gián
So sánh chu trình sinh sản:
- Giống nhau:
- Khác nhau:
- Đẻ trứng
- Trứng nở ra dòi (ấu trúng). Dòi hoá nhộng, nhộng nở ra ruồi.
- Đẻ trứng.
- Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian.
Nơi đẻ trứng
Nơi có phân, rác thải, các chết động vật.
Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo.
Cách tiêu diệt
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuông trại chăn nuồi.
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếpm nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo, 
- Phu thuốc diệt gián.
+Như vậy thì thông thường côn trùng đẻ gì?
3. Củng cố, dặn dò.
- Em hãy nêu lại chu trình sinh sản của loài bướm cải. Giai đoạn nào của bướm cải gây hại nhất? - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau
- Lắng nghe, thực hiện
	 Thể dục(56)
Môn thể thao tự chọn 
trò chơi “hoàng anh, hoàng yến”
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ôn tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân hoặc học đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trươc ngực). Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
B. Chuẩn bị:
- Sân bãi.	
- 1 còi, mỗi học sinh một quả cầu; mỗi tổ tối thiểu có 3- 5 quả bóng rổ số 5.	
C. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Định lượng
phương pháp lên lớp
1.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc theo vòng tròn trong sân
-Xoay các khớp cổ chân đầu gối , hông , vai.
- Ôn bài thể dục một lần.
- Chơi trò chơi khởi động (Bịt mắt bắt dê)
2.Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn : 
-Ném bóng
+ Học cách cầm bóng bằng hai tay trước ngực
+ Học cách ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực
6-10 phút
1-2 phút
1 phút
2-3 phút
3- phút
18-22 phút
14-16 phút
2-3 phút
- ĐHNL.
GV @ * * * * * * *
 * * * * * * * 
- ĐHTC.
- ĐHTL: GV
 * * * * *
 * * * * *
- ĐHTC : GV
- Chơi trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến ”
- GV tổ chức cho HS chơi .
3 Phần kết thúc.
-Đi đều theo 2-4 hàng dọc vỗ tay và hát.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
13-14 phút
4- 6 phút
1 –2 phút
1 phút
1 phút
 * * * *
 * * * *
- ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
Toán(140)
ôn tập về phân số
A. Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố về đọc, viết, rút gọn quy đồng mẫu số, so sánh các phân số
- Luyện đọc, viết, rút gọn quy đồng mẫu số, so sánh các phân số 
- Có ý thức học tốt
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, thước
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 ? 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
* Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài 
Bài 1:- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS đọc các phân số, hỗn số mới viết được
 - Vài HS trình bày
- Vài HS nêu yêu cầu
- HS làm bài: Viết các phân số và hỗn số
- Chữa bài.
a) ; ; ; 
b) ; ; ; 
Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS : Khi rút gọn phân số phải nhận được một phân số tối giản, do đó nên tìm xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số nào lớn nhất?
- Vài HS đọc bài.
- Tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
+ 
+ .
Bài 3 : 
- Nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS tìm mẫu số chung bé nhất: để tìm mẫu số chung của các phân số và bình thường ta chỉ việc lấy tích của 12 36 nhưng nếu nhận xét thì thấy 36 : 12 = 3, tức là 12 3 = 36. Do đó nếu chọn 36 là mẫu số chung thì việc quy đồng mẫu số hai phân số và sẽ gọn hơn cách chọn 12 36 là mẫu số chung; chỉ
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a) và 
; 
việc làm:
 = = ; giữ nguyên 
Bài 4 : 
- Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc không cùng mẫu số; hai phân số có tỉ số bằng nhau
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- Chữa bài.
 ; ; 
Bài 5. (Dành cho HS khá, giỏi)
- Cho HS nêu các cách khác nhau để tìm phân số thích hợp
- HS đọc đề bài.
- HS làm nháp.
- Nêu cách tìm, điền vào tia số
 0 1
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố cách đọc, viết rút gọn, quy đồng mẫu số , so sánh các phân số.
- Nhận xét giờ học
- Nhắc học bài, chuẩn bị bài sau
- HS nêu
- Lắng nghe, thực hiện
Kĩ thuật (28)
 Lắp máy bay trực thăng (tiết 2)
A. Mục tiêu: HS cần phải :
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng qui trình
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
B. Đồ dùng dạy học: 
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. 
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: nêu mục tiêu của tiết học.
* Nội dung:
Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng.
a) Chọn chi tiết:
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết 
- Tự kiểm tra
- Vài HS nhắc lại trình tự lắp máy bay trực thăng
- HS lắng nghe
theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra việc chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận: 
- Cho 1 HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- Cho HS thực hành lắp.
- GV theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị để giờ sau tiếp tục thực hành.
- Chọn chi tiết, để riêng từng loại
- Vài HS đọc
- Đọc SGK, quan sát các hình
- Thực hành lắp máy bay trực thăng theo nhóm
- Lắng nghe, thực hiện
Giáo dục tập thể
Sơ kết tuần 28
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục 
trong tuần
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ
B. Các hoạt động và dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức
2.Tiến hành:
* Yêu cầu lớp trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua về
- Nề nếp lớp
- Học tập
- Lao động vệ sinh
- Hoạt động đội
- Các công tác khác
* Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm
* Đề ra phương hướng biện pháp cho tuần sau:
- Duy trì tốt nề nếp
- Giúp đỡ bạn yếu
- Tích cực hoạt động trong các giờ học
- Tham gia tích cực các hoạt động của Đội
- Làm tốt công tác lao động vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
* Sinh hoạt văn nghệ: 
- Hát
- Cả lớp lắng nghe
- Nhận xét, bổ xung ý kiến
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân
- Học sinh phát biểu
- HS hát, múa, đọc thơ, kể chuyện 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5Q4LAN.doc