Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Lê Bá Cường

Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Lê Bá Cường

- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

 - Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.)

II – CHUẨN BỊ:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 32 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Lê Bá Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai, ngày 24 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
Lập làng giữ biển
I- Mục đích yêu cầu: 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
 - Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.)
II – chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- các hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra bài cũ( 5 phút )
 HS đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
B. Bìa mới:
 -Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
 - GV giới thiệu chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình: Trong ba tuần học tới, các em sẽ được học những bài viết về những người đã giữ cho cuộc sống chúng ta luôn thanh bình – các chiến sĩ biên phòng, cảnh sát giao thông, các chiến sĩ công an, chiến sĩ tình báo hoạt động bí mật trong lòng địch, những vị quan toà công minh,(HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm)
 - GV : Bài Lập làng giữ biển ca ngợi những người dân chài dũng cảm, dám rời mảnh đất quê hương đến lập làng ở một hòn đảo ngoài biển, xây dựng cuộc sống mới giữ gìn vùng biển trời của Tổ quốc.
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc
 - Hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc toàn bài.
 - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Từng tốp (mỗi tốp 4 HS) tiếp nối nhau đọc bài văn (2-3 lượt). Có thể chia vài thành 4 đoạn như sau:
 Đoạn 1: Từ đầu đến Người ông như toả ra hơi muối
 Đoạn 2: Từ Bố Nhụ vẫn nói điềm tĩnh đến thì để cho ai?
 Đoạn 3: Từ Ông Nhụ bước ra võng đến quan trọng nhường nào.
 Đoạn 4 : phần còn lại
 GV kết hợp giúp HS tìm hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài; giản nghĩa thêm từ ngữ: làng biển (làng ở xóm ven biển hoặc đảo), dân chài(người dân làm nghề đánh cá) ; dùng ảnh sưu tầm được giúp HS hiểu các từ ngữ: vàng lưới, lưới đáy (nếu có).
 - HS luyện đọc theo cặp
 - Một, hai HS đọc toàn bài
 - GV đọc diễn cảm bài văn:
 + Lời bố Nhụ (nói với ông của Nhụ) lúc đầu: rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát; sau: hào 
hứng, sôi nổi khi nghĩ về một ngôi làng mới như mọi ngôi làng trên đất liền.
 + Lời ông Nhụ (nói với Bố Nhụ): kiên quyết, gay gắt
 + Lờ bố Nhụ (nói với Nhụ): vui vẻ, thân mật: “Thế nào con, đi với bố chứ?”
 + Lời đáp của Nhụ : Nhẹ nhàng
 + Đoạn kết bài (suy nghĩ của Nhụ): đọc chậm lại, giọng mơ tưởng
b) Tìm hiểu bài
* Đọc thầm bàI văn và câu hỏi trong SGK:
 - Bài văn có những nhân vật nào?(Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn – 3 thế hệ trong mọt gia đình)
 - Bố Nhụ và ông nhụ bàn với nhau việc gì?(Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo)
 - Bố Nhụ nói: “con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào? (Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã)
 - Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? (Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền).
 - Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ? (Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng ở trên đất liền- có chợ, có trường học, có nghĩa trang)
 - Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ vàcuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ. (Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ôn đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào)
 - GV mời 1 HS đọc đoạn nói suy nghĩ của Nhụ (từ Vậy là việc đã quyết định rồi đến hết), trả lời câu hỏi 4( Dành cho HS khá) Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? (Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới)
 -HS nêu ND ,ý nghĩa bài văn.
c). Đọc diễn cảm
 - Bốn HS phân vai (người dẫn chuyện, bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ) đọc diễn cảm bài văn. GV hướng dẫn các em thể hiện đúng lời các nhân vật.
 - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn văn:
 - Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang,..
 Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngời, vỗ vào vai Nhụ:
 - Thế nào con, đi với bố chứ?
 - Vâng!- Nhụ đáp nhẹ.
 Vậy là việc đã quyết định r ồi. Nhụ đi/ và sau đó/ cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng gaing do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó / ở mãi phía chân trời
*Hoạt động 2. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
 - HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc
 - GV nhận xét tiết học.
Toán:
Tiết 106: Luyện tập 
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
II- Các hoạt động dạy- học :
*Hoạt động1:(5’) Ôn về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
GV yêu cầu HS nêu quy tắc, công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Cho HS làm bài tập rồi chữa bài.
*Hoạt động 2:(35’) Luyện tập – Thực hành.
 Bài 1: Tất cả HS trong lớp tự làm bài theo công thức tính diện tích. GV yêu cầu 2 HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét, sau đó GV kết luận.
 Bài 2: GV yêu cầu HS nêu cách tính rồi tự làm bài, GV đánh giá bài làm của HS.
 Bài 3: ( Nếu còn thời gian cho HS làm thêm). GV tổ chức thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho ( a, b, c, d ).
GV đánh giá bài làm của HS. Kết quả là:
a) Đ; b) S; c) S; d) Đ;
 - Nhận xét tiết học.
___________________________________
Thứ ba, ngày 25 tháng 1 năm 2011
Chính tả
Nghe – viết: Hà Nội
I- Mục đích yêu cầu: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.
- Tìm được danh từ riêng (DTR) là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2) ; viết được 3 đến 5 
tên người, tên địa lý theo yêu cầu của BT3.
II – chuẩn bị:
- Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết chữ hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên đó 
(Tiếng Việt 4, tập một , tr.68)
iii- các hoạt động dạy – học
A -Kiểm tra bài cũ( 5 phút )
HS viết những tiếng có âm đầu r, d, gi (hoặc những tiếng thanh hỏi, thanh ngã). có thể tìm từ trong bài thơ Dáng hình ngọn gió (hoặc mẩu chuyện vui Sợ mèo không biết).
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài 
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nghe - viết ( 20 phút )
 - GV đọc trích đoạn bài thơ Hà Nội . Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - GV hỏi HS về nội dung bài thơ. (Bài thơ là lời một bạn nhỏ mới đến thủ đô, thấy Hà Nội có nhều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp)
 - HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em chú ý những từ ngữ cần viết hoa (viết lại ra giấy nháp những từ ngữ đó): Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ.
 - HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết (mỗi dòng đọc 1-2 lượt) GV đọc lại bàI chính tả cho HS soát lỗi; chấm chữa bài; nêu nhận xét chung.
*Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả ( 13 phút )
Bài tập 2
 - Một HS đọc nội dung BT2
 - HS phát biểu ý kiến. (Trong đoạn trích, có 1 DTR là tên người (Nhụ), có 2 DTR là tên địa lí Việt Nam (Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu))
 - HS nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. GV mở bảng phụ (đã ghi quy tắc); mời 1-2 HS nhìn bảng đọc lại: Khi viếư tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
Bài tập 3
 - HS đọc yêu cầu của bài tập, làm bài vào VBT.
 - chia lớp làm 3-4 nhóm ; các nhóm thi tiếp sức. GV giải thích cách chơi:
 + Mỗi HS lên bảng cố gắng viết nhanh 5 tên riêng vào đủ 5 ô rồi chuyển bút cho bạn trong nhóm viết tiếp (sẽ có bạn không điền đủ 5 ô nên bạn sau có thể bổ sung nội dung vào ô còn thiếu giúp bạn trước):
Tên 1 bạn nam trong lớp (ô 1)
Tên 1 bạn nữ trong lớp (ô 2)
Tên 1 anh hùng nhỏ tuổi (ô 3)
Tên 1 dòng sông (hoặc hồ, núi, đèo) (ô 4)
Tên 1 xã (hoặc phường) (ô 5). 
 * chú ý: HS có thể viết tên các xã (hoặc phường) khác để tránh cả lớp chỉ viết tên 1 địa phương mình.
 +Nhóm nào chỉ làm đầy ô 1 - ô dễ nhất sẽ không dược tính điểm cao. Nhóm làm đầy cả 5 ô sẽ được khen là hiểu biết rộng.
 - GV lập nhóm trọng tài HS để đánh giá kết quả cuộc chơi.
 - HS các nhóm thi tiếp sức. Sau Thời gian quy định, các nhóm ngừng chơi. đại diện nhóm đọc kết quả. Tổ trọng tài kết luận nhóm tìm được nhiều DTR , viết đúng, đủ loại. Cả lớp và GV bổ sung, kết luận nhóm thắng cuộc.
 - HS viết thêm vào vở tên 2 anh hùng nhỏ tuổi, 2 tên sông (hoặc hồ, núi đèo)
*Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
 GV nhận xét tiết học ; nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
_______________________________________
Toán: 
Tiết 107: diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
I- Mục tiêu: 
Biết:
Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt .
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
II- chuẩn bị: 
GV chuẩn bị một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III- Các hoạt động dạy- học :
*Hoạt động 1:(15’) Hình thành công thức tính diện xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
 - GV tổ chức cho HS quan sát mô hình trực quan và nêu câu hỏi để HS nhận xét, rút ra kết luận hình lập phương là hình chữ nhật đặc biệt ( có 3 kích thước bằng nhau).
 - HS tự rút ra kết luận công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. HS làm một bài tập cụ thể ( trong SGK).
 *Hoạt động 2: (25’)Thực hành.
 Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh vsf diện tích toàn phần của hình lập phương.
 GV yêu cầu tất cả HS làm bài theo công thức. GV gọi 2 HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét, GV đánh giá bài làm của HS. 
 Bài 2: - GV yêu cầu HS nêu hướng giải và tự giải bài toán.
 - GV đánh giá bài làm của HS.
 - Nhận xét tiết học.
________________________________________
Luyện từ và c âu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I- Mục đích yêu cầu: 
- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện (ĐK)-kết quả (KQ), giả thiết (GT)-kết quả (KQ)
- Biết tìm các câu và quan hệ từ trong câu ghép (BT1) ; tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2) ; biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3).
II – chuẩn bị:
	Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra b ài cũ( 5 phút )
 - Nhắc HS cách nối các vế câu ghép bằng QHT để thể hiện quan hệ ngauyên nhân – kết quả (tiết LTVC trước)
 - HS làm lại BT3, 4 (phần Luyện Tập).
B. Bài mới:
 - Giới thiệu bài
 ... uan sát và sưu tầm tranh ảnh về những nội dung em yêu thích.
_________________________________________
Toán 
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Củng cố cho HS nắm chắc công thức và quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
II.Các hoạt động dạy học:
 GVtổ chức cho HS làm bài tập tiết 110 VBT
 HS làm bài GV thu bài chấm điểm cho HS. 
 Cho HS làm thêm bài tập sau vào vở
 Viết tiếp vào chỗ trống cho thích hợp:
Hình lập phương
Cạnh
Diện tích xung quanh
Diện tích toàn phần
17 cm
17 x 17.= .(cm2)
.
8,6 dm
.
1/ 2m
.
 HS làm bài vào vở 
 Gọi HS chữa bài. GV cùng HS nhận xét bổ sung.
____________________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chủ đề: Ngày Tết quê em
Hoạt động 4: Tết trồng cây.
4.1. Mục têu của hoạt động
- Hiểu ý nghĩa to lớn của việc trồng cây: đem lại lợi ích kinh tế cho mỗi gia đình, cho đất nước ; góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái.
- Hs biết trồng, bảo vệ và chăm sóc cây là hưởng ứng lời kêu gọi “Tết trồng cây của Hồ Chủ tịch.
4.2 Quy mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô lớp.
4.3. Tài liệu và phương tiện:
Hạt giống rau.
4.4. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước một tháng, Gv giới thiệu cho HS lịch sử ra đời của Tết trồng cây.
Để hưởng ứng phong trào này, cả lớp tham gia:
- Mỗi cá nhân hay một nhóm trồng và chăm sóc một cây để trưng bày trong ngày hội trồng cây của lớp.
Sản phẩm là cây hoa, cây rau trồng trong chậu, trong hộp xốp hoặc rau thuỷ canh...
- Mỗi tổ có một trang sưu tầm hình ảnh Bác Hồ với Tết trồng cây.
- Cử người dẫn chương trình.
Bước 2: Ngày hội trồng cây.
-Địa điểm tổ chức nên đặt ngoài sân có băng rôn, khẩu hiệu.
- MC tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình công bố thời gian trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Các nhóm cá nhân trưng bày sản phẩm.
- Đoàn tham quan bình chọn sản phẩm đẹp.
Bước 3: Nhận xét- Đánh giá:
- Khen ngợi và trao thưởng cho những nhà làm vườn giỏi.
- Khuyến khích cá nhân nhóm có thể tặng sản phẩm để trang hoàng làm đẹp lớp đẹp trường.
- Khuyến khích HS vận động gia đình, tích cực trồng cây phù hợp với thực tế của gia đình.
 Phần xem của tổ trưởng Duyệt của BGH
Buổi chiều:
Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2 010
Tiếng Việt:
Ôn tập
I.Mục đích yêu cầu:
Củng cố cho HS nắm chắc nội dung bài “Lập làng giữ biển” thông qua việc luyện đọc và trả lời câu hỏi , bài tập.
II.Các hoạt động dạy học:
 GV tổ chức cho học sinh luyện đọc bài cá nhân, nhóm đôi, tổ.
 HS luyện đọc bài.GV theo dõi giúp đỡ HS đọc còn ngấp ngứ.
 GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
 HS cùng GV nhận xét bình chọn bạn đọc hay và diễn cảm nhất.
 Cho HS làm các bài tập sau vào vở.
1. Vì sao ông của Nhụ không muốn ra đảo?
 .
2. Theo em, ông của Nhụ đã nghĩ như thế nào để cuối cùng thuận theo ý của bố Nhụ?
3. Làng mới trên đảo lúc đầu gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
 HS chép bài làm bài vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
 HS làm bài xong GV gọi HS chữa bài. 
 HS cùng GV nhận xét bổ sung chốt lại ý kiến đúng.
 Nhận xét tiết học.
______________________________________________
Thứ tư, ngày 20 tháng 1 năm 2010
Thứ sáu, ngày 22 táng 1 năm 2010
Tiếng Việt :
Ôn tập
I. Mục đích yêu cầu:
Củng cố cho HS nắm chắc các quan hệ từ và biết đặt câu với các QHT , cặp QHT 
thông qua việc làm bài tập.
II. Các hoạt động dạy học:
 GV cho HS nhắc lại ghi nhớ đã học.
 Cho HS làm bài tập sau vào vở
Bài 1: Điền quan hệ từ vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các câu ghép.
- .ai nói đông, nói tây,
Thì ta cũng vững như cây giữa rừng
ai nói ngã , nói nhiêng
Lòng ta cũng vững như kiềng ba chân
- ai buôn đâu bán đâu
Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về.
. Ai buôn bán trăm nghề
Mồng mười tháng tám thì về chọi trâu.
Bài 2: Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau:
 Nếu.thì ; mặc dù .nhưng ; dù .. nhưng ; hễ mà thì.
 HS chép bài vào vở và làm bài 
 GV theo dõi hướng dẫn HS còn lúng túng
 Gọi HS chữa bài . HS cùng GV nhận xét bổ sung chốt lại lời giải đúng.
 Nhận xét tiết học.
_________________________________________
____________________________________
Thể dục 
Bài 44: Nhảy dây - di chuyển tung bắt bóng
Trò chơi “trồng nụ, trồng hoa”
I- Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác tung bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người.
- Biết di chuyển tung và bắt bóng.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Thực hiện được động tác bật cao.
- Thực hiện phối hợp chạy mang vác.
- Biết chơi và tham gia chơi được.
II- Địa điểm, phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để học sinh tập luyện, vật chuẩn treo trên cao để tập bật cao (bóng hoặc khăn). Kẻ vạch giới hạn. 
iiI- các hoạt động dạy học
*Hoạt động 1: Mở đầu 6 – 10 phút
 - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2 phút.
 - Lớp chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập: 1 phút.
 - Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối: 1 - 2 phút
 - Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng”: 1 – 2 phút hoặc trò chơi do giáo viên chọn
*Hoạt động 2: Phần cơ bản(18- 22’)
 Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người: 5- 7 phút.
 Các tổ tập theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy chung của tổ trưởng, học sinh ôn lại tung và bắt tóng bằng hai tay, tập tung bắt bóng theo nhóm 3 người, phương pháp tổ chức tương tự như bài 42.
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: 6 – 8 phút. 
 Phương pháp tổ chức tập luyện theo từng nhóm hoặc từng cặp. Lần cuối có thể tổ chức thi đua giữa các nhóm hoặc các cặp theo cách hoặc là nhảy tính số lần hoặc là cùng bắt đầu nhảy trong một thời gian nhất định xem ai nhảy được nhiều lần hơn. 
 - Tập bật cao và tập chạy – mang vác: 5 - 7 phút.
 Tập bật cao theo tổ. Giáo viên làm mẫu cách bật nhảy với tay lên cao chạm vào vật chuẩn, sau đó cho học sinh bật nhảy thử một số lần, rồi mới bật chính thức theo lệnh của giáo viên. Tập phối hợp chạy – mang vác theo từng nhóm 3 người: 1 – 2 lần x 6 – 8m. Giáo viên làm mẫu 1 lần, sau đó học sinh làm theo.
* Thi bật nhảy cao theo cách với tay cao lên chạm vật chuẩn: 1 -2 lần. 
 Chơi trò chơi “trồng nụ, trồng hoa”: 5 -7 phút. 
 Giáo viên nêu trò chơi, yêu cầu học sinh nhắc lại cách chơi và quy định chơi. Cho các đội thi đấu xem đội nào có nhiều người nhảy qua ở mức cao nhất. Giáo viên nhắc học sinh bảo hiểm để tránh chấn thương và động viên khuyến khích các em trong khi tập. 
 *Hoạt động 3: Kết thúc 4 – 6 phút
 - Thực hiện động tác thả lỏng, hít thở sâu tích cực: 2 – 3 phút. 
 - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học: 2 phút.
 - Giáo viên giao bài tập về nhà: Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
___________________________________________
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LấN LỚP
Tháng 1 - Chủ điểm : Mùa xuân quê em 
I.Mục tiờu: Giỳp HS : 
 - Cú hoạt động thiết thực sinh hoạt theo chủ điểm mùa xuân quê em
- Thụng qua cỏc hoạt động giỏo dục HS biết nhớ về mùa xuân, quê hương gắn liền với các lễ hội.
II.Chuẩn bị :
 - Sõn bói sạch sẽ , 
 - Sưu tầm cỏc bài thơ, bài hát viết về mùa xuân. Giấy A3 và màu.
III.Cỏc hoạt động trờn lớp :
1.ổn định tổ chức và giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt :
 - Tập hợp lớp, giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt.
2.Tổ chức, tiến hành :
Tiết 3
Thi vẽ tranh về chủ đề mùa xuân.
- Tổ chức chia nhúm để vẽ .
- HS chia nhúm vẽ đồng đội.
+ Hoàn thành sản phẩm và trưng bày tranh.
+ Thuyết trỡnh tranh mỡnh vẽ .
- Y/C HS thuyết trỡnh tranh vẽ .
3.Củng cố – dặn dũ
- Em nhận thức được điều gỡ qua buổi sinh hoạt ngày hụm nay ?
- HS tự nờu .
- Gv nờu lại ý nghĩa của việc thực hiện chủ điểm .
- HS ghi nhớ nội dung bài học .
- Nhận xột và dặn HS chuẩn bị cho buổi sinh hoạt tiếp theo.
 - Gv nờu lại ý nghĩa của việc thực hiện chủ điểm .
* Cần rốn luyện theo tinh thần buổi sinh hoạt, thực hiện chủ điểm thỏng .
- Nhận xột và dặn HS chuẩn bị cho buổi sinh hoạt tiếp theo.
Thể dục 
Bài 43 nhảy dây phối hợp mang vác :
Trò chơi “trồng nụ, trồng hoa”
I- Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác tung bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người.
- Biết di chuyển tung và bắt bóng.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Thực hiện được động tác bật cao.
- Thực hiện phối hợp chạy mang vác.
- Biết chơi và tham gia chơi được.
II- Địa điểm, phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để học sinh tập luyện, vật chuẩn treo trên cao để tập bật cao (bóng hoặc khăn). Kẻ vạch giới hạn. 
iiI- các hoạt động dạy học
*Hoạt động 1: Mở đầu 6 – 10 phút
 - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2 phút.
 - Lớp chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập: 1 phút.
 - Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối: 1 - 2 phút
 - Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng”: 1 – 2 phút hoặc trò chơi do giáo viên chọn
*Hoạt động 2: Phần cơ bản(18- 22’)
 Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người: 5- 7 phút.
 Các tổ tập theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy chung của tổ trưởng, học sinh ôn lại tung và bắt tóng bằng hai tay, tập tung bắt bóng theo nhóm 3 người, phương pháp tổ chức tương tự như bài 42.
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: 6 – 8 phút. 
 Phương pháp tổ chức tập luyện theo từng nhóm hoặc từng cặp. Lần cuối có thể tổ chức thi đua giữa các nhóm hoặc các cặp theo cách hoặc là nhảy tính số lần hoặc là cùng bắt đầu nhảy trong một thời gian nhất định xem ai nhảy được nhiều lần hơn. 
 - Tập bật cao và tập chạy – mang vác: 5 - 7 phút.
 Tập bật cao theo tổ. Giáo viên làm mẫu cách bật nhảy với tay lên cao chạm vào vật chuẩn, sau đó cho học sinh bật nhảy thử một số lần, rồi mới bật chính thức theo lệnh của giáo viên. Tập phối hợp chạy – mang vác theo từng nhóm 3 người: 1 – 2 lần x 6 – 8m. Giáo viên làm mẫu 1 lần, sau đó học sinh làm theo.
* Thi bật nhảy cao theo cách với tay cao lên chạm vật chuẩn: 1 -2 lần. 
 Chơi trò chơi “trồng nụ, trồng hoa”: 5 -7 phút. 
 Giáo viên nêu trò chơi, yêu cầu học sinh nhắc lại cách chơi và quy định chơi. Cho các đội thi đấu xem đội nào có nhiều người nhảy qua ở mức cao nhất. Giáo viên nhắc học sinh bảo hiểm để tránh chấn thương và động viên khuyến khích các em trong khi tập. 
 *Hoạt động 3: Kết thúc 4 – 6 phút
 - Thực hiện động tác thả lỏng, hít thở sâu tích cực: 2 – 3 phút. 
 - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học: 2 phút.
 - Giáo viên giao bài tập về nhà: Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
___________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGa lop 5 Tuan 22 Chuan KT KNS.doc